[Guide] Hướng dẫn ép xung tần số màn hình máy tính - Phần 2

Thảo luận trong 'Phần cứng chung - General Hardware' bắt đầu bởi umbrella_corp, 22/7/15.

By umbrella_corp on 22/7/15 lúc 22:46
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Ở phần 2 này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để ép xung tần số quét màn hình khi sử dụng card AMD. Và để cho nhanh thì tôi sẽ sử dụng màn hình ASUS VG236H từng xuất hiện ở phần 1, và card đồ họa sử dụng là PowerColor Radeon HD 7850 2GB GDDR5 V2 được người quen cho mượn. Các thành phần linh kiện còn lại như bo mạch chủ, RAM,... được tái sử dụng lại, chi tiết như sau:

    [​IMG]
    PowerColor Radeon HD 7850 2GB GDDR5 V2.

    Thành phần được bôi đỏ là những thứ sẽ xuất hiện ở bài viết này và không có mặt ở phần trước đó.

    new-nvidia-3d-vision-kit.jpg
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 22/9/16

Bình luận

Thảo luận trong 'Phần cứng chung - General Hardware' bắt đầu bởi umbrella_corp, 22/7/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Hướng dẫn ép xung tần số quét màn hình:

      Trước tiên chúng ta hãy kiểm tra xem màn hình của mình đã chạy ở độ phân giải tối đa cùng tần số quét phù hợp cho độ phân giải đó chưa. Với màn VG236H của tôi thì nó đang chạy độ phân giải 1920x1080 và tần số quét 60Hz (ghi tắt là 1080p@60Hz).

      2.png

      Làm theo các bước 1,2,3 để kiểm tra độ phân giải cũng như tần số quét đang chạy của màn hình.
      Hãy nhớ rằng ép xung tần số màn hình trên card AMD có hơi khác một chút so với card NVIDIA. Vì phần ép xung này được tích hợp trong Control Panel bên phía card NVIDIA và card AMD không có được điều tương tự, nên buộc chúng ta phải dùng phần mềm bên thứ ba để ép xung tần số màn hình. Phần mềm đó là Custom Resolutions Utility gọi tắt là CRU và tôi có dẫn link download bên Linustechtips qua đây: https://docs.google.com/file/d/0ByvG-UAyk_VzRXBKQ05lN2t6WkU/edit?usp=sharing

      Sau khi down về và mở CRU bằng quyền admin thì chúng ta có giao diện chương trình như sau:

      3.png

      Đầu tiên bạn hãy kiểm tra xem chỗ số 1 xổ xuống có hiện lên một số màn hình nào khác ngoài màn hình chính đang sử dụng trong trạng thái active không. Nếu có thì hãy chọn vào màn hình đó và click Delete ở bên phải giao diện chương trình. Nói chung bạn phải đảm bảo là trong khung xổ ra đó chỉ có duy nhất màn hình mà bạn đang muốn ép xung tần số và được báo là đang active như trên hình.

      4.png

      Kế tiếp chúng ta nhấn nút Add và xuất hiện một cửa sổ làm việc mới. Đây là cửa sổ mà chúng ta sẽ tạo độ phân giải màn hình cũng như áp đặt tần số quét mới cho nó. Kiểm tra phần timing, phần này chúng ta hãy chọn mục Automatic - LCD Standard vì chúng ta đang tiến hành ép xung tần số cho màn hình LCD vi tính mà.

      5.png

      Sau khi chọn phần Timing như trên thì tất cả các thông số timing ở dưới đều được tô xám vì chúng đã được tự động thiết lập và nhiệm vụ của chúng ta chỉ còn là điền thông số độ phân giải và tần số quét màn hình lên mà thôi. Cũng như ép xung tần số quét bên card NVIDIA, chúng ta hãy lên từ từ mỗi lần 5Hz. Do vậy nên tôi chỉ set tần số quét ở đây là 65Hz còn độ phân giải là 1920x1080.

      6.png

      Sau khi nhấn OK ở cửa sổ trước đó, CRU sẽ trả chúng ta về cửa sổ làm việc chính và ở đây chúng ta sẽ được xem lại thông số độ phân giải cũng như tần số quét đã ép của màn hình nằm ở khung Detailed Resolutions.

