Bạn biết gì về CyanogenMod? Bạn đã từng nghe về phiên bản ROM CyanogenMod CM12.1 dành cho chiếc Zenfone 2 của mình, nhưng không biết bản ROM này có gì hay ho hơn ZenUI do ASUS cài đặt sẵn vào thiết bị hay không. Hay bạn đang tìm hướng dẫn cài đặt ROM CM12.1 cho chiếc Zenfone 2 của mình, đây là bài viết dành cho bạn. Đầu tiên, ROM CyanogenMod là gì? Bạn có để ý rằng hầu hết các dòng smartphone hiện nay từ cao cấp nhất đến hàng phổ thông đều chạy chung một hệ điều hành Android, nếu tính trên độ phổ biến sử dụng trên số lượng thiết bị di động ( Windows Phone, IOS hay các hệ điều hành di động khác chiếm một bộ phận nhỏ hơn nhiều) .Nhưng tại sao mỗi chiếc Android đến từ mỗi hãng công nghệ khác nhau lại đều có những điểm khác biệt về giao diện sử dụng, tính năng tích hợp và công nghệ đặc biệt bên cạnh sự khác biệt về phần cứng và thiết kế bên ngoài, tất cả tạo nên sự độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh hay ngay cả với những sản phẩm ra mắt trước của chính hãng đó. Nguyên nhân là ở đâu? Google tạo ra Android, họ phân phối hệ điều hành này dưới dạng nguồn mở, các hãng di động có thể sử dụng Android trên thiết bị của mình đồng thời chỉnh sửa hệ điều hành này để tạo nên sự cá biệt đưa vào đó những công nghệ, tính năng độc quyền mà họ tự nghiên cứu như Xiaomi với MiOS, Samsung với TouchWiz, HTC với Sense hay đối với ASUS là ZenUI. Đây là một trong những yếu tố đóng vai trò khá lớn trong quyết định của người tiêu dùng chọn sản phẩm của hãng này thay vì hãng kia bên cạnh thiết kế, phần cứng, giá bán.... CyanogenMod cũng là một đội ngũ lập trình viên phát triển phần mềm nhưng họ không thuộc bất kì một hãng sản xuất smartphone nào như đã đề cập ở trên. Họ cũng tạo nên một phiên bản Android độc đáo của riêng mình nhưng lại không độc quyền bản phân phối này lên bất kì một dòng thiết bị này. CyanogenMod tiếp cận đến tất cả các thiết bị đang chạy hệ điều hành Android Hệ thống giao diện CyanogenMod Theme Engine Giao diện chính là điểm mạnh hàng đầu của các bản ROM có nền tảng CM.Có thể nói CyanogenMod đang sở hữu một kho giao diện lớn nhất thế giới Android với khả năng tùy biến và can thiệp sâu vào hệ thống. Từ những bản CM7 đến nay, CyanogenMod lựa chọn thiên hướng thiết kế tương tự Android gốc của từng phiên bản. Ví dụ như nếu không để ý kĩ bạn sẽ không thể phân biệt được một máy đang chạy CM12.1 hay Android 5.1 về mặt giao diện, CyanogenMod khá không ngoan khi không đầu tư thiết kế để tạo một phong cách riêng biệt cho đứa con của mình, họ tập chung tạo ra một hệ thống cực kì dễ dàng tùy biến giao diện là CM theme engine, phần còn lại để các nhà thiết kế thoải mái sáng tạo và tung lên Google Play Store có thể tính phí hoặc không. Thành công của họ được minh chứng với số lượng theme CM cực lớn, có thể nói là hàng đầu trong các hệ thống giao diện dành cho Android, một phần cũng do CM hiện nay phổ biến trên quá nhiều thiết