[TechReport Review] ASUS ROG Crossblade Ranger

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 11/6/15.

By umbrella_corp on 11/6/15 lúc 21:34
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    I - Lời nói đầu

    Gần đây đã có rất nhiều sản phẩm ROG nền tảng Intel Z97 và X99 xuất hiện trên thị trường, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thấy sản phẩm ROG nào nền tảng AMD ra mắt trong thời gian này? Liệu ASUS đã bỏ quên AMD rồi chăng? Tất nhiên là không, ít nhất là vào thời điểm này, khi mà chipset AMD A88X thuộc phân khúc tầm trung giá rẻ vẫn chứng minh được sự tồn tại của mình dù các chipset Intel vẫn chiếm ưu thế trên thị trường. Vì thế ASUS quyết định làm ra một bo mạch chủ ROG trên nền tảng này, và Crossblade Ranger đã ra đời.

    [​IMG]

    Trước đó chúng ta đã từng biết đến ROG với những sản phẩm hướng cao cấp đến game thủ và người dùng cấp cao sử dụng các nền tảng chipset cao cấp đến từ Intel và AMD. Riêng với Crossblade Ranger thì tôi thấy có sự lạ lùng không nhẹ khi ASUS lại sử dụng chipset trung cấp A88X của AMD để thiết kế bo mạch chủ cho dòng ROG. Tất nhiên, đó không phải là vấn đề gì quá to tát nếu như bạn sở hữu bo mạch chủ ROG nền tảng chipset trung cấp nhưng được hưởng những gì tinh túy nhất từ dòng sản phẩm này từ ngôn ngữ thiết kế, chip âm thanh cao cấp, các nút điều khiển onboard dành cho người dùng benchtable, và bộ phần mềm hỗ trợ dành cho game thủ hay giao diện BIOS thông minh.

    Chỉ với $153, Crossblade Ranger là một trong những bo mạch chủ rẻ nhất dòng ROG đồng thời bo mạch chủ này cũng đắt giá nhất trên thị trường chipset AMD A88X. Liệu Crossblade Ranger có được xem là bo mạch chủ đáng giá dành cho bạn hay không? Trước tiên chúng ta hãy xem qua về thiết kế của nó một chút.

    Crossblade Ranger đã gây ấn tượng cho tôi ngay từ lúc lấy nó ra từ hộp đựng. Nó rất cứng cáp hoàn toàn không phải như hàng giá rẻ chút nào, một phần là vì trên Ranger có đến 3 miếng tản nhiệt khá to và dày bằng kim loại với 2 miếng ở phần khu vực VRM và miếng còn lại ở phần chipset A88X. Dù độ cứng cáp không phải là thước đo hiệu năng của bo mạch chủ, nhưng chắc chắn Ranger sẽ bền hơn so với các bo mạch chủ khác thuộc series chipset A88X. Những miếng tản nhiệt được chạm khắc khá tinh xảo, bo mạch chủ được phủ đen cùng tông đỏ đen truyền thống ROG, rõ ràng rất khó để tìm được bo mạch chủ nào trên thị trường chipset A88X có thể so với Ranger về mức độ thẩm mỹ. Trên bề mặt bo mạch của Ranger chúng ta sẽ thấy có rất ít chi tiết thừa xuất hiện để giữ cho bo mạch chủ trở nên sạch sẽ và tinh tế hơn. Ranger đúng là bo mạch chủ dành cho những người dùng thùng máy có window để show hàng họ.

    [​IMG]

    Với những người thích tản nhiệt CPU to thì có thể an tâm khi lắp với Ranger. Chúng tôi đã đo đạc khoảng cách giữa các chi tiết khu vực VRM để tiện cho bạn theo dõi.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Các miếng tản nhiệt VRM khá lùn vừa đủ cho hầu hết các tản nhiệt CPU có thể lắp vào dễ dàng. Lưu ý là các bộ nhớ RAM có tản lớn có thể chạm vào phần đáy của tản CPU. Do đó bạn phải luôn chú ý điều này khi chọn lựa các linh kiện phù hợp để gắn vào Ranger.

