HOT [Guide] Intel Chipset H81-B85-H97-Z97 – Bạn sẽ chọn ai? - Kỳ 2 và hết: Thử nghiệm cùng Pentium G3258

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi umbrella_corp, 15/5/15.

By umbrella_corp on 15/5/15 lúc 22:09
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    1_2.jpg
    I - Lời nói đầu


    Pentium G3258 - CPU đầu tiên và cũng là duy nhất vào thời điểm hiện tại thuộc dòng Pentium nền tảng Haswell Refresh được Intel mở khóa ép xung. Khi nghe đến CPU mở khóa ép xung, bạn đọc sẽ nghĩ rằng chắc chắn giá của CPU dạng này sẽ không phải là dạng rẻ tiền đâu, nhưng với G3258 thì ngược lại khi nó chỉ bán với giá $70 tại thị trường nước ngoài và tầm 1.4-1.5 triệu tại Việt Nam. Sở dĩ G3258 có giá rẻ như vậy là do năm sản xuất của chiếc CPU này tức năm 2014 trùng vào dịp kỉ niệm 20 năm dòng vi xử lý Pentium được Intel tung ra thị trường, và cái giá rẻ bất ngờ của G3258 chính là sự tri ân khách hàng của Intel vì đã tin dùng dòng sản phẩm Pentium trong suốt 20 năm qua.

    Tất nhiên đi cặp cùng G3258 chắc chắn sẽ là các bo mạch chủ Z97 giá rẻ nếu chiếu theo concept của Intel là chỉ có bo mạch chủ nền tảng chipset Z97 mới hỗ trợ ép xung CPU. Tuy nhiên, như tôi đã có nhắc ở kỳ trước, các hãng sản xuất bo mạch chủ lớn trên thế giới như ASUS, MSI và Gigabyte đã lần lượt cập nhật các bản BIOS cho các bo mạch chủ nền tảng H97, B85 và H81 để có thể ép xung CPU như các bo mạch chủ Z97. Vì thế, khách hàng chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn về bo mạch chủ hơn để kết hợp cùng G3258 chứ không gói gọn trong phân khúc chipset Z97. Hãy nhớ rằng, các hãng sản xuất bo mạch chủ chỉ mở khóa phần ép xung CPU thôi và các tính năng đặc trưng riêng cho từng chipset vẫn được giữ nguyên theo concept của Intel.

    [​IMG]

    Trong kỳ 2 của bài viết này, tôi sẽ thử nghiệm CPU G3258 trên các bo mạch chủ H81, B85, H97 và Z97 với phương pháp test như kỳ trước. Trước khi đi vào thử nghiệm, tôi và độc giả hãy cùng xem xét qua thông số cấu hình của bộ vi xử lý này.

    [​IMG]
    Thông số cấu hình Pentium G3258. Ảnh: Intel.

    Có rất nhiều thông số ở đây, tuy nhiên tôi chỉ nhấn mạnh một vài thông số đáng chú ý ở CPU này nhằm giúp độc giả không có thời gian xem xét cấu hình có thể nắm được một cách cơ bản nhất về Pentium G3258.

    Đầu tiên là về dung lượng cache đệm L3, G3258 chỉ có 3MB L3 Cache, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian xử lý tác vụ của CPU. Kế đến là tập lệnh CPU hỗ trợ không có AVX 2.0, qua đó chúng ta sẽ không chạy được các ứng dụng ưu tiên tập lệnh này như game GRID Autosport nằm trong danh sách phần mềm thử nghiệm của tôi.

    Tiếp theo là thông số rất quan trọng là số nhân và luồng hỗ trợ, G3258 là CPU có 2 nhân vật lý và 2 luồng có hỗ trợ xử lý tác vụ đa luồng và không có siêu phân luồng (HyperThreading). Cấu hình của nó tương đương với hầu hết các CPU Intel Core i3 có giá tiền đắt hơn và xung nhịp cao hơn. Điều đặc biệt là CPU này cho phép ép xung nên tôi dám chắc G3258 sẽ là một sát thủ tiềm tàng cho các vi xử lý Core i3 nếu chỉ xét trên hiệu năng sau khi đã ép xung cao hơn hoặc bằng 4GHz (theo tôi được biết thì hiện tại vẫn chưa có CPU Core i3 nào có xung nhịp mặc định từ 4GHz trở lên).

