[Review] MSI Z170A Gaming M3 - Giải pháp tốt dành cho game thủ bán chuyên

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 25/12/15.

By umbrella_corp on 25/12/15 lúc 21:59
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Những ngày cuối năm đang dần đến và đón chào năm mới 2016, đây có thể nói là thời điểm rất thích hợp để người dùng nâng cấp dàn máy tính cũ kỹ để lên nền tảng mới tốt hơn. Đặc biệt với đối tượng game thủ, MSI - một trong những hãng sản xuất bo mạch chủ lớn tại Đài Loan đã tung ra bộ ba bo mạch chủ thuộc dòng Gaming Enthusiast sử dụng nền tảng chipset Z170 mới nhất của Intel gồm Z170A Gaming M3, M5 và M7.

    Theo đó, chiếc Z170A Gaming M3 mà Amtech đang nắm trong tay thuộc phân cấp thấp nhất của bộ ba này. MSI hướng bo mạch chủ này đến những đối tượng game thủ bán chuyên yêu cầu sự ổn định, hỗ trợ tính năng game thủ và không chú trọng quá nhiều đến khả năng ép xung dù tính năng này vốn là thứ luôn được đòi hỏi rất cao từ cộng động công nghệ khi sử dụng bo mạch chủ thuộc dòng chipset Z170 chuyên ép xung của Intel.

    [​IMG]

    Hiện sản phẩm đang được bán chính hãng từ nhà phân phối lớn của MSI tại Việt Nam là Mai Hoàng Informatic với giá khá rẻ đối với bo mạch chủ Z170 chuyên game là 4.455.000 đồng.

    Trước khi đi sâu vào bài đánh giá chi tiết của MSI Z170A Gaming M3, Amtech sẽ đưa ra thông tin đặc tả cấu hình của sản phẩm này được lấy từ trang chủ MSI.

    specs_msi.png
     
    :

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 25/12/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      I - Unbox

      1.jpg
      2.jpg

      Cách đóng gói của Z170A Gaming M3 thực sự không khác là bao so với các thể hệ bo mạch chủ Gaming trước đó của MSI với tông đen đỏ đậm chất game thủ. Phần trước hộp không có nhiều thông tin để tạo sự đơn giản dễ bắt mắt người dùng hơn, còn chi tiết từng phần về bo mạch chủ sẽ được dời lại ở mặt sau với rất nhiều thông tin cũng như tính năng đặc biệt mà MSI dành cho Z170A Gaming M3 (tạm gọi M3 trong khuôn khổ bài viết này) được chia thành 6 mục lớn:
      • AudioBoost 3: Cải thiện chất lượng âm thanh xuất từ card âm thanh onboard với tỷ lệ tín hiệu trên độ nhiễu (Signal to Noise - SNR) là 115dB, tần số âm thanh cao 192kHz cùng băng tần âm thanh rộng 24 bit. Chưa hết, âm thanh xuất từ card onboard còn có thể được tùy chỉnh thông qua phần mềm điều khiển Nahimic tích hợp cùng bộ phần mềm cài thêm từ dĩa driver của Z170A Gaming M3.
      • Turbo M.2: Khe M.2 của Z170A Gaming M3 hỗ trợ giao thức mới NVMe tốc độ truyền tải dữ liệu siêu nhanh.
      • AMD Crossfire: Không nói đến chế độ đa card Crossfire ở đây, nhưng tôi muốn nói đến khả năng hỗ trợ gắn nhiều card đồ họa với sự an tâm cao hơn do ngàm gắn card được thiết kế lại chắc chắn hơn được MSI gọi là VGA Armor.
      • Gaming LAN: Giảm lag khi chơi game online với chip card mạng Killer E2400.
      • USB 3.1 Gen 2: Hỗ trợ cổng USB 3.1 Gen 2 tăng tốc độ truyền tải gấp đôi so với Gen 1 trên các thiết bị chuẩn giao tiếp USB 3.1 và hỗ trợ sạc nhanh với cường độ dòng điện tối đa 3A.
      • DDR4 Boost và Game Boost: Tự động ép xung thông qua một nút bấm trên BIOS theo đó RAM DDR4 sẽ được ép xung nhịp bus lên 3600MHz và xung nhịp CPU sẽ lên 4.1GHz/4.3GHz khi sử dụng CPU Core i5-6600K/i7-6700K.

