Hôm nay sau 20h ngày 19/07/2016, thời hạn NDA (Non-Disclosure Agreement - Thỏa thuận không tiết lộ thông tin) mà NVIDIA áp đặt cho các phương tiện truyền thông báo chí và các đối tác bán lẻ sản phẩm card đồ họa GTX 1060 mới nhất của hãng sẽ chính thức đáo hạn. Vì thế, vào lúc này, Amtech sẽ có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hơn về chiếc card mới nhất dựa trên nền tảng Pascal của NVIDIA mà không vấp phải bất kỳ trở ngại nào.Theo NVIDIA, GTX 1060 sẽ là một sự lựa chọn cực tốt dành cho các game thủ trong phân khúc tầm trung 250$-300$. Nhờ nền tảng Pascal tiên tiến, GTX 1060 sẽ có hiệu năng tương đương với card đồ họa đầu bảng năm trước GTX 980 nhưng chỉ tốn 120W điện năng. Hơn nữa, là một thành viên của họ Pascal như GTX 1080 và GTX 1070, GTX 1060 được thừa hưởng những công nghệ đồ họa mới như SMP, VRWorks, Fast Sync, Ansel và Pascal HDR.Hơn nữa, cũng như những người anh em của mình trong họ Pascal, GTX 1060 sẽ mang đến trải nghiệm game vô cùng tuyệt vời với mức xung nhịp gốc được đẩy lên rất cao. Dù có mức xung nhịp cao thế nhưng GTX 1060 vẫn còn có thể ép xung bằng tay cao hơn nữa nhờ vào khả năng mở rộng của kiến trúc đồ họa Pascal, người dùng chuyên ép xung sẽ rất thích điều này.Đặc tả cấu hình của GTX 1060 khi so sánh với các mẫu card đồ họa khác: I - Kiến trúc đồ họa Pascal Trái tim của card đồ họa GTX 1060 là nhân đồ họa GP106 nền tảng Pascal. GP106 hỗ trợ tất cả các tính năng quan trọng của kiến trúc Pascal vốn được giới thiệu trước đó thông qua hai card đồ họa GTX 1080 và GTX 1070. Nổi trội trong số đó là công nghệ Simultaneous Multi-Projection (SMP).Tất cả các nhân đồ họa Pascal đều tích hợp bộ Engine SMP nằm bên trong Engine PolyMorph. Bạn có thể đọc thêm về công nghệ này thông qua bài viết đánh giá card đồ họa GTX 1080 G1 Gaming của Gigabyte hoặc tôi đã tóm gọn lại ở dưới đây: Khi phát triển kiến trúc Pascal, các kỹ sư của NVIDIA luôn hướng đến mục tiêu cải thiện khả năng tiết kiệm điện. Bất kì linh kiện nào trong GPU hay các đường mạch luôn được tối ưu để có thể chạy xung nhịp cao. Để giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên băng thông DRAM từ GPU, và cho phép nó sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả, các nhân đồ họa (GPU) Pascal đều được trang bị công nghệ nén bộ nhớ được cải tiến rất nhiều so với thế hệ GPU trước đó. Các chế độ nén màu tỷ lệ delta 4:1 và 8:1 mới sẽ cho phép GPU có nhiều lựa chọn hơn để nén dữ liệu, và có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên băng thông bộ nhớ cao hơn đến 20% (tùy theo game hay cảnh xử lý) so với các GPU họ Maxwell.GPU GP106 của GTX 1060 mang đến hiệu năng và tiết kiệm điện tốt nhất trong tầm giá của nó. GP106 được NVIDIA tích hợp 2 dãy xử lý đồ họa (Graphics processing cluster - GPC) và 19 Streaming Multiprocessors hệ Pascal (SM). Cũng giống như GTX 1080 và GTX 1070, mỗi SM bên trong nhân GP106 có 128 nhân CUDA, dung lượng dữ liệu ghi (register file) 256KB, dung lượng bộ nhớ chia sẻ 96KB, dung lượng bộ nhớ đệm L1 48KB