Review chi tiết màn hình chuyên dành cho dân Art - BenQ SW2700PT

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi Khuongpc95, 17/6/17.

  1. Khuongpc95

    Khuongpc95 Super Moderator

    Bài viết:
    160
    [​IMG]

    Kể ra cũng rất lâu rồi mình không làm một cái review gì đó chi tiết, nhưng cảm giác tìm thấy một cái màn hình mình ưng ý nó kích thích mình khoe khoang một tí vì thật sự nó quá xuất sắc nhưng rất nhiều người dùng ngại đụng vào khi nhìn giá, điều đó thật sự là một bất công với nó vì nếu đã trải nghiệm nó thì mình dám khẳng định giá nó cực kì hợp lí thậm chí là rẻ so với những gì nó mang lại.

    Về giá: tầm 12 - 14 triệu ( Black Firday và Cyber Monday năm này chắc sẽ có deal tốt chứ lúc mình mua từ BHphoto thì nó cả thuế 650$)

    về cấu hình nói đơn giản là nó là một cái màn hình 27" độ phân giải 2560 x 1440 Dành cho dân chuyên trị về Art như Photography, Designer, Filming....

    và Không phải ngẫu nhiên nó được trao giải The Best Monitor for Photography of the year 2016.


    [​IMG]

    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Lời mở:

    để được 8 điểm không phải là quá khó, nhưng từ 8 lên 9 điểm là cả một một sự nỗ lực rất lớn và từ 9 lên 10 lại cần rất nhiều công sức chăm chút cho những thứ rất nhỏ.

    Ở mức 8 bạn có một sản phẩm tốt nhưng nó thật sự vẫn còn thiếu sót, nó vẫn còn miễn cưỡng

    Ở mức 9 bạn đã có một sản phẩm gần như hoàn hảo về mặt công năng nhưng điều đó là chưa đủ, tiện ích và độ thông minh trong triết lý thiết kế vẫn còn khiếm khuyết

    Trên mức 9 điểm ư đó phải là một sản phẩm tuyệt vời về công năng chỉ số, nhiều tiện ích, dễ sử dụng và cực kì thông minh trong thiết kế tạo dáng công nghiệp.



    BenQ SW2700PT một cái màn hình mà xứng đáng nhận mức điểm 9.5, về “số lượng” thông số rất nhiều đối thủ có thể dễ dàng đọc ngang, nhưng về chất lượng của thông các thông số đó cũng như sự tiện nghi về mặt công nghệ thì BenQ SW2700PT nó hoàn toàn vượt trội.

    Là một người làm nhiếp ảnh, màn hình đối với mình nó quan trọng còn hơn cả cái cấu hình máy tính, đôi khi ta luôn băn khoăn tại sao chỉ cần có những thứ lặt vặt tiện ích mà nhà sản xuất lại không thêm vào để khiến cho mọi thứ tuyệt với nhất.



    Màn hình máy tính nhìn thì có vẻ là một thứ sẽ chỉ nằm yên một chỗ ít bị tác động nhưng thật ra không hẳn là vậy, việc đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn sử dụng một chiếc màn hình là thiết lập nó vào không gian làm việc của bạn, bản thân mình là một người sử dụng khá nhiều màn hình cho công việc thì việc thiết lập nó với hàng giờ đồng hồ là chuyện bình thường, thậm chí mua một lúc 3 cái màn hình cùng seri xong về màu 3 cái khác hẳn nhau cũng là chuyện đã từng xảy ra và tất nhiên “Nhà Sản Xuất” từ chối bảo hành đổi trả cho trường này vì dù sao thì màn hình nó cũng “nhìn thấy được hình”, đẳng cấp của thương hiệu và chiếc màn hình của bạn nằm ở đó, các màn hình phải giống nhau như đúc.

    3 tuần sử dụng BenQ SW2700PT là một khoảng thời gian vừa đủ để có thể khẳng định với mức giá trong khung 10 -20tr nó đang đang thể hiện sự tuyệt vời của nó cho những người đang hoạt động trong các ngành nghề liên quan đến hình ảnh.