      3.jpg

      Đây là toàn bộ phụ kiện của M3 bao gồm:
      • 4 cáp SATA III
      • 1 miếng chắn I/O
      • Sách hướng dẫn và dĩa driver
      • 1 miếng treo phòng
      • Bộ sticker dán linh kiện
      • 1 miếng visting card đến từ MSI

      4+5.jpg

      Về ngoại hình, M3 có kích cỡ chuẩn ATX với thiết kế đậm chất game thủ những họa tiết đỏ đen xen lẫn nhau nhìn rất đẹp mắt. Đặc biệt phần tản nhiệt dành cho MOSFET và chipset được MSI phủ lớp sơn đen platinum rất ngầu và tất nhiên không thể bỏ qua logo rồng đỏ khá bắt mắt trên tản chipset của bo mạch chủ này. Bề mặt trước của M3 các linh kiện được sắp xếp theo trật tự từng khu vực tạo cho tôi có cảm giác sạch sẽ khá thích thú với sản phẩm này.

      6.jpg

      Khu vực CPU và pha nguồn, nhìn ở góc độ này chúng ta có thể thấy M3 có tới 8 pha nguồn CPU nhưng...

      6_1.jpg

      Nằm ẩn phía dưới của tản MOSFET phía trên, chúng ta lại có thêm một pha nguồn CPU nữa nằm cạnh với jack cắm nguồn CPU 8 chân. Như vậy, hệ thống pha nguồn CPU của bo mạch chủ này có tới 9 pha nguồn, một con số không nhỏ với bo mạch chủ gaming được xem là thấp cấp nhất của MSI.

      7..jpg

      Chuyển qua khu vựa khe RAM, chúng ta sẽ có 4 khe RAM DDR4 có khả năng chạy RAM với xung nhịp ép xung hơn 3000MHz. Tất nhiên điều đó chỉ xảy ra khi chip của module RAM DDR4 thuộc loại tốt. Tôi thấy ở đây chỉ có 1 pha nguồn duy nhất nằm cạnh khe RAM thứ tư từ trái qua. Do đó có thể nói hệ thống pha nguồn của bo mạch chủ M3 sẽ là 9+1. Cũng nói thêm ở khu vựa này, tôi không thấy MSI sử dụng thiết kế ngàm chữ Q (tức 1 ngàm mở, ngàm còn lại đóng) cho khe RAM mà họ dùng lại thiết kế truyền thống 2 ngàm mở. Khá tiếc khi MSI không áp dụng ngàm chữ Q trên chiếc bo mạch chủ này vì thiết kế này sẽ giúp RAM được gắn vững chắc hơn rất nhiều so với ngàm truyền thống, nhất là với các module RAM có bộ tản nhiệt khủng. Hy vọng rằng MSI sẽ áp dụng ngàm RAM chữ Q cho các sản phẩm bo mạch chủ tương lai của hãng.

      8.jpg

      Khu vực chipset Z170 của M3 được tản nhiệt bởi một miếng heatsink họa tiết 3 sọc đỏ cùng logo rồng đỏ đặc trưng của dòng Gaming.

      9.jpg

      Khu vực khe cắm mở rộng của M3 bao gồm:
      • 2 x PCIe 3.0 x16
      • 2 x PCIe 3.0 x1
      • 3 x PCI
      Lưu ý rằng khe PCIe 3.0 x16 thứ hai (nằm ở vị trí thứ tư trên bo mạch chủ) chỉ chạy ở băng thông x1 nếu khe PCIe 3.0 x1 ở vị trí thứ nhất hoặc thứ ba trên bo mạch chủ được gắn thiết bị sử dụng chuẩn kết nối này. Điều làm tôi thấy ấn tượng ở khu vực này là MSI vẫn còn giữ khe PCI truyền thống trên M3 chứ không cắt đi như những nhà sản xuất khác. Nếu để ý kỹ, bạn đọc sẽ không thấy đèn LED báo lỗi Q-CODE trên bo mạch chủ này. Do đó, bạn đọc sẽ buộc phải sử dụng card PCI có tích hợp đèn này nếu chẳng may bo mạch chủ bị lỗi.

