Un-hard brick Zenfone 2 - Giải pháp cứu máy cuối cùng trước khi đến trung tâm

Thảo luận trong 'ASUS ZenFone 2' bắt đầu bởi Sal358, 18/12/15.

  1. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    [​IMG]

    Bài viết hướng dẫn cách thức unbrick (cứu) một chiếc Zenfone 2 bị treo cáp (mất bootloader) hoàn toàn không thể sử dụng recovery hay kết nối ADB, fastboot để thực hiện việc nạp lại hệ điều hành. Có để nói đây là biện pháp cứu cánh cuối cùng mà bạn có thể thực hiện với chiếc Zenfone 2 của mình trước khi bắt buộc phải gửi máy đến ASUS support.

    Hiện tượng: Làm sao biết chiếc Zenfone 2 của bạn đã bị brick?
    -Thiết bị không thể khởi động, chỉ hiện Logo ASUS khá lâu rồi tắt. Nếu sử dụng cụm phím tắt để truy cập bootloader (droidboot) thì màn hình hiện biểu tượng cable kết nối mà thường gọi là "treo cáp".
    -Update: Một số bạn gặp hiện tượng brick trong khi nâng cấp lên phiên bản Android 6.0 thì biểu hiện là màn hình điện thoại sẽ không hiển thị bất kì thứ gì cho dù bạn sử dụng tổ hợp phím cứng nào. Máy vẫn có rung khi nhấn giữ nút nguồn, hoặc kết nối vào máy tính...
    -Thiết bị không thể kết nối với với máy tính dù ở bất kể chế độ nào (cả ADB, fastboot), điều này dẫn đến không thể sử dụng ADB fastboot.

    Nguyên nhân: Mất bootloader
    Hư hỏng trong phân vùng bootloader.
    -Hầu hết các trường hợp là flash nhầm file droidboot.img có thể bằng các file khác như boot.img, recovery.img hoặc lấy nhầm của dòng máy nào khác vào.
    -Trường hợp hiếm xảy ra hơn là phân vùng bootloader tự nhiên bị lỗi (không phải do bạn tác động) hoặc có trường hợp đang flash file droidboot.img vào thì đột nhiên máy sập nguồn cũng có thể xảy ra.

    Vấn đề về "màn hình treo cáp" trên Zenfone 2:
    -Không giống như các dòng Zenfone trước, như con Zenfone 6 mình đang cầm trên tay đây, khi bị màn hình treo cáp chưa chắc bạn đã mất hẵn bootloader, mình vẫn vào được bootloader, recovery bình thường. Trong khi trên Zenfone 2, một khi đã gặp phải hiện tượng này, chắc chắn bootloader của máy đã mất, lúc này ADB fastboot hay recovery là vô nghĩa.

    [​IMG]

    Unbrick thế nào?
    Phần này sẽ giải thích cách thức unbrick, bạn nào không có nhu cầu thao khảo có thể bỏ qua và đi đến phần thực hiện ngay. Các bạn đang sử dụng các dòng máy Zen(fone/pad) sử dụng nền tảng chip Intel cũng có thể tham khảo phần này để áp dụng tương tự cho dòng máy của mình, tất nhiên là sẽ không hoàn toàn giống.

    -Khi chiếc Zenfone 2 của bạn bị brick, nghĩa là đã mất bootloader(trong trường hợp này), dẫn đến bạn không thể nào sử dụng chế độ fastboot để flash các file ROM vào máy được nữa. Thông thường, trong trường hợp này thì người ta sẽ phải dùng một số công cụ chuyên dụng để có thể nạp thẳng vào chip nhớ (bộ nhớ) của máy ở cấp độ thấp hơn cả bootloader như sử dụng box, câu giây vào các testpoint hay bung máy câu giây thẳng vào chip nhớ... Tuy nhiên, đối với các dòng chip Intel trên di động thì việc này lại thực hiện có phần tương đối đơn giản hơn, họ cung cấp sẵn một driver gọi là IntelSocUSB, khi thiết bị đang sử dụng mất bootloader thì vẫn có thể kết nối với máy tính qua chế độ thấp hơn IntelSoc để sử dụng trong trương hợp khẩn cấp.
    -Bên cạnh việc kết nối IntelSoc, bạn cũng cần sử dụng thêm phần mềm xFSTK Downloader, đây là công cụ hỗ trợ nạp bootloader đơn giản thay vì phải dùng các dòng lệnh phức tạp. Không giống như phương pháp dùng file img, đó là khi bạn đã có sẵn bootloader, có sẵn "nền tảng" do đó có thể sử dụng 1 file img duy nhất. Trái lại khi dùng xFSTK Downloader bạn bắt buộc phải có 2 file firmware dnx_fwr.bin và ifwi.bin, đồng thời file bootloader cùng file ở dạng bin mới có thể nạp vào thiết bị được.
    -Một khi đã nạp thành công bootloader bạn có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nap ROM như ADB fastboot hay ASUS FlashTool để mang "sự sống" trở lại chiếc Zen2 của mình rồi.

