[Review] Thermaltake NiC C5

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi fanta1ty, 29/9/14.

By fanta1ty on 29/9/14 lúc 10:32
  1. fanta1ty

    fanta1ty Moderator

    Bài viết:
    726
    [amtech.vn] Đôi điều về nhà sản xuất Thermaltake:
    “Trách nhiệm của chúng tôi là mang đến trải nghiệm hoản hảo nhất đến cho khách hàng. Mỗi huyền thoại đều bắt đầu từ một giấc mơ, và khởi đầu bằng niềm khát khao cháy bỏng. Những tính năng sáng tạo, cạnh tranh và đầy thách thức của tập đoàn Thermaltake đều mang đến trải nghiệm thú vị, hấp dẫn và có thể được chia sẽ bởi cộng người dùng rộng lớn”

    [​IMG]

    Với ba thương hiệu lớn trên thị trường là Thermaltake, Tt eSPORTS và LUXA2 chuyên cung cấp các linh kiện chất lượng cao, công ty Thermaltake đã khẳng định được vị thế vững chắc trên các thị trường lớn và quan trọng như tại châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương, Nhật Bản và Trung Quốc cùng hơn 95 nhà phân phối khu vực và hơn 4.000 nhà bán lẻ trên toàn thế giới.

    Được thành lập vào năm 1999, bắt đầu từ việc chuyên sản xuất tản nhiệt CPU cho đến việc hợp tác cùng tập đoàn BMW Designworks USA để cho ra khung máy tính chơi game cao cấp Level 10 Extreme danh tiếng, Thermaltake đã từng bước phát triển trở thành một tập đoàn hùng mạnh, là thương hiệu rất uy tính trong lòng những game thủ nói riêng và cộng đồng đam mê công nghệ nói chung.

    [​IMG]

    Hôm nay, với sản phẩm Thermaltake NiC C5 – “Non-Interfernce Cooling”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tản nhiệt NiC C5 có thể mang lại những gì trước những sản phẩm tản nhiệt mạnh mẽ khác trên thị trường.

    I. Đặc điểm kỹ thuật:
    • Nhà sản xuất: Thermaltake
    • Model: NiC C5
    • Hỗ trợ các socket:
      • Intel: LGA775, LGA1150, LGA1155, LGA1156, LGA1366, LGA2011.
      • AMD: AM2, AM2+, AM3, AM3+, FM1, FM2
    • Heatsink:
      • Fin bằng nhôm
      • Ống dẫn nhiệt và đế bằng đồng nguyên chất
      • Đường kính ống dẫn nhiệt: 6mm
      • Kích thước: 160 x 140 x 50 mm
      • Trọng lượng: 811g
    • Quạt:
      • Model: TT-1225
      • Kích thước: 120 x 120 x 25 mm
      • Tốc độ quạt: 1000 – 2000 Rpm
      • Luồng không khí: 99.1 CFM
      • Độ ồn: 20 – 39.9 dBA
    • Tính năng:
      • Thiết kế dạng non-interference
      • Tính hợp 2 quạt VR 120mm
      • 05 ống dẫn nhiệt
      • Fin bằng nhôm được vát cong
    • Bảo hành: 1 năm
    • Giá: 54.99$ (Khoảng 1.200.000 đồng)
    II. Đóng gói và linh kiện:

    [​IMG]
    Hộp Thermaltake trông có vẻ nhỏ nhưng vẫn bảo vệ chắc chắn các thành phần linh kiện bên trong. Mặt trước hộp in hình ảnh bộ tản nhiệt cùng logo hỗ trợ 230W TDP công suất thực, 02 quạt và 05 ống dẫn nhiệt đường kính 6mm cũng được liệt kê một cách rõ ràng. Bên trái hộp liệt kê các thông số kỹ thuật của bộ tản nhiệt. Nhiều tính năng nổi bật được nhà sản xuất in rõ phía sau lưng hộp, bao gồm bộ điều khiển tốc độ quạt, thiết kế tản nhiệt theo kiểu non-interference không chiếm các thẻ cắm DIMM của bo mạch chủ, v..v... Nhìn chung, hãng Thermaltake mang đến cho người dùng rất nhiều hình ảnh hào nhoáng, đầy tính năng và thông số kỹ thuật rõ ràng.