      Tất nhiên mục đích của MSI khi giữ lại khe PCI trên M3 không chỉ nằm ở vấn đề nêu trên mà còn ở khía cạnh thực tế là có nhiều thiết bị sử dụng giao tiếp này như card âm thanh, card mạng Gigabit... vẫn còn xuất hiện trên thị trường. Do đó, nếu đang sở hữu cho mình một chiếc card âm thanh chuẩn PCI thuộc loại khá tốt thì liệu bạn đọc có bỏ nó đi và sử dụng card âm thanh onboard trên bo mạch chủ nếu bo mạch chủ đó có hỗ trợ khe PCI truyền thống? Tôi chưa nói đến chất lượng âm thanh của M3 vì chưa đến phần thử nghiệm nhưng nếu bạn đọc gặp câu hỏi nêu trên, tôi chắc rằng phần lớn sẽ trả lời dùng card âm thanh rời chuẩn PCI thay vì card onboard. Lý do vô cùng đơn giản là do ảnh hưởng từ quan niệm dùng máy tính ngày xưa rằng sử dụng card âm thanh rời luôn tốt hơn là card onboard, vì hồi đó, card âm thanh onboard chất lượng rất tệ hại. Vậy thì M3 có xóa bỏ được định kiến đó hay không thì hãy chờ đến phần thử nghiệm card âm thanh của Amtech.

      Lại nói về ngàm gắn card trên khe PCIe 3.0 x16 của M3, MSI đã sử dụng thiết kế ngàm mới gọi là VGA Armor giúp card đồ họa được gắn chặt và chắc chắn hơn so với ngàm trước đây. Và tôi cũng đã thử với chiếc card đồ họa ASUS GTX 780 Ti DC2 OC thuộc dạng to nạc thì quả thật, ngàm VGA Armor của MSI gắn rất chặt. Tôi rất thích với kiểu thiết kế ngàm này của MSI, nó sẽ giúp người dùng an tâm hơn khi sử dụng nhiều card đồ họa trong mô hình đa card SLI hay CrossFire. Nếu có gì đó không hài lòng về ngàm này thì chính là mỗi lần gắn VGA thì tôi được nghe tiếng "kít" rất to gần giống với tiếng nhựa bị gẫy, làm tôi phải kiểm tra chân cắm VGA nhiều lần không cần thiết.

      9_1.jpg

      Phía trên khe PCIe 3.0 x16 đầu tiên sẽ là nơi đặt khe M.2 dành cho các tín đồ đam mê SSD nhỏ gọn chuẩn NGFF M.2. Điểm đặc biệt ở khe M.2 này là nó hỗ trợ cả hai chuẩn M.2 SSD đang phổ biến trên thị trường SATA III và PCIe. Chưa hết, ngoài AHCI truyền thống, khe M.2 này còn hỗ trợ cả chuẩn giao thức mới là NVMe cho hiệu năng truyền tải dữ liệu rất cao. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì SSD M.2 hỗ trợ giao thức NVMe mới này vẫn chưa phổ biến nên đây có thể nói là một động thái đón đầu của MSI. Vì trong tương lai giao thức này sẽ dần thay thế AHCI và người dùng không thay đổi bo mạch chủ trong thời gian dài sẽ được lợi hơn.

