HOT [Review] ASRock Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 - Thiết kế "hầm hố", nhiều kết nối hữu dụng

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 9/9/16.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 là mẫu bo mạch chủ thuộc dòng chipset X99 hỗ trợ sẵn nền tảng vi xử lý Broadwell-E gần đây của Intel hướng đến đối tượng người dùng là game thủ của ASRock. Vì vậy, bo mạch chủ này có rất nhiều tính năng khá đáng giá dành cho các game thủ mà tôi có thể cô đọng ở một số điểm sau:

    • Thiết kế tông màu chủ đạo đỏ đen điểm xuyến thêm tông trắng khá sắc sảo.
    • Sở hữu bộ giáp I/O Armor bảo vệ linh kiện ngoại vi
    • Trang bị 12 pha nguồn VRM
    • Hỗ trợ cặp khe SSD M.2 với hai chuẩn SATA III và PCIe 3.0 x4
    • Cặp USB 3.1 Type-A và C
    • Module WiFi chuẩn 802.11ac
    • Cặp cổng mạng LAN 1Gbps
    • Đầu header chuyên dụng dành cho máy bơm tản nhiệt nước
    • Bản quyền phần mềm streaming XSplit 3 tháng
    • Ứng dụng tạo phím Macro Key Master và cổng chuột đặc thù Falta1ty Mouse Port dành cho game thủ
    • Âm thanh cao cấp Creative SoundBlaster Cinema3 Audio.
    • 3 khe PCIEx với cơ chế bảo vệ SafeSlot giúp khe cắm có độ bền cao hơn.

    Hiện Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 đã được cập bến thị trường Việt Nam với giá thành khoảng 7.6 triệu đồng tùy nơi bán và Amtech sẽ có bài đánh giá chi tiết ngay sau đây để xem thử ASRock sẽ mang đến cho chúng tôi cũng như bạn đọc những gì với bo mạch chủ này.

    Fatal1ty X99 Professional Gaming i7(L1).jpg
    Mọi thông tin về đặc tả cấu hình của bo mạch chủ này bạn đọc có thể xem qua tại trang chủ của ASRock qua đường link này.​

    I - Unbox và thiết kế chung


    1.jpg
    2.jpg
    2-1.jpg
    2-2.jpg
    Phần phụ kiện của Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 rất đa dạng khi ngoài sách hướng dẫn và dĩa driver ra, chúng ta sẽ có cặp anten bắt sóng WiFi chuẩn 802.11ac dành cho module WiFi trên bo mạch chủ, ba set cầu SLI dành có các hệ thống đa card màn hình NVIDIA 2-way, 3-way và 4-way, 4 dây SATA III, 1 I/O Shield, 1 card chứa bản quyền XSplit 3 tháng. Có điều về số lượng cáp SATA III mà ASRock cung cấp cho người dùng tôi thấy khá lạ, vì nó không đủ so với số lượng cổng SATA III mà trên bo mạch chủ Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 hỗ trợ khi nhìn sơ qua đã thấy là hơn 4 cổng rồi. Tôi chưa rõ dụng ý của ASRock như thế nào nhưng có vẻ đây là điểm hơi thiếu sót một tí, ít nhất là dưới góc nhìn của tôi.

    3.jpg
    4.jpg

    Điểm đầu tiên có thể nhận thấy trong thiết kế của Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 (tới đây tôi xin phép gọi là i7 cho nó gọn nhé) là bo mạch chủ này vẫn giữ được ngôn ngữ thiết kế "hầm hố" từ những người tiền nhiệm đi trước nhưng được cải tiến hơn ở việc trình bày các đường mạch trên PCB sạch sẽ và ít chi chít linh kiện hơn trước. Dù vẫn sử dụng tông đen đỏ chủ đạo nhưng với việc có thêm thắt những chi tiết màu trắng vào đã khiến i7 trở nên độc đáo so với các sản phẩm Fatal1ty trước đó. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ưng ý với cách phối màu như vậy của ASRock, ít nhất là đối với tôi, vì màu trắng ở đây thực sự lạc lõng và vô tình phá đi nét đẹp tự nhiên của i7. Giá như ASRock bỏ đi màu trắng chỉ có cặp tông đỏ đen huyền thoại thôi thì i7 sẽ nhận nhiều thiện cảm hơn từ những người dùng như tôi. Hơn nữa, nếu như những đối thủ khác của ASRock như Gigabyte, MSI hay ASUS đã áp dụng công nghệ đèn LED RGB trên bo mạch chủ gaming của họ thì mẫu i7 của hãng điện tử Đài Loan này vẫn chưa được sở hữu công nghệ này. Với những game thủ mà nói, đây là một thiếu sót khá lớn của ASRock đối với bo mạch chủ chuyên game như i7, nhưng với tôi thì nó cũng không quá quan trọng, vì tôi chỉ chú trọng đến hiệu năng của bo mạch chủ và ít khi để ý những chi tiết râu ria như vậy. Dù sao thì thiếu sót vẫn là thiếu sót và tôi sẽ ghi nhận điểm này của i7.