    [​IMG]

    ASUS có thêm vào các tính năng dành cho người dùng benchtable trên Ranger bao gồm nút Power có đèn LED đỏ, nút Reset, cần gạc chế độ Slow Mode và jumper mở khóa chế độ LN2 dành cho ép xung LN2. Nút Slow Mode này chỉ dành riêng cho các tay ép xung đỉnh cao, do đó người dùng bình thường chúng ta không nên nhúng tay vào. Nút nhỏ màu đỏ bên cạnh là MemOK! giúp sửa lỗi tương thích RAM cho Ranger.

    [​IMG]

    Về khu vực cổng giao tiếp lưu trữ, Ranger có tổng cộng 8 cổng SATA III do chipset A88X điều khiển. Rất tiếc là Ranger không tích hợp khe M.2 do đó những ai đang sở hữu SSD M.2 nên mua kèm thêm adapter chuyển chuẩn PCI Express để gắn SSD M.2 lên rồi cắm adapter đó vào khe PCI Express, như SSD HyperX Predator của Kingston.

    [​IMG]

    Là bo mạch chủ size ATX, Ranger có rất nhiều khe cắm mở rộng. Các khe PCIe màu đỏ chia sẻ 16 lanes PCIe Gen3 cho nhau, nếu chạy đơn card đồ họa thì băng thông sẽ là x16 còn chạy đôi như CrossFireX sẽ là x8/x8. Rất tiếc là SLI không được hỗ trợ trên bo mạch chủ này. Khe PCIe x16 màu xám cuối cùng có 4 lanes PCIe Gen2 có thể dùng cho card đồ họa thứ 3 trong hệ thống CrossFireX 3-way. Tất cả các khe PCIe x16 đều được điều khiển bởi APU nằm trong CPU Socket FM2+. ASUS còn thêm vào 2 khe PCIe 2.0 x1 do chipset A88X quản lý và 1 cặp khe PCI truyền thống.

    [​IMG]

    Crossblade Ranger được hỗ trợ bộ xử lý âm thanh phần mềm lẫn phần cứng ASUS SupremeFX 2014. Bên dưới lớp vỏ bảo vệ chống nhiễu EMI SupremeFX là chip xử lý âm thanh Realtek ALC1150 thường thấy ở các bo mạch chủ cao cấp của ASUS ngoài ra còn có các tụ âm thanh cao cấp ELNA và cả 2 thành phần này đều được ngăn cách với phần còn lại của bo mạch chủ nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh không bị ảnh hưởng bị nhiễu tín hiệu. Chip ALC1150 trên Ranger còn tích hợp thêm cả tính năng DTS Connect và DTS Neo lần lượt cho phép Ranger có khả năng giả lập tín hiệu âm thanh 5.1 và 7.1 từ nguồn âm thanh không vòm thông qua cổng quang S/PDIF.

    Vài tính năng khác từ SupremeFX cũng hoạt động khá hiệu quả với các kết nối âm thanh front panel. Đầu tiên là SenseAmp, chức năng này sẽ tự động nhận diện tai nghe trở kháng cao hay thấp kết nối vào cổng âm thanh front panel và điều chỉnh bộ khuếch đại tích hợp nằm trong chip ALC1150 cho phù hợp. Thứ hai là SoundStage, ứng dụng nền tảng Windows có tích hợp 4 profile âm thanh dành cho game thủ và có thể được chuyển đổi qua lại bằng nút bấm trên bo mạch chủ. Ý tưởng thì rất hay nhưng vấn đề là ít ai sẵn sàng mở thùng máy chỉ để bấm nút chuyển đổi profile âm thanh như vậy cả.