      7.png
      8.png
      9.png

      Cứ tiếp tục lặp lại các bước add độ phân giải và tần số quét. Do màn hình này tôi đã tìm ra mức tần số quét cao nhất cho độ phân giải 1080p là 74Hz nên tôi đã dừng ở mức này. Sau đó chúng ta nhấn nút OK và reset máy lại để CRU tiến hành add các độ phân giải cũng như tần số quét mà chúng ta tùy chỉnh nãy giờ vào hệ thống.

      10.png

      Sau khi reset máy xong, chúng ta vào tab Monitor (cách vào chỗ này mời xem lại khúc đầu) phần tần số quét đã xuất hiện các tần số quét mới mà chúng ta đã thêm vào lúc nãy. Tất nhiên ở đây tôi sẽ chọn mức cao nhất là 74Hz và sẽ thử nghiệm với một số game như bên phần test bằng card NVIDIA. Trong trường hợp chọn tần số quét mà bạn tùy chỉnh trong phần này mà màn hình không lên thì hãy nhấn Esc để thoát ra và bắt đầu tùy chọn lại tần số quét cho phù hợp.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Các bài test game và phương pháp test

      Cách test thì tương tự như phần 1, nếu chưa rõ các bạn hãy vào lại phần 1 mà xem nhé. Phần thiết lập cấu hình cho từng game được thay đổi so với phần 1 do tôi sử dụng card HD 7850 yếu hơn hẳn so với GTX 780 Ti trước đó.

      Game test:

      Ori and the Blind Forest

      ori 2015-07-22 14-51-51-30.jpg
      ori 2015-07-22 14-55-12-63.jpg

      Sau khi chỉnh xong phần Option, tôi vào chơi game và dùng Fraps để benchmark lấy FPS trung bình của game lại.

      Mã:
      Frames: 13686 - Time: 185422ms - Avg: 73.810 - Min: 52 - Max: 77

      Game này rất nhẹ nhàng vì thế FPS trung bình luôn giữ ở mức 74 bằng đúng với tần số quét màn hình mà tôi thiết lập. Hình ảnh cực kỳ sắc nét và không bị mờ trong các pha Ori chuyển động nhanh. Một điểm lợi ích khi dùng card HD 7850 sẽ thấy mà trên GTX 780 Ti trước đó không có được đó là về độ sáng. Nếu như dùng GTX 780 Ti khi ép xung tần số màn hình sẽ dẫn đến hình ảnh trong game tối hơn chút thì qua card AMD mà cụ thể là HD 7850 thì độ sáng trong game vẫn giữ nguyên, không bị hiện tượng tối đi như card NVIDIA. Tất nhiên với nhiều người điểm này rất khó thuyết phục bởi mắt mỗi người nhận biết về độ sáng là khác nhau. Tuy nhiên với mắt tôi đã từng test ép xung màn hình trước đó với card NVIDIA thì qua card AMD rõ ràng có sự khác biệt lớn về độ sáng ingame. Với card AMD tôi không cần phải chỉnh thiết lập về độ sáng trong game nữa.

      Life is Strange

      LifeIsStrange 2015-07-22 14-58-23-03.jpg
      LifeIsStrange 2015-07-22 15-06-10-95.jpg

      Cũng như Ori, tôi cũng lấy Fraps benchmark sau khi đã thiết lập tùy chỉnh V-Sync trong Option game:

      Mã:
      Frames: 9064 - Time: 127828ms - Avg: 73.708 - Min: 54 - Max: 75

      Tới game Life is Strange, một dạng game 3D dùng Unreal Engine 3 khá nhẹ, tôi thiết lập cấu hình cao nhất cho game này dù card tôi dùng chỉ là HD 7850 cũ kỹ. Cũng như Ori, Life is Strange thể hiện model nhân vật cực kỳ sắc nét, độ sáng ingame cực tốt và không có dấu hiệu bị tối. Game này sử dụng rất nhiều hiệu ứng về hậu xử lý như độ mờ khi focus chuột vào nhân vật nào đó trên màn hình vì thế ở ảnh trên tôi focus vào nhân vật thầy giáo thì ngay lập tức những nhân vật khác liền bị mờ đi. Đấy là do hiệu ứng game chứ không phải do tần số màn hình. Và để test mờ chuyển động thì tôi cho nhân vật di chuyển nhanh thì rất ít khi xảy ra motion blur, điều mà tôi thường xuyên để ý khi để màn hình tần số quét 60Hz.

