[Quick Review] ASUS Maximus VI Gene

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 20/10/13.

By umbrella_corp on 20/10/13 lúc 20:31
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Bạn là một game thủ đồng thời cũng là một dân ép xung? Bạn mong muốn bo mạch chủ của mình đáp ứng được 2 nhu cầu "thiết yếu" đó của mình nhưng kết cấu lại không quá cồng kềnh? Chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua dòng mobo ASUS Maximus Gene, một kiệt tác thiết kế theo chuẩn mATX với những tính năng mạnh mẽ hòa trộn giữa 2 trường phái ép xung và gaming nay đã ra mắt tới phiên bản thứ 6 với tên gọi Maximus VI Gene.

    Sử dụng chipset Z87 Haswell mới nhất của Intel làm nền tảng chính liệu Maximus VI Gene sẽ mang đến cho người dùng những tính năng gì để thỏa mãn 2 tiêu chí ép xung sướng mà chơi game cũng đã.

    I - Thông số và hình ảnh

    Thông số của Gene, bạn có thể tham khảo tại trang chủ ASUS theo đường link sau: http://www.asus.com/ROG_ROG/MAXIMUS_VI_GENE/#specifications

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vẫn với tông đỏ đen quen thuộc làm chủ đạo, phần trước và sau hộp giới thiệu một số tính năng đặc biệt đi kèm và đặc tả chi tiết của Gene.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Về tổng thể, do thiết kế theo chuẩn mATX nên số lượng cổng PCI Express 3.0 của Gene chỉ dừng lại ở con số 2. Nghĩa là bạn chỉ có thể chạy được chế độ đa card SLI hay CrossFire 2-way mà thôi. Ngoài ra, Gene chỉ có 1 cổng PCIe x4 nhưng lại đặt khá sát với cổng PCIe x16 số 2, việc này rất dễ dẫn tới một bất cập là khi người dùng chạy đa card SLI hay CF thì cổng này sẽ bị card số 2 che khuất.
    Thêm nữa, theo quan điểm cá nhân của người viết thì vị trí đèn LED báo lỗi đặt ở phía trên mobo có lẽ không được hợp mắt cho lắm. Nếu gặp người dùng sử dụng case thì không có gì để nói nhưng còn benchtable thì sao? Khi đó mỗi lần xem đèn LED báo lỗi người viết thường phải cúi người và nhìn lên phía trên để xem. Thực sự mà nói thì không tiện cho lắm, không như người đàn anh của Gene VI là Gene V khi vị trí đèn LED được đặt ở phần dưới mobo dễ dàng cho việc theo dõi hệ thống hơn.
    Không như nhiều thiết kế mobo mATX khác, Gene vẫn hỗ trợ 4 khe cắm RAM chạy ở các mức bus đúng theo tiêu chuẩn của Z87.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Khu vực CPU và dàn phase khi nhìn sơ qua người dùng rất dễ lầm tưởng là Gene sử dụng mô hình phase điện 6+2 (6 cho CPU và 2 cho RAM) nhưng thực tế lại là 8+2 như người anh em Maximus VI Extreme. 8 phase điện cho CPU tập trung ở khu vực CPU còn 2 phase điện còn lại cho RAM thì tập trung ở khu vực RAM. Bạn có thể nhìn lên hình trên ở phía bên phải khu vực RAM có 2 phase độc lập dành cho RAM.

    [​IMG]
    Khu vực chip cầu nam và cổng SATA của Gene. Với nền tảng Z87 thì tất cả các cổng SATA đều theo chuẩn 6 GB/s trong đó 2 cổng cận cảnh camera được Asmedia điều khiển và 6 cổng còn lại do Intel điều khiển. Với số lượng cổng SATA như vậy, người dùng có tận dụng để chạy chế độ RAID cho ổ cứng để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu và sẽ còn nhanh hơn nếu là SSD.

    [​IMG]
    Khu vực cổng kết nối khá đầy đủ cho nhu cầu giải trí HD bao gồm 4 cổng USB 2.0, 6 cổng USB 3.0, 1 nút BIOS Flashback, 1 nút ROG Connect, 1 cổng HDMI, 6 jack loa hỗ trợ hệ thống loa 7.1, 1 cổng cáp quang âm thanh, 1 cổng LAN 1 Gbps. Ngoài ra phía trái bên cạnh 2 nút BIOS Flashback và ROG Connect có 1 đầu cắm bộ mPCIe combo II. Bộ này tích hợp các chức năng cho mạng không dây như WiFi b/g/n/ac và Bluetooth 4.0 và đồng thời là cổng căm cho ổ SSD chuẩn NGFF M.2 nhanh nhất dòng SSD hiện nay.

    [​IMG]
    Phụ kiện của Gene gồm 3 cáp SATA III, 1 bộ mPCIe combo II, 1 cáp SLI, 2 đầu cắm Front Panel, 1 IO Shield, 1 dĩa driver và sách manual.
     