      10.jpg
      11.jpg

      Đây là khu vực giao tiếp lưu trữ SATA III của M3. Tổng cộng 6 khe SATA III và 4 trong số đó được tận dụng làm 2 khe SATA Express. Có một điểm lạ là không hiểu vì lý do gì MSI lại để 2 khe SATA III_3 và _4 theo chiều dọc thay vì chiều ngang như 4 khe còn lại? Tôi thực sự không hiểu dụng ý của MSI khi làm điều này, và tôi chắc chắn 2 khe này sẽ khiến các system builder (người dùng thích tự ráp linh kiện thành bộ máy hoàn chỉnh) gặp phiền hà không ít khi phải đi dây SATA III cho các bo mạch chủ như thế này, nhất là trong không gian chật hẹp. Điểm cần lưu ý nữa ở khu vực này là sẽ có vài khe SATA III không dùng được nếu bạn đọc đã gắn sẵn một chiếc SSD M.2 vào bo mạch chủ. Bạn đọc có thể tham khảo thêm về vấn đề này trong sách hướng dẫn của M3.

      12.jpg

      Phía dưới bo mạch chủ như thường lệ là dàn header đầu ra dành cho Front Panel, USB 2.0, máy in... Nhưng có một thứ khiến tôi phải chú ý, đó là cần gạc Slow mode (SLOW_1). Cần gạc này chủ yếu dành cho dân chơi ép xung LN2 nhằm ngăn chặn tình trạng crash hệ thống khi ép xung đỉnh cao. Tất nhiên, tính năng này rất tốt cho dân chơi ép xung nhưng nên nhớ M3 là bo mạch chủ được thiết kế hướng đến game thủ, vì vậy MSI thêm vào Slow mode cho M3 là thừa thãi không cần thiết lắm.

      13.jpg

      Phía dưới bên trái bo mạch chủ là khu vực linh kiện âm thanh được tách rời với phần còn lại của bo mạch chủ bằng một đường mạch đặc biệt nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh. Chip âm thanh được sử dụng trên bo mạch chủ M3 là Realtek ALC1150 được bảo vệ chống nhiễu bằng lớp giáp Audio Boost. Đây là chip âm thanh thường được sử dụng trên các bo mạch chủ cao cấp. Ngoài ra, M3 còn được trang bị dàn tụ vàng Chemicon khá chất lượng. Ngay dưới chip âm thanh là chip điều khiển các khe PCIe, PCI ASMedia ASM1083.

      14.jpg

      Phía trên khe PCIe 3.0 x1 đầu tiên là chip điều khiển mạng (network controller) Killer E2400 cũng được bọc lớp vỏ bảo vệ Gaming LAN trên để chống nhiễu tín hiệu.

      15.jpg

      Nằm trên chip Killer E2400 một chút là chip điều khiển xuất hình cho cổng HDMI và DVI PTN3360DBS được sản xuất bởi công ty sản xuất linh kiện bán dẫn NXP.

      16.jpg

      Bên cạnh cổng USB 3.1 tất nhiên là chip điều khiển ASM1142 của ASMedia. Hơi lạ vì hiện tại đã có kha khá bo mạch chủ sử dụng chip điều khiển USB 3.1 của Intel rồi.

      17.jpg

      Trở xuống phía dưới của bo mạch chủ một lần nữa, chúng ta sẽ thấy một con chip nữa ở gần khu vực khe cắm mở rộng PCI. Đó là chip Nuvoton NCT6793D. Vị trí đặt chip này khiến chúng ta dễ dàng kết luận chip này sẽ quản lý các khe PCI nhưng không phải, vì phần việc đó đã có chip ASM1083 lo rồi. Chip này có công dụng điều khiển các thiết bị nhập xuất I/O.

      18.jpg

      Nếu như trước đây, chúng ta thường debug lỗi của bo mạch chủ thông qua đèn LED báo lỗi hay dựa vào vị trí đèn LED trên bo mạch chủ để biết được thành phần linh kiện nào là nguyên nhân thì với mẫu M3 này, MSI đã tích hợp sẵn 3 đèn LED VGA, DRAM và CPU để báo lỗi cho người dùng. Nếu thành phần nào bị lỗi khi boot máy thì đèn LED sẽ nháy lên và giữ nguyên. Tôi rất thích cách MSI thiết kế phần đèn LED báo lỗi như thế này. Nó sẽ giúp những người dùng máy chưa có nhiều kinh nghiệm biết được linh kiện nào bị lỗi.