    Phần kế tiếp cũng quan trọng không kém chính là tần số bộ nhớ (bus) RAM hỗ trợ. G3258 theo đặc tả chi tiết của Intel thì nó chỉ hỗ trợ bus RAM là 1333MHz. Tuy nhiên thông qua động tác cập nhật BIOS từ hãng sản xuất bo mạch chủ, chúng ta sẽ có thể chạy bus RAM cao hơn là 1400MHz (hiện tại tôi chỉ có thể xác nhận các bo mạch chủ ASUS làm được điều này, còn MSI và Gigabyte thì tôi chưa có thông tin xác thực nào cả.). Chưa hết, liên quan đến các khe cắm mở rộng PCI Express thì G3258 có tổng cộng 16 lanes băng thông dành cho các khe cắm này, tương đương với CPU đầu bảng socket 1150 là i7-4790K. Nghĩa là CPU này cũng sẽ có khả năng chơi chế độ đa card khi được lắp vào bo mạch chủ Z97 do chipset Z97 có khả năng phân luồng số lanes cho chế độ đa card. Card đồ họa khi gắn vào khe PCI Express đầu tiên của các bo mạch chủ Z97, H97 và B85 kết hợp với CPU G3258 sẽ chạy phiên bản PCI Express 3.0 còn riêng với chipset H81 thì chỉ là PCI Express 2.0. Liệu PCIe 3.0 và 2.0 có khác biệt nhiều khi thực nghiệm bằng phần mềm test và game? Hãy chờ phần kết quả thử nghiệm ở dưới bài viết.

    Đó là kết thúc phần lưu ý về các thông số của Pentium G3258. Tiếp theo sẽ là phần "Cấu hình thử nghiệm"
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/15

Bình luận

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi umbrella_corp, 15/5/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II - Cấu hình thử nghiệm

      Cũng như kỳ trước, các thành phần linh kiện khác ngoài CPU, RAM và VGA đều được giữ nguyên trạng. Riêng về linh kiện RAM, do giới hạn của CPU G3258 chỉ tương thích với mức xung bus 1333-1400MHz nên tôi sẽ set mức xung bus RAM 1400MHz cho cả hai trường hợp test hệ thống mặc định và ép xung.

      Dưới đây là cấu hình chi tiết, 4 bo mạch chủ đại diện cho 4 chipset H81, B85, H97 và Z97 sẽ là H81M-D, B85-Vanguard, H97-Pro và Z97 Maximus VII Gene từ ASUS.

      [​IMG]
      Chân thành cám ơn các đối tác ASUS, Intel, Kingston và Corsair đã giúp chúng tôi thực hiện bài viết này.

      Lưu ý: Tôi thay đổi hệ điều hành từ Windows 8.1 Pro sang Windows 7 Ultimate SP1 là vì sau nhiều thử nghiệm ép xung G3258 thì Windows 8.1 Pro bị lỗi liên tục khi boot win mà khi chuyển qua Windows 7 Ultimate SP1 thì không xuất hiện lỗi nữa.
      Chỉnh sửa cuối: 17/5/15
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Các bài test hiệu năng và kết quả

      Các bài test cũng tương tự như kỳ trước và nếu bạn không muốn phải sang topic kia để xem thì tôi có liệt kê ngay dưới đây luôn:
      Round 1: Test lấy kết quả khi xung nhịp CPU G3258 được để mặc định 3.2GHz.