và 8 Texture Unit. Qua đó, với tổng cộng 10 SM, GTX 1060 có số nhân CUDA tổng là 1280 và 80 Texture Unit.GTX 1060 có 6 chip điều khiển bộ nhớ 32 bit (tổng cộng 192 bit). Chia đều cho mỗi chip điều khiển này là 8 ROP và dung lượng bộ nhớ đệm L2 256KB. Về tổng thể, nhân GP106 sử dụng cho card đồ họa GTX 1060 có tổng cộng 48 ROP và dung lượng bộ nhớ đệm L2 là 1536KB.Dưới đây là so sánh chi tiết về cấu hình giữa GTX 1060 và người tiền nhiệm GTX 960: Cấu trúc tổng thể của nhân GP106. II - Unbox Chiếc card GTX 1060 6GB được NVIDIA gửi đến Amtech dưới dạng hàng mẫu, vì thế nó chỉ có thân card và box, hoàn toàn không có bất kỳ phụ kiện nào. Vì là phiên bản reference (hàng gốc) nên card được trang bị bộ tản nhiệt lồng sốc được thiết kế tương tự với các mẫu GTX 1080 và GTX 1070 trước đó. Bộ tản nhiệt này có vẻ ngoài nhìn rất đẹp và sang với phần vỏ kim loại hai màu đen và bạc chủ đạo truyền thống của NVIDIA. Về tản nhiệt lồng sóc, nhiều người dùng lâu năm sẽ e ngại về độ ồn như máy cày mang tính truyền thống của tản nhiệt dạng này, nhưng NVIDIA đảm bảo rằng khi hoạt động, GTX 1060 sẽ vô cùng yên lặng nhưng tôi vẫn còn khá nghi ngờ về điều này. Tôi sẽ kiểm tra xem liệu khi hoạt động chiếc card này có thực sự êm ái như gã khổng lồ xanh đảm bảo hay không?Một điểm khá nổi bật ở chiếc card này là nằm ở kích thước bo mạch của nó không tính đến phần tản nhiệt. Nếu bạn đọc đã từng trên tay hay xem qua chiếc card Radeon R9 Nano của AMD thì GTX 1060 có kích thước gần tương tự như thế. Do đó, với các bản custom đến từ đối tác của NVIDIA, chúng ta sẽ có những chiếc card GTX 1060 còn thon gọn hơn nữa khi phần lớn các NSX đều dùng thiết kế bo mạch mẫu từ NVIDIA để làm gốc, và thường chỉ thêm vào bộ tản nhiệt riêng của họ mà thôi trừ khi các NSX này có ý định làm phiên bản đặc biệt cho chiếc card này.Về dàn cổng kết nối, GTX 1060 có 3 cổng DP 1.4, 1 cổng HDMI 2.0b và 1 cổng DVI-D cho phép bạn có thể xây dựng hệ thống chơi game 3 màn hình được hỗ trợ công nghệ hình ảnh SMP. Ngoài ra, nói về độ tiêu thụ điện năng, GTX 1060 khi thực chiến sẽ khó có mức điện vượt quá mức 150W (nguồn điện cấp từ khe PCIe 3.0 và 1 đầu nguồn PCIe 6-pin), do đó bạn có thể an tâm khi chọn mua cho mình bộ nguồn phù hợp hơn có công suất thực từ 350W trở lên là đẹp. III - Hệ thống thử nghiệm Cấu hình giản lược Cấu hình chi tiết Chân thành cám ơn các đối tác Intel, NVIDIA, Kingston, SanDisk và Cooler Master đã hỗ trợ thiết bị để chúng tôi hoàn thành bài viết này. Các bài benchmark đều được tôi thực hiện ở 2 độ phân giải của màn hình ASUS PB279Q là 4K/UHD 3840x2160 và QHD 2560x1440. IV - Kết quả benchmark Trước khi vào phần này, tôi sẽ thống kê một số trình benchmark cũng như game mà tôi sẽ sử dụng để thử nghiệm card đồ họa NVIDIA GTX 1060 6GB. Một số game có phần thiết lập cấu hình đặc biệt khó mô tả bằng lời thì xin mời các bạn ghé qua bài viết đánh giá Gigabyte GTX 1080 G1 Gaming để xem chi tiết. Hãy lưu ý là các game và trình benchmark dưới đây đều được thử nghiệm 2 độ phân giải 4K/UHD 