      19.jpg

      Khu vực các cổng xuất nhập I/O của M3 bao gồm:
      • 1 cổng PS/2
      • 2 cổng USB 2.0
      • 1 cổng DVI
      • 2 cổng USB 3.1 Type A Gen 2
      • 4 cổng USB 3.1 Type A Gen 1
      • 1 cổng HDMI
      • 1 cổng LAN Killer E2400 Gigabit
      • 5 jack âm thanh 7.1 và 1 jack cáp quang âm thanh S/PDIF
      Đây là lần đầu tiên tôi được thấy một chiếc bo mạch chủ không có cổng USB 3.0 ở khu vực này. Điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm bo mạch chủ của tôi ít nhất là trong thời điểm này USB 3.1 có khả năng tương thích ngược với USB 3.0, tức là các thiết bị USB 3.0 đều có thể sử dụng được khi cắm trên cổng USB 3.1. Tuy nhiên, MSI lại không tích hợp cổng USB 3.1 Type C nào trong khi Type A có đến tận 6 cổng. Nên nhớ rằng, cổng USB 3.1 Type C đang dần xuất hiện nhiều trên các smartphone mới gần đây như Nexus 6P, OnePlus 2... và xu hướng các nhà sản xuất thiết bị di động sẽ dùng cổng kết nối này trong năm tới sẽ gia tăng. Vì thế, thật là tiếc khi MSI không hỗ trợ cổng USB 3.1 Type C cho M3.​
      Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II – Hệ thống thử nghiệm và BIOS

      A – Hệ thống thử nghiệm




      B – Hình ảnh BIOS

      Với M3, MSI đã thiết kế lại giao diện BIOS mới, loại bỏ nhiều thông số thừa thãi chưa cần đến, qua đó mang lại giao diện người dùng đơn giản hơn cho phép nhiều đối tượng người dùng có thể làm quen dễ dàng. Các phần tùy chỉnh chủ yếu được bày ra trước mắt người dùng khá trực quan như CPU, bộ nhớ RAM, chuyển đổi thứ tự thiết bị boot v.v... Đặc biệt, giao diện BIOS mới này còn có chức năng Game Boost và XMP nằm ở góc trên phía trái màn hình cho phép người dùng có thể ép xung nhanh CPU và tùy chỉnh RAM đúng với thông số XMP cao nhất phục vụ cho nhu cầu gaming. Chỉ cần một thao tác nhấn nút là ngay lập tức bo mạch chủ sẽ tự chỉnh các thông số xung nhịp, điện thế hoàn toàn tự động, người dùng không cần phải làm gì cả. Tuy nhiên, xung nhịp CPU được Game Boost ép xung lên rất ít, với việc sử dụng CPU Core i5-6600K thì chức năng này chỉ kéo xung lên 4.1GHz mà thôi, không cao hơn mức Turbo Boost 3.9GHz là bao. Vì thế, tôi vẫn thích tự tay ép xung hơn là dùng chức năng này.​

      1.jpg 2.jpg 3.jpg 4.jpg 5.jpg 6.jpg 7.jpg 8.jpg

      Để có thể can thiệp sâu hơn vào bo mạch chủ, người dùng chỉ cần nhấn phím F7 để vào giao diện người dùng truyền thống của MSI với nhiều mục hơn cũng như nhiều thông số để tùy chỉnh hơn. Khi ép xung CPU, tôi thường sử dụng giao diện này nhiều hơn là giao diện trên.​

