Vào khoảng 5 năm trước thị trường card đồ họa chuyên dùng cho máy tính là sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai ông lớn là binh đoàn xanh Nvidia và đội quân đỏ AMD, hai hãng này liên tục cạnh tranh nhau vị trí chiếc card đồ họa có hiệu năng mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây chứng kiến sự tụt dốc một cách chóng mặt của đội quân đỏ AMD cũng như là sự vùng lên mạnh mẽ của binh đoàn xanh Nvidia. Và điều đó cũng dẫn đến một điều dễ hiểu là những chiếc card đồ họa với hiệu năng khủng nhất đều có xuất thân từ quan đoàn xanh Nvidia với hàng loạt các tên tuổi đình đám như GTX 980, GTX 980Ti, TiTan, TiTan X Và để tiếp nối xu thế sản sinh ra kẻ thống trị, trong năm nay Nvidia lại tiếp tục làm cho công chúng bất ngờ khi tung ra một mẫu card đồ họa hoàn toàn mới với hiệu năng cực khủng. Mức hiệu năng mà mới chỉ ở những bài đánh giá hiệu năng đầu tiên đã cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ khi mà hiệu năng cho thấy của nó mạnh gần bằng cặp đôi GTX 980Ti SLI vốn đã từng là kẻ hủy diệt của năm trước. Và không ai khác kẻ hủy diệt 2016 mà chúng ta đang đề cập đến ở đây chính là chiếc Nvidia Geforce GTX 1080. Về thiết kế, không nói đến các phiên bản custom đến từ các hãng đối tác của Nvidia, vì đối với mỗi hãng đối tác sẽ có những thay đổi về thiết kế để tạo ra sự đặc trưng cũng như làm nổi bật điểm mạnh, tạo dấu ấn của mình trên sản phẩm. Chính vì thế trong bài viết này chúng ta sẽ đánh giá thiết kế của phiên bản Geforce GTX 1080 reference do chính Nvidia thiết kế và sản xuất hay còn gọi là GeForce GTX 1080 Founders Edition Nói đến thiết kế trên phiên bản card đồ họa GeForce GTX 1080 Founders Edition có thể nói đây là một thiết kế truyền thống của Nvidia trên các card đồ họa của hãng. Một thiết kế tuy bên ngoài không có quá nhiều điểm mới khi vẫn chỉ sử dụng tản nhiệt đơn dạng lồng sóc nhưng nó lại được đánh giá là một thiết kế không lỗ thời và nhìn không bao giờ chán mắt. Điểm mới được trên GTX 1080 đầu tiên cần phải nhắc tới đó chính là thiết kế hoàn toàn bàng kim loại, vật liệu nhựa gần như đã được loại bỏ hoàn toàn giúp mang đến cảm giác cầm chắc chắn hơn cũng như khả năng tản nhiệt tốt hơn. Để có được thiết kế như thế này thì tập thể các kĩ sư thiết kế của Nvidia đã phải đúc kết vô số kinh nghiệm có được từ những mẫu thiết kế của các phiên bản trước. Ngoài ra để giảm thiểu tiếng ồn mà quạt gió tạo ra, các kĩ sư của Nvidia đã đặt lên thêm một tấm kim loại mỏng lên các linh kiện, vi mạch nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của luồng gió nóng tác động lên các linh kiện, cũng như giảm thiểu tiếng ồn, nâng cao hiệu suất tản nhiệt Bộ vỏ trên GTX 1080 được thiết kế hoàn toàn bằng nhôm cùng các hợp kim tạo thành một thể thống nhất kết hợp với hệ thống quạt lồng sóc tạo thành luồng gió cường bức một chiều mang đến khả năng tản nhiệt tốt hơn, giờ đây lớp vỏ của GTX 1080 không chỉ là phần trang trí thêm cho sản phẩm nữa mà nó đã trở thành một ống tản nhiệt cũng như là một bộ giáp bảo vệ cho chiếc card tránh khỏi những tác đông mạnh từ bên ngoài. Mặt sau của GTX 1080 cũng được Nvidia làm công tác bảo vệ khá kĩ bằng cách lắp thêm các tấm ốp bảo vệ bằng kim loại giúp tăng cường độ bền cho các linh kiện cung như hạn chế va chạm làm gãy các chân hàn. Ngoài việc sở hữu thiết kế mới, chiếc card đồ họa GTX 1080 cũng được trang bị nền tảng vi kiến trúc mới Pascal thay cho nền tảng vi kiến trúc Maxwell vốn đã tồn trên các dòng card GTX 9XX. Vào năm 2014 khi nền tảng vi kiến trúc Maxwell được ra mắt để thay thế cho thế hệ vị kiến trúc Kepler đã lỗ thời ngay lập tức nó đã tạo