    Bạn cần một chiếc màn hình lớn? Tại sao ư:

    [​IMG]

    Đã có những năm tháng bàn làm việc của mình là 4 chiếc màn hình 23”, một không gian làm việc với nhiều cửa sổ, đa nhiệm rất nhiều nội dung cần hiển thị và tham chiếu cùng lúc, nhưng cảm giác luôn thiếu thốn vẫn còn đó, mình luôn có cảm giác khi Focus trên một màn hình thì nó vẫn thiếu diện tích, vậy là khi màn hình Ultrawide xuất hiện, nó cũng nhanh chóng có chỗ trên bàn làm việc của mình, mình phải khẳng định rằng “29 inch ultra wide” rất đã, “34 inch ultra wide” ư nó là cái TV, nó để xem phim chơi game nó không phải để làm việc vì bạn sẽ có những tác vụ nằm ở 2 góc quá xa nhau, nó ko thật sự tiện dụng.



    Việc sở hữu một chiếc màn hình Ultra Wide 29” khiến không gian giải trí của mình rất đã và tất nhiên đồ giải trí mà, game thủ họ không cầu kì nên cái màn hình Ultra Wide ngoài câu chuyện “đẹp” “rộng” ra thì cực kì stupid trong sử dụng, việc cân chỉnh màu sắc, cự li ngồi trong không gian làm việc nó thật sự làm điểm trừ, có lẽ trong một thời gian dài nữa Ultra Wide vẫn chỉ có thể ra những sản phẩm 8 điểm chỉ để giải trí.

    Vậy đó công cuộc đi tìm một chiếc màn hình thật sự dành cho công việc vẫn còn tiếp tục….

    BenQ SW2700PT Được nằm trong danh sách lựa chọn.

    Có rất nhiều câu hỏi xung quanh việc tại sao lại là 27 inch mà không phải nhỏ hơn hay lơn hơn ? tại sao độ phần giải là 2560x1440 chứ không phải lớn hơn, Full HD chưa đủ sao.

    Minh sẽ trả lời từng câu hỏi

    1. Tại sao lại là 27 inch mà không phải nhỏ hơn: lớn hơn thì sẽ tốt hơn, bạn không thể tiếp tục với những màn hình 21 23 inch mãi được khi mà các phần mềm bạn sử dụng họ đang gia tăng thêm rất nhiều công cụ, bạn cần diện tích màn hình lớn hơn để có thể add thêm các công cụ này ra ngay màn hình mà không phải mò mẫm vào bên trong cái menu, hoặc những thứ nhỏ tí teo cực kì khó bấm.

    2. Tại sao là 27 inch mà không phải lớn hơn: Lớn hơn nữa cũng chưa chắc đã tốt hơn, lấy ví dụ đơn giản chiếc màn hinh 29” Ultra Wide mình đang sử dụng, khi thao tác với photoshop, việc phải xoay chuyển đầu quá nhiều từ thanh Tools sang ô Layers/adjustment trong một ngày nó thật sự gây khó chịu, sự khó chịu này nó sẽ nhanh chóng xuất hiện khi bạn bắt đầu làm việc đến tuần thứ 2, nhỏ thôi nhưng có, vậy thì việc sử dụng những màn hình lớn hơn với 30 inch hay 34 inch nó đang thật sự không thích hợp cho nhu cầu cá nhân, khi mà khoảng cách từ màn hinh tới chỗ bạn ngồi nó vào khoảng 40cm – 50cm, tất nhiên sẽ có bạn phản bác rằng màn hình ultra wide 34” rất sướng, vâng nó vẫn rất sướng để … chơi game (mình có, mình đang xài, minh biết chứ) nhưng để làm việc thì chưa đâu.

    3. Tại sao 2560 x 1440, Full HD với 1920 x 1080 chưa đủ sao: đến cái DT mà các bạn đang sử dụng với màn hình 6 inch đã có độ phân giải Full HD rồi thì hãy nghĩ xem, Full HD trên màn hình 27 inch mọi thứ sẽ vỡ nát thế nào., và điều tuyệt vời nhất cho các bạn đang làm phim nhỏ là các bạn có hẳn một không gian real full Hd để xem trước mà vẫn còn dư diện tích cho các công cụ.