    Với cảm giác nghe cá nhân của mình, SupremeFX có chất lượng âm thanh khá tương đồng với card âm thanh rời Xonar DG trên hệ thống máy làm việc của tôi. Tôi không hoàn toàn nhận ra bất kỳ khác biệt nào về chất lượng âm thanh giữa chip Realtek ALC1150 và Xonar DG. Có thể nói là ALC1150 có vẻ như tốt hơn chút xíu so với Xonar DG vốn là card âm thanh có chất lượng khá tốt. Nếu không thử nghiệm kỹ lưỡng khó có thể nói là ai hơn ai giữa ALC1150 và Xonar DG, nhưng với người dùng bình thường thì SupremeFX có chất lượng âm thanh là rất tốt rồi.

    [​IMG]

    Xem qua khu vực I/O, chúng ta sẽ có 2 cổng USB 2.0 và 2 cổng USB 3.0 do chipset A88X điều khiển. 2 cổng USB 3.0 dưới cổng mạng LAN được điều khiển bởi chip ASMedia. Nếu các cổng kết nối USB phía sau quá ít thì Ranger có các đầu header USB 3.0 và USB 2.0 front panel trên bo mạch cung cấp thêm 2 cổng USB 3.0 và 6 cổng USB 2.0 tất cả đều được điều khiển bởi chipset A88X.

    Các đầu xuất hình HDMI, DVI và VGA vẫn được hỗ trợ trên Ranger. Dù ít ai mua Ranger mà không dùng đến card đồ họa rời, nhưng cổng Display Port không xuất hiện trên Ranger là điều rất lạ. Đáng lý ra cổng VGA nên bỏ đi và thêm vào Display Port mới phải.

    Các jack cắm âm thanh đều được mạ vàng bao gồm cả cổng quang S/PDIF. Cổng PS/2 cổ điển vẫn được hỗ trợ trên Ranger để mở rộng kết nối cho các thiết bị ngoại vi. Và cuối cùng là cổng mạng LAN 1Gbps được điều khiển bởi chip Intel.

    Bạn có thấy nút BIOS nằm giữa cổng DVI và USB 3.0 không? Theo lẽ thường thì tôi sẽ nghĩ ngay tới nút clear BIOS tuy nhiên đấy lại là nút BIOS Flashback dùng để flash BIOS mù cho Ranger. Chức năng này sẽ rất hữu dụng khi bạn gắn các CPU socket FM2+ mới chưa tương thích với BIOS hiện tại của Ranger.

    [​IMG]

    ASUS đính kèm rất nhiều phụ kiện vào Ranger như 4 cáp SATA III, 1 miếng che I/O Shield được mạ nikel đen, 1 bộ sticker đánh dấu phần cứng, 1 bộ đầu ra front panel, và 1 dĩa driver. Ngoài ra bạn còn được tặng thêm cả miếng treo phòng và 1 lót chuột ROG khá đẹp mắt.
     
    :

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 11/6/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II - Giao diện BIOS và các phần mềm độc quyền

      A - Giao diện BIOS và phần mềm quản lý hệ thống

      Nếu trên các bo mạch chủ ROG nền Intel X99 hay Z97, ASUS luôn mang đến cho người dùng bộ giao diện BIOS thông minh và trực quan như thế nào thì trên Crossblade Ranger, họ cũng sẽ có những trải nghiệm như thế, đấy là điều tôi luôn tâm đắc ở các sản phẩm ROG.

      [​IMG]

      Điểm đầu tiên chúng ta cần xem qua là tab Extreme Tweaker cho phép chúng ta có thể thao tác với các thông số liên quan đến ép xung như hệ số nhân CPU và điện thế cấp, điện RAM và timing, VRM LLC. Đấy là giao diện nâng cấp, ASUS còn có giao diện EZ dành cho người dùng không chuyên có thể ép xung được. Không chỉ thừa hưởng tông màu chủ đạo đỏ đen ROG, BIOS của Ranger gần như giống hệt với BIOS của các bo mạch chủ ROG Z97 và nó có đính kèm luôn cả các tùy chọn thông minh liên quan đến điều khiển quạt làm mát và trình thuật sĩ tự động ép xung hệ thống. Hầu như các tùy chọn trên Ranger đều giống những người anh em ROG hay dòng phổ thông của ASUS bên nền tảng Intel nên bạn đọc có thể tham khảo các tùy chọn liên quan trong BIOS tại đây.

