Vào khoảng 2 năm trở lại đây Thể Thao Điện Tử (e-Sport) đã nổi lên như một hiện tượng đang gấy sốt cho toàn thế giới với rất nhiều thể loại game vô cùng thú vị. Nhằm mục đích nắm bắt xu thế BenQ đã cho ra hàng loạt các sản phẩm từ màn hình cho đến các loại gaming gear hỗ trợ rất tốt cho gamer. Hôm nay tôi xin giới thiệu màn hình chuyên dành cho thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất (thể loại game FPS), BenQ ZOWIE XL2730 có tần số quét 144Hz cùng với độ phân giải 2K (2560 x 1440). I – Thiết kế Tổng thể của màn hình được sơn nhám đen tuyền của nhựa plastic mờ đậm chất gaming. Một điểm nổi bật ở đây chính là các viền đỏ được trang trí trên màn hình, một lỗ tròn ở chân sẽ cho bạn có thể để dây một cách gọn gàng hơn khi kết nối từ PC vào. Vẫn như thiết kế truyền thống là các nút điều khiển OSD và nút nguồn được đặt phía bên phải màn hình, nó sẽ là đèn trắng khi bật và chuyển về chế độ đèn vàng khi ở chế độ chờ. Trên nó sẽ có thêm 5 nút điều khiển OSD. Thiết kế một lỗ tròn ngay chỗ chân đế của màn hình, điều đó có thể giúp bạn sắp xếp dây cáp vào một chỗ nhìn gọn và khoa học hơn. Cùng với hỗ trợ treo tường kích thước (100 x 100mm) cho bạn tiết kiệm được khoảng không gian nếu như không gian đó quá nhỏ. Màn hình XL2730 sẽ cho bạn có nhiều lựa chọn kết nối như : DisplayPort (144Hz), HDMI 1.4, HDMI 2.0, DL-DVI và D-sub. Ngoài ra còn có 2 cổng USB 3.0 nằm trên cạnh trái của màn hình. Kèm theo các tính năng bổ sung trên màn hình bao gồm : Motion Blur Reduction | Low Blue Light | Black eQualizer | Game Mode Loader | Flicker-free Technology và AMA, những tính năng này mình sẽ nói trong phần đánh giá XL2730. Cạnh trái của màn hình là 2 cổng USB 3.0, 1 jack cắm tai nghe, 1 jack cắm microphone một giá đỡ headphone. Phần dưới đáy là 1 loạt các cổng kết nối với PC Bạn thường di chuyển màn hình bằng cách giữ 2 góc của màn hình hoặc một tay cầm chân đế, 1 tay đỡ lấy màn hình thì nay BenQ đã tích hợp thêm một khoảng trống cho màn hình một tay cầm ngay phần đỉnh của thanh đỡ màn hình nhằm giúp cho việc di chuyển màn hình một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn. Nhìn vào phần chân đế bạn sẽ thấy được có một lỗ tròn khuyết nằm bên phải, nơi này được thiết kế để chứa “S-switch Arc”, nó hoạt động như một bộ điểu khiển OSD cùng với 3 số (1, 2, 3) sẽ giúp các bạn chuyển đổi nhanh chóng các chế độ được cài đặt sẵn dành cho game thủ, tuy nhiên bạn có thể thiết lập lại các S-switch Arc đó nếu như các bạn muôn, riêng mình thì không cần thay đổi vì thực sự chỉ cần thiết màn hình cho chơi game nhiều hơn là sử dụng cho mục đích khác. Để sử dụng được phím điều khiển này thì bạn sẽ phải kết nối với màn hình thông qua cổng USB mini được đặt phía sau. Nói về phần công thái học thì BenQ ZOWIE XL2730 đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn VESA giúp người dùng có thể tùy chỉnh góc nhìn sao cho phù hợp và thoải mái nhất. II. Hiệu năng Về phần hiệu năng thì không có gì bàn cãi khi tính năng số 1 của màn hình là tần số quét 144Hz và độ phân giải 2K như tôi đã nói ở trên, điểm yếu của đại đa số loại màn hình gaming là tấm nền TN thể hiện màu sắc không được tốt nếu không nhìn trực diện vào màn hình nhưng điều này gamer cũng sẽ dễ dàng chấp nhận bỏ qua để đổi lại tốc độ phản hồi cực nhanh 1ms GTG so với các tấm nền khác. Sau đây tôi sẽ test thử 2 tựa game FPS mà tôi thường hay chơi trên màn hình này cụ thể là Counter Strike: Global Ofensive và Overwatch Cấu hình thử nghiệm: Counter Strike: Global Ofensive Overwatch Sau khi trải qua nhiều giờ chơi thì tôi cảm giác vô cùng thích thú và không bị mỏi mắt với công nghệ chống chớp màn hình (Flicker-free) và Low Blue Light đây là 2 công nghệ đã làm nên tên tuổi cho các sản phầm màn hình BenQ ZOWIE. Hiện tại trên thị trường cũng khá nhiều màn hình 144Hz như Samsung C27FG70 nhưng mẫu này lại không hướng tới người dùng chơi game quá nhiều nên sẽ không được tối ưu cho gamer khi thi đấu. Ưu điểm: Thiết kế đẹp Phụ kiện kết nối đa dạng Tích hợp công nghệ Freesync Tần số quét 144Hz Độ phân giải: 2K (2560 x 1440) Khuyết điểm: Màu sắc và góc nhìn không được tốt lắm Giá khá cao
nhìn chug thì 2 công nghê tương đương nhau, khác tí về thuật toán và 1 cái freesync độc quyền của AMD còn g-sync của nVIDIA thui bác, màn sẽ tích hợp sẵn 1 con chip xử lý chuyên về công nghệ đó, nên màn bình thường sẽ ko kích hoạt được 1 trong 2 công nghệ trên
mình chả hiểu tại sao màn hình vi tính cần cái remote làm gì nữa nhã, màn hình ko tích hợp nút sẵn sao ? -_-