    Thực hiện:
    Bạn phải thực hiện tuần tự theo các bước chỉ dẫn dưới đây, một bước sẽ gồm nhiều tiến trình nhỏ, bạn cũng cần thực hiện lần lượt trước sau. Vì có nhiều cấp độ brick khác nhau và mình cũng chỉ là người dùng bình thường do vậy không thể liệt kê ra hết được, mình sẽ cố gắng mở rộng đến tất cả trường hợp có thể xảy ra, bạn chỉ cần làm theo trình tự hướng dẫn, nếu gặp vấn đề khác hãy cmt để thảo luận thêm.

    Bước 1: Cài đặt driver IntelSocUSB và kết nối chế độ IntelSoc
    -Đây là driver giúp máy tính kết nối với chiếc Zen2 của bạn ở chế độ IntelSoc như đã nói ở trên. Vì tính đặc biệt của driver này, trên một số máy đang chạy windows 8/8.1/10 bạn không thể cài đặt theo cách thông thường được mà cần thêm một thủ thuật nhỏ nữa, cũng không quá khó, mình sẽ liệt kê đầy đủ bên dưới.

    1.1 - Cài đặt IntelSocUSB
    -Trước tiên hãy ngắt kết nối chiếc Zenfone 2 của bạn với máy.
    -Tải về driver IntelSocUSB tại đây:
    https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHbURUNk1ZTHI2Mjg/view?usp=sharing

    Nếu đang dùng Windows 7:
    -Nhấn chuột phải vào file iSocUSB-Driver-Setup-1.2.0 chọn "Run as Administrator".
    -Thực hiện các bước cài đặt như bình thường cho đến khi bạn thấy xuất hiện một cửa sổ nhỏ "Windows Security" yêu cầu xác thực cài đặt thì nhấn vào dòng "install this driver software anyway"

    [​IMG]

    -Sau bước này, việc cài đặt driver đã xong, tiếp tục xuống phần 1.2 để kết nối chế độ IntelSoc.

    Nếu đang dùng Windows 8/8.1:
    -Trên bàn phím nhấn nút Windows + I để hiện thanh charm bar bên góc phải, nhấp chuột vào mục setting.
    -Chọn "Change PC Setting" để vào PC Settings.
    -Chọn mục General và tìm đến phần Advanced Startup, tiếp tục nhấn vào nút Restart now.
    -Lúc này windows sẽ khởi động lại và cho phép bạn truy cập đến những chế độ nâng cao, lần lượt chọn các mục sau đây: Troubleshoot - Advanced Options -Startup Settings sau đó nhấn vào nút Restart để khởi động lại máy.
    -Tiếp tục nhấn phím 7 trên bàn phím để truy cập vào chế độ cho phép cài đặt driver.
    -Nhấn chuột phải vào file iSocUSB-Driver-Setup-1.2.0 chọn "Run as Administrator".
    -Thực hiện các bước cài đặt như bình thường cho đến khi bạn thấy xuất hiện một cửa sổ nhỏ "Windows Security" yêu cầu xác thực cài đặt thì nhấn vào dòng "install this driver software anyway"
    -Sau bước này, việc cài đặt driver đã xong, tiếp tục xuống phần 1.2 để kết nối chế độ IntelSoc.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Nếu đang dùng Windows 10:
    -Trên bàn phím nhấn nút Windows + I hoặc nhấn chuột vào Start chọn Settings.
    -Trong cửa sổ Settings, chọn Update & security.
    -Tiếp tục chọn recovery và nhấn vào nút "Restart now".
    -Khi máy tính đã truy cập vào màn hình Advanced startup thì làm tương tự như với Windows 8 bên trên.

