I. Thời gian gần đây thị trường card đồ hoạ khá nhộn nhịp với nhìều sản phẩm mới ra mắt người dùng ở phân khúc tầm trung vào cả dòng sản phẩm cao cấp, Asus Geforce GTX 780Ti là sản phẩm cao cấp mới nhất của Nvidia đi kèm là hiệu năng được đánh giá là mạnh nhất hành tỉnh, cũng là câu trả lời cho đối thủ cạnh tranh AMD với sản phẩm Radeon R9 290. Asus Geforce GTX 780Ti được thiết kế để tận dụng tối đa công nghệ mới nhất của trò chơi như Nvidia Geforce GSYNC và Shadowplay và cho ra hình ảnh tuyệt đẹp và thực tế chưa từng có với TXAA và công nghệ PhysX.
Phía trước và sau hộp vẫn như thường lệ vẫn là màn pr các công nghệ đi kèm cũng như giới thiệu đôi nét về con hàng GTX 780 Ti, nhìn chung cũng không có gì đặc biệt ngoài việc nó hỗ trợ tập lệnh đồ họa DirectX 11.2 mới nhất giống bên đối thủ AMD R9 290X.Hãy nói sơ qua về bản ref GTX 780 Ti của NVIDIA một chút. Dựa trên nền tảng Kepler GK110 từng xuất hiện ở TITAN, GTX 780 Ti được NVIDIA trang bị cho 2880 CUDA cores (hay còn được gọi là Shader units) cao hơn 192 cores so với GTX TITAN, và xung nhịp core/memory của nó cũng ăn đứt GTX TITAN do đó mình có thể phỏng đoán GTX 780 Ti mạnh hơn GTX TITAN trong các phép thử về game, còn với các soft đồ họa chuyên nghiệp thì có thể GTX 780 Ti thua TITAN do thua về VRAM khi chỉ có 3GB còn TITAN có tới 6GB, còn về hiệu năng tính toán đồ hoạ kép (double-precision floating-point compute performance) thì GTX 780 TI chỉ bằng 1/3 so vs TiTan (493 GFLOP/s vs. 1.48 TFLOP/s), nhưng khả năng tính toán đồ hoạ đơn (Single-precision performance) GTX 780 Ti thì hơn TiTan (5.04 TFLOP/s vs. 4.70 TFLOP/s). Có tin vui cho các game thủ là hiệu năng tính toán đồ hoạ kép (double-precision floating-point compute performance) không ảnh hưởng khi chơi game nhá.
Dựa vào bảng thông tin đặc tả chi tiết mà mình vẽ dựa trên dữ liệu của TechPowerUp, có thể thấy cấu hình của GTX 780 Ti gần như y hệt GTX TITAN chỉ khác xung nhịp core/memory và VRAM. Nhưng giá của 780Ti khá hợp lí, trên Newegg bán con GTX 780 Ti của ASUS chỉ $700 bằng giá với GTX 780 Ti bản ref và rẻ hơn $300 so với TITAN.
Với thiết kế mạnh mẽ, cửa sổ thoát nhiệt lớn và quạt tản nhiệt với công suất cực mạnh giúp card tản nhiệt nhanh hơn.Phía sau card không có miếng backplate bảo vệ thường thấy ở các sản phẩm cao cấp. Sau đó là tem của nhà phân phối Vĩnh Xuân được dán khá sát với khu vực GPU.GTX 780 Ti sử dụng GPU GK110, 28nm của NVIDIA, kiến trúc Kepler. GPU này có 15 SMX với tổng cộng 2880 nhân CUDA, chứa tới 7,1 tỉ bóng bán dẫn, tuy nhiên 780 Ti "chỉ có" RAM 3GB GDDR5, bằng 1/2 so với GTX TITAN, dĩ nhiên là về sức mạnh tổng thể thì 780 Ti vẫn vượt trội so với người anh của mình.