bị nên rất nhiều nhà thiết kế chỉ tập trung tạo theme hỗ trợ nền tảng này. Nhớ lại thời CM7 tức là phiên bản Android 2.3, khá nhà phát triển hay modder đã cố gắng port/build CM về cho thiết bị của mình là do khả năng thay đổi giao diện hiển thị mạnh mẽ ROM này. Kể từ phiên bản CM12 trở đi, khả năng tùy biến của CM Theme Engine đã đạt được một bước tiến mới. Nếu như trước đây, toàn bộ các thành phần trong hệ thống sẽ thay đổi theo một theme bất kì mà bạn chọn, thì hiện nay, bạn đã có thể lựa chọn sử dụng từng thành phần có trong một bộ theme ví dụ : icon ứng dụng, phông chữ, hình nền, icon thanh trạng thái, style… Các thành phần bạn có thể thay đổi được: Stype: Biểu tượng mục trong setting Status bar: Bao gồm các biểu tượng, layout trên thanh trạng thái ,màn hình notification và quick setting. Navigation bar: Nếu bạn có bật thanh điều hướng thì thành phần này thay đổi các biểu tượng hiển thị. Wallpaper: Đơn giản là hình nền. Lock Wallpaper: Hình nền màn hình khóa. Fonts: Sử dụng font chữ được tích hợp trong theme cho cả hệ thống, lưu ý rất nhiều theme có font không hỗ trợ tốt tiếng việt. Icons: Bộ biểu tượng các ứng dụng. Boot animation: Ảnh động màn hình khởi động. Ringtones: Nhạc chuông báo cuộc gọi. Notification: Nhạc thông báo. Alarm: Nhạc báo thức. Nâng cao chất lượng âm thanh với AudioFX Hiện nay âm thanh trên điện thoại di động cũng là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu chọn lựa của người tiêu dùng, cũng vì vậy mà ngày càng nhiều các hãng công nghệ sản xuất smartphone đầu tư tích hợp nhiều công nghệ âm thanh vào sản phẩm của mình từ việc kết hợp với một hãng nổi tiếng về âm thanh khác đến việc tự đầu tư công nghệ độc quyền cho riêng mình để tạo ra một thiết bị hoàn hảo hơn. Các thiết bị của ASUS hiện nay ngoài SonicMaster do hãng tự phát triển còn được tích hợp thêm công nghệ âm thanh hàng đầu DTS-HD thỏa mãn nhu cầu giải trí của người tiêu dùng cả về nghe nhạc lẫn xem phim. Tuy nhiên, đó là đối với những thiết bị mới ra mắt gần đây như Zenpad S 8.0 chẳng hạn, còn các thiết bị đời trước như Zenfone 2 chưa có những cải tiến này. Ứng dụng AudioWizard tích hợp sẵn cũng khá nghèo nàn. Nếu bạn có nhu cầu lớn về chất lượng âm thanh thì ứng dụng AudioFX trong ROM CM12.1 là một giải pháp tốt. Hỗ trợ thiết lập hiệu ứng âm thanh cho từng cổng suất bao gồm loa ngoài, tai nghe, usb..., bạn có thay đổi giải tần âm thanh theo thể loại nhạc yêu thích để mang lại chấp âm hay nhất, bên cạnh đó còn là hiệu ứng âm thanh vòm, tăng âm trầm hay hiệu ứng môi trường như hội trường, phòng... Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập giải tần theo sở thích cá nhân với hiệu ứng hiển thị của ứng dụng khá đẹp mắt. Tối ưu hóa hiệu năng và nền tảng Android 5.1 Cyanogen được tạo ra để làm gì và tại sao người ta đua nhau sử dụng ROM này thay cho gốc từ nhà sản xuất. Tất cả có thể giải thích bằng ý tưởng tạo ra một phiên bản hệ điều hành đặc biệt của nhóm CyanogenMod. Phát triển từ mã nguồn Android AOSP từ Google, tham vọng của CyanogenMod ngay từ khi khởi đầu là những bản ROM thay thế nhẹ nhàng, nhanh, mượt mà hơn, hiệu suất phần cứng tốt hơn, hệ thống tối ưu hơn cùng nhiều tính năng đặc biệt không bị giới hạn, và khả năng tùy biến cao. Để làm gì? Để sử dụng trong các thiết bị smartphone mà người dùng đã quá chán với bản ROM gốc do nhà sản xuất tích hợp quá nặng nề, tính năng bị giới hạn, khả năng tùy biến hạn chế. Nhóm CyanogenMod phát triển một bộ mã nguồn dựa vào mã nguồn của Google, tối ưu hóa, tăng tốc các đoạn code, sửa lỗi, thêm tính năng, thêm mã hỗ trợ phần cứng... Nói chung khi sử dụng các bản ROM CM điều dễ thấy nhất là hệ thống hoạt động nhẹ nhàng, tốc độ xử lý tác vụ nhanh hơn, máy ảo, ram hoạt động trơn tru hơn Trong khi ROM gốc ZenUI trên Zenfone 2 mới chỉ được ASUS cập nhật đến phiên bản Android 5.0.2 đã khá cũ rồi thì ROM CyanogenMod mới nhất hoạt động trên thiết bị này đã là bản CM12.1 với nền tảng là Android 5.1. Với nền tảng Android 5.1 Rom CyanogenMod thừa hưởng nhiều nâng cấp và cải tiến từ đội ngũ Google. Android 5.1 có gì hay ho trong khi với phiên bản 5.0 hiện tại bạn đã thấy quá ổn định rồi? Đó là khá nhiều cải tiến về hiệu năng sử dụng phần cứng, tốc độ thực thi ứng dụng, sửa các lỗi còn tồn tại.... Nếu bạn đang mong muốn trải nghiệm thử nền tảng Android 5.1 mới nhất trên chiếc Zenfone 2 thì ROM CM12.1 là sự lựa chọn tối ưu cho bạn, trong khi chờ đợi ASUS tung ra bản nâng cấp Kiểm soát quyền truy cập của các ứng dụng: Có lẽ các bạn cũng biết đã biết đến một số tính năng khá nâng cao hỗ trợ tốt hơn cho trải nghiệm người dùng trên ZenUI như khả năng chặn ứng dụng khởi động cùng hệ thống, để tiết kiệm pin, ram hay chặn thông báo phiền phức từ các ứng dụng. Tuy nhiên những tính năng đó vẫn quá bình thường nếu đem so với những thứ mà ROM CM12.1 cung cấp cho bạn, nó cung cấp cho bạn quyền kiểm soát và hạn chế mọi hoạt động của từng ứng dụng có trong máy, tương tự như tính năng trên IOS nhưng mạnh mẽ hơn. Ví dụ bạn có thể xem được ứng dụng “Tin nhắn” đã thực hiện bao nhiêu lần đọc, viết, gửi tin nhắn…. hay ứng dụng “Thư viện” đã tự khởi động bao nhiêu lần. Bên cạnh đó bạn có thể hạn chế từng quyền truy cập vào ứng dụng như vị trí hiện tại, đọc số liên lạc danh bạ, truy cập máy ảnh, gọi điện, bật bluetooth… hay những quyền chuyên biệt giúp tiết kiệm pin tốt như bật màn hình, giữ màn hình sáng, tự khởi động. Đặc biêt là cho phép kiểm soát cả những ứng dụng của hệ thống. Để sử dụng tính năng này, bạn thực hiện như sau: Mở menu setting – Chọn Riêng tư (privacy) – Tăng cường bảo mật. Tại đây bạn có thể chọn từng ứng dụng để hạn chế thông báo, mở thêm các ứng dụng hệ thống trong menu góc phải. Để hạn chế quyền truy cập các ứng dụng, bạn chọn “Nâng cao” ở menu góc phải. Tất cả ứng dụng sẽ được liệt kê với đầy đủ các quyền