    [​IMG]
    -Sau bước này, việc cài đặt driver đã xong, tiếp tục xuống phần 1.2 để kết nối chế độ IntelSoc.

    1.2 Kết nối IntelSoc Zenfone 2 với máy tính:
    Sau khi thực hiện bước cài đặt driver 1.1 như bên trên thành công bạn sẽ đang ở một cửa sổ như thế này, đừng nhấn next vội. Lúc này bạn bắt buộc phải hoàn thành bước kết nối IntelSoc trước khi cài đặt xfstk downloader.

    [​IMG]

    -Vào device manager: nhấp chuột phải vào biểu tượng Computer, chọn Manager, tìm mục device manager.
    -Trong device manager, đến IntelSOC, nhấn vào nút xổ xuống bên cạnh, hiện tại bạn chỉ thấy một mục duy nhất là Intel Soc driver.

    -Trở lại với chiếc Zenfone 2, tắt máy, nhấn đồng thời phím "nguồn" + "volume +", tất nhiên bạn sẽ thấy màn hình treo cáp.
    Update: Đối với một số bạn sau trong quá trình nâng cấp lên Android 6.0 gặp hiện tượng hardbrick, thì tổ hợp phím cho bạn để kết nối điện thoại với máy tính ở bước này là phím "nguồn" + "volume -".
    -Kết nối với máy tính qua cable USB, để ý mục Intel SOC driver, chờ một vài giây nếu hiện thêm một mục MOOREFIELD devices ngay bên dưới nữa mới là thành công.
    -Nếu vẫn chưa được thì các bạn thử thực hiện như sau: tắt máy, cắm cable vào máy tính, nhấn phím nguồn đến khi thiết bị rung nhẹ thì thả ra.
    -Đây cũng là một bước bắt buộc phải hoàn thành trước khi thực hiện hiện tiếp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    -Trở lại cửa sổ cài đặt IntelSOC lúc nãy, nhấn Next và Finish.

    1.3 Cài đặt xfstk-downloader:
    Tải xFSTK Downloader v1.7 tại đây:
    https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHbDNQdy1jVUJFcEE/view?usp=sharing

    -Tải về và cài đặt tương tự như với cách cài IntelSoc Driver đã hướng dẫn bên trên là được, quá trình cài đặt đơn giản không có gì đáng phải lưu ý.
    -Vậy là xong bước 1.

    Bước 2: Sử dụng xFSTK Downloader để nạp lại bootloader

    Đây là công cụ hỗ trợ nạp bootloader mới vào thẳng chip nhớ trong soc với chế độ IntelSoc.
    -Tải xFSTK Downloader v1.7:
    https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHbDNQdy1jVUJFcEE/view?usp=sharing
    -Các file cần thiết:
    ZE551ML:https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHR21YaDdXdUNlOGs/view?usp=sharing
    ZE550ML:https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHcHg4WXJQckFGOTA/view?usp=sharing
    Sau khi tải các file cần thiết giải nén ra một thư mục riêng được 3 file dnx_fwr.bin, ifwi.bin, bootloader.
    -Mở xFSTK Downloader, trước tiên hãy chuyển qua tab MRD A0/B0 + MOOR A0 + CRC như hình.
    -Sau đó vào Options thay đổi giá trị ở mục GP Flag Override Value thành 0x80000807. Nhấn OK là xong bước chuẩn bị ban đầu.
    -Lúc này vẫn giữ kết nối cable với điện thoại.

    Update: GP Flag chính xác là 80000807 (có 4 số 0 giữa 2 số 8) nhé các bạn

    [​IMG]
    Bắt đầu quá trình nạp bootloader:
    +Đầu tiên ở mục Firmware chọn lần lượt 2 ô FW DnX và IFWI 2 file dnx_fwr.bin và ifwi.bin.
    +Mục IFWI: bỏ qua ô đầu tiên, ở ô OS Image tìm đến file droidboot_dnx.img.POS_sign.bin, đây là file bootloader của chúng ta.
    Bây giờ hãy để ý đến mục Device Status ở bên dưới, mục này hiển thị số lượng kết nối IntelSoc, bạn cần tối thiểu 1 thiết bị được kết nối. Nếu ở bước 1 bạn làm thành công thì chắc chắn xFSTK Downloader cũng nhận được thiết bị, nếu không hãy thử lại cable kết nối.
    -Nhấn vào nút Begin download để bắt đầu thực hiện.
    -Ở đây có thể bạn sẽ thấy lỗi Faild liên tục tuy nhiên cứ bình tĩnh để phần mềm thực hiện tiếp. Đến khi hiện thông báo SUCCESS như hình dưới đây thì chúc mừng bạn, vấn đề của chúng ta gần như đã được giải quyết xong.