3840x2160 và QHD 2560x1440. Trình benchmark: 3DMark 2013 FireStrike/FireStrike Extreme/FireStrike Ultra Unigine Valley Extreme HD 2160p Game: Batman Arkham Knight Crysis 3 Dirt Rally 2015 Grand Theft Auto V Just Cause 3 Metro Last Light Rise of Tomb Raider The Witcher 3 Tiếp theo sẽ là phần kết quả benchmark tất cả các trình benchmark và game trên GTX 1060 6GB của NVIDIA với xung nhịp nhân/bộ nhớ mặc định: Như các bạn đã thấy, hai game nặng nhất trong số các bài test là The Witcher 3 lẫn Rise of Tomb Raider cấu hình Very High đều không vượt qua nổi mức 30FPS khi thử nghiệm ở độ phân giải 4K. Trong khi đó một số game nặng khác ngoại trừ Dirt Rally 2015 có số FPS trung bình chỉ tầm khoảng 30-40 ở độ phân giải này. Trong khi đó, cũng những game nặng trên, nhưng ở độ phân giải thấp hơn là QHD 2560x1440 thì cho kết quả vô cùng ấn tượng khi đều vượt qua hoặc chạm ngưỡng 60 FPS lý tưởng. Vì thế, tôi có thể kết luận rằng GTX 1060 dù sở hữu đến 6GB bộ nhớ VRAM nhưng với sức mạnh từ GPU GP106 của nó thì vẫn chưa đủ tuổi để có thể cân được độ phân giải 4K ở hầu hết các game nặng. Nhưng khi chuyển sang độ phân giải thấp hơn là QHD 2560x1440, GTX 1060 đã chứng tỏ được giá trị của mình. Tiếp theo tôi sẽ thử ép xung chiếc card này để xem có thể cải thiện được hiệu năng khi chơi game nặng ở độ phân giải 4K không? Sau khoảng 1h nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã tìm ra được mức xung ép ổn định cho card đồ họa GTX 1060 của NVIDIA như sau: Xung nhịp hiển thị trên GPU-Z. Xung nhịp thực tế khi chơi game (Batman Arkham Knight).[/I] Xung nhịp nhân/bộ nhớ sau khi ép xung cao hơn xung gốc lần lượt là 13% và 20%. Đây có thể xem là những con số rất ấn tượng khi biết rằng tôi không thể chích điện Core Voltage trên phần mềm ép xung MSI Afterburner để kéo xung cao hơn nữa. Có thể sau bài viết này, NVIDIA sẽ tung ra driver chính thức hỗ trợ cho chiếc card GTX 1060 của mình. Khi đó, khả năng ép xung sẽ còn tăng cao nữa khi gã khổng lồ xanh cho phép mở khóa điện cấp vào nhân GPU để cải thiện khả năng ép xung. Sau đây là kết quả những bài test trên của GTX 1060 sau khi ép xung so với mức mặc định ở cả hai độ phân giải 4K/UHD 3840x2160 và QHD 2560x1440: Nếu không xét đến các kết quả trên độ phân giải 1440p thì các game nặng có sự cải thiện khá nhẹ về số FPS trung bình trên độ phân giải 4K/UHD 3840x2160. Cụ thể với 2 tựa game sát phần cứng như The Witcher 3 và Rise of Tomb Raider cấu hình Very High tăng lên lần lượt 4 khung (25-29) và 7 khung (27-34). Còn nhóm game nặng còn lại như Just Cause 3, Crysis 3, Metro Last Light, GTA V hay Batman Arkham Knight cũng có sự gia tăng khung hình khá đáng kể từ 5-6 khung ở độ phân giải 4K, nên nhớ là trước đó những tựa game này cũng đã vượt qua mốc 30 FPS tiêu chuẩn để trải nghiệm game khá tốt ở độ phân giải trên. V - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: http://www.mediafire.com/download/f70enj1ea7yu8a6/df%2827%29.txt Min: 44*C, Max: 63*C Ép xung Mã: http://www.mediafire.com/download/n5kcoz8h3ht5rsb/oc%2827%29.txt