      [​IMG]

      BIOS của Ranger có vài điểm khó hiểu. Điển hình trong số đó là khả năng điều tốc quạt 3 chân (pin) và 4 pin, khi tôi gắn dây kết nối máy bơm (pump) của tản nhiệt nước CPU vào chân cắm quạt trên Ranger thì pump của tôi được ASUS điều tốc rất thiếu ổn định khiến cho việc pump luôn gây ra nhiều tiếng ồn. Và tôi phải tắt tính năng điều tốc trên chấu cắm quạt kết nối pump đi thì tình trạng này mới chấm dứt. Tôi có hỏi ASUS thì họ trả lời rằng việc tôi tắt đi tính năng điều tốc khi cắm pump tản nhiệt nước là việc đúng đắn, tuy nhiên sẽ hay hơn nếu ASUS cảnh báo điều này trên sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ Ranger.

      Một điểm hạn chế nữa gặp trên Ranger chính là việc bộ kit RAM DDR3 của tôi khi gắn trên Ranger có thông số xung nhịp, timing và điện thế lần lượt là 1600MHz, 9-9-9-24, 1.5V theo SPD. Các cây RAM này được Ranger set điện thế lên đến 1.65V khiến tôi phải tự điều chỉnh lại điện cấp trong BIOS. Động tác này luôn lặp đi lặp lại mỗi lần tôi clear BIOS.

      ASUS nói rằng các thanh RAM hợp chuẩn cho nền tảng Intel có thể sẽ không ổn định cùng một mức điện thế, timing khi sử dụng trên nền tảng AMD vì thế bo mạch chủ của họ phải thêm vào vài mV điện để đảm bảo hệ thống có thể boot được. Việc này khá phiền phức nhưng cũng dễ hiểu. Người dùng cần phải tham khảo qua danh sách các bộ RAM được chuẩn hóa để chạy trên bo mạch chủ Crossblade Ranger tại đây.

      [​IMG]

      Cũng như bộ BIOS, ASUS cũng sử dụng lại bộ phần mềm quản lý AiSuite 3 tông ROG trên các nền tảng Intel qua cho Crossblade Ranger. Bộ phần mềm này sẽ mang các tính năng ép xung vốn có trên BIOS lên nền tảng Windows cũng như tính năng điều khiển quạt, VRM và các thông số liên quan đến tính năng tiết kiệm điện. Bạn cũng có thể quản lý các tính năng khác của bộ phần mềm AiSuite như cập nhật BIOS, sạc nhanh qua cổng USB, đẩy thông tin thông báo trạng thái máy tính đến thiết bị di động Android.

      Quan trọng nhất, AiSuite có tính năng tự động ép xung tối ưu hệ thống được ASUS gọi là 5-way Optimization. Tính năng này giống như cái tên của nó làm nhiệm vụ ép xung CPU, test độ ổn định bộ nhớ RAM, tạo profile hệ thống tiết kiệm điện, đo đạc tốc độ quạt để sử dụng quạt cho từng tình trạng của hệ thống hợp lý hơn, và cấu hình VRM LLC cho phù hợp. Với những người dùng không chuyên thì tính năng tự động ép xung này rất hữu ích tuy nhiên lại không mang tính ổn định lâu dài, chúng ta sẽ được thấy điều này ở phần ép xung bên dưới bài viết.

      B - Các phần mềm hỗ trợ game thủ

      Các bo mạch chủ ROG luôn có những tính năng dành cho game thủ nhằm tăng tính trải nghiệm chơi game cho người dùng.