    [​IMG]

    Bên phải hộp liệt kê một vài lời của nhà sản xuất bằng những ngôn ngữ khác nhau. Mặt trên cùng của hộp chỉ là biểu tượng NiC C5, không còn gì khác.

    [​IMG]

    Khui hộp, bên trong là sách hướng dẫn sử dụng, một hộp carton nhỏ đựng các linh kiện lắp ráp cần thiết. Tản nhiệt được bọc trong một miếng xốp mềm bảo vệ kỹ càng, tận dụng hết được không gian của hộp mà vẫn gọn gàng, đầy đủ.

    [​IMG]

    Phần cứng và phụ kiện của hãng Thermaltake hỗ trợ tất cả các socket hiện nay. Tản nhiệt cũng bao gồm 2 quạt làm mát do đó khách hàng không cần phải sắm quạt làm mát bổ sung để tăng cường hiệu suất tản nhiệt. Ngoài ra còn có một gói phụ kiện kèm theo và quá trình lắp ráp trông có vẻ đơn giản, ít phức tạp đối với những người không am tường về các thiết bị máy tính.

    III. Tổng quan bên ngoài:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    NiC C5 sử dụng heatsink tháp đơn truyền thống với năm ống dẫn nhiệt đường kính 6mm đi qua 52 tấm fin nhôm.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Kích thước nhỏ nhưng trọng lượng thực sự của NiC C5 lên đến 811g, không quá nặng so với sức mạnh nó mang lại và người dùng sẽ hơi khó khăn vì kích thước nhỏ này.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Năm ống dẫn nhiệt đường kính 6mm đi qua chân đế nhưng không trực tiếp tiếp xúc với CPU giúp mở rộng khả năng dẫn nhiệt nhanh chóng ra khỏi vùng nóng nhất. Phía trên tấm fin nhôm được chạm khắc logo chứng nhận của Thermaltake chống giả mạo tuy nhiên logo này lại bị che khuất khi lắp quạt vào.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Đế tản nhiệt NiC C5 sử dụng đồng mạ niken màu trắng bạc, bề mặt bóng láng như gương soi đảm bảo bề mặt tiếp xúc cực kỳ trơn, phẳng. Điều này chứng tỏ hãng sản xuất Thermaltake vẫn luôn luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong thiết kể tản nhiệt dạng tháp này.

    [​IMG]

    Quạt Thermaltake model TT-1225 có tốc độ quay trung bình 1000 – 2000 RPM thông qua một điện trở biến được trang bị trong cả hai quạt.

    IV. Lắp đặt

    [​IMG]
    [​IMG]

    Người dùng cần lắp tấm backplate trước ở mặt sau bo mạch chủ, sử dụng 04 vít dài và 04 miếng đệm màu đen để bảo vệ bề mặt tiếp xúc giữa tấm backplate với bo mạch chủ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Tiếp theo, đưa 02 giá đỡ vào vị trí và siết ốc định vị vào 04 góc như trên hình. Sau đó chúng ta sẽ trét keo tản nhiệt trên CPU để chuẩn bị công đoạn lắp đặt bộ tản nhiệt lên trên.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Đặt bộ tản nhiệt lên sao cho khít với vị trí 02 ốc tại 2 bên giá đỡ và dùng vít bắt chặt lại giúp tản nhiệt cố định vững chắc, không rung, trượt ra khỏi bề mặt tiếp xúc với CPU.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Việc còn lại là lắp quạt tản nhiệt lên. Một khi đã thực hiện xong, chỉ cần cắm dây quạt vào trên cổng quạt để hoàn tất việc cài đặt.