    5.jpg
    6.jpg
    7.jpg
    7-1.jpg
    7-2.jpg
    7-3.jpg

    Đây là khu vực CPU và RAM của bo mạch chủ. Cũng như các bo mạch chủ chipset X99 khác, i7 có đến 8 khe RAM DDR4 hỗ trợ chạy kênh 4 với tần số ép xung bộ nhớ lên đến 3300MHz và dung lượng RAM lên đến 128GB. Tuy nhiên, cũng như bo mạch chủ MSI Z170A Mpower Gaming Titanium trước đây mà tôi đã từng đánh giá, i7 không được ASRock tích hợp khe RAM ngàm chữ Q, do đó người dùng cần phải lưu ý khi lắp đặt RAM vào khe cắm cho chuẩn xác hơn chút. Đây là điểm trừ khá đáng tiếc mà không ít nhà sản xuất bo mạch chủ tầm trung cao mắc phải, và ASRock hay MSI trước đó cũng phải là ngoại lệ. Ở khu vực này, quan trọng nhất chính là dàn pha nguồn cấp điện cho CPU và RAM. Với mẫu i7, ASRock đã tích hợp hệ thống pha nguồn 12+2 thời thượng qua đó có thể đảm bảo rằng khả năng cấp nguồn của bo mạch chủ này sẽ tốt và ổn định ít nhất là trên lý thuyết. Hơn nữa, để thuận tiện hơn cho người dùng benchtable, i7 có hẳn hai nút bật/tắt và reset trên bo mạch chủ qua đó người dùng sẽ không phải kiếm đại thanh kim loại nào đó chỉ để kích nguồn hay reset ở khu vực Front Panel Header nữa.

    Ở khu vực này tồn tại một khuyết điểm mà có lẽ chỉ có người dùng tương đối chuyên sâu mới để ý, chính là 4 lỗ bắt ốc tản nhiệt CPU của i7. Thông thường 4 lỗ này sẽ thông về hai phía trên và dưới của bo mạch chủ để giúp người dùng có thể gắn các bộ tản nhiệt nước cao cấp hay tản nhiệt khí hàng khủng trước đây theo kiểu bắt ốc từ dưới lên rồi cố định từ trên xuống. Tuy nhiên, với mẫu i7 của ASRock thì nhà sản xuất này chỉ cho phép người dùng bắt ốc tản nhiệt từ trên xuống, dẫn đến một số tản nhiệt nước của Amtech không sử dụng được và buộc phải dùng đến tản nhiệt khí rẻ tiền Evercool Venti bắt ốc cố định từ trên xuống. Có thể, ASRock thiết kế như vậy ngầm mục đích buộc người dùng phải dùng tản nhiệt khí/nước thế hệ mới để có được hiệu năng CPU tốt hơn nhưng thực tế vẫn còn nhiều người còn dùng tản nhiệt cũ có hiệu năng còn tốt hơn.

