[Review] Asus K555LN Laptop 15 inch cho người dùng phổ thông

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi dongquangdo, 2/2/15.

By dongquangdo on 2/2/15 lúc 16:57
  1. dongquangdo

    dongquangdo Member

    Bài viết:
    626
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Trong loạt sản phẩm Laptop nằm trong phân khúc giá rẻ thì Asus là một trong những hãng sản xuất có số lượng sản phẩm đa dạng và phổ biến nhất. Các sản phẩm này không những có nhiều mức giá mà cấu hình cũng như màu sắc kiểu dáng cũng có nhiều điểm khác biệt. Trong đó series K555LN với vỏ ngoài bằng kim loại Dark Blue là một sản phẩm khá đặt biệt bởi nó mang tên ở dòng K nhưng thật ra là một phiên bản kim loại của dòng X555 và được xếp vào dòng X.


    Thông số kỹ thuật.

    Asus K555LN sở hữu một bộ vi xử lý Core i3-4030U, Ram 8GB, card đồ họa Nvidia GT 820M bộ nhớ trong 1TB với 5400 rpm HDD.

    [​IMG]
    Cấu hình cơ bản của Asus K555LN


    K555LN sở hữu một bộ cấu hình rất tốt trong mức giá và đặt biệt máy trang bị vỏ kim loại nên để giữ đúng mức giá thành thì cấu hình sẽ bị giảm đi đôi chút so với những dòng khác chẳng hạn như X555 hay X555LA.

    Giá thành chính thức tại Mỹ của máy là 500$ nằm trong dòng Laptop có mức giá thấp sở hữu phần cứng Intel Haswell, tuy nhiên có một số chi tiết phần cứng bị cắt giảm để tối ưu hóa giá thành sản phẩm. Ví dụ máy chỉ sở hữu màn hình HD với tấm nền TN, hơn nữa bàn phím backlit cũng không được trang bị và chỉ được sử dụng một pin có dung lượng trung bình.

    [​IMG]
    Asus K555LN với vỏ ngoài bằng kim loại sang trọng


    Thiết kế

    Với vỏ ngoài bằng kim loại thì hiển nhiên máy sẽ mang lại một cảm giác mạnh mẽ và cứng cáp hơn nhiều so với các phiên bản bằng nhựa. Toàn bộ vỏ máy có được tạp được ánh kim cần thiết và có khả năng chống trầy sước rất tốt. Tuy nhiên những vết ố bẩn hay dấu vân tay lại dễ dàng bám trên thân máy gây khó chịu khi sử dụng, nếu cẩn thận người dùng nên sử dụng 1 khăn bông kèm theo để lau nhẹ sẽ dễ dàng làm sạch máy hơn. Bởi sử dụng kim loại nguyên khối nên K555LN mang lại cảm giác khối hộp cứng rắn cũng như rất kiên cố.

    [​IMG]
    Vỏ ngoài kim loại sáng bóng và đẹp

    Máy sử dụng 1 bản lề đơn lớn kết nối giữa màn hình và thân máy, hơn nữa cạnh dưới màn hình khá dài giúp phần nào che bớt khoản trống giữa cạnh nối. Hơn nữa thân máy tại vị trí này được làm cao hơn 1 chút so với bề dày cơ bản của máy để tạo thêm khoảng không thoát nhiệt, khí nóng sẽ lướt qua đây và chuyển ra cổng thoát nhiệt ở cạnh bên để tập trung nhiệt lại và tránh việc lan tỏa tới gây nóng bàn phím.

    [​IMG]
    Bản lề lớn 1 khối rất cứng cáp

    Các cổng kết nối vật lý cần thiết được hỗ trợ đầy đủ và bố trí khoa học giúp tránh trường hợp kẹt jack cắm khi sử dụng nhiều cổng cùng 1 lúc, cạnh trái máy gồm 1 PSU, cổng Lan, VGA và HDMI, 2 cổng USB 3.0 và 1 khóa Kensington, cạnh phải bố trí thoáng hơn với 1 ở đĩa quang, 1 khe USB 2.0, micro/jack cắm tai nghe và thẻ reader. Để cung cấp một chút ánh sáng nhẹ khi sử dụng nên máy có một vài đèn LED nhỏ và 1 webcame chính giữa phía trên màn hình.

    [​IMG]
    Các cổng kết nối bố trí thông minh cách xa nhau


    Màn hình

    Trên thực tế thì màn hình của K555LN chỉ dừng lại ở mức khá chứ không thực sự quá tốt, tuy nhiên so ra về giá thành thì nằm trong khả năng cấp nhận được.

    Trên thực tế độ tương phản màn hình của máy khá thấp hơn nữa vì không được trang bị tấm nền IPS mà chỉ sử dụng panel TN nên góc nhìn hơi hẹp. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng phục vụ những công việc hàng ngày và giải trí văn phòng thì máy vẫn đáp ứng tốt, khả năng hiển thị màu sắc cao và có độ chính xác dải màu hoàn hảo, cho nên hình ảnh đầu ra được hiển thị khá chính xác và không bị nhạt màu.