truy cập, bạn có thế chọn “bỏ qua” ở từng quyền để hạn chế hoặc “luôn hỏi” nếu không chắc là một số trường hợp cần sử dụng. Thay đổi hiển thị thanh trạng thái Nếu trên ROM gốc muốn chỉnh sửa hiển thị một số thành phần như đồng hồ canh giữa không phải là một việc đơn giản, nhất là đối với những người không có kinh nghiệm vọc vạch hệ điều hành Android. Bạn cần cài đặt xposed và một số module cần thiết để có thể hiệu chỉnh trong khi với ROM CM12.1 thì bạn có thể thỏa mãn sở thích của mình dễ dàng hơn rất nhiều. Truy cập vào menu Settings – Thanh trạng thái. Ở đây bạn có thể tùy chỉnh đồng hồ canh trái, phải giữa hoặc ẩn, thay đổi kiểu biểu tượng pin vòng tròn, chữ, đứng, nằm hoặc ẩn. Bên cạnh việc hiển thị tỷ lệ phần trăm pin, hay bạn có muốn hiện số lượng thông báo đang chờ hay không. Ngoài ra một chức năng liên quan đến thao tác người dùng đó là điều chỉnh độ sáng, khi bật lên bạn có thể quét ngón tay trên thanh trạng thái để điều chỉnh độ sáng màn hình thuận tiện hơn, khi sử dụng quen thao tác này thậm chí còn nhanh hơn cả thanh độ sáng được tích hợp vào màn hình quick setting như ROM gốc. Tùy biến chức năng các phím bấm Thêm một số tính năng cho các nút bấm trên chiếc Zen 2 của bạn như dùng nút nguồn để kết thúc cuộc gọi, phím home để trả lời hay thêm tính năng chụp màn hình, chọn chế độ âm thanh trong menu nguồn. Bạn có thể thao tác nhanh bằng phím đến các chức năng đặc biệt như mở máy ảnh, khóa màn mình, bật trợ lý giọng nói (có thể sử dụng ứng dụng VAV khá nổi tiếng gần đây), tìm trong ứng dung…. Bằng cách nhấn giữ hoặc nhấn 2 lần vào phím home/ recent hay có thể thay thế luôn chức năng gốc của phím đó cũng được (nhấn đơn). ĐIểm hạn chế khá đáng tiếc đó là các phím này trên Zenfone 2 đều là phím cảm ứng nên không thể sử dụng nếu đang khóa màn hình. Bên cạnh đó, ta có khá nhiều chức năng có thể sử dụng cho 2 phím âm lượng như. "Đánh thức thiết bị" - khi đang khóa màn hình bạn có thể sử dụng 2 phím này như chức năng nút nguồn hoặc cũng có thể hỗ trợ "điều khiển trình phát" - cũng tắt màn hình, nhấn giữ 2 phím âm lượng để tua nhanh, chậm bài hát đang được phát. Một tính năng khác nữa là làm con trỏ ảo trong trường hợp cần thiết. Để truy câp vào tính năng này bạn vào Setting – Phím (button). Màn hình Quick setting. Mình thích cách ASUS tùy biến lại màn hình quick setting trông trực quan hơn so với giao diện gốc từ Google rất nhiều tuy nhiên khả năng tùy biến lại hạn chế khá nhiều, nhất là chức năng truy cập nhanh wifi, bluetooth trực tiếp do đây là tính năng mới trên Android 5.1. Trên CM12.1 tất nhiên là giao diện sẽ rất giống như Android gốc từ Google nhưng lại có được nhiều tùy biến hay ho như có thể chỉnh sửa toàn bộ menu quick setting (xóa được cả những chức năng đặc biệt như wifi, bluetooth), hiển thị thông tin thời tiết, bật/tắt thanh điều chỉnh độ sáng, phóng lớn icon hàng đầu tiên, thiết lập chế độ định vị nhanh