    8.jpg
    9.jpg
    10.jpg
    11.jpg
    12.jpg

    Ở phía dưới bo mạch chủ, chúng ta sẽ có 3 khe PCIe 3.0 x16 được trang bị bộ khung kim loại được gọi là Armor giúp bảo vệ các khe này trước các card đồ họa khủng long nặng nề. Ngoài ra, i7 còn có thêm 2 khe PCIe 2.0 x1 cho phép người dùng lắp thêm các thiết bị sử dụng chuẩn kết nối này mà phổ biến là card âm thanh hoặc card adapter M.2 SSD. Chưa hết, bo mạch chủ của ASRock còn có thêm cặp khe SSD M.2 hỗ trợ các SSD M.2 kích cỡ từ 30mm đến 110mm. Lưu ý, tất cả các cổng trên khi gắn thiết bị vào có thể sẽ không chạy đồng thời do hạn chế băng thông sử dụng, do đó, bạn đọc cần xem kỹ sách hướng dẫn trước khi lắp đặt. Ngay bên dưới khe PCIe 3.0 x16 cuối cùng, chúng ta sẽ có một công tắc cần gạt chuyển đổi BIOS sử dụng. Đây là một tính năng rất hay nhằm giúp hạn chế tình trạng flash BIOS lỗi thường gây ra bởi người dùng. Vì khi đó, họ chỉ cần gạc công tắc này sang một bên thì bo mạch chủ sẽ sử dụng BIOS phụ để khởi động, và chúng ta sẽ có thể flash lại BIOS lỗi dễ dàng. Ngay sát dưới khe SSD M.2 gần với khu vực đầu Header Front Panel là đèn báo lỗi POST cho phép người dùng có thể phân tích lỗi của bo mạch chủ để có hướng xử lý nhanh.

    14.jpg
    15.jpg

    Dàn cổng SATA III của i7 có tổng cộng 10 cổng SATA III và 1 cổng SATA Express 10Gbps với 2 cổng SATA III được đặt ngay mặt trên bo mạch chủ. Thực sự tôi không rõ liệu có phải do hạn chế về diện tích hay không mà rất nhiều nhà sản xuất không riêng gì ASRock hay để các cổng SATA III lên vị trí này. Với tôi thì điều này cũng không quá quan trọng nhưng với những người dùng yêu thích sự gọn gàng trong đi dây cáp SATA thì rõ ràng họ không thích điều này tí nào, đặc biệt khi họ sở hữu thùng máy không rộng rãi lắm vì phải đi dây khó nhằn hơn trước. Tuy nhiên, khi thử nghiệm bo mạch chủ này tôi sử dụng benchtable nên cũng không thành vấn đề lắm.

    13.jpg

    Về âm thanh, i7 sử dụng chip xử lý âm thanh ALC1150 của Realtek được bảo vệ bởi lớp giáp cách nhiễu của Creative cùng dàn tụ âm thanh vàng của Nichicon, tỷ lệ độ nhiễu trên tín hiệu (SNR) là 115dB và bộ khuếch đại âm thanh dành cho tai nghe TI® NE5532 hỗ trợ tai nghe trở kháng lên đến 600Ohm. Hơn nữa, để có thể tùy chỉnh chất lượng âm thanh phục vụ nhu cầu trải nghiệm nhạc/phim, ASRock đã tích hợp phần mềm Creative SoundBlaster Cinema3 dành cho các Audiophile có tâm huyết về mặt này.

    16.jpg

    Dàn cổng I/O phía sau của i7 bao gồm:
    • 1 x cổng PS/2
    • 2 x cổng USB 2.0 với cổng trên tích hợp tính năng Fatal1ty Mouse Port
    • 1 x module WiFi 802.11ac
    • 1 x nút Reset BIOS
    • 1 x cổng USB 3.1 Type-A
    • 1 x cổng USB 3.1 Type-C
    • 2 x cổng LAN (RJ45)
    • 4 x cổng USB 3.0
    • 1 x cổng quang âm thanh S/PDIF
    • 5 x cổng âm thanh 3.5mm

    II – Hệ thống thử nghiệm và BIOS

    A – Hệ thống thử nghiệm

    B – Hình ảnh BIOS

    160901090924.jpg 160901090939.jpg 160901090945.jpg 160901090950.jpg 160901090956.jpg 160901091002.jpg 160901091008.jpg 160901091019.jpg 160901091026.jpg 160901091033.jpg 160901091039.jpg 160901091043.jpg 160901091048.jpg 160901091054.jpg 160901091106.jpg 160901091127.jpg 160901091148.jpg 160901091155.jpg 160901091202.jpg 160901091217.jpg

    III – Các phần mềm kèm theo

    A – ASRock Live Update & AppShop

    appshop.png

    ASRock Live Update & AppShop là ứng dụng cho phép bạn có thể cập nhật driver và BIOS bo mạch chủ dễ dàng cũng như cài đặt thêm một số ứng dụng khác về hệ thống của ASRock.