Phía trước và sau hộp vẫn như thường lệ vẫn là màn pr các công nghệ đi kèm cũng như giới thiệu đôi nét về con GTX 780 Ti, nhìn chung cũng không có gì đặc biệt ngoài việc nó hỗ trợ tập lệnh đồ họa DirectX 11.2 mới nhất giống bên đối thủ AMD R9 290X.
Dù sao đi nữa thì mình cũng đánh giá cao thiết kế vẻ ngoài của cái tản này, nó toát ra cái chất sang của mình với tông trắng bạc và đen. Tuy nhiên nếu chữ GTX 780 Ti không xuất hiện thì có lẽ sẽ đẹp hơn nhiều.
Nếu để ý kỹ khu vực GPU thì mình thấy có dấu vết của 12 chip RAM bao xung quanh. Rất tiếc là mình không đủ gan để mổ mà cho dù có muốn mổ cũng không được do có 1 con ốc bị niêm phong rồi. Đành phải lượn lên google lấy hình mổ card ref cho các bác tham khảo vậy.
Làm 1 shot close-up cái tản chút. Để gắn được con này thì mainboard của các bạn sẽ bị ăn mất 2 slot PCI do đó nếu đang sử dụng main mATX thì các bạn hãy cân nhắc nhé. Với độ dài theo chiều ngang là 10.5 inches theo website của NVIDIA thì case của các bạn phải to một chút chắc cũng tầm Mid-Tower trở lên là khỏi lo vụ này. Case nhỏ có lẽ gắn con này cũng được nhưng mình e là hiệu quả tản nhiệt sẽ không cao do môi trường nhỏ hẹp, trừ khi các bạn gắn quạt thổi vào nữa, nhưng làm vậy thì case của mình sẽ bám bụi rất khủng, do đó hãy cân nhắc nhé.
Khu vực cấp nguồn thì con này dùng 1 đầu 6 pin và 8 pin để hoạt động giống bản ref của NVIDIA. Nếu nguồn của các bạn không có sẵn dây nguồn đầu 8 thì có thể lấy dây chuyển 2 đầu 6 thành 1 đầu 8 pin có sẵn trong phụ kiện của con này mà dùng. Có thể nói với 2 cổng cắm nguồn như vầy thì mình dự đoán con này ăn tối thiểu khi full load chắc cũng phải trên 300W.
Phía trên card có 2 đầu cắm SLI nghĩa là các bạn có thể chạy chế độ đa card tối đa là 4-way SLI với 4 con GTX 780 Ti để cải thiện hiệu năng đồ họa hơn nữa.
Về khu vực cổng kết nối thì GTX 780 Ti cho các bạn 2 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size mà từ đó nếu các bạn có tầm 3 cái màn hình thì khi nối vào con này sẽ bật được chế độ 3D Surround để nâng tầm trải nghiệm game của mình.
II. Hệ thống test của mình như sau:
Từ giờ các bài review VGA về sau mình sẽ tiến hành trên hệ thống Haswell thay thế cho Ivy Bridge, dù có đôi chút tiếc nuối nhưng dù sao đó cũng là xu thế công nghệ thay đổi liên tục theo thời gian nên hiện tại Ivy Bridge vẫn còn tốt nhưng tới một lúc nào đó, nó sẽ bị Haswell thay thế. Mình chỉ muốn rút ngắn khoảng thời gian đó lại để nó ra đi trong thanh bình thôi.
Tiếp tục với phần benchmark soft đồ họa và game. Do quá nóng vội cũng như ASUS chỉ cho mượn có chừng tầm 1 ngày nên mình tranh thủ bench nhanh game và soft đồ họa cài sẵn. 3DMark 11 với Fire Strike thì rất mất công cài lại khi mà Heaven 4 và Valley chạy không cần cài đặt. Điều này cũng tương tự với số game mà mình sắp show ra.
