Asus là một trong số ít những nhà sản xuất hàng công nghệ trẻ được thị trường người tiêu dùng chào đón với dòng laptop gaming. Để đáp ứng người dùng Asus liên tục cải tiến dòng sản phầm này của mình từ cấu hình cho đến thiết kế để đễ dàng đáp ứng nhu cầu người dùng hơn, với sự thay đổi liên tục này khiến trong thời gian ngắn hãng đã có một số lượng sản phẩm của dòng laptop gaming khá đồ sộ.
Trong bài viết ta sẽ cùng điểm danh lại một số sản phẩm tối ưu trong dòng gaming(G) của Asus từ trước tới thời điểm hiện tại.
Ba anh em G51JX, G51JX 3D và G60JX
Sơ lược:
cả 3 máy nắm trong thiét kế laptop gaming đời đầu của Asus nên thiết kế hơi cụ mịch một tí, máy được phủ màu đen truyền thống nhưng mặt trên của màn hình máy có sơn màu xanh tái và logo Asus khá bắt mắt.
Toàn bộ máy thiết kế theo kiểu khối nên nhìn khá nặng nề, tuy nhiên trong thời điểm máy ra mắt thì thiết kế này cũng khá được hoan nghênh bởi không có thiết kế giả mỏng nổi trội như hiện tại.
G51JX
G51JX 3D
G60JX
Cả 3 máy đều được sở hữu một cấu hình tốt với chip Intel Core i7 lõi tứ, Ram 8GB (4GB). Màn hình 15.6 inch blacklit LED 120Hz 1366x768 và card đồ họa Nvidia Geofore GTS360M 1GB GDDR5. Thời điểm đó thì đây cũng là một cấu hình lý tưởng nhưng cho đến hiện tại những game 3D có yêu cầu cấu hình quá khủng khiếp nên card đồ họa của 2 máy không còn đáp ứng được.
Điểm mạnh:
G51JX 3D với con G60JX thật ra là một bản nâng cấp khác của G51JX. Tuy nhiên đây cũng là một điểm rất thú vị vì G51JX 3D nằm trong số rất ít những Laptop Gaming của Asus cho phép trải nghiệm 3D, điều này phần nào kích thích tính tò mò của người dùng. Còn G60JX thì được tăng thêm kích thước màn hình.
Asus trang bị thêm công nghệ Power 4 Gear Hybrid Turbo cho phép thời gian khởi động của 3 máy được rút ngắn và cải thiện đến tối ưu.
Cả 3 máy đều có chất lượng hình ảnh rất tốt đồng thời góc nhìn rộng, giúp người dùng thoải mái chơi game hay xem phim trên máy
Điểm yếu
Máy bị lỗi cơ bản của Laptop là quá nặng và cực kì thô, cục mịch (37.5 x 26.5 x 3.43 ~4.06 cm (Rộng x Sâu x Cao)), hơn nữa trọng lượng 3.30 kg khiến máy giảm đi tính cơ động.
Card đồ họa không quá cao khiến hiệu năng chơi những game 3D bị giảm đáng kể
G53SX
Sơ lược:
Tới thời điểm này Asus bắt đầu đầu tư ơ mặt thiết kế nên G53SX có thiết kế rất đẹp. Vẻ ngoài của máy mang đến cảm giác góc cạnh và cứng cáp như trong mấy bộ phim viễn tưởng về robo. Toàn bộ máy được phủ sơn đen đồng điệu và logo Asus được in hơi chìm không nổi bậc lắm.
Xét sơ về mặt cấu hình thì G53SX tương tự như G51JX, tuy nhiên G53Sx được trang bị card NVIDIA Gefore GTX 560M 2GB GDDR5, có sức mạnh hơn G51JX nhiều phần nào cải thiện hiệu năng cũng như chất lượng đồ họa đầu ra của máy, ít nhất là em thấy vậy .
Còn lại gần như thông số phần cứng máy không thay đổi nhiều với người tiền nhiệm của nó kể cả kích thước màn hình.
Điểm mạnh
Với G53SX Asus trực tiếp chú ý đến tản nhiệt của máy, lần này 2 quạt tản của máy hút không khí mặt trước và đẩy thẳng qua 2 ống thoát mặt sau, với thiết kế này tránh trực tiếp giảm nhiệt độ máy ảnh hưởng đến người dùng và khá mới mẻ, đây là lần đầu Asus áp dụng dạng tản nhiệt này vào laptop tuy nhiên điều này là một phá cách thông minh khiến Asus tạo điệm điểm cộng với sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.
Máy cũng được cải thiện hơn về mặt âm thanh bởi hệ âm thanh vòm EAX và THX để hiệu ứng âm thanh được chuốt và tạo thêm hiệu ứng tối ưu hóa hơn.
Điểm yếu
Con này thậm chí còn nặng hơn cả người tiền nhiệm của nó bởi nó có kích thước 39.1 x 29.7 x 3 ~6 cm (Rộng x Sâu x Cao) và nặng 3.92 kg.
Quạt tản hắt thẳng hơi nóng ra phía sau có mặt yếu là làm hiền người đối diện.
G56JR
Sơ lược
Đây là một trong những thiết kế nhẹ nhàng nhất của Asus trong dòng Gaming, nếu so với những người anh em của mình thì G56JR nữ tính hơn cả bởi thiết kế hơi bị bóng bẩy và lả lướt.
Cấu hình máy cũng được Asus tăng đáng kể về dung lượng Card đồ họa như sử dụng card NVIDIA GeForce GTX 760M 2GB GDDR5.