    4. Tại sao là 2560 x 1440 điều gì ngăn cản chúng ta không tiến đến những độ phân giải 4K và 5K: đây là câu hỏi hay và câu trả lời cũng thật sự hơi ngộ là nội dung 4k và 5K hiện chưa sẵn sàng, còn quá ít, hơn nữa nếu bạn là một người làm việc đa nhiệm như mình mình vẫn thích 2 hoặc 3 màn hình cùng lúc, chi phí và hiệu quả lúc này là môt vấn dề, bạn có thể dễ dàng tải cùng lúc 2 màn hinh 4K chỉ để duyệt web, xem văn bản, nhưng xử lí đồ họa với 2 màn hình 4K/5K cùng lúc, bạn phải chi tiến nhiều hơn cho dàn máy của bạn trong khi thật sự nội dung các bạn đang xử lí nó ko cần đến mức ấy, chơi game ư, tôi đã có màn hình ultra wide ultra HD, tôi ko quan tâm, thứ duy nhất ngăn cản chúng ta tiến tới 4K chính là nội dung và giá thành, với 2 chiếc màn hinh 4K và dàn PC có thể tải nổi nó, tôi phải tốn ít nhất 250tr (không đáng), ở thời điểm hiện tại mình chỉ có thể chấp nhận một dàn PC cho 5 năm tuổi thọ chỉ nên vào khoảng 150tr, sau 5 năm ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, công nghệ sẽ đến đâu, đúng không ???

    Vậy đó là lí do mà tôi cho rằng việc tiêu chừng hơn 30tr một chút cho 2 chiếc màn hình 27 inch với độ phân giải 2560 x 1440 là cực kì hợp lí và trong tâm tiền đấy có rất nhiều sự lựa chọn, ở các hạng mục tiếp theo mình sẽ cũng cố cho các bạn thêm lí do để có thể khẳng định sự lựa chọn của mình với BenQ SW2700PT

    Trong hình phía trên là capture của chiếc màn hình 29 UltraWide 2560 x 1080 khi đặt cạnh 27 inch 2560 x 1440, bạn thấy đấy, không gian nhỏ hơn cả một khoảng đen

    Tiện ích thiết kế:

    [​IMG]

    Thiết Kế ! BenQ SW2700PT “gần giống” hầu hết các màn hình cùng phân khúc trên thị trường khi nó đảm bảo các yếu tổ:

    - Màn hình Matte (màn hình không gương, rất nhiều bạn “ngoại đạo” sẽ thấy một cái màn hình nó rất đẹp nhưng màn hình gương là thứ thật sự rất tệ nếu bàn cần dùng nó để thiết kế hay làm hình ảnh và mình thấy rất buồn cười khi nhiều tín đồ rất tự hào về việc sở hữu một cái “laptop chuyên dành cho Designer dân art” với một cái màn hình gương ( chắc các bạn biết mình đang nói đến cái gì chứ nhỉ)

    Tilt - Pan – Shift – Rotate

    Tilt: bạn hoàn toàn có thể ngửa màn hình lên xuống với góc khá rộng ( nhiều màn hình rẻ tiền cũng làm dc điều này)

    Pan : bạn cố định chân đế nhưng vẫn có thể xoay màn hinh sang trái hoặc phải với góc rất rộng ( rất nhiều màn hình không làm được điều này)

    Shift : chúng ta là những con người khác nhau, với những chiều cao tầm mắt khác nhau, việc giữa cho màn hình luôn song song với mắt nhìn rất quan trọng, nó giúp cho cổ và vai của bạn giảm tải một thời gian dài, chúng ta có thể trượt màn hình lên xuống để mọi thứ ở ngay tâm mắt, đừng coi thương chuyện này vì ở tầm mắt song song các đốt sống cổ của bạn đã phải chịu lực gần 5.5kg, chỉ cần màn hình của bạn thấp hơn 15 độ thì lực này nó sẽ lên tới hơn 12kg, và nếu đó là 30 độ thì sẽ gần 20kg ( Hầu hết màn hình dành cho dân Design và hình ảnh đều có tính năng này

    Rotate : bạn có thể chuyển chế độ từ Landscape sang Portrait, thật ra nếu bạn chỉ có một màn hình thì điều này nó sẽ không thể hiện ưu điểm rõ ràng lắm nhưng nếu bạn quyết định đầu từ một cặp, thì một màn hình đặt dọc nó sẽ cho bạn rất rất nhiều thông tin, khi minh chỉnh sửa một bức ảnh dọc, đọc một tài liệu dài, duyệt web, thật sự đó là một trải nghiệm tuyệt vời.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Nó cũng như hầu hết các màn hình trong cùng phân khúc với đầy đủ, DVI SDVI HDMI DISPLAY PORT, USB Ex

    [​IMG]

    Và nhưng mình đã nói nó “gần giống” hầu hết các màn hình khác nhưng gần giống vẫn có nghĩa là có điểm khác, chính sự khác biệt này nó biến một sản phẩm từ 8 điểm lên 9 điểm.