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 20/10/13.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II - Các tính năng nổi bật

      Cũng giống những người anh em khác thuộc họ Maximus, có thể nói Gene là sản phẩm lai tạp của Extreme và Formula khi có khá nhiều tính năng giống với 2 mobo này. Có thể kể đến các tính năng sau:

      SupremeFX
      [​IMG]
      Soundcard onboard của Gene sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ SupremeFX mà theo ASUS thì chất lượng âm thanh sẽ không bị giảm súc hay nhiễu ở mức 115 dB.

      Sonic Radar
      [​IMG]
      Chức năng hỗ trợ chủ yếu cho gamer theo trường phái FPS khi chơi game Sonic Radar có thể soi tiếng bước chân kẻ thù và báo cho người chơi biết qua hệ thống radar được đặt ingame.

      GameFirst
      [​IMG]
      Lại thêm một chức năng nữa hỗ trợ gamer đó là GameFirst cho phép người dùng có thể ưu tiên băng thông mạng Internet cho ứng dụng game online để giảm tình trạng lag tương tự phần mềm giám sát băng thông của card mạng chơi game Bigfoot Killer.

      RAMDisk
      [​IMG]
      Công nghệ biến RAM làm ổ cứng ảo để boost tốc độ chạy và tải chương trình nặng như game và các soft đồ họa.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Test Setup, Benchmark mặc định và ép xung

      • Test Setup
      [​IMG]
      [​IMG]
      Rất chân thành cám ơn ASUS, Kingston và Corsair đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.

      • Benchmark
      Ở phần này, người viết sẽ sử dụng hệ thống chạy mặc định và ép xung của i7 4770K so với người tiền nhiệm là i7 3770K cũng ở mức mặc định để xem sức mạnh của i7 4770K trên Maximus VI Gene tới đâu, còn các thành phần khác như RAM, SSD đều được sử dụng chung để đảm bảo tính công bằng cho cả 2 bên.

      [​IMG]
      Bài test 3DMark 11 đã cho thấy sự chênh lệch về khả năng dựng đồ họa và xử lý vật lý của 3770K và 4770K khi 3770K tỏ ra quá thua kém so với 4770K hay cụ thể hơn là card đồ họa tích hợp HD 3000 đã chịu thua toàn diện so với HD 4600. Chưa hết, hiệu năng ép xung của 4770K cũng tỏ ra khá hiệu quả khi số điểm show ra cũng tạo ra một khoảng cách khó có thể thu hẹp đối với hiệu năng mặc định.

      [​IMG]
      Tiếp theo là phần mềm benchmark mới nhất của Futuremark, 3DMark 2013. Cũng như bài test trước HD 4600 của 4770K chiếm ưu thế quá lớn so với HD 3000 của 3770K. Còn hiệu năng ép xung của 4770K cũng cao hơn rõ rệt so với mặc định. Có thể nói ép xung 4770K quả là quyết định đúng đắn khi bench 3DMark 2013.

      [​IMG]
      Với 2 trình bench mới của Futuremark thì HD 4600 quá vượt trội so với HD 3000 nhưng còn trình bench cũ hơn như 3DMark Vantage thì sao? Và như các bạn đã thấy hiệu năng HD 4600 vẫn quá là khủng so với HD 3000, còn hiệu năng ép xung thì khỏi nói, quá tốt đối với card đồ họa tích hợp.

      [​IMG]
      Hãy chuyển qua phần test hiệu năng CPU với AIDA64. Chương trình có khá nhiều các benchmark và gần như 4770K đều ăn đứt 3770K tuy nhiên hiệu năng về Memory thì 4770K ép xung lại không hiệu quả cho lắm khi điểm bench của nó lại thua chính mình ở mức mặc định. Dù hơn mức mặc định ở các benchmark khác nhưng memory cũng là benchmark khá quan trọng, và việc 4770K ép xung thua mặc định là một đáng tiếc không hề nhẹ chút nào.

      [​IMG]
      2 bài test này sẽ cho chúng ta thấy thời gian xử lý của CPU nhanh hay chậm, và như thường lệ 4770K vẫn dành chiến thắng thuyết phục trước 3770K, và với hiệu năng ép xung như vầy thì khi phải làm các thao tác nặng về tính toán như render hay encode phim thì chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian rất nhiều.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Một bài test tổng hợp giữa hiệu năng CPU và đồ họa nặng và tới phần này thì người viết phải nhờ tới sự trợ giúp của GTX 670 trong các bài test game. Ở mức xung mặc định, 4770K hoàn toàn chiếm ưu thế so với 3770K về điểm số Cinebench 10, 11.5 và số frame hình trên giây (FPS) ở các phép test khác. Tuy nhiên sang tới phần ép xung thì hiệu năng của nó so với mặc định không có sự chênh lệch đáng kể nào khi chúng ta nhìn thấy rất rõ là Crysis 2, Metro Last Light và Resident Evil 6 đều có số điểm và khung hình xê xích nhau vài đơn vị. Điều này cũng dễ hiểu vì CPU không đóng vai trò quyết định trong các phép test này, và GPU sẽ đảm trách cho việc đó, tuy nhiên do cùng sử dụng chung GTX 670 nên số điểm và khung hình như vậy thì cũng là chuyện bình thường.