    Công việc lắp đặt rất dễ dàng thực hiện với các linh kiện do Thermaltake cung cấp, tính dễ dàng lắp đặt được giới chuyên gia đánh giá đạt mức 9 điểm trên thang điểm từ 1 (khó nhất) đến 10 (dễ dàng nhất).

    V. Hoàn tất:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Thermaltake NiC C5 trông thật là đẹp khi kết hợp với bo mạch chủ có tông màu chính là đỏ và đen cùng với cặp bộ nhớ RAM cùng màu sắc, NiC C5 mang lại cảm giác thật độc đáo và tuyệt vời.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Kích thước bộ tản nhiệt nhỏ giải phóng không gian xung quanh socket kể cả khi lắp đặt cả hai quạt.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp NiC C5 trên các góc độ khác nhau và cùng cảm nhận.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    VI. Kiểm tra và kết quả:
    Hệ thống dùng để kiểm tra có cấu hình như sau:
    • Bộ vi xử lý: Intel Core i7-4770K mức mặc định 3.7 GHz được ép xung lên 4.2 GHz.
    • Bo mạch chủ: MSI Z87-GD65 Gaming sử dụng chipset Intel Z87
    • Bộ nhớ: 02 x 4GB AMD Performance Edition AP38G1869U2K xung nhịp 1600 MHz cache 9-9-9-24
    • Card đồ họa: AMD Radeon HD 5450 1 GB
    • Ổ cứng: OCZ Vertex Plus R2 60 GB SATA II SSD
    • Nguồn: Deepcool Quanta DQ1250 1250W
    • Case: LIAN LI PC-T60B
    • Hệ điều hành: Windows 7 64-bit Service Pack 1
    • Keo tản nhiệt: Arctic Ceramique 2

    Các bài test được thực hiện trong phòng máy lạnh với nhiệt độ đo được là 23°C. Bộ tản nhiệt được test với các tính năng Turbo, EIST và C1E được kích hoạt trong BIOS cho phép CPU xuống xung 1.6GHz khi ở tình trạng idle hoặc được kích lên xung phù hợp theo trạng thái ép xung. Bộ vi xử lý Intel Core i7-4770K được sử dụng để test được thiết lập ở mức mặc định cùng với điện thế CPU mức 1.15V. Khi ép xung, CPU sẽ có mức xung là 4.2GHz và điện thế CPU được chỉnh ở mức 1.20V. Trong suốt quá trình test, quạt làm mát được thiết lập tại BIOS chạy 100% công suất, nhiệt độ được ghi nhận bằng phần mềm AIDA64.

    Bài test idle bao gồm để CPU nhàn rỗi trong 15 phút để nhiệt độ đạt tới mức ổn định và sẽ được chương trình ghi nhận lại vào những phút cuối cùng.

    Bài kiểm tra CPU của AIDA64 và Wprime sẽ giả lập tình trạng load multi-thread trong 15 phút trước khi được ghi lại và hiện kết quả. Hai bài kiểm tra này cho phép các tín đồ công nghệ biết được mức độ làm mát mà bộ tản nhiệt có thể mang lại khi chơi game hay làm việc. Wprime sẽ giả lập 8 thread trong khi AIDA64 được chỉnh để làm stress CPU, FPU, cache và bộ nhớ hệ thống.

    Nhiệt độ khi để trạng thái Idle

    [​IMG] [​IMG]

    Chỉ đứng thứ 5 ở cả hai thiết lập mặc định và ép xung, thua kém chỉ 1°C so với các ứng cử viên hàng đầu khác do đó cho thấy tản nhiệt NiC C5 làm việc khá tốt khi CPU ở trạng thái Idle.