    [​IMG]

    Quá trình nạp bootloader thành công là khi khởi động lại bạn sẽ không thấy màn hình ASUS quen thuộc nữa mà thay vào đó là hình 4 màu, giống giống mấy đài truyền hình dừng phát sóng trên tivi vậy.
    -Thử phím tắt vào bootloader xem thử có chưa nào. Bây giờ bạn có thể nạp ROM qua chế độ fastboot/droidboot rồi đấy.
    -Nếu chưa biết cách thực hiện, xem bước 4. Nếu flash ROM qua fastboot không được hoặc flash xong vẫn không vào được hệ điều hành thì máy bạn bị nặng hơn bình thường, tiếp tục xuống bước 3.
    -Lưu ý: hiện tượng treo cable sẽ xuất hiện lại khi bạn chưa flash ROM thành công. Mỗi múc thấy hiện treo cáp là bạn cần thực hiện lại bước 2 này.

    [​IMG]

    Bước 3 (nếu có): Dùng ASUS Flashtool nạp lại file raw.

    Đây là phương pháp nạp ROM qua chế độ fastboot được đánh giá là năng đô nhất.
    Tải ASUS FlashTool 1.0.0.14: các phiên bản trước có thể chưa hỗ trợ Zenfone 2.
    https://drive.google.com/file/d/0B9rp3AJHKJXjbk1IbGpxZ2Q0Ync/view
    pass: www.asus-zenfone.com

    Tải firmware 2.20.40.139 dạng raw cho ZE551ML tại đây:
    http://www.fshare.vn/file/JRW15D7JT8DX
    Cập nhật: bản 2.20.40.184 cho ZE551ML: https://www.fshare.vn/file/CO6K29WIL6PU
    Tải firmware 2.20.40.155 dạng raw cho ZE550ML tại đây:
    https://yadi.sk/d/XAUyR8eRtuKdA

    Việc cài đặt ASUS FlashTool khá giống cách cài IntelSoc đã miêu tả bên trên , bạn cũng cần thực hiện đầy đủ các bước trước khi tiến hành cài đặt trên các Windows 7/8/10 mình sẽ không nhắc lại nữa.
    -Để điện thoại ở chế độ droidboot/fastboot, kết nối máy tính, bật ASUS FlashTool.
    -Trên màn hình ASUS FlashTool, ở phần model chọn thiết bị của bạn (ZE551ML/ZE550ML). Phần wipe data tùy chọn. Nhấn vào nút ngay cạnh phần wipe data tìm đến file raw đã tải bên trên.
    -Khung bên dưới hiện thiết bị kết nối, nếu không thấy cố gắng chờ vài phút, cắm lại dây, nếu không được bạn bắt buộc phải cài lại driver IntelUSB (cái này phổ biến rồi mình không dẫn link nữa).
    -Nhấn chọn thiết bị của bạn và nhấn vào nút Start để bắt đầu thực hiện.
    -Quá trình nạp firmware khá lâu tầm 5 đến 10 phút. Sau đó máy sẽ tự khởi động vào hệ điều hành nếu thành công, xin chúc mừng bạn.

    Lưu ý: Có thể ở bước này bạn sẽ không thành công với quá trình nạp file raw, phần mềm cứ chạy hoàn mà không có bất cứ thông báo nào. Nếu quá trình này diễn ra quá 30p thì công việc của bạn là bắt buộc phải rút cable.
    -Mặc dù quá trình nạp file có thể không thành công tuy nhiên ít nhất thì ASUS Flash Tool đã gửi các lệnh resize phân vùng, nếu các lệnh này thực hiện thành công thì các phân vùng trên thiết bị cũng đã được sửa lỗi và bạn đã có thể nạp ROM kiểu fastboot được rồi, làm lại tiếp bước 4 xem thử thành công không nhé.