      [​IMG]
      Khả năng truyền tải dữ liệu trong môi trường LAN của card mạng Maximus VI Gene đã để lại một dấu hỏi khá lớn khi môi trường test của người viết là 1 server và 1 client (Gene) được nối với nhau thông qua một cục switch có tốc độ truyền tải là 1 Gbps, cả 2 đều sử dụng card mạng hỗ trợ tốc độ 1 Gbps. Nếu đúng theo lý thuyết và thực nghiệm thì tốc độ truyền tải dữ liệu giữa 2 bên phải dao động từ 50 - 70 MB/s mới phải, nhưng ở đây người viết chỉ test được tốc độ dao động từ 30 - 40 MB/s. Rất có khả năng là do driver tích hợp theo dĩa đi kèm của Gene đã quá cũ nên đã ảnh hưởng đến khả năng truyền tải của card mạng, nhưng tình hình vẫn không khá khẩm hơn khi người viết cài driver mới nhất.

      Tuy "thọt" trong môi trường LAN nhưng ra ngoài Internet mà cụ thể là chơi game online với sự hỗ trợ từ phần mềm đi kèm GameFirst thì hiệu năng của card mạng là khá tốt khi người viết chơi game FIFA Online 3 hay Đột Kích rất ít khi gặp phải hiện tượng lag dù chơi game vào thời gian cao điểm từ 7-10h tối.

      [​IMG]
      Để test chất lượng âm thanh sound card onboard, người viết dùng phần RightMark Audio Analyzer để kiểm tra thì kết quả show ra được đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là đánh giá bằng phần mềm, còn theo cảm quan của người viết thì khi test nhạc thể loại từ hòa tấu cho đến rock metal bằng tai nghe hỗ trợ bass/treble tốt như Sennheiser HD202 II Professional DJ thì âm thanh ở mức chấp nhận được không phải là tệ lắm.

      Còn game thì với sự hỗ trợ từ phần mềm Sonic Radar phát hiện kẻ thù bằng âm thanh thì gần như người viết không cần phải chú ý tới tiếng bước chân làm gì vì đã có Sonic Radar báo hiệu rồi. Đó là đối với game FPS, còn với các thể loại game hành động phiêu lưu thì Sennheiser HD202 II Professional DJ đã cho người viết cảm nhận gần chính xác với những gì đang diễn ra xung quanh nhân vật chính mà cụ thể là Lara Croft trong Tomb Raider 2013. Từ tiếng chim hót, thú dữ hầm hè trong rừng sâu cho đến tiếng thở dốc trông rất nặng nhọc của Lara, tất cả diễn ra khá tốt như kỳ vọng của người viết về card âm thanh onboard. Vì vậy, mới thấy được công nghệ SupremeFX hoạt động hiệu quả tới mức nào.

      Phần test chương trình ROG RAMDisk sử dụng RAM làm ổ cứng do người viết không có đủ dung lượng RAM cần thiết để chạy nên phần này người viết sẽ sử dụng clip hướng dẫn sử dụng RAMDisk của Maximus VI Formula để trình bày. Người viết chắc chắn rằng sẽ không có sự thay đổi nào về mặt giao diện chương trình RAMDisk trên Maximus VI Gene và Formula nên clip mà người viết đăng dưới đây sẽ có độ tin cậy rất cao.


      IV - Lời kết

      Với những tính năng mới lạ và hiệu năng tốt, Maximus VI Gene gần như không có một điểm trừ nào đáng kể ngoài việc chỉ hỗ trợ 2-way SLI/CF và đèn LED báo lỗi đặt lên đầu. Với điểm trừ đầu tiên thì có thể thông cảm cho Gene vì đây là mobo thiết kế theo chuẩn mATX tất nhiên nó sẽ khiếm khuyết vài cổng PCIe 3.0 để đổi lại kích cỡ nhỏ nhất có thể. Và việc để đèn LED ở phía trên thì nó nặng về chủ quan của người viết hơn, nó có thể là điểm cộng với người khác và ngược lại.
      Maximus VI Gene được bán trên thị trường nước ngoài (Newegg, BestBuy, TigerDirect…) vào khoảng $210 tức là khoảng 4.440.000 đồng chưa kèm các loại phí khác. Mức giá này theo người viết nhận định là khá chát nhưng đánh đổi số tiền này với hiệu năng mà Gene đem lại thì mức giá này cũng là xứng đáng rồi. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định thật rõ nhu cầu của mình khi tiến hành setup cho case của mình, vì Gene chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng power user, gamer và overclocker.

      Ưu:
      Khuyết:
      Editor's Choice.png
    3. dzinhdzuan
      dzinhdzuan
      Like mạnh!!! :eyes on fire:
    4. jerry IT
      jerry IT
      phần test cảd mạng có vấn đề hehehe :)
    5. Công Thành
      Công Thành
      ôi thêm 1 con nữa có trong sn khi ép xung...!
    6. kenblat
      kenblat
      K phải đâu bạn, do Windows 7 đấy để mình nhờ bác Hiếu REDO @ Windows 8
      SN là gì thế nhỉ? khó hỉu khó hỉu

Chia sẻ trang này