nên một cuộc cách mạng mới về hiệu năng trên những chiếc card đồ họa, tuy nhiên khi đó mức tiêu thụ điện năng trên các mẫu card đó vẫn là khá cao. Và khi mẫu vi kiến trúc mới Pascal được ra đời ngoài việc tạo ra được sự đột phá mới về hiệu năng trên một chiếc card đồ họa thì Nvidia cũng tạo ra một sự đột phá mới trong việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ trên chiếc card đồ họa đầy mạnh mẽ của hãng. Để có được nền tảng mới đầy mạnh mẽ cũng như tiêu tốn ít điện năng như thế này thì Nvidia đã phải chấp nhận kéo dài thêm thời gian ra mắt sản phẩm cũng như phải bỏ qua một “nhịp” phát triển ở chu trình 20nm để tiến thẳng từ vi kiến trúc 28nm xuống vi kiến trúc 14 và 16nm FinFET. Nền kiến trúc FinFET dù đã được Intel sử dụng cho các con chip CPU của mình trong vài năm nay, vẫn còn là một công nghệ khá mới. FinFET là thuật ngữ ám chỉ nền bộ tụ điện thiết kế theo cấu trúc 3 chiều thay vì 2 chiều như trước. Công nghệ vi kiến trúc mới bảo đảm hiệu suất cao hơn và nhiệt độ tỏa ra cũng ổn định hơn khi sử dụng. Việc lựa chọn bỏ qua một “nhịp” phát triển ở chu trình 20nm để tiến thẳng xuống vi kiến trúc 16 nm FinFET cho nền Pascal của NVIDIA được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với Nvidia, khi mà hiện nay chỉ có 3 hãng có khả năng đảm nhận được vai trò sản xuất: Samsung, TSMC của Đài Loan và một công ty còn khá non trẻ mới tham gia thị trường sản xuất phần cứng GlobalFoundries của Hoa Kỳ. Với việc vi kiến trúc thế hệ mới Pascal hỗ trợ số lõi CUDA trong một vi xử lý đa luồng SM chỉ là 64 thay vì 128 ở trên vi kiến trúc Maxwell, nhưng do hiệu suất cao hơn rất nhiều, tốc độ tính toán và xung nhịp của Pascal vẫn sẽ vượt trội hơn một cách ngoạn mục như đã thể hiện với sự ra mắt của dòng card Geforce serie 10. Mặc dù trên chiếc card đồ họa GTX 1080 chỉ được thiết kế với 7,2 tỷ tụ điện nhỏ hơn so với 8 tỷ tụ điện của Titan X và GTX 980 Ti trước đây, nhưng vi kiến trúc Pascal đã tạo ra kỳ tích khi cho tốc độ xung nhịp nhanh hơn đến 60%. Hơn thế nữa GTX 1080 cũng cho khả năng thực hiện phép tính lên đến 9 TFLOPs so với 7 TFLOPs của Titan X. Không những thế kích thước GPU GP104 của GTX 1080 chỉ có 317mm2 so với 601mm2 của card dòng Maxwell. Điều này cho phép NVIDIA gia tăng số lõi CUDA và tụ điện của mình trong các phiên bản GPU tiên tiến hơn sau này. Ở phiên bản vi trúc Pascal này NVIDIA cho biết rằng họ sẽ hỗ trợ hai kiểu bộ nhớ mới là GDDR5X và HBM2. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chi phí tích hợp GDDR5X lên card đồ họa thấp hơn HBM2 nhiều, nên các dòng card GTX 1080 và GTX 1070 sẽ đều sử dụng bộ nhớ GDDR5X. Còn đối với bộ nhớ HBM2 hứa hẹn sẽ được tích hợp lên các thế hệ tiệp theo của card màn hình nền Pascal với dung lượng bộ nhớ tối đa có thể lên đến 16 GB so với Maxwell chỉ là 10 GB Ngoài ra, vi kiến trúc Pascal cũng sẽ hỗ trợ cấu trúc bộ nhớ mới giúp GPU lẫn CPU thâm nhập vào bộ nhớ card đồ họa. Những cải tiến về bộ nhớ này nhằm phục vụ cho nhu cầu chơi game trên phân giải 4k và VR. Một tính năng mới cũng cần phải nhắc tới trên vi kiến trúc Pascal có lẽ là khả năng gia tăng băng thông bus giữa CPU và GPU hay nhiều GPU nối với nhau. NVLink sẽ cho phép card màn hình truyền dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với chuẩn PCI-Express hiện nay, theo dự đoán con số ấy có thể lên từ 80 đến 200 GB/giây. Về mặt hiệu năng, đây có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm và cũng là điều đáng nói nhất trên chiếc card đồ họa GTX 1080. Theo như thông tin mà Nvidia công bố thì chiếc card này cho một mức hiệu năng khá kinh khủng khi mà nó nhanh hơn cả hai card GTX 980 