      9.jpg 10.jpg 11.jpg 12.jpg 13.jpg 14.jpg 15.jpg

      Điểm gây chú ý là BIOS của M3 không hề có thông số Vdroop (chống sụt điện khi CPU tải nặng) hay còn gọi là LLC (Load Line Calibration) và Ring Voltage (điện cấp cho xung nhịp chipset). Theo đại diện của MSI Việt Nam cho biết thì MSI làm vậy để phân cấp bo mạch chủ của mình, do đó M3 thuộc cấp thấp nhất của dòng Gaming Enthusiast nên sẽ không có hai thông số quan trọng này. Đối với game thủ thì hai thông số này có hay không thì cũng không mấy quan trọng, nhưng với đối tượng là dân ép xung thì lại khác. Hai thông số này sẽ giúp họ ép xung CPU dễ dàng hơn nhiều.​
      Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III – Các phần mềm kèm theo

      A – MSI Control Center



      MSI Control Center sẽ là nơi dành cho người dùng vọc vạch về thông số điện thế, xung nhịp của các thành phần trọng yếu của hệ thống như CPU, RAM, VGA onboard. Ngoài ra, chương trình này còn cung cấp cho người dùng khả năng xem xét nhiệt độ hoạt động của các thành phần này dưới dạng hình ảnh 2D của bo mạch chủ vô cùng trực quan và dễ theo dõi.​

      B - MSI Fast Boot

      1.png
      MSI_SnapShot.jpg

      Ứng dụng này cho phép người dùng có thể bật tắt chế độ boot nhanh vào hệ điều hành mà không cần phải vào BIOS để tùy chỉnh.​

      C – MSI Gaming App

      2015-12-25_112133.png

      Gaming App là ứng dụng cho phép game thủ có thể tùy chỉnh bàn phím của mình thành một bàn phím chơi game hoặc multimedia đúng nghĩa với trình con Gaming Hotkey, tương tự với chuột là Mouse Master. Nếu sử dụng card đồ họa do MSI sản xuất thì khi dùng Gaming App, game thủ có thể thiết lập nhanh các chế độ sử dụng khác nhau cho card đồ họa như OC Mode (ép xung), Gaming Mode (chơi game) và Silent Mode (yên lặng).

      Mục OSD sẽ cho phép game thủ overlay (hiển thị khi chơi game) thông tin hệ thống giúp game thủ có thể vừa chơi game vừa theo dõi tình trạng hệ thống của mình dễ dàng. Cuối cùng, Eye Rest là trình con của Gaming App cho phép nó tạo ra một lớp filter ảo (lọc màn hình) trên màn hình dành cho người dùng sử dụng máy tính theo từng nhu cầu cụ thể như EyeRest (tạo lớp filter vàng để lọc ánh xanh có hại cho mắt), Gaming (độ sáng tăng hơn một chút), Movie (hạ sáng một chút) và Customize cho người dùng tự tùy chỉnh, Default để trả lại thông số mặc định.​

      D – Intel XTU

      2015-12-26_195107.png

      Phiên bản ứng dụng XTU của MSI. Công dụng chính của XTU là benchmark điểm hệ thống và thử nghiệm độ ổn định của hệ thống, phù hợp cho dân ghiền ép xung.​

      E – Live Update và M-Cloud

      2015-12-26_173840.png 2015-12-25_110736.png

      Live Update giúp người dùng có thể cập nhật driver hệ thống một cách tự động và M-Cloud sẽ biến hệ thống của người dùng thành một máy chủ dữ liệu đám mây trong mạng nội bộ. Tuy nhiên để sử dụng M-Cloud, người dùng cần phải có card mạng WiFi để cấu hình.​

      F – Nahimic

      2015-12-25_114121.png 2015-12-25_114156.png 2015-12-25_114223.png

      Nahimic cho phép người dùng tùy chỉnh đi sâu về chất lượng âm thanh phát ra cũng như microphone thu vào để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Mục HD Audio Recorder giúp người dùng có thể thu tiếng rõ hơn khi stream game bằng phần mềm XSplit hay OBS.​

      G – MSI RAMDisk và SteelSeries Engine 3

      2015-12-25_112923.png
      [​IMG]