      Khi CPU G3258 được set xung nhịp mặc định 3.2GHz thì gần như không có sự khác biệt quá lớn về hiệu năng trong các bài test benchmark giữa các bo mạch chủ. Chuyển qua phần test game, chúng ta cũng chỉ thấy đôi chút sự khác biệt về số khung hình trên giây (FPS) giữa các bo mạch chủ thể hiện ở game Tomb Raider 2014 và GRID Autosport khi Z97 Maximus VII Gene là bo mạch chủ có FPS thể hiện cao nhất. Tuy nhiên ở game Metro Last Light, các bo mạch chủ đều cho ra kết quả tương đương nhau hoàn toàn. Qua đây tôi có thể nói là vai trò của VGA vẫn được đề cao trong các bài test game và CPU chỉ đóng vai phụ trong việc hỗ trợ VGA xử lý game. Tất nhiên ngoại trừ các game thuần túy ưu tiên sử dụng CPU như game chiến lược thời gian thực (RTS) hay game hành động tự do nhiều đối tượng (sandbox).

      Round 2: Test lấy kết quả khi xung nhịp CPU G3258 được ép xung lên các mức 4.0GHz, 4.2GHz, 4.4GHz và 4.7GHz trên các bo mạch chủ lần lượt H81M-D, B85-Vanguard, H97-Pro và Z97 Maximus VII Gene.

      Lý do cho phần test này, CPU có xung nhịp không đều nhau là vì khả năng ép xung của từng bo mạch chủ có điểm hạn chế riêng biệt về linh kiện phần cứng cấp nguồn CPU như số pha nguồn, MOSFET cũng như khả năng tản nhiệt của các linh kiện. Vì thế đấy là những mức xung mà từng bo mạch chủ có thể chạy được an toàn cũng như ổn định khi ép xung. Đấy cũng là điểm mấu chốt quyết định đến hiệu năng cũng như nhằm phân khúc thị trường của ASUS.

      Như các bạn đã thấy, Maximus VII Gene đã chứng tỏ vì sao nền tảng Z97 luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi người dùng có nhu cầu ép xung. Với lợi thế về dàn phase cấp nguồn, MOSFET cũng như tản nhiệt VRM tốt, Maximus VII Gene không khó khăn gì để hạ gục các bo mạch chủ còn lại với mức xung cao ngất ngưỡng 4.7GHz mà các bo mạch chủ kia không thể với tới được trên các bài test hiệu năng benchmark. Vì thế ở phần test ép xung, có lẽ tôi nên loại Maximus VII Gene với xung 4.7GHz sang một bên, để hướng sự chú ý về 3 bo mạch chủ còn lại là H81M-D, B85-Vanguard và H97-Pro.

      Với các mức xung nhịp lần lượt 4.0GHz, 4.2GHz và 4.4GHz, nhìn sang các bảng so sánh hiệu năng benchmark thì gần như cách biệt về hiệu năng giữa H81M-D, B85-Vanguard và H97-Pro là không quá rõ rệt. Điển hình là hiệu năng benchmark RAM và Cache thì phần chênh lệch giữa các bo mạch chủ với nhau chỉ là vài trăm đơn vị, hay như điểm Cinebench 2 phiên bản thì sự chênh lệch gần như là không đáng kể, Passmark Performance Test cả bo mạch chủ đều thể hiện kết quả gần như tương đương và không cách biệt rõ ràng khi so với Maximus VII Gene.

      Tuy nhiên nếu xét trên các benchmark lấy tiêu chí thời gian để quyết định tính thắng thua thì ở bảng hiệu năng xử lý CPU (CPU Processing Time) thì tất nhiên H81M-D có kết quả bất lợi nhất khi thời gian xử lý các tác vụ kém nhất so với các bo mạch chủ còn lại đặc biệt là render Vray. Đấy cũng là kết quả hợp lý bởi các bài test này thường sử dụng tối đa sức mạnh của CPU để xử lý và CPU nào có xung nhịp cao hơn sẽ càng xử lý nhanh hơn. Vì thế, H81M-D đuối nhất cũng không có gì lạ do khả năng của nó chỉ có thể chạy G3258 mức 4.0GHz là tối ưu.

