Nếu bạn là một game thủ, hay chí ít là một tín đồ hay chơi game, thì có lẻ bạn đã nghe qua một vài dòng máy tính dành riêng cho nhu cầu này, và thậm chí đâu đó xung quanh bạn, những người bạn của bạn đang sở hữu những chiếc máy chơi game thực thụ. Và điều gì làm nên tên tuổi cho những dòng máy này, đó chính là cấu hình. Thế hệ máy tính bao gồm rất nhiều thể loại, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Từ vui chơi, giải trí, cho tới làm việc hay chơi game, điểm đáng nói ở đây chính là tùy vào mục đích mà chiếc máy tính đó sẽ sở hữu cấu hình cũng như ngoại hình thích hợp, để phục vụ tốt cho chính nhu cầu mà chiếc máy được tạo ra. Ở đây trong bài viết này, chiếc máy tính nằm trong hạng mục mình muốn nhắc tới chính là những chiếc máy tính dành riêng cho chơi game. Nếu bạn thắc mắc vì sao mình lại chọn hạng mục này, thì xin giải đáp qua rằng : Chính là vì thế hệ máy tính này thực sự sở hữu cho mình những mức cấu hình có thể gọi là đình đám nhất. Từ CPU, cho tới dung lượng Ram, hay thậm chí là card màn hình phục vụ cho mục đích duy nhất. Nhưng thường song song với việc sở hữu những thông số kỹ thuật cao như vậy, khiến giá thành của những chiếc máy này cũng chính là điểm mà nhiều người dùng còn e dè. Nhưng nếu muốn nói qua, hay điểm lại một vài sản phẩm có mức cấu hình cao, nhưng lại có mức giá nằm trong khoảng chi phí cho phép thì mình vẫn có thể đưa ra một vài dòng sản phẩm có thể chấp nhận được. Và trong một không gian hạn hẹp, hay một bài viết nhỏ thì mình chỉ xin đưa ra một sản phẩm điển hình cho điều đang muốn nhắc tới, chính là chiếc laptop chơi game ROG GL552J. ROG GL552J vẫn tự tin khi sở hữu trên mình một thông số kỹ thuật hoàn hảo. Từ bộ CPU Intel Core i7, cho tới mức Ram lên tới 8GB hay card đồ họa mạnh mẽ GTX 950M 4GB. Đi bên cạnh ưu điểm thì điểm hạn chế từ máy không phải không có. Một trong những nhược điểm phần nào ảnh hưởng tới tín đồ game thủ, chính là việc GL552J chỉ sở hữu một lớp vỏ bọc bằng nhựa thay vì kim loại như những dòng máy chơi game khác. Máy chơi game nhưng lại có thiết kế bằng nhựa thì ắt hẳn điều ai cũng lo sợ đầu tiên chính là việc máy tản nhiệt kém, khiến thân máy trở nên nóng khi chiến game. Và đây cũng chính là điểm mà mình muốn nhắc tới trong bài viết này. Một trải nghiệm chơi game trên máy, với mục đích chính là nhằm để xem qua, dù là vỏ nhựa nhưng chiếc máy có thực sự nóng hay không. Nhưng ở đây cũng nên nhắc lại một vấn đề là Nhiệt độ nào được coi là nóng, thông thường người dùng hay dùng giác quan, chính là cảm giác qua tế bào da khi tiếp xúc máy để đánh giá máy có nóng hay không. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều người dùng sử dụng cho mình những phần mềm để xem nhiệt độ. Và thương khi máy nằm trong khoảng 80 – 90 độ C thì được xem là nóng, với khoảng 90 – 100 thì dĩ nhiên được coi là mức báo động, có thể gây hỏng hệ thống. Quay về lại với nội dung chính của bài viết là xem thử, ở những mức đồ họa cao, máy có thực sự khiến người dùng cảm thấy khó chịu vì nhiệt độ máy. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là ta sẽ dùng gì để kiểm tra ? Giải đáp câu hỏi thì ở bài viết này, mình dùng qua những trò chơi đòi hỏi cấu hình cao, gần như có thể ngốn CPU, Ram của bạn, và khiến máy tính có thể tăng đột ngột nhiệt độ khi xử lý những khoảnh khắc đồ họa hoành tráng. Bằng cách sử dụng 5 game đi từ thấp đến cao là : Metro Last Night, GRID, Crysis 3, Battlefield 4, Batman để xem thử trước và sau khi kết thúc nhiệt độ của máy sẽ ra sao. Phần mềm dùng để xem nhiệt độ mình dùng trong bài là GPU-Z nhằm đánh giá