    [​IMG]
    Chất lượng hình ảnh trực diện của màn hình K555LN rất tốt tuy nhiên không có tấm nền IPS nên các góc nhìn bị hạn chế rất nhiều

    Các thông số chi tiết kiểm tra mức độ màn hình của K555LN.

    [​IMG]
    Thông tin màn hình K555LN được đo bằng mắt đo chuyên dụng


    Bàn phím và Touchpad

    Nói chung cách bố trí bàn phím và touchpad của K555LN hoàn toàn giống với phiên bản X555, sở hữu loạt phím số điều mà ta ít thấy xuất hiện trên những Laptop thông thường khác, tuy nhiên điều này khiến khu vực phím điều hướng bị giảm bớt không gian và trông có vẻ chật chội , tuy nhiên phía khu vực phím đánh chữ được dàn đều và rộng rãi hơn, hệ thống phím bằng nhựa đục có độ nảy tốt nhờ lót đệm cao su, trên thực tế việc đánh máy văn phòng hay lướt phím đều được thực hiện cực tốt kể cả những người dùng cần nhập liệu cao thì bàn phím số cũng hổ trợ tuyệt vời.

    [​IMG]
    K555LN sở hữu bàn phím số giúp nhập liệu tiện lợi, các phím có độ nảy cao dễ dàng lướt phím.

    Touchpad K555LN khá mượt mà và được bao quanh bằng 1 viền kim loại vát rất đẹp, tuy nhiên Asus sử dụng thiết kế giấu chuột cho touchpad khiến mỗi khi nhấp chuột đều tạo nên 1 âm thanh hơi lớn gây khó chịu, nhìn chung ngoại trừ tiếng ồn thì tốc độ chuột cũng như độ nảy là ổn, cảm ứng hay trược trên bề mặt tuochpad cũng dễ dàng.

    [​IMG]
    Touchpad lớn nằm hẳn về phía trái, giảm mỏi tay khi sử dụng nhiều.


    Phần cứng

    Trong series của này Asus có hàng chục các cấu hình khác nhau kể cả K555LN, phần cứng được trải dài từ Core i3, i5, và i7 Haswell thậm chí Ram có được từ 4-8GB, card đồ họa cũng trải đều từ Nvidia 820M, 840M hay không có…., giá cả cũng dao động liên tục. Tuy nhiên như đã nói ở dầu thì K555LN vẫn là một mô hình khá đặt biệt với vỏ kim loại và một mức giá cực kì thấp.

    Với thiết kế khối K555LN khiến bạn không thể tự nâng cấp hay tháo rời bất kì một bộ phận bất kì của máy bởi như vậy sẽ khiến hiệu lực bào hành bị mất ngay lập tức, một điểm tuyệt với là K555LN sở hữu bộ Ram 4GB được đính cứng trên main và 1 cổng hỗ trợ, khi muốn nâng cấp ta chỉ việc gắn thêm và không lo ngại về việc làm tăng kích thước vật lý hay bị kén Ram.

    [​IMG]
    Thông tin phần cứng được hiển thị bằng CPU-Z và GPU-Z

    [​IMG]
    Tốc độ ổ cứng 1TB

    Dưới đây là một số thông số benchmark của K555LN với những phần mềm phổ thông để xác định khả năng tối ưu hóa của máy trong các công việc hàng ngày.

    3DMark

    [​IMG]
    Nhận xét: 3DMark cho thấy kết quả tổng thể của toàn bộ phần cứng máy, K555LN cho một số điểm rất cao ở tất cả các trình benchmark và không thua nhiều so với người anh em X555LD của mình. Điều này cho thấy phần cứng máy có độ ổn định cao cũng như nhịp độ hoạt động cực tốt.

    PCMark 7

    [​IMG]

    Nhận xét:
    PCMark 7 giúp kiểm tra các tác vụ của laptop gồm lưu trữ, tính toán, xem hình ảnh và video, duyệt web, chơi game bằng 1 trình kiểm tra khác nhau. Bởi thế trình đo hiển thị được kết quả chính xác nhất khi máy hoạt động ở các tác vụ thông thường và đưa ra mức hiệu năng hoàn hảo. Với số điểm 2699 K555LN nằm ở mức tốt trong phân khúc bằng chứng là máy không hề kém cạnh người anh em X555LD của mình là bao.

    CineBench

    [​IMG]
    Nhận xét: CineBench là trình benchmark hiển thị chính xác sức mạnh của CPU và card đồ họa trên máy cần đo. Ở đây ta thấy CPU của K555LN đạt mức 191pts chỉ ở mức trung bình nhưng card đồ họa cho thấy số điểm rất tốt với 36.66fps.

    Tuy nhắm đến phân khúc thị trường văn phòng và làm việc nhẹ nhưng với card đồ họa Nvidia 820M cho phép K555LN chạy tốt một số game Laptop tầm trung với mức hiệu năng cao. Dưới đây là điểm benchmark của K555LN bằng 1 số tựa game phố biến hiện nay ở độ phân giải 1366x768px.