Điểm mạnh
Có thế Asus muốn có một sự thay đổi lớn nào trong dòng sản phầm của mình nên G56JR hoàn toàn khác biệt với tất cả những laptop gaming trước của Asus.
Một lần nữa Asus chú trọng hơn về chất lượng âm thanh cho dòng Gaming của mình, biểu hiện rõ ở điểm trang bị thêm subwoofer ngoài máy để tối ưu hóa tối đa âm basss, có lẽ đây cũng là điềm đáng kể nhất của G56JR khi đưa ra thị trường
Với thiết kế của mình thì G56JR giống như một máy giải trí hơn là cho Gaming và trọng lượng 2.8kg giúp máy cơ động hơn nhiều.
Asus trang bị rất nhiều đèn LED điêu khiển để làm nổi bậc máy và những điểm đáng lưu ý như bàn phím hay logo.
Điểm yếu
Thời lượng pin khá thấp chỉ 6 cell
G73JW và G73SW
Sơ lược
Cả 2 máy giống nhau gần như hoàn toàn, có lẽ asus đưa ra G73SW chỉ là bản nâng cấp của G73JW, nhưng Asus có thay đỗi một ít về phần cứng máy chư chipset chẳng hạn.
Từ ngoại hình đến màu sắc cả 2 lấy một ý tưởng thiết kế từ máy bay chiến đấu và cách điệu lại.
G73JW
G73SW
2 con này có lẽ chì là một phiên bản ra mắt không mang tính cạnh tranh của Asus cho nên không có cải thiện so với những phiên bản cũ và có phần giống với G53SX.
Đợt này nằm trong lúc Asus phát triển bên mảng Smartphone và Tablet nên Asus có phần bỏ bê dòng laptop gaming của mình khiến cho dòng máy này có vẻ hơi bị trì trệ.
G75VX
Sơ lược
Đây là "chìa khóa" mà Asus đưa ra thị trường nhằm thúc đẩy nhịp sống thị trường laptop gaming của mình cho nên ta dễ dàng nhận thấy nhiều tâm huyết của hảng sản xuất này trên G75VX
Thiết kế máy được asus cách điệu lại đôi phần từ những thiết kế cũ, vẫn thể hiện ra được sự mạnh mẽ của dòng Gaming nhưng không quá góc cạnh khô cứng so với những dòng máy trước.
Điểm mạnh
Về hiệu năng G75VX sở hữu một sức mạnh tuyệt đối so với tất cả người anh em của mình cho điến thời điểm hiện tại với CPU Intel Core i7 thế hệ thứ 3 và GPU NVIDIA GeForce GTX670MX với 3GB GDDR5 VRAM.
Asus chú trọng hơn thiết kế cũng như những thiết bị ngoại vi nên bàn phím và TouchPad G75VX khá tốt, thiết kế tính toán chuẩn nên sử dụng ít mỏi tay và TouchPad rất rộng nên khá thoãi mái.
Máy sài ổ rắn SSD kết hợp với ổ truyền thống nên khả năng nhập xuất dữ liệu cực nhạy và nhanh.
SSD và chế độ RAID 0/1 hữu dụng giúp tối ưu hóa hiệu năng của lưu trữ, qua đó làm cho tốc độ của cả chiếc máy cũng được tăng cường. Điều này cũng giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, chỉ sử dụng năng lượng khi bạn cần và thời gian pin dài hơn do khả năng quản lý vòng quay tốt hơn. Với RAID 0/1, tốc độ đọc và ghi SSDs có thể nhanh gấp 2 lần so với cấu hình SATA tiêu chuẩn.
Điểm yếu
Máy nặng, với 4.5kg máy có trọng lượng gần như một PC tiêu chuẩn.
G550JK
Sơ lược
Đây cũng là một bản nâng cấp từ Asus G56JR cho nên máy có thiết kế tương tự chỉ được nâng cấp phần nào về cấu hình.
Máy sở hữu bộ vi xử lý Intel® Core™ i7-4700 thế hệ thứ 4 đi kèm bộ xử lý đồ họa NVIDIA® GeForce® GTX 800M. Màn hình 15.6 inch HD có tấm nền IPS.
ROG 750JS và ROG 750JM
Cả 2 máy là sản phẩm mới nhất của Asus và đã được giới thiệu rất kỹ trong thời gian hiện tại nhất là trong đợi Asus Expo vừa qua.
Nếu nói hơi khoa trương có lẽ đây là bộ đôi khiến Asus tự hào nhất cho đến thời điểm hiện tại, máy không những sỡ cấu hình lý tưởng mà cũng mang một thiết kế cực ngầu với phong cách thiết kế dựa trên ý tưởng máy bay chiến đấu phù hợp với game thủ.
Rog 750JS
Rog 750JM
Card đồ họa cao cấp GTX 860M
Điểm mạnh
Cấu hình cực khủng
Bàn phím thiết kế giãn và hợp thành khối
chất lượng màn hình tốt
Điểm yếu
Nặng 4.8kg, trọng lượng của cả 2 khiến người dùng cần phải cân nhắc
Vài thông tin về một số laptop gaming của Asus
Thảo luận trong 'Thông tin - Kiến thức tổng quan' bắt đầu bởi dongquangdo, 17/10/14.
Bình luận
Thảo luận trong 'Thông tin - Kiến thức tổng quan' bắt đầu bởi dongquangdo, 17/10/14.