    Nhiệt độ khi để trạng thái tải tiêu chuẩn

    [​IMG] [​IMG]

    Trong Wprime, NiC C5 hoạt động khá tốt, ngang ngửa với tản nhiệt Phanteks PH-TC12DX, tuy nhiên khi chuyển sang chế độ ép xung, NiC C5 rơi lại phía sau, chỉ thua 1°C so với tản nhiệt Phanteks PH-TC12DX.

    [​IMG] [​IMG]

    So sánh điểm số bằng phần mềm AIDA64 gia tăng lượng tải nặng, Thermaltake NiC C5 tiếp tục chứng tỏ ưu thế, hoạt động ngang ngửa tản nhiệt Phanteks PH-TC12DX và the Scythe Ashura danh tiếng. Đặc biệt khi ép xung CPU, NiC C5 dễ dàng đánh bại tản nhiệt Scythe Ashura tới 3°C và khít khao với Phanteks PH-TC12DX 1°C.

    Nhiệt độ khi để trạng thái tải tối đa

    [​IMG] [​IMG]

    Bây giờ thử sức với bài kiểm tra vắt kiệt sức mạnh, AIDA64 tải nặng lên FPU của CPU với mục đích sinh nhiệt tối đa, chúng ta thấy NiC C5 khá ấn tượng khi trụ được vị trí thứ 3, chỉ thua 2°C sau Cosair H110, ngay cả khi ép xung CPU, một lần nữa tản nhiệt Thermaltake lại khiến giới đam mê công nghệ ngưỡng mộ khi đánh bại tản nhiệt Scythe Ashura danh giá tới 3°C và Phanteks PH-TC12DX 1°C.
    VII. Tốc độ và tiếng ồn:

    Bài kiểm tra tiếng ồn được thực hiện lần lượt tại các mức tốc độ quạt 25%, 50% và 100% tương ứng với các mức dBA được phần mềm Pyle PSPL25 ghi nhận tại khoảng cách 30cm. Tốc độ quạt được xử lý và ghi nhận bằng phần mềm Command Center của MSI và phần mềm Lamptron FC6 cũng được sử dụng như một phép thử thứ 2 xác nhận độ RPM và dBA trong trường hợp Command Center không thể kiểm soát quạt, đảm bảo kết quả vẫn có thể có được cho dù có xảy ra lỗi.

    Các mức tiếng ồn

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Hạn chế lớn nhất của Thermaltake NiC C5 là tiếng ồn của nó tạo ra để đạt được hiệu suất làm mát. Quạt tản nhiệt sinh ra lượng tiếng ồn 56dBA là tiếng ồn lớn nhất trong các sản phẩm được kiểm tra tại các mức tốc độ quạt 25%, 50% và 100%. Đây là một nhược điểm rất lớn khi người dùng phải tự kiểm soát tốc độ quạt mà không có lựa chọn chức năng tự động PWM thay thế.

    Tốc độ quạt

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Với con số được chương trình ghi nhận, chúng ta không còn nghi ngờ gì về tốc độ ấn tượng của quạt từ 1000 – 2000 RPM, điều đó giải thích tại sao bộ tản nhiệt NiC C5 lại sinh ra tiếng ồn lớn đến như vậy.

    VIII. Tổng kết:
    • Thermaltake NiC C5 được hãng sản xuất định giá mức 54.99$ (Khoảng 1.200.000 đồng)
    • Ưu điểm:
      • Giá cả hợp lý
      • Hiệu suất tản nhiệt cao
      • Dễ dàng cài đặt
      • Chất lượng tốt
      • Đóng gói bao bì đẹp mắt
    • Khuyết điểm:
      • Độ ồn cao
      • Quạt thiếu chức năng tự động PWM
      • Màu sắc có thể không phù hợp với một số khách hàng
    [​IMG]
    Theo TechPowerUp
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/9/14
    luckystar.silver thích bài này.

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi fanta1ty, 29/9/14.

Chia sẻ trang này