chóng ngay tại màn hình quick setting. Một điểm nữa là Android 5.1 được Google thêm vào các animation khá thú vị cho màn hình quick khi bạn kéo thanh status bar, mở rộng màn hình thông báo (notification) hay nhấn vào các biểu tượng quick setting đều có các biểu tượng động thú vị chứ không còn đơn điệu, cứng nhắc như các phiên bản trước kia. Trebuchet Launcher nhẹ nhàng và nhiều tùy biến: Trebuchet là launcher gốc của ROM CM, được phát triển bởi chính nhóm CyanogenMod, trebuchet cho giao diện thiết kế cực kì cơ bản, đi theo phong cách của hệ điều hành Android gốc từ Google, không màu mè, đa dạng nhiều tình năng nhưng bù lại là tính trực quan, nhẹ nhàng không chiếm nhiều bộ nhớ ram của hệ thống cùng khả năng tùy biến tốt. Launcher Cm12.1 có 2 cách hiển thị app drawer(danh sách ứng dụng) đó là liệt kê theo trang như truyền thống và có một cách khá mới đó là theo chữ đầu của ứng dụng, gần giống như app drawer của windows phone tuy nhiên với từng chữ cái ứng dụng sẽ được sắp xếp theo từng hàng ngang khá thú vị, dễ tìm kiếm ứng dụng hơn. Launcher cũng sử dụng các hiệu ứng khá đẹp mắt và đầy đủ các tùy biến hiển thị cần thiết như tùy chọn hiển thị thanh tìm kiếm, số lượng ô ứng dụng, biểu tượng ứng dụng to hơn và thiết lập ứng dụng ẩn.. Trên đây đều là những tính năng nổi bật có trong ROM CM12.1 so với ROM gốc của nhà sản xuất. Vậy những tính năng của trên ZenUI đều có trên CM12.1 này chứ. Câu trả lời là không, một điều hiển nhiên là ASUS đổ tiền bạc ra rất nhiều để đầu tư cho hệ thống phần mềm cho thiết bị Zenfone, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tính năng khác biệt và độc nhất mà người ta không tìm thấy trong hệ điều hành của các dòng máy khác, ngay cả rom CM. Nhưng có một số tính năng mà nếu thiếu sẽ có thể làm bạn băn khoăn có quyết định cài đặt lên thiết bị của mình không đây, rất may là đội ngũ phát triển ROM Cm12.1 làm khá tốt việc này. Công nghệ đa sim Thông thường các bản ROM không có nguồn gốc chính chủ sẽ gặp nhiều lỗi vặt liên quan đến mạng, sóng. Bản ROM CM12.1 này thì bạn có thể yên tâm là không gặp bất cứ vấn đề nào đến chức năng sim hay mạng, máy vẫn nhận đủ 2 sim bình thường cùng công nghệ 2 sim 2 sóng mới tương tự như trên ROM gốc, nghĩa là cho phép trong khi 1 sim đang thực hiện cuộc gọi thì sim kia vẫn có thể hoạt động bình thường. Công nghệ cũ trước đây, khi một sim đang gọi thì sim kia tò tí te. Mình đã sử dụng ROM này được một thời gian và không gặp vắn đề gì về sóng sánh, vẫn online bằng 3G phà phà. Tuy nhiên, có một hạn chế mà mình gặp phải đó là khi dùng mã lệnh *#*#4636#*#*# để xem thông tin mạng thì không thấy thông tin của sim 2 và cũng không thể lựa chọn kiểu mạng cho sim 2 mặc dù mình vẫn thực hiện cuộc gọi, nhắn tin bằng sim này rất bình thường. Chức năng Double tap và Gestures. Mặc dù không phải ROM gốc từ nhà sản xuất, người dùng vẫn sử dụng được những tính năng khá đặc biệt