      RAMDisk cho phép người dùng sử dụng một phần dung lượng RAM trống để làm ổ đĩa vật lý lưu trữ dữ liệu hoặc lưu cache đệm cho các trình duyệt Firefox, IE hay Chrome. SteelSeries Engine 3 là chương trình quản lý các thiết bị gaming gear do SteelSeries sản xuất, nếu game thủ có sẵn gaming gear của hãng này khi cắm vào hệ thống, chương trình này sẽ nhận diện và cho phép họ tùy chỉnh gaming gear của mình.​

      H – MSI SuperCharger và XSplit Gamecaster

      [​IMG]
      [​IMG]

      SuperCharger cho phép người dùng có thể kích hoạt chế độ sạc nhanh dành cho các thiết bị di động khi cắm vào cổng USB 3.1 Gen 2. XSplit Gamecaster giúp game thủ có thể stream gameplay của mình lên các kênh chia sẻ video trực tuyến chuyên về game như Twitch kèm theo bản quyền phần mềm 1 năm.​
      Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Hiệu năng CPU

      A - SuperPi 32M

      superpi.png
      B - Wprime 1.55

      wprime.png
      C - AIDA64

      1 - CPU Queen

      aida_q.png
      2 - GPU Benchmark

      aida_gpu.png
      3 - Memory Benchmark

      aida_mem.png
      D - Cinebench 11.5

      cine11.jpg
      E - Cinebench 15

      cine15.png
      F - Frybench 64 bit

      fry.png
      G - Intel Burn Test

      intel.png
      H - VRAY

      vray.jpg
      I - WINRAR

      winrar_m.png winrar_s.png
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      V - Hiệu năng 3D

      A - 3DMark 11 / 3DMark 2013

      3dm.png 3dm_fire.jpg

      B - PCMark 8

      2015-12-23_150437.png 2015-12-23_194810.png 2015-12-23_213751.png 2015-12-23_214926.png 2015-12-23_225417.png

      C - Metro Last Light

      metro.png

      D - Tomb Raider

      tomb.png
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VI - Hiệu năng thiết bị lưu trữ và âm thanh

      A - Kingston HyperX 3K SATA III 120GB (Đã cài Windows + Phần mềm)

      2015-12-22_232538.jpg

      B - Kingston SM2280 M.2 SATA III 120GB

      1 - Dung lượng trống

      free.jpg

      2 - 90% dung lượng

      90.jpg

      B - SanDisk X300 SATA III 128GB

      1 - Dung lượng trống

      free.jpg

      2 - 90% dung lượng

      90.jpg

      D - RightMark Audio Analyzer (Realtek ALC1150)

      2015-12-24_085104.png
      Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VII - Khả năng ép xung

      Với một bo mạch chủ không chuyên về ép xung như Gaming M3, tôi chỉ có thể kéo được mức xung 4.6GHz cho CPU Core i5-6600K nhưng phải trả cho một cái giá khá đắt. Đó là lượng điện CPU phải nhồi vào rất nhiều lên đến 1.55V trên BIOS, và khi vào CPU-Z chỉ hiển thị ở mức 1.536V và khi tải nặng, điện thế sẽ rớt xuống còn 1.488V.

      MSI_SnapShot_00.jpg MSI_SnapShot_01.jpg specs_oc.png 63a3ac22-16d9-4698-ba1c-b6508b77b0d8.png