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme 1080p
Battlefield 3 Ultra Preset 1080p, FOV 90, No Vsync
Bioshock InfiniteMã:124 170 172 … 148 153 156 Average: 138
Borderlands 2 Max Settings 1080p, No Vsync, PhysX High
Crysis 2Mã:145 152 147 … 166 165 166 Average: 178
Hitman Absolution
Metro Last Light Max Settings, SSAA On, Advanced PhysX On
Tomb Raider Ultimate Settings, No Vsync
III. Tới cái màn ép xung mới là cái màn rắc rối đây. Không như mấy con VGA bên AMD kéo xung trong hiển thị trong GPU-Z thì vào ingame nó hiện lên bấy nhiêu, đối với mấy con VGA NVIDIA mà có công nghệ GPU Boost 2.0 thì xung hiển thị trong GPU-Z thì vào ingame nó hiện ra một nẻo. Ví như mình kéo con này có mức xung ổn định hiển thị trong GPU-Z như sau:
Như các bạn thấy là mình kéo được core/memory lần lượt là 1123/1975 MHz và core boost tương ứng là 1175 MHz, và vào game thì hiện ra như thế này:
Xung khác hoàn toàn đúng không? Theo những gì mình tìm hiểu trên Internet thì mức xung ingame chính là mức xung thực được công nghệ GPU Boost 2.0 đẩy lên để cải thiện hiệu năng. Rồi chưa kể, công nghệ này sẽ duy trì mức xung này cho đến khi nhiệt độ đạt tới ngưỡng 80*C thì sẽ tự động hạ xung xuống (mức nhiệt độ này có thể tùy chỉnh lên 95*C trong phần mềm ép xung đi kèm ASUS GPUTweak).
Nói chung là GPU Boost rất là lằng nhằng, khó mà kiểm soát được mức xung thực sự khi chạy ingame là bao nhiêu. Đối với dân ép xung thì cái GPU Boost này giống như trò hề vậy, nhưng với các user bình thường hay không biết ép xung thì GPU Boost lại có lợi. Cái gì nó cũng có tính 2 mặt hết nên phần này mình không bàn nhiều nữa, hãy xem qua xem là việc ép xung có thực sự hiệu quả không nhé?
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme 1080p
Battlefield 3 Ultra Preset 1080p, FOV 90, No Vsync
Bioshock InfiniteMã:157 152 164 … 149 168 145 Average: 147
Borderlands 2 Max Settings 1080p, No Vsync, PhysX High
Crysis 2Mã:152 161 156 … 176 173 169 Average: 185
Hitman Absolution
Metro Last Light Max Settings, SSAA On, Advanced PhysX On
Tomb Raider Ultimate Settings, No Vsync
Để dễ theo dõi thì mình có làm cái chart dưới cho các bác nè:
Nhìn sơ qua có thể thấy là ép xung con này hiệu năng rất tốt, một vài phép thử cho kết quả vượt ngoài mong đợi của mình khi hiệu năng hơn gần gấp rưỡi so với mức mặc định. Tuy nhiên trong quá trình chơi game mình để ý ở game Tomb Raider thì tóc của Lara khi bật TressFX lên thì tóc bay lung tung cứ như đang ở bão "Haiyan" lướt qua. Test thử với mấy con AMD thì không thấy có hiện tượng này xảy ra. Chắc là driver của NVIDIA chưa tương thích với TressFX thì phải. Cái hạt sạn này thực sự không đáng kể lắm do nó nằm ở phía driver của NVIDIA nhưng nó gián tiếp làm mất vui khi trải nghiệm game này.
IV. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
Hiệu năng ấn tượng.
khả năng ép xung tuyệt vời.
Độ ồn hợp lí.
Hỗ trợ Quad-SLI
Hỗ trợ CUDA / PhysX- Nhược điểm:
Giá cao.
Card ép xung khá nóng.
[Review] Asus Geforce GTX 780Ti.
Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi quoctran91, 29/11/13.
Bình luận
Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi quoctran91, 29/11/13.
-
Trang 3 của 4 trangTrang 3 của 4 trang