      Vài tính năng trong đó tỏ ra rất hiệu quả. KeyBot là một ví dụ, hoạt động với một chip nhớ độc lập, KeyBot giúp người dùng tạo các phím macro và media cho bất kỳ bàn phím loại nào. Bộ âm thanh SupremeFX có thể tự động điều chỉnh âm lượng microphone để bạn không bị điếc tạm thời gây ảnh hưởng đến đồng đội của mình khi bị ăn lựu đạn, và nó cũng có tích hợp chức nặng hạ tiếng ồn ngay trên microphone với các tai nghe chơi game không tích hợp sẵn tính năng này. Ứng dụng GameFirst III có thể quản lý QoS trên băng thông mạng nhà bạn để đảm bảo các ứng dụng ngầm không gây ảnh hưởng đến ping khi chơi game online.

      [​IMG]

      Hai tính năng Sonic Radar II và Sonic Studio thuộc bộ âm thanh SupremeFX khiến tôi khá thất vọng. Sonic Radar II là một radar hiển thị hướng tiếng súng và các tiếng động khác trong game. Sonic Studio là tập hợp các hiệu ứng âm thanh tương ứng với các profile âm thanh trong panel điều khiển của card sound Realtek giúp tối ưu hóa trải nghiệm chơi game và nghe nhạc. Sonic Radar II thì thú vị đó nhưng tôi thấy nó gây mất tập trung khi chơi game hơn là dùng tai để xác định hướng súng nổ. Tôi cũng đã dùng qua nhiều lần các profile âm thanh trên Sonic Studio nhưng đa phần đều mang đến trải nghiệm tồi tệ nên khi chơi game hay nghe nhạc tôi đều tắt nó đi.

      C - Khả năng ép xung

      Để thử tính năng tự động ép xung, tôi sử dụng CPU A10-7850K trên Ranger. Để đảm bảo khả năng làm mát kém là yếu tố ảnh hưởng đến ép xung CPU, tôi sử dụng bộ tản nước Cooler Master Nepton 120XL.

      Tính năng tự động ép xung trên bộ phần mềm AiSuite trải qua nhiều bước, bước đầu là tăng hệ số nhân CPU lên mức cao nhất có thể ổn định được với mức điện thế và base clock mặc định. Một khi ứng dụng đẩy hệ số nhân lên quá cao, hệ thống tự động reset, và ứng dụng bắt đầu tăng điện thế và giá trị base clock (ASUS gọi là APU Frequency). Cuối cùng AiSuite đã ép xung ổn định mức CPU 4.368GHz sử dụng hệ số nhân 42x, base clock 104MHz và điện thế 1.475V. Tuy nhiên hệ thống luôn bị crash và reset ngay cả khi đang nghỉ. Tôi nghĩ là cho dù có thử nhiều lần tự động ép xung thì tình trạng này cũng sẽ lặp lại nhiều lần.

      [​IMG]

      Do đó tôi buộc phải ép xung CPU bằng tay trên Ranger. Tôi đã ép xung thành công A10-7850K mà không gặp vấn đề gì với mức xung lên 4.6GHz và mức điện thế 1.475V và không đụng chạm gì đến thông số base clock.

      Tôi thấy ngạc nhiên khi mà tính năng tự động ép xung trên Ranger lại không ổn định với CPU A10-7850K so với các bo mạch chủ ASUS khác thuộc nền tảng Intel. Với A10-7850K, có vẻ như tình trạng base clock không ổn định của nó cũng phần nào ảnh hưởng đến tính năng tự động ép xung. Nhưng ít ra là với BIOS trực quan thông minh của mình, Ranger cũng giúp tôi ép xung CPU này mà không gặp trở ngại gì. Dù sao tôi cũng tiếc khi mà tính năng tự động ép xung trên bo mạch chủ này lại không ổn định được.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Cấu hình thử nghiệm và phương pháp test

      Đây là cấu hình thử nghiệm chi tiết Crossblade Ranger:

      1.png

      Phương pháp test

      [​IMG]

      Chúng tôi thiết lập tùy chỉnh hệ thống khi thử nghiệm như sau:

      2.png
      Cám ơn các đối tác ASUS, Cooler Master, Kingston, và AMD đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.