    [​IMG]

    Bước 4: Dùng Fastboot nạp lại file img.
    -Bước cuối cùng để đem sự sống trở lại chiếc Zenfone 2 của bạn đây.
    -Có bootloader đồng nghĩa với bạn có thể dùng fastboot để flash ROM dạng img rồi.
    -Tải bộ ROM img mới nhất cho Zenfone 2 tại đây:
    -Chọn phiên bản ROM phù hợp (ZE551ML/ZE550ML) và tải về tất cả các file trong thư mục đó, link tải:https://mega.nz/#F!k4MHiAgL!dVuOKeH3eokcwPSNI79ffw!xwc0BJrY
    -Dùng winrar hoặc trình quản lý file nén bất kì giải nén file system.zip sẽ được system.img
    -Copy boot.img, droidboot.img, recovery.img, system.img vào thư mục C:\adb hoặc thư mục cài đặt adb của bạn.
    -File SplashImage cho ZE551ML tại đây:
    http://www.fshare.vn/file/2KIL3GQ1NZN2
    -File SplashImage cho ZE550ML tại đây:
    http://www.fshare.vn/file/BDKJPLN8UBQG

    -Đổi tên thành splashscreen.img
    -Tượng tự copy vào chung thư mục với các file kia.
    -Mở ADB thực hiện các lệnh sau:
    [​IMG]

    -Nếu quá trình này diễn ra suôn sẽ, ngay khi bạn thực hiện xong chiếc Zenfone 2 của bạn đã trở về trạng thái hoạt động như ban đầu. Chúc mừng bạn.
    -Tất nhiên không phải lúc nào mọi thứ cũng như ý muốn. Hãy để ý kĩ từng dòng thông báo trên màn hình ADB hoặc màn hình điện thoại, mỗi dòng lệnh trên chỉ thực thi thành công khi và chỉ khi sau nó xuất hiện liền 2 thông báo OKAY. Còn trong trường hợp bạn thấy xuất hiện lỗi như sau FAILED (remote: flash_cmds error! ) thì sao? Nghĩa là hiện tại vẫn đang còn vấn đề về các phân vùng trong thiết bị nên không thể nạp vào được. Xử lý như thế nào? Đây là lúc bạn cần áp dụng một phương pháp nạp ROM khác nặng đô hơn mà mình đã miêu tả ở bước 3.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/9/16
    KhánhLinhCuTe and sn0013 like this.
  2. cogai.halan

    cogai.halan Member

    Bài viết:
    27
    Cách này có thể dùng cho các dòng zenfone khác không bạn?
     
  3. omoke

    omoke Well-Known Member

    Bài viết:
    2,226
    Cách này dùng được cho các dòng zenfone khác nhưng đòi hỏi bạn phải có những file img tương ứng với các dòng zenfone đó :)
     
  4. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    khôg phải file img nhé các bạn, file img chỉ dùng cho trường hợp còn fastboot, cái này là mất fastboot luôn r
     
  5. omoke

    omoke Well-Known Member

    Bài viết:
    2,226
    À ý mình là file firmware riêng cho các dòng zenfone ấy :3 chứ ko fastboot được thì đúng là chịu roài :3
     
  6. alvuong

    alvuong Well-Known Member

    Bài viết:
    2,069
    Nơi ở:
    Điện Ngục Trần Gian
    upload_2015-12-21_17-30-25.png

    Lỗi này sẽ phải giải quyết như thế nào đây bạn?
     
  7. omoke

    omoke Well-Known Member

    Bài viết:
    2,226
    Bạn xem mình đang sử dụng windows gì và thử uninstall các driver liên quan đến điện thoại và cài lại xem
     
    KhánhLinhCuTe thích bài này.
  8. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    ngoài ra trên win8 win10 thì bắt buộc phải cài đặt driver như cách hướng dẫn trong bài nhé
     
  9. kimngocquan

    kimngocquan New Member

    Bài viết:
    10
    Mình dùng phần mềm asus flash tool bị lỗi này là sao nhỉ? Mình dùng win 10[​IMG]
     
  10. kimngocquan

    kimngocquan New Member

    Bài viết:
    10
    Không biết vì sao, mình có đăng ký tài khoản cách đây 1 tuần thì hôm nay không vào được tài khoản đó nữa, và đăng ký lại với đúng tên tài khoản này nữa.
     

Chia sẻ trang này