nhiệt độ GPU, HWMonitor để xem nhiệt độ toàn hệ thống. Nhiệt độ môi trường trong quá trình test theo mình thì hơi nóng một chút, có lẻ SG dạo này vào buổi trưa hơi nóng nực, nhưng có lẻ cũng không ảnh hưởng nhiều lắm tới hiệu suất. Xin nhấn mạnh là ở đây mình chỉ kiểm tra trong điều kiện bình thường, hoàn toàn không có máy lạnh hay chất tản nhiệt nào xung quanh máy. Sơ lược đã xong, chúng ta đi vào nội dung chính nhé. Nhiệt độ trời nóng nực khiến cho máy cũng không dễ chịu cho lắm, nên khi mình sử dụng một thời gian ngắn, sau vài clip hài vui, và chút lướt web giải trí thì máy xác định trong khoảng 57 độ C. Và một tựa game nhỏ, nhưng đang hu hút số lượng lớn người chơi chính là : Liên Minh Huyền Thoại, thể loại game này không đòi hỏi cấu hình cao lắm, nên mình chỉ đưa vào để đánh giá qua về đồ họa cũng như nhiệt độ chêch lệch sau khi kết thúc nhằm cho đọc giả có cái đánh giá tổng quan hơn. Cài đặt cấu hình cho máy được set ở mức cao nhất, dĩ nhiên vì đây là dòng máy game thủ mà, còn gì đam mê bằng việc chiêm ngưỡng trọn vẹn từng khoảnh khắc cùng game. Mức settings cấu hình cho game Tận hưởng những màn Combat với đồ họa sắc nét Và dĩ nhiên, mục đích chính vẫn là đánh giá nhiệt độ sau ván đấu, nên ở đây việc kiểm tra ngay lại nhiệt độ là điều cần thiết. Nhiệt độ được xem ngay sau khi ván đấu kết thúc Mức nhiệt độ vẫn nằm trong giới hạn mát của máy, trước và sau nhiệt độ chênh nhau khoảng 8 độ C, hoàn toàn không ảnh hưởng gì và ở mặt chạm để đánh giá, mình vẫn tự tin rằng máy vẫn khá mát mẻ. Khe tản nhiệt là khu vực được coi là nóng nhất trên toàn bộ máy, nóng ở đây mình muốn nói tới là nhiệt độ có phần cao hơn so với những khu vực còn lại. Metro Last Night : Một tựa game đến từ Ukraine, với quan điểm đánh giá : 9 điểm là xứng tầm. Đồ họa trong game FPS đạt khoảng 30 và giữ trong khoảng này, hoàn toàn không có sự xê dịch nhiều, màn kiểm tra cho thấy game chạy rất trơn tru, hoàn toàn không có hiện tượng giật, lag. Những màn đấu súng, bom nổ thì cảm giác cứ như một thực tế ảo vậy. Metro cấu hình dùng để chạy thử Nhiệt độ khi kết thúc với Metro Ở đây, mình nhận ra nhiệt độ của máy có sự gia tăng, nhưng thật sự vẫn không đáng kể, và thêm nữa là thân máy có ấm lên, nhưng hoàn toàn không hề hấn gì, mình vẫn cảm thấy không khó chịu chút nào. Khu vực ổ cứng nhiệt phát ra có phần hơi ấm. Metro Last Night Results Khung hình giữ mức ổn định, và kết quả thể hiện khá tốt. Số lượng FPS trung bình khá cao, gần 40 FPS. Khá lý tưởng đúng không nào. Kế tiếp là phần trải nghiệm với GRID, một tựa game đua xe. Với những cảnh quay nằm ở những góc nhìn khác nhau, có khi bạn tưởng chừng như mình đang chính là người đằng sau tay lái vậy. Với những chiếc xe tha hồ cho bạn lựa chọn để thử sức với tài lái xe của mình, biết đâu bạn sẽ trở thành một tay đua thực sự trong tương lai thì sao nhỉ !!! Khung cảnh gần như là một thế giới thực thu nhỏ Mức FPS ở trò chơi này mình đánh giá là tuyệt vời, so với Metro thì vượt hẳn hơn một khoảng khá lớn Khi nói về GIRD lại càng giữ được sự yên tâm về nhiệt độ máy hơn cả, vỏn vẹn trong khoảng 66 độ C, một mức nhiệt độ hoàn hảo mà theo cá nhân đánh giá thang điểm thì mình hoàn toàn đồng ý cho mức 9/10. Trong quá trình kiểm tra trên GRID này mình có sờ thử qua khu vực đặt ổ cứng, ổ 7200 khiến cho hệ thống sẽ náo nhiệt hơn hẳn so với 5400, nhưng bù lại bạn sẽ có được hiệu năng cao hơn hẳn là điều hiển nhiên. So về đánh giá chung, nhiệt độ tại khu vực ổ cứng không còn ấm nữa, mà vẫn giữ được độ mát tốt. Crysis 3 : Con quái vật “nắn gân” các hệ thống máy tính Như các game bên