trên Zenfone 2 như double tap (2 chạm) để tắt mở màn hình hay vẽ gesture ngay cả khi màn hình đang khóa để mở nhanh các ứng dụng. Điểm yếu là các chức năng này dường như hoạt động không được ổn định như ROM gốc, như mình test thử tính năng gesture thì có lúc bật được, lúc không, chỉ có double tap là hoạt động ổn định, không lỗi. Tuy nhiên, có những chức năng đặc biệt này làm ROM CM12.1 trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều. Bạn không cần băn khoăn đến sự hạn chế khi sử dụng một ROM tùy chỉnh nữa. Hạn chế duy nhất là các gesture không cho phép thay đổi ứng dụng được gán như trên ZenUI, có lẽ phiên bản này sử dụng mã nguồn chưa hoàn thiện, mong chờ các phiên bản sau sẽ khắc phục tốt hơn. Và nhiều tính năng khác chắc chắn bạn sẽ không sợ thiếu sót khi chuyển qua sử dụng ROM CM12.1, có thể kể đến như "do not disturb" (không làm phiền) ,"blacklist" (chặn cuộc gọi), khóa ứng dụng bằng cách vẽ mã.... Không ổn định, đốt pin nhanh nhưng cập nhật thường xuyên: Nãy giờ nói về những điểm tốt của ROM Cm12.1 quá nhiều rồi, không lẽ phiên bản ROM tùy biến này lại thực sự rất "bá đạo" như vậy sau, có chăng là chúng ta nên sử dụng CM thay thế luôn ZenUI trên Zenfone 2. Câu trả lơi có lẽ là không thể, bởi CM12.1 tối ưu phần cứng tốt, hiệu năng mang lại mạnh mẽ, hệ thống nhanh và mượt mà, tùy biến hệ điều hành đa dạng nhưng cái thiếu sót cực kì lớn lại là sự ổn định. Không phải ai cũng có thể sử dụng một thiết bị mà hệ điều hành của nó không được ẩm bảo hoạt động ổn định, khi sử dụng CM12.1 bạn phải chấp nhận lâu lâu có một vài ứng dụng bị tắt (force close), thỉnh thoảng giật lag trong khi hầu như moi lúc đều mượt mà, một số ứng dụng hoạt động không ổn định hoặc không thể cài đặt... Nhưng khó chịu nhất là thời gian sử dụng thiết bị của bạn có thể giảm xuống khá nhiều. Vì đâu, ai cũng muốn thiết bị của mình nhanh hơn, xử lý game, lướt web mượt mà hơn... Những nhà phát triển ROM tùy chỉnh nói riêng, hay CM nói chung cũng vậy, họ ưu tiên làm cho thiết bị hoạt động nhanh hơn, xử lý mạnh hơn là thời gian sử dụng pin, một yếu tố khá là khó để cân đo đong đếm hơn. Mặt khác phiên bản ROM này không có một đội ngũ nhà phát triển hoàn chỉnh, được đầu tư tiền bạc, hầu như họ lấy mã nguồn từ Cyanogen kết hợp với mã nguồn của ASUS để build ROM, đồng nghĩa ta không thể đòi hỏi những sản phẩm đầu ra của họ được bảo đảm kỹ lưỡng và hoạt động tối ưu nhất. Dù sao thì cũng có cái được cái mất, ai muốn trải nghiệm nhiều tính năng hay, hiệu suất phần cứng cao thì có thể thử trải nghiệm, ai chỉ có nhu cầu thiết bị hoạt động ổn định thì tiếp tục sử dụng phiên bản gốc mà ASUS cung cấp. Phiên bản ROM CM12.1 mà mình sắp hướng dẫn cách cài đặt dưới đây sẽ được build liên tục hàng ngày, bất chấp là có thay đổi gì trong code nguồn hay không và được up ngay lên host. Như vậy lỗi sẽ được fix liên tục mà không cần chờ đợi một bản cập nhật lớn như ZenUI. Tuy