Min: 43*C, Max: 70*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Ở cả hai trường hợp, GTX 1060 của NVIDIA đều vượt qua bài test này khá dễ dàng. Bộ tản nhiệt lồng sóc của NVIDIA kết hợp cùng yếu tố tiết kiệm điện tuyệt vời của GPU Pascal GP106 chính là hai nguyên nhân chính giúp cho GTX 1060 có được mức nhiệt độ ấn tượng như vậy. Do đó, nếu được kết hợp với các bộ tản nhiệt custom đến từ các NSX đối tác của NVIDIA thì nhiệt độ của GTX 1060 sẽ không phải là dạng vừa trong cuộc chơi so đo nhiệt độ cùng các đối thủ trong phân khúc 250$-300$ bên phía đội đỏ AMD. VI - Độ ồn Điều kiện test Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa mà GTX 1060 trong cả hai trường hợp đo được nằm ở mức "Trò chuyện bình thường". Mức này được xem là độ ồn khá lý tưởng cho phép bạn có thể trải nghiệm chơi game mà không bị ảnh hưởng quá nhiều. Quả thật NVIDIA không nói quá về độ ồn trên bộ tản nhiệt lồng sóc của hãng. Và cũng nên lưu ý, độ ồn này được đo khi tôi đặt hệ thống trên bàn benchtable, do đó khi lắp vào thùng có thể độ ồn sẽ thay đổi tùy thuộc vào hệ thống làm mát trong thùng máy của bạn. View attachment 51308 VII - Công suất tiêu thụ Điều kiện test Mặc định Ép xung Với nền tảng Pascal siêu tiết kiệm điện cùng GPU GP106, GTX 1060 tiêu tốn không quá 300W điện năng. Lưu ý đây là điện năng đo trên toàn hệ thống và cấu hình máy của tôi cũng không phải dạng trung bình khá nếu như bạn đọc đã xem qua phần khai báo cấu hình phía trên của tôi. Do đó, chỉ với bộ nguồn công suất thực tầm 350W thôi là bạn có thể dư sức kéo được chiếc card tầm trung GTX 1060 này kể cả ép xung. Và một lần nữa, tôi buộc phải khen ngợi khả năng tiết kiệm điện quá tốt của GTX 1060 nói riêng cũng như nền tảng Pascal nói chung. VIII - Lời kết GTX 1060 6GB sẽ được NVIDIA bán ra với giá khởi điểm 250$. Thiết kế sang trọng thừa hưởng từ bộ đôi GTX 1080 và GTX 1070 ra mắt cách đây 2 tháng. Hiệu năng mặc định quá tốt ở độ phân giải QHD 2560x1440. Khả năng ép xung khủng. Độ ồn trong cả hai trường hợp xung nhịp mặc định lẫn ép xung quá êm ái. Trang bị 6GB bộ nhớ VRAM. Hỗ trợ những công nghệ phục vụ cho nhu cầu thực tế ảo và trải nghiệm game như SMP, Ansel, Fast Sync. Hiệu năng sau khi ép xung khá tốt ở độ phân giải 4K. Độ tiêu thụ điện thấp. Nhiệt độ trong hai trường hợp tốt. Giá rẻ. Hiệu năng 4K chưa ngon. Chưa mở được khả năng tăng điện Core Voltage trong MSI Afterburner với driver Beta hiện tại.
Đây là review GTX 1060 bản 6Gb, ngoài ra còn bản 3Gb nữa, giá rẻ hơn, phù hợp với người dùng màn hình nhỏ
Có video cho bác luôn đây: Overwatch độ phân giải 4K - Epic setting siêu đẹp luôn! GTX 1060 bản 6Gb nhé
móa nguyên máy cả CPU, main, ram hdd + VGA mà fulload có 266W max, quá ngon!!! chẳng bù con 480 móa ăn điện như heo ăn cám! Con GTX 1060 này mà có SLI thì bá như hà bá luôn!
Hình như con này có 2 phiên bản thì phải. 3GB với 6GB hay gì ấy, không biết giá cả với lựa chọn nào nó tối ưu nhất nhể ? Mấy game nặng nặng giờ mua 3GB màn Full HD kham nổi hết không thớt ?