      Batman Arkham Origins

      BatmanOrigins 2015-07-22 14-45-26-11.jpg
      BatmanOrigins 2015-07-22 15-24-17-73.jpg

      Mã:
      Frames: 9634 - Time: 130859ms - Avg: 73.621 - Min: 44 - Max: 76

      Chuyển qua game nặng như Batman Arkham Origins thì tất nhiên FPS trung bình có giảm một chút nhưng vẫn giữ khá vững ở mức 74 do tôi đã thiết lập phần cấu hình vừa phải để chạy cùng card HD 7850. Tôi nhận thấy game này khi để tần số quét 74Hz và sử dụng card AMD thì hoàn toàn cho ra ảnh ingame rất đẹp, sắc nét và độ sáng cao hơn hẳn so với card NVIDIA mà cụ thể là GTX 780 Ti trước đây tôi test. Tôi không nói đến độ chi tiết mẫu vì thông số này GTX 780 Ti làm tốt hơn do được thiết lập cao hơn.

      Battlefield 4

      bf4 2015-07-22 13-07-05-58.jpg
      bf4 2015-07-22 15-32-13-24.jpg

      Mã:
      Frames: 9719 - Time: 132218ms - Avg: 72.507 - Min: 52 - Max: 77

      Với game nặng hơn Batman AO như Battlefield 4, tôi lại tiếp tục phải tùy chỉnh cấu hình xuống Medium để HD 7850 có thể chạy tốt khi bật V-Sync ở mức 74Hz. Như bạn đã thấy, Battlefield 4 thực sự rất khó để cho HD 7850 giữ được mức khung hình 74 khi V-Sync khi nó hạ bớt 1FPS, tuy nhiên nếu bỏ đi trình xem thông số MSI Afterburner hay Fraps thì rất khó để phân biệt sự khác biệt 1FPS. Hình ảnh trong game các model nhân vật hay ngoại cảnh khá sắc nét, đặc biệt với cùng một mức motion blur 50%, HD 7850 thể hiện tốt hơn GTX 780 Ti khi tôi xoay camera nhanh, cảm giác mờ chuyển động trên GTX 780 Ti vốn đã ít thấy thì qua HD 7850 gần như không có, muốn thấy rõ thì phải chỉnh mức motion blur lên đến 100%. Đối với game thủ FPS đây chính là điều họ rất cần trong các trận đấu game.

      Lời kết

      Ép xung tần số màn hình khi dùng card AMD rõ ràng là bất tiện hơn NVIDIA khi nó không tích hợp chức năng tự tạo độ phân giải và tần số quét trong Control Panel như NVIDIA. Tuy nhiên với phần mềm thứ ba CRU, card AMD có thể ép xung tần số quét màn hình dễ dàng, chưa kể CRU này cũng có thể dùng với card NVIDIA được. Phần hình ảnh thể hiện khi ép xung tần số màn hình bằng card AMD theo mắt nhìn của tôi là tốt hơn so với card NVIDIA, đặc biệt là về độ sáng ingame và mờ chuyển động. Có thể về hiệu năng, card AMD vẫn còn thua NVIDIA dài dài nhưng nói về chất lượng hình ảnh khi ép xung tần số quét màn hình thì gã không lồ xanh còn phải học tập chàng lùn áo đỏ nhiều.
    3. itlvk
      itlvk
      việc ép xung này có ảnh hưởng gì tới tuổi thọ màn hình ko thớt ơi ?
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      tất nhiên là có rồi, vấn đề là ép xung một cách hạn chế dạng như khi chơi game mới chỉnh rồi sử dụng bình thường thì tắt thì tuổi thọ màn hình ít ảnh hưởng hơn chút
    5. giaqua
      giaqua
      mới biết là màn hình cũng ép xung đ0ược, quá hay thanh chia sẽ cũa thớt nhé
    6. quiyeu
      quiyeu
      kéo bình thường màn hình 1080p là đạt 74Hz ở tầng số quét luôn kia á, khâm phục khâm phục
    7. motngay
      motngay
      wow chất lượng hình ảnh cái thiện dữ quá, một cách làm rất hay
    8. metmoi
      metmoi
      đấy là màn hình cao cấp và đang ở dạng thường chưa ép xung, đồ asus có tần số cao lắm nên khả năng nhảy hình đáng kinh ngạc
    9. anhnoi
      anhnoi
      phần mềm CRU này khá thích hợp cho dân gà mà hay tò mò nè.

Chia sẻ trang này