    [​IMG]
    Số lớp ảnh của K555LN khi chơi một số game thông thường hiện nay
    Nhận xét: K555LN luôn đạt được mức điểm tốt ở tất cả các game phần nào nhờ sức mạnh của card đồ họa GT820M hơn nữa tốc độ CPU cũng góp phần rất lớn. Là một laptop dành cho văn phòng nhưng K555LN vẫn đủ sức đáp ứng các game với mức khung hình cao giúp cho máy trở nên đa dạng hơn trong thị trường và đáp ứng như cầu giải trí thiết thực hơn.

    Với toàn bộ những kiểm tra trên K555LN chỉ hoạt động ở mức CPU mặc định là 1.9GHz và card đồ họa hoạt động ở mức 950MHz.


    Nhiệt độ và tiếng ồn khi hoạt động.

    Một trong những ưu điểm của máy là nhiệt độ hoạt động rất thấp cũng như tiếng ồn là nhỏ. Không khí nóng của máy được thổi qua khu lò nhiệt ở phía sau bản lề gần màn hình nên nhiệt độ được giảm đi đáng để giúp máy luôn giữ được mức nhiệt ổn định hoạt động tốt nhất ngay cả khi vỏ ngoài của máy là kim loại nhưng khả năng truyền nhiệt không mong muốn là không xảy ra. Dưới đây là các mức đo nhiệt độ được kiểm tra thông qua các phần mềm tinh chỉnh.

    [​IMG]
    Nhiệt độ phần cứng trong máy

    Các quạt nhỏ cuộn đặt ép vào thân máy cũng là góp phần rất lớn trong việc thải khí nóng và giúp tuần hoàn nhiệt độ trong máy.

    Ổ HDD cũng làm tròn vai trò của mình khi độ ồn khi sử dụng là rất thấp kế cả hoạt động với hiệu suất cao nhất, mức cao nhất khi hoạt động mà máy cho ra là 46dB, điều này đáng mừng nhất là với người dùng văn phòng một môi trường cần tỉnh lặng hay sử dụng trong các cuộc họp.

    [​IMG]
    Nhiệt độ từng phần của K555LN trong phòng 23 độ.

    Loa máy đặt nghiên ở phần bụng hướng về phía trước, điều này giúp âm thanh dễ lan tỏa hơn và không bị dập phản gây chói tai, mức âm thanh đầu ra được đánh giá là rất tốt có độ chân thật cao nhờ được đưa qua phần mềm lọc âm thanh độc quyền SonicMaster của Asus, phần mềm này còn giúp tùy chỉnh lại và cung cấp thêm các setting để lựa chọn phát âm thanh.

    [​IMG]
    Công nghệ loa SonicMaster

    Các kết nối không dây như Bluetooth, Gigabit Ethernet (một chip của RTL8168) và Wifi N (Atheros AR9485) cũng được hỗ trợ đầy đủ. Máy có thể tự động hóa kết nối tối đa đến router và kết nối ổn định trong bán kính 9m kể cả bị ngăn cách qua tường.


    Pin

    K555LN sở hữu một dung lượng pin khá khiêm tốn chỉ với 37Wh tạm đáp ứng thời gian sử dụng liên tục 4h cho các hoạt động văn phòng như nhập liệu hay duyệt web. Tuy mức pin không cao nhưng thời gian này cũng tạm đủ cho một người làm việc trong ngày hay 1 buổi thuyết trình.

    Pin máy được gắn cố định, việc này khá phiến phức nếu như có trục trắc gì về pin hay người dùng cần thay mới.

    [​IMG]
    Pin luôn được hiển thị thông tin liên tục


    Giá cả

    Với vỏ kim loại nên giá của K555LN có phần cao hơn một chút so với phiên bản X555, tuy nhiên máy cũng có lượng cấu hình cực kì đa dạng để tạo nên nhiều sự lựa chọn hơn tùy thuộc vào mục đích của người dùng. Dưới đây là giá cả 3 phiên bản phổ biến nhất.

    · $ 749 - Core i3-4030U CPU, đồ họa Nvidia 840M, 4 GB RAM, HDD 1 TB

    · $ 849 - Core i5-4210U CPU, đồ họa Nvidia 840M, RAM 8 GB, 1 TB HDD

    · $ 949 - Core i7-4510U CPU, đồ họa Nvidia 840M, RAM 8 GB, 1 TB HDD


    Kết luận


    Ưu điểm

    - Giá rẻ so với hầu hết các sản phẩm khác

    - Có vỏ ngoài bằng kim loại

    - Màn hình lớn 15inch

    - Cấu hình tốt so với tầm giá

    Khuyết điểm

    - Màn hình không có tầm nền IPS

    - Pin cố định không thể tháo rời
     

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi dongquangdo, 2/2/15.

Chia sẻ trang này