      Xét đến game, phần ép xung vẫn cho thấy năng lực xử lý VGA vẫn được ưu tiên hơn thể hiện ở game Tomb Raider và Metro Last Light khi các kết quả cho thấy sự tương đồng về số FPS ngay cả khi G3258 được chạy ở các mức xung nhịp khác nhau. Tuy nhiên ở game GRID Autosport thì ngay lập tức chúng ta có thể thấy sự khác biệt đến từ xung nhịp CPU khi khoảng chênh lệch 0.7GHz từ H81M-D đến Z97 Maximus VII Gene đã phát huy hiệu quả như thế nào khi nó giúp hiệu năng game tăng thêm được 6FPS (72-78).
      Chỉnh sửa cuối: 17/5/15
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Lời kết

      Sau khi xem xong hai kỳ của bài viết, tôi nghĩ các bạn độc giả cũng có cái nhìn và quyết định cho riêng mình về các bo mạch chủ nền tảng chipset mà tôi đã nêu trong bài.

      Ở kỳ 1, bo mạch chủ chipset H81 rẻ tiền H81M-D đã cho chúng ta thấy cái gọi là "nhỏ mà có võ" khi nó thuộc thế hệ chipset bị cắt bỏ rất nhiều tính năng so với các đàn anh khác như B85, H97 và Z97 nhưng khi được kết hợp cùng vi xử lý đầu bảng của nền tảng Haswell là i7-4790K thì hiệu năng của nó thực sự không kém so với 3 chipset còn lại. Thậm chí, có vài bài test H81M-D có điểm số cao hơn phần còn lại. Vì thế đừng bao giờ xem thường khả năng của chipset H81 dù nó được Intel đưa vào phân khúc rẻ tiền.

      Chipset B85, H97 về cơ bản là 2 chipset có cấu hình gần như y hệt nhau chỉ khác về mục đích thiết kế. Nếu như B85 thiên về giới người dùng văn phòng đề cao tính ổn định và giới doanh nghiệp nhỏ quan tâm đến tính bảo mật hệ thống nhờ vào chức năng Intel SBA (Small Business Advantage), thì với chipset H97, tính giải trí đa phương tiện, độ ổn định cao cũng như khả năng mở rộng bộ nhớ lưu trữ với sự xuất hiện khe SSD M.2 và khe SATA Express là những tính năng ưu tiên hàng đầu. Nói thì vậy nhưng khi test hiệu năng, gần như cả hai chipset đều tương đồng nhau về thực lực.

      Chipset Z97 thì lại khác, tuy về cấu hình gần như tương đồng với H97, nhưng mục đích thiết kế của Z97 không chỉ thiên về giải trí đa phương tiện mà quan trọng hơn đó chính là khả năng ép xung cũng như hỗ trợ tối đa cho các cấu hình đa card đồ họa SLI hay CF. Cũng như H97, Z97 cũng hỗ trợ khe M.2 dành cho các SSD thế hệ mới. Tuy nhiên hầu hết các bo mạch chủ sử dụng chipset này thường tích hợp khe M.2 chuẩn PCIe nhiều hơn để tăng cường hiệu năng hoạt động cho SSD M.2 và không hỗ trợ M.2 chuẩn SATA, và Z97 cũng kèm luôn cả khe SATA Express dù hiện tại tôi vẫn chưa thấy một thiết bị nào sử dụng khe SATA Express xuất hiện trên thị trường cả.

      Đặc biệt ở cả 4 bo mạch chủ này về khả năng chơi game trước và sau khi ép xung, các kết quả benchmark từ Tomb Raider 2014, GRID Autosport hay Metro Last Light đều không cho thấy bất kì sự chênh lệch nào về số khung hình trên giây (FPS). Vì lẽ đó, tôi cho rằng vai trò của VGA đã lấn át hoàn toàn với CPU trong các bài test game với i7-4790K. Tất nhiên vẫn có vài đâù game ưu tiên sử dụng CPU như game RTS hay sandbox, nhưng số lượng game như vậy vẫn không nhiều so với những game ưu tiên dùng GPU.