nhiên điểm tất tiện là không có OTA, bạn chỉ có thể tải nguyên ROM về và flash mà thôi. Hướng dẫn cài đặt bản Rom CM12.1 mới nhất: Mặc dù Zenfone 2 chưa nằm trong danh sách được đội ngũ CyanogenMod hỗ trợ build chính thức nhưng do chính sách mở của cộng đồng này mà ai cũng có thể truy cập mã nguồn của CM để có thể tự build một bản ROM hỗ trợ Zenfone 2 hay phát triển thêm nhiều tính năng và hỗ trợ tốt hơn. Tất nhiên là làm sao để có thể build thành công một bản ROM CM chạy được trên chiếc Zenfone 2 sẽ rất phức tạp và cần nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết nên mình sẽ không đề cập đến. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm làm sao nạp ROM này vào thiết bị và trải nghiệm mà thôi. Có khá nhiều nhà phát triển đã build thành công CM12.1 và hoạt động tốt trên Zenfone 2, tuy còn tồn tại một số lỗi nhỏ nhưng theo đánh giá của mình, phiên bản cập nhật gần đây nhất đã khá ổn định có thể đưa vào sử dụng thường xuyên thay thế ROM gốc tốt. Bản rom CM12.1 của tác giả crpalmer bên diễn đàn XDA với nhiều tính năng tích hợp cùng khá ít lỗi còn tồn tại. Sau đây là hướng dẫn cài đặt ROM CM12.1 vào Zenfone 2. Lưu ý một số bước đầu mình sẽ chỉ nói sơ lược vì đã có quá nhiều bài hướng dẫn rồi, bạn nào chưa làm được có thể tìm kiếm thêm hướng dẫn chi tiết dễ dàng trên mạng. - Tải về bản ROM CM12.1 mới nhất tại đây: + ZE551ML http://download.crpalmer.org/nightlies/Z00A/ + ZE550ML http://download.crpalmer.org/nightlies/Z008/ - Apps Google 5.1 tại đây: http://forum.xda-developers.com/zenfone2/development/gapps-t3161271 + Chỉ cần tải bản Pico, tích hợp duy nhất Google Play Store, là được. Copy file zip ROM và Google Apps 5.1 vào bộ nhớ trong hoặc thẻ nhớ. Đầu tiên bạn cần unlock bootloader cho chiếc Zenfone 2 của mình: tải về công cụ hỗ trợ unlock chính chủ ASUS tại đây: ZE551ML: https://www.asus.com/vn/Phone/ZenFone_2_ZE551ML/HelpDesk_Download/ ZE550ML: https://www.asus.com/vn/Phone/ZenFone_2_ZE550ML/HelpDesk_Download/ Chọn hệ điều hành Android – Tìm đến mục “tiện ích” – Tải về unlock bootloader. Cài đặt, mở ứng dụng và làm theo hướng dẫn, chỉ vài thao tác là bạn đã unlock xong. Máy sẽ khởi động lại, bạn để ý màn hình khởi động đầu tiên trở thành màu trắng là thành công. Sau đó, cài đặt TWRP recovery hoặc CMW recovery để hỗ trợ nạp ROM vào máy: Bản rom này được đóng gói theo chuẩn mới nên một số bạn sử dụng TWRP recovery 2.8.7.2 trở về trước có thể cài đặt được. Tải phiên bản TWRP recovery 2.8.7.3 hoặc CM recovery cho ZE551ML/ZE550ML tại đây: http://downloads.codefi.re/jrior001/zenfone2 Truy cập fastboot theo 1 trong 2 cách: -Tắt máy, nhấn tổ hợp phím “nguồn” “volume +” “volume –“, kết nối cable vào máy tính. -Bật USB Debuging, kết nối cable vào máy tính, dùng adb với lệnh adb reboot fastboot. Màn hình hiện ra con android màu xanh lá cây là được, tiếp tục dùng adb để nap recovery tùy chỉnh mới tải bên trên