chạy SLI, nhanh hơn cả TitanX. Việc này khiến GTX 1080 trở thành GPU đơn nhân nhanh nhất được chế tạo ra tính tới hiện tại. Đây là một điều gây ngạc nhiên cực kì lớn cho những người nghĩ rằng GTX 1080 chỉ mạnh hơn đôi chút so với GTX 980Ti. Theo đồ thị của NVIDIA, GTX 1080 nhanh hơn GTX980Ti khoảng 30-40%. Để đánh giá khách quan ta cùng đánh giá thử nghiệm hiệu năng của GTX 1080 thông qua một số benchmark và kết quả nhận được khá hấp dẫn Với mức hiệu năng mà GTX 1080 thể hiện có thể khẳng định nó là chiếc card đồ họa có hiệu năng mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, để kiểm chứng hiệu năng của siêu phẩm này chúng ta trải nghiệm qua một số tựa game đình đám Cùng tham khảo kết quả tốc độ FPS mà GTX 1080 cũng như các card khác đạt được ở các độ phân giải HD+, Full HD, 2K và 4K Qua biểu đồ so sánh giữa GTX 1080 với các phiên card đồ họa khác trên các tựa game offline đình đám hiện nay có thể thấy ngay được sự vượt trội về mặt hiệu năng của chiếc card đồ họa GTX 1080 so với những chiếc card đồ họa khác khi mức FPS mà nó đạt được luôn ở vị trí cao nhất. Trải nghiệm với game Rise of the Tomb Raider với mức đồ họa cao nhất Đặc biệt ở độ phân giải 4K trên tựa game khủng The Wicher 3 khi mà khong một chiếc card đơn nhân nào có thể vượt qua mức 35 FPS ngay cả a chàng TiTan X cũng chỉ dừng lại ở mức 33 FPS thì với GTX 1080 trải nghiệm tựa game này ở độ phân giải 4K nó vẫn có thể đạt được tốc độ lên đến 43 FPS một con số cho thấy sức mạnh đáng nể về mặt hiệu năng của nó. Bên cạnh sự mạnh mẽ vốn có về mặt hiệu năng Nvidia còn cung cấp cho người dùng thêm một tính năng mới là GPU Boot 3.0 và Fast Sync. Với phiên bản GPU Boost 3.0 vừa được ra mắt này là một phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của GPU Boost 3.0 với nhiều ưu điểm như tự động thay đổi mức độ xung nhịp tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và công việc đang xử lí, cùng với đó đường cong điện áp và mức tăng xung nhịp cũng được đồng bộ với nhau giúp tối ưu hóa hiệu năng một cách tốt nhất cũng như hạn chế sự lãng phí điện năng dư thừa. Nói đến việc trải nghiệm chơi game sử dụng công VR hay xem các video sử dụng công nghệ VR thì việc cần có một cấu hình máy tính mạnh mẽ đặc biệt là GPU vì cùng một lúc GPU phải xử lý và xuất ra đến 2 màn ảnh cùng lúc cho cả hai mắt. Công nghệ mới Simultaneous Multi-Projection (SMP) kết hợp cùng với "VR Ready" sẽ thông báo cho người dùng biết xem card card của mình có đủ sức trải nghiệm VR hay không, hơn thế nữa thì nó còn giải quyết được nhược điểm méo hình thường hay gặp phải trong lúc trải nghiệm. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một chiếc card đồ họa có cấu hình cao để trải nghiệm các game khủng thì có lẽ bạn nên bỏ qua các siêu phẩm một thời như GTX 980Ti, Titan X mà hãy lên thẳng chiếc card đồ họa thế hệ mới Nvidia GTX 1080 này để có thể trải nghiệm hiệu năng mạnh mẽ nhất tại thời điểm hiện tại cũng như hàng loạt công nghệ mới nhất chỉ có trên GTX 1080. Nvidia GeForce GTX 1080 Perfected Challenge
The Witcher 3 siêu nặng vậy mà ông thần GTX 1080 kéo lên 43 FPS kinh khủng quá @@ không hổ danh là card đồ họa mạnh nhất hiện nay mà !!!
Ngoài lề tí, theo anh em core i7 6700k có xứng đôi vừa lứa với em GTX 1080 ko nà em là em thấy thích cặp đôi này đó nha
Mỗi lần Nvidia ra mắt dòng card mới luôn đi kèm với công nghệ mới, 2 cái ưu tiên là hiệu năng mạnh hơn và tiết kiệm điện hơn. Cứ cái đà này thì thế hệ 1180 ko biết sẽ khủng cỡ nào nữa nhỉ? vi kiến trúc 8 hay 10nm quá :))
GTX 1080 khủng thế này mà có ông kia ổng còn SLI @@ kinh vãi. Ông ấy kéo TW3 đoạn hoàng hôn đẹp lộng lẫy