      Sở dĩ mức điện thế không đồng đều như vậy là do M3 không có tính năng Vdroop cũng như Ring Voltage. Vdroop giúp cho điện thế CPU khi tải không sụt xuống quá sâu làm mất đi khả năng ép xung tiềm tàng của linh kiện này. Còn Ring Voltage là mức điện nhồi cho Ring Ratio (hệ số nhân cho xung nhịp chipset, tương tự như hệ số nhân của CPU), Ring Ratio lý tưởng là mức hệ số nhân tương đương với hệ số nhân CPU. Ví dụ:
      • Xung nhịp CPU = HSN CPU 46 x BCLK 100MHz = 4600MHz hay 4.6GHz
      • Xung nhịp chipset = HSN Ring ratio 46 x BCLK 100MHz = 4600MHz hay 4.6GHz
      Với tỷ lệ HSN CPU : HSN Ring ratio là 1:1 thì hiệu năng hệ thống sẽ được cải thiện rất nhiều. Nhưng do không có Ring Voltage nên phần hệ số nhân Ring ratio, tôi sẽ phải để Auto để tránh tình trạng crash hệ thống khi ép xung. Với mức xung 4.6GHz, tôi có thể vô tư sử dụng các thao tác văn phòng hàng ngày nhẹ nhàng không vấn đề gì. Nhưng khi đụng vào các bài test hệ thống thì mức xung này không thể chạy được ứng dụng duy nhất là Intel Burn Test. Tuy vậy, mức xung này tôi vẫn có thể chơi game lâu dài thoải mái dù nó không thể vượt qua tất cả các bài test một cách trọn vẹn nhất. Có thể ứng dụng kia có một giao thức fail-safe nào đấy khiến CPU Core i5-6600K chạy mức xung 4.6GHz với điện thế quá cao 1.55V không thể hoàn tất được bài test này.

      Tuy vậy để xem mức 4.6GHz này sẽ cải thiện hiệu năng hệ thống trên các bài test như thế nào?

      A - SuperPi 32M

      superpi.png

      B - Wprime 1.55

      wprime.png

      C - AIDA64

      1 - CPU Queen

      aida_q.png

      2 - GPU Benchmark

      aida_gpu.png

      3 - Memory Benchmark

      aida_mem.png

      D - Cinebench 11.5

      cine11.jpg

      E - Cinebench 15

      cine15.png

      F - Frybench 64 bit

      fry.png

      G - Intel Burn Test

      Không chạy được ứng dụng...​

      H - VRAY

      vray.jpg

      I - WINRAR

      winrar_s.png winrar_m.png

      J - 3DMark 11

      3dm.png

      K - 3DMark 2013

      3dm_fire.jpg

      L - Metro Last Light

      metro.png

      M - Tomb Raider

      tomb.png
      Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VIII - Lời kết

      [​IMG]
      • MSI Z170A Gaming M3 được bán với giá 4.455.000 đồng từ nhà phân phối Mai Hoàng Informatic.
      [​IMG]
      • Được hỗ trợ rất nhiều công nghệ phục vụ cho nhu cầu gaming.
      • Giao diện đồ họa trên BIOS rất trực quan và dễ làm quen.
      • Có nút gạc chế độ Slow-mode dành cho ép xung LN2.
      • Phần mềm kèm theo hiệu quả.
      • Hệ thống phase nguồn CPU vừa đủ để ép xung CPU.
      • Hỗ trợ cổng giao tiếp mới M.2 giao thức NVMe và SATA Express.
      • Còn hỗ trợ khe mở rộng PCI truyền thống.
      • Có cổng USB 3.1 Gen 1 và 2 đều là Type A.
      • Thiết kế bo mạch chủ đẹp mắt và đậm chất game thủ.
      • Giá tốt.
      • Hiệu năng sau khi ép xung khá tốt ở hầu hết các bài test.
      • Ngàm khóa khe PCIe 3.0 x16 rất chắc chắn.
      • Card mạng Killer E2400 chống lag dành cho game online.
      • Tặng bản quyền XSplit Gamecaster 1 năm.
      [​IMG]
      • Ngàm gắn RAM truyền thống không theo xu hướng hiện nay là ngàm chữ Q.
      • Không có chức năng Vdroop và Ring Voltage trong BIOS.
      • Không có USB 3.1 Type C.
      • Không có đèn LED báo lỗi.
      • Chất lượng âm thanh chỉ được mức Good (khá là Very Good, tốt nhất là Excellent) khi test RMAA.
      • Không thể chạy được bài test Intel Burn Test khi ép xung CPU lên 4.6GHz.
    9. cohay
      cohay
      Ủa hệ thống @ 4.6GHz có stable khổng!?nếu bác giảm xuống 1 tý thì như thế nảo!?

Chia sẻ trang này