trên, ở Crysis 3 này mình vẫn thể hiện mức Settings game trước khi tiến hành kiểm tra [cener]Vào game, bạn sẽ nhập vai là một người lính chiến trường thực thụ[/center] Kết quả cho ra một file doc thể hiện quá trình kiểm tr, bao gồm tổng Frame, mức trung bình, min, max : Frames: 4633 - Time: 173750ms - Avg: 26.665 - Min: 17 - Max: 42 Crisis 3, tựa game ngốn nhiệt độ nhất, suy cho cùng khoảng 74 độ C được cho là cao nhất trong loạt game minh thử nghiệm qua, ở khoảng này lớp vỏ của máy có sự ấm lên trông thấy, và cũng dễ dàng nhận ra khi bạn đặt tay lên lớp vỏ thân máy. Nhưng sự ấm lên này mình vẫn không lo lắng, vì từ ấm ở đây mình muốn nhắc tới chứ không phải là từ nóng. Còn nếu dùng từ nóng ở đây có thể kể đến là khe tản nhiệt, nơi tập trung toàn bộ lưu lượng hơi nóng chảy qua, mà có vẻ nóng thật. Qua đó có thể thấy, máy vẫn ổn định nhiệt độ một cách hoàn hảo bất chấp lớp vỏ không phải là kim loại. Battlefield 4 : Bạn là game thủ đừng nên bỏ qua trải nghiệm này Nhiệt độ sau khi chạy Battlfield 4 71 độ C, không gọi là quá nóng, điều quan trọng là game chơi rất ổn, cũng như những game đã trải nghiệm bên trên. Battlefield 4 thực sự là một tựa game mạnh, nhưng kết quả cho ta thấy nhiệt độ trên GL552J lúc nào cũng gần như ổn định trong khoảng 75 đổ lại, hoàn toàn không vượt ngưỡng cho phép. Nhờ có 4 đế cao su ở mặt đế của máy nên việc tản nhiệt vẫn được đánh giá tốt, khu vực ổ cứng sờ được khá ấm. Máy mạnh, nhiệt độ không nóng, trải nghiệm cho game thủ những gì tốt nhất là điều mình nhận ra sau những màn kiểm tra nhiệt độ. Game kế tiếp mình dùng trong bài kiểm tra này là tựa Batman. Một tựa game đã khá quen thuộc với game thủ. Nhưng chỉ giành cho những dàn máy có cấu hình mạnh mới có thể chịu nổi sức mạnh này thôi nhé. Vẫn giữ mức cấu hình tốt khi chơi trên game Với trò chơi khủng này, mức FPS hạ xuống trông thấy, nhưng điều này không đồ nghĩa với việc chất lượng game giảm theo. Ngắm trọn màn hình máy trong toàn bộ quá trình test diễn ra, mình vẫn đánh giá GL552J khá tốt vì khả năng xử lý game mượt mà. Nhiệt độ máy trong game này vẫn không phải là điều lo ngại, khiến cho sự hài lòng của mình vẫn giữ được ở mức cao. Cuối cùng là dùng chính trình Benchmark PC Mark 8 về đồ họa để bổ sung thêm cho sự kiểm định : Nhiệt độ sau khi Bench với PCMark 8 về đồ họa Với trình Bench này ta thấy rõ nhiệt độ máy không thay đổi gì nhiều so với điều kiện ban đầu. Và đây cũng là trình Bench duy nhất mình chọn ra, với mục đích chính là bổ sung thêm phần yên tâm về máy ở khoản nhiệt độ chứ không ngoài mục đích gì khác. Suy cho cùng, qua loạt bài kiểm tra, từ cao đến thấp, từ những thể loại game hot cho tới thể loại game đang phổ biến rộng hiện nay, và cuối cùng là dùng chính trình Benchmark thường thấy. Có thể thấy rằng nhiệt độ của máy là điều bạn không cần quan tâm khi sở hữu GL552J, chỉ có sự ấm lên chứ không có sự nóng khó chịu ở đây. Việc giảm nhiệt của máy vẫn có sự góp sức của quạt tản nhiệt, và hoàn toàn không có sự tham gia của quạt gắn rời. Sau cùng, mình vẫn khá tự hào với GL552J vì khả năng chinh chiến mạnh, nhưng lại không làm máy quá nóng, giúp bạn yên tâm hơn hẳn về chất liệu làm nên máy.
có vẻ như đây thực sự là một chiếc máy chiến game tốt rùi đây. Máy này chạy Crysis 3 max trâu mà nhiệt độ chỉ vỏn vẹn khoảng 75, cũng ngon phết đấy chứ
máy này nhìn không được đẹp lắm, còn hiệu năng thì khá ngon rồi. GPU 4 GB Ram gị chơi game thì khỏi phải bàn nhỉ
Ghiền những dòng này đã lâu, nhưng thật sự vẫn không có cơ hội mua dùng. Mấy phần test nhiệt độ trên game thấy cũng ổn phết, đâu nóng lắm đâu nhỉ