      Các ứng dụng được sử dụng để test bao gồm:
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Lời kết

      Crossblade Ranger là bo mạch chủ cao cấp nhất thuộc nền tảng AMD A88X của ASUS. Nó cũng là bo mạch chủ socket FM2+ duy nhất thuộc series ROG. Với bản chất như vậy, tôi rất tò mò muốn biết liệu Ranger có đáng tiền hay không.

      [​IMG]

      Cũng như máy móc, Ranger cũng có vài chi tiết lỗi vặt khá lạ kỳ. Đầu tiên là tính năng tự động ép xung của Ranger lại cho mức xung không ổn định với CPU của tôi. Ranger cũng không hoạt động tốt với pump tản nhiệt nước của tôi do phần thiết lập bên trong BIOS. Còn với RAM thì dù chạy theo thông số SPD chuẩn từ NSX nhưng Ranger lại tự động đẩy mức điện thế lên cao khi chạy mặc định. ASUS có lý của họ khi làm điều này, tuy nhiên tôi không thực sự hài lòng lắm với tùy chỉnh về RAM như vậy cho lắm.

      Một điều nữa cần phải nói đến là cái giá $153 của Ranger. Các bo mạch chủ cao cấp của các hãng khác nền tảng AMD A88X rẻ hơn kha khá so với Ranger và cũng không thua kém quá xa so với bo mạch chủ này. Ngay chính mẫu A88X-Pro của ASUS dù sử dụng BIOS cũ hơn nhưng nó có thêm các cổng kết nối phụ và rẻ hơn $30 so với Ranger. Bên phía MSI, họ cũng có mẫu A88X-G45 Gaming làm đối trọng với Ranger với cái giá rẻ hơn $30 tới $40 so với đối thủ, tất nhiên khi mua các bo mạch chủ này thì bạn sẽ không có cơ hội dùng bộ phần mềm độc quyền của ROG.

      Dù giá bán cao và vài hạt sạn nhỏ nhưng Crossblade Ranger không hẳn là một sản phẩm bom tạ vì nó vẫn mang đến những trải nghiệm tốt cho người dùng. Hệ thống âm thanh onboard của nó theo cảm nhận của tôi nó vẫn có thể so sánh với card âm thanh rời tầm thấp ASUS Xonar DG. Nền tảng BIOS và các phần mềm hỗ trợ nền Windows trên Ranger vẫn thuộc hàng đỉnh về độ thông minh, tin cậy và thân thiện với người dùng. Chưa kể, Ranger còn có các chức năng độc quyền của ROG rất hữu dụng ví dụ như KeyBot. Chức năng điều khiển quạt của Ranger vẫn là hàng đầu khi so với các sản phẩm khác mà tôi từng trải nghiệm. Và trên tất cả, tôi rất thích ngôn ngữ thiết kế cũng như bề mặt bo mạch sạch sẽ của Ranger. Tùy theo cảm nhận mỗi người, nhưng với tôi, Ranger vẫn là bo mạch chủ đắt giá dù nó chỉ là bo mạch chủ giá rẻ nhất thuộc dòng sản phẩm ROG.

      Nếu bạn là fan cuồng AMD cũng như series sản phẩm ROG thì Ranger rõ ràng là một bo mạch chủ xứng đáng nằm trên hệ thống của bạn.

      Nguồn: TechReport
    4. giaqua
      giaqua
      con này nhìn đẹp ta
    5. quiyeu
      quiyeu
      chạy card đơn được băng thông 16x là ngon lắm rồi đó
    6. motngay
      motngay
      con này ép tay thì ngon chứ cần gì ép tự động, thế kia cơ mà
    7. metmoi
      metmoi
      socket FM2 được sử dụng mới đây thôi phải không ta
    8. anhnoi
      anhnoi
      cũng lâu rồi vào năm 2012 lận
    9. thatra
      thatra
      cái kết nối front panel là gì thế?????

Chia sẻ trang này