    B - F-Stream

    f-stream1.png
    f-stream2.png
    f-stream3.png

    Đóng vai trò là ứng dụng điều khiển trung tâm của i7, F-Stream cho phép người dùng có thể áp đặt các profile hệ thống như tiết kiệm điện hay hiệu năng cao dành cho bo mạch, sử dụng các chức năng tăng tốc cho RAM và mạng Internet như XFast RAM, XFast LAN và một số chức năng khác liên quan đến chuột và bàn phím v.v... Nhưng trên tất cả, F-Stream không thiếu đi phần điều chỉnh điện cấp và xung nhịp CPU và RAM trên Windows với OC Tweaker. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thông số về CPU và RAM đều có thể tùy chỉnh theo thời gian thực, và F-Stream đòi hỏi bạn phải reset máy để hoàn thành tác vụ điều chỉnh. Nó tạo ra một số bất tiện vì như thế, người dùng đơn thuần chỉ cần vào thẳng BIOS của bo mạch chủ bằng cách reset máy rồi nhấn Del như truyền thống là được. Tuy nhiên, khả năng này rất ít khi xảy ra nếu bạn chỉ đơn thuần điều chỉnh xung nhịp lên cao hoặc xuống một chút và thay đổi thông số điện cấp không quá chênh lệch với mức ban đầu.

    C – Fatal1ty Mouse Port

    mouse-port.png

    Fatal1ty Mouse Port sẽ giúp bạn tùy biến thông số Polling Rate (tần số cảm biến chuột lấy mẫu và gửi thông tin về máy tính) của bất kỳ con chuột nào dù không phải là chuột chuyên game khi cắm vào lỗ USB đặc biệt của i7.

    D – Restart to UEFI

    restart-to-uefi.png
    Ứng dụng này cho phép bạn vào thẳng BIOS sau khi reset máy nếu như bạn đã thiết lập chế độ khởi động nhanh (Fast Boot) cho hệ thống.

    E – Creative SoundBlaster Cinema3

    soundblaster.png

    Creative SoundBlaster Cinema3 cho phép người dùng tùy chỉnh đi sâu về chất lượng âm thanh. Đây là ứng dụng sẽ được người dùng Audiophile cực kỳ yêu thích.​

    IV - Hiệu năng CPU

    Lưu ý là bắt đầu từ bài đánh giá này về sau, tôi sẽ sử dụng trình dựng hình 3DSMax 2016 thay thế cho 3DSMax 2013 trong bài render hình toa lét bằng Vray. Tất nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ bench hai kết quả Vray thông qua hai trình này để bạn đọc biết được lý do vì sao tôi chuyển đổi như vậy.

    A - SuperPi 32M

    superpi.png

    B - AIDA64

    1 - CPU Queen

    aida_cpu.png
    2 - Memory Benchmark

    aida_mem.png
    C - Cinebench 15

    cine.png

    D - Frybench 64 bit

    fry.png

    E - 3DSMax 2013 + Vray

    vray_2013.png

    F - 3DSMax 2016 + Vray

    vray_2016_3no.png
    V - Hiệu năng 3D

    A - 3DMark FireStrike / TimeSpy


    3dm_12.png
    3dm.png

    B - PCMark 8


    pcmark_creative.png
    pcmark_adobe.png
    pcmark_office.png

    C - Metro Last Light

    metro.png

    D - Rise of Tomb Raider


    rotr_1.png
    rotr_2.png

    ROTTR 2016-08-31 15-50-10-28.png
    VI - Hiệu năng thiết bị lưu trữ và âm thanh

    A - Colorful SL300 SATA III 120GB (trái) và SanDisk Plus SATA III 480GB

    CDM.png

    Lưu ý SSD Colorful đã được cài Windows và nhiều ứng dụng và game được cài sẵn trên SSD SanDisk.​
    B - RightMark Audio Analyzer (Realtek ALC1150)