với lệnh: Với XYZ là tên file recovery vừa tải về. Nhớ rằng file này phải để dùng thư mục với adb. Tiếp tục với lệnh sau để máy khởi động vào recovery Xóa dữ liệu của bản ROM trước: Nhấn wipe – chọn system, data, cache, davik-cache. Kéo thanh trượt để bắt đầu thực hiện. Cài đặt ROM CM12.1 vào máy. Nhấn Install – Chọn file ROM CM12.1 dạng zip. Kéo thanh trượt để bắt đầu nạp ROM. Sau một vài giây quá trình nạp ROM đã hoàn thành. Làm tương tự với file Google Apps. Bây giờ bạn hãy reboot – system để máy khởi động lại và chiếc Zenfone 2 của bạn đã chạy ROM CM12.1, quá trình khởi động lần đầu hơi lâu do tối ưu các ứng dụng hệ thống. Sau đó bạn có thể tận hưởng sự mượt mà của hệ điều hành mới này rồi Trở về ROM gốc ZenUI: Trong trường hợp bạn đã chán CM12.1 thì cũng có thể quay về với hệ điều hành gốc quen thuộc của mình, ở đây mình cũng hướng dẫn sơ lược cho bạn cách quay trở về cực kì đơn giản. Đầu tiên hãy tải những file cần thiết tại đây: https://mega.nz/#F!k4MHiAgL!dVuOKeH3eokcwPSNI79ffw Chọn phiên bản mới nhất trong danh sách,tải tất cả các file có trong thư mục đó. Giải nén system.zip sẽ được một file system.img, cùng với boot.img và droidboot.img, chỉ cần nạp cả 3 file này vào máy, máy bạn sẽ trở về như lúc xuất xưởng, khá là đơn giản. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng lại recovery gốc thì thêm file recovery là được. Tất cả file cần thiết copy vào thư mục C:/adb (hoặc thư mục mà bạn cài đặt adb). Truy cập vào fastboot(như hướng dẫn bên trên). Đầu tiên hãy vào recovery để xóa hoàn toàn bản ROM trước (chính là CM12.1). Nhấn wipe – chọn system, data, cache, davik-cache( bước này làm cho bộ nhớ lưu trữ hoàn toàn sạch sẽ, hạn chế lỗi). Nhấn Reboot – fastboot. Sau khi máy đã khởi động lại vào fastboot, kết nối cable với máy tính. Mở adb lần lượt thực hiện các lệnh sau: Chú ý: Sau mỗi dòng lệnh adb sẽ báo thành công (OK) nếu dòng lệnh nào hiện lỗi bạn chú ý thực hiện lại hoặc tải lại file từ link trên. Khởi động lại và máy bạn đã trở về ZenUI quen thuộc.
Nhìn biểu tượng và giao diện thì có thể thấy giao diện của CM 12.1 rất thuần google nhưng chưa mang được tính ổn định và ngốn pin, Ưu điểm dùng CM 12.1 so với ZENUI là gì nhỉ?
Ưu điểm: + Dung lượng cực nhé, chỉ bằng 1/3 rom Stock + Không có phần mềm rác + Ram trống nhiều hơn. + Giao diện thuật google nên có tính tùy biến cao
Nhược điểm: + Đau khổ nhất là khoảng ngốn PIN, đây là điểm trừ lớn nhất của CM 12.1 + Một số ứng dụng của Asus dành riêng cho Zenfone sẽ ko cài được + Lâu lâu bị giật
Thêm một lỗi cũng khá đau đầu, đó là không tắt được sim 2 nếu bạn chỉ dùng 1 sim :v Âm thanh bị lag khi chơi game :)
Hiện tại zenfone 5 chỉ tương thích tối đa với HĐH Android 5.0 (tức là Cyanogenmod 12.0) Lên 12.1 vẫn được nhưng sẽ không smooth như bản 12.0 Bạn có thể tham khảo ở đây: http://forum.xda-developers.com/zenfone-5/development/cyanogenmod-12-1-zenfone-5-t3152494