      Ở kỳ 2 và cũng là kỳ cuối, tôi thử nghiệm các bo mạch chủ của 4 nền tảng chipset H81, B85, H97 và Z97 trên CPU dòng Pentium G3258 giá rẻ. Kết quả khi test xung nhịp mặc định gần như 4 bo mạch chủ đại diện cho từng chipset không có sự khác biệt nào về hiệu năng. Tuy nhiên khi ép xung, H81M-D đã lộ rõ những hạn chế về mặt linh kiện cấp nguồn CPU qua đó hụt hơi dần so với 3 bo mạch chủ còn lại do mức xung ép không cao bằng.

      B85 và H97 tuy khả năng ép xung cũng tương đối khá nhưng tuyệt nhiên không thể so sánh với Z97. Đó là lý do vì sao Z97 luôn giành chiến thắng khi nói đến hiệu năng sau khi ép xung so với 2 chipset kia. Xét đến B85 và H97, mức chênh lệch hiệu năng ép xung vẫn không thực sự rõ ràng thể hiện ở rất nhiều bài test benchmark.

      Điểm khác biệt thực sự chỉ đến khi qua đến bài test game. Đối với Tomb Raider 2014 và Metro Last Light, chúng ta vẫn chưa thấy sự khác biệt thì GRID Autosport lại là chuyện khác. Z97 tỏ rõ sự vượt trội của mình khi nó hơn H81 đến 6FPS và B85 theo sau và H97 thì tương đương. Tuy nhiên nếu chỉ vậy mà bạn cho rằng khả năng chơi game của H97 là tương đương Z97, thì bạn nói đúng tuy nhiên chỉ đúng trong trường hợp chạy hệ thống đơn card đồ họa, vì Z97 có khả năng phân luồng băng thông PCI Express để dùng cho các hệ thống đa card còn H97 thì không.

      Tóm lại, qua bài viết này, tôi chỉ có vài lời khuyên cho các bạn độc giả đang có ý định lắp ráp hệ thống mới phục vụ chơi game nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng làm việc nặng cao thì nên cân nhắc combo H81/B85 + i7-4790K hơn là H97/Z97 + i7-4790K vì giá thành đầu tư rẻ hơn do bo mạch chủ H81 không có giá thành đắt còn tiền dư chúng ta đập thẳng vào VGA cao cấp hơn. Nếu không có nhiều tiền đầu tư i7-4790K, G3258 vẫn là sự lựa chọn đáng giá hơn là chọn các CPU i3 giá rẻ nhờ vào khả năng ép xung cũng như cấu hình 2 nhân 2 luồng như i3. Với CPU G3258, combo đẹp nhất sẽ là G3258 + B85, vì hiệu năng mặc định cũng như ép xung cũng không thua sút quá nhiều so với chipset cao cấp hơn là H97 và nó cũng chỉ chịu thua hẳn so với chipset cao cấp nhất là Z97. Chưa hết, các bo mạch chủ B85 luôn có giá dễ chịu hơn so với H97 và Z97, vì thế combo giá rẻ G3258 + B85 là thực sự phù hợp, còn phần tiền còn lại chúng ta sẽ đầu tư nhiều vào VGA hơn.

      Đấy là nhận xét cuối cùng của tôi về khả năng của các bo mạch chủ thế hệ chipset H81, B85, H97 và Z97. Còn các bạn thì sao?
      Chỉnh sửa cuối: 17/5/15
    4. Tot
      Tot
      lau qua gio moi co
    5. Tot
      Tot
      em nghi nen chon z97
    6. cohay
      cohay
      mình thì sẽ chọn h81 + g3258 nếu k gắn card quá khủng, or else sẽ đi cặp B85 + g3258 để trừ hao băng thông cho VGA về sau nếu có nâng cấp VD GTX960 hehehe
    7. thaithanhcc
      thaithanhcc
      cùng ý kiến với bạn
    8. 37925465
      37925465
      ep xung xong test bằng game thì không ổn đâu không phản ánh được gì
    9. ranhomang654
      ranhomang654
      nếu được thì quay video lại quá trình sẽ dễ nhìn hơn đó bạn

Chia sẻ trang này