    rmaa.png
    VII - Khả năng ép xung
    Với mẫu CPU i7-6800K bản ES do Intel Việt Nam cung cấp, tôi chỉ có thể ép xung ổn định mức 4.4GHz ở mức điện 1.45V gần chạm ngưỡng giới hạn cho phép 1.5V của Intel. Do đó, khó có thể nói rằng bo mạch chủ Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 của ASRock ép xung CPU không tốt vì một phần khả năng này còn được quyết định bởi chất lượng CPU nữa. Với mức xung sau khi ép thấp như thế này cộng thêm mức điện nhồi vào cũng thuộc dạng cao, tôi chỉ có thể kết luận rằng mẫu CPU i7-6800K mà Intel Việt Nam cho Amtech mượn không tốt chút nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xem thử xem liệu mức xung 4.4GHz có mang đến sự khác biệt lớn hay không so với mức mặc định, dù tôi không trông mong nhiều về điều này lắm.

    specs_oc.png

    A - SuperPi 32M

    superpi.png

    B - AIDA64

    1 - CPU Queen

    aida_cpu.png
    2 - Memory Benchmark

    aida_mem.png
    C - Cinebench 15

    cine.png

    D - Frybench 64 bit

    fry.png

    E - 3DSMax 2013 + Vray

    vray_2013.png

    F - 3DSMax 2016 + Vray


    vray_2016.png

    G - 3DMark FireStrike / TimeSpy

    3dm_12.png
    3dm.png

    H - Metro Last Light


    metro.png
    I - Rise of Tomb Raider

    ROTTR 2016-09-01 08-49-55-34.png
    VIII - Lời kết

    [​IMG]
    • ASRock Fatal1ty X99 Professional Gaming i7 được bán với giá 7.600.000 đồng tùy nơi bán.
    [​IMG]
    • Thiết kế "hầm hố" kế thừa và phát huy phong cách Fatal1ty có từ các sản phẩm trước.
    • Hỗ trợ rất nhiều công nghệ và ứng dụng phục vụ cho nhu cầu gaming đặc biệt là bản quyền XSplit 3 tháng.
    • Có nút chuyển BIOS linh hoạt.
    • Hệ thống phase nguồn 12+2 thời thượng.
    • Hỗ trợ đến 2 cổng giao tiếp M.2 giao thức PCIe 3.0 x4 và SATA III.
    • Các khe PCIe x16 đều được bọc giáp Armor tăng độ bền.
    • Có đến 2 cổng mạng LAN 1Gbps.
    • Có 2 cổng USB 3.1 Type A và C.
    • Đường mạch bo mạch chủ sạch sẽ.
    • Hiệu năng sau khi ép xung khá ở hầu hết các bài test.
    • Giá khá tốt.
    [​IMG]
    • Không hỗ trợ ngàm RAM chữ Q.
    • Không có đèn LED RGB vốn là trào lưu đang được nhiều hãng hướng đến.
    • Không hỗ trợ nhiều loại tản nhiệt khí và nước cũ cho CPU với 4 lỗ bắt ốc vặn từ trên xuống.
    • Ít cáp SATA III hơn so với số cổng thực tế trên bo mạch.

    great.jpg
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/16
    cohay and cà phê sữa like this.
  2. cà phê sữa

    cà phê sữa Member

    Bài viết:
    871
    Falta1ty! Idol 1 thời của e!!! giờ là thời của Faker va Sofm!!
     
  3. cohay

    cohay Well-Known Member

    Bài viết:
    2,243
    VRAY 3x nhanh khủng khiếp nhi?!? vậy 6xxx đâu kém xeon 2xxx nhiêu đâu?
     
  4. dzinhdzuan

    dzinhdzuan Member

    Bài viết:
    330
    3.4 OC lên 4.4 ổn định dễ dàng k không thớt?!? Con main này chắc tầm 8 chai!!!
     
  5. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    chỉ cần kéo HSN cộng thêm điện cấp thôi, rất dễ lên, nhưng đòi hỏi phải có tản nhiệt tốt, con CPU này mình nghĩ nó phải lên hơn mức 4.4, nhưng hạn chế về tản khí nên khó lên cao được
     
  6. dzinhdzuan

    dzinhdzuan Member

    Bài viết:
    330
    có con 10 cores 20 luồng thì chắc khó kéo hơn hẳn đúng không bác?!?
     
  7. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    nhiều core, nhiều luồng càng khó lên bạn nhé :D
     

Chia sẻ trang này