    Trong khi các hang khác họ tập trung các cổng lại gần nhau, bao gồm cả cổng USB ở phía sau và giấu rất kĩ để ko ai thấy (tại sao người ta lại lắp thêm cổng USB làm gì để rồi đặt ở vi trí không ai muốn xài) thì BenQ SW2700PT lại đưa cổng USB sang bên hông, hào phóng cho thêm một khe thẻ SD, một điều nhỏ nhặt thôi nhưng rất đã, nơi bạn có thể thò tay cắm rất dễ.

    Một cái tay xách ngay phí sau màn hinh, bản thân màn hình nó cũng không phải di chuyển nhiều nhưng với mình thì đó lại làm điểm công rất lớn, với một nhiếp ảnh hoặc làm phim, bạn có thể mang theo nó để làm màn hinh monitor cho khách hàng trong suốt buổi chụp, nó có ý nghĩa rất lớn mình cần khách hàng duyệt những shoot hình ngày lập tức và độc lập với khu làm việc của ekip, một màn hình lớn, độ phân giải cao, dễ di chuyển.

    [​IMG]

    Và tuyệt vời nhất thứ mà “Không màn hình nào có” đó chính là HOOD danh cho màn hình, việc che phủ màn hình phía trên và 2 bên nó thật sự là thứ ai cũng cần nhưng không ai làm, nó giúp bạn cảm nhận gần như trọn vẹn nhưng màu sắc, ánh sáng mà màn hình mang lại, không bị phản chiếu, hay bị ánh sáng trong phòng ảnh hưởng.

    Với những ai đang làm việc trong ngành thiết kế, hình ảnh, film thì hầu như phòng làm việc luôn là phòng kín, nhưng với hood trên màn hình thì việc làm việc trong một không gian mở một chút cũng sẽ không ảnh hưởng đến mắt nhìn của bạn.

    Các miếng HOOD đều được lót nhung bên trong để cản hoàn toàn hiện tượng chói sáng do chính ánh sáng từ màn hình phản chiếu lại.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Và điều tuyệt vời tiếp theo, một thứ giúp BenQ SW2700PT tiến gần đến điểm 10 đó chính là Controller điều khiển rời OSD

    Với các màn hình khác bạn phải lần mò các dãy nút ẩn để chỉnh hàng loạt thứ liên quan với các hang sản xuất nút cảm ứng thì còn điên đầu hơn nữa, đẹp đấy nhưng vô dụng, cảm giác của mình là lần mò trong vô vọng khi cứ lỡ tay nhấn back hoặc cancel là coi nhưng xong.

    Việc có Controller rời, với nút bấm nhiều hơn OK, Cancel/Back, nút joystick 4 hướng, 3 nút Function cho chọn nhanh nó khiến công việc setting của bạn nó dễ dàng hơn rất rất nhiều, chính nhờ controller mà nhà sản xuất mạnh dạn hơn trong việc gia tăng tính năng và lượng tinh chỉnh vì họ biết người dùng sẽ khó mà nhấn nhầm được, trong khi đó những màn hinh mà mình từng sở hữu trước đây dù tiệm cận với phân khúc này nhưng thật sự là rất ức chế với cái giao diện menu mà nó đem lại.




    Hãy nói về màu sắc :

    Điều đầu tiên có thể nói về chiếc màn hình này đó nó rất sáng, rất nhiều màu sắc và rất có chiều sâu

    Độ sáng 350cd/m2 là một con số lớn thuộc hàng TOP hiện nay và bạn sẽ thấy việc có Controller remote riêng với 3 function Button cho phép bạn set up nhanh hệ màu khi làm việc buổi sáng và hệ màu làm việc buổi tối ( mắt của chúng ta khi buổi sáng sẽ tự giảm để nhạy sáng để đối phó với lượng sáng lớn từ môi trường ban ngày, nên việc một chiếc màn hinh siêu sáng sẽ giúp bạn nhìn thấy đúng những gì cần thể hiện, nhưng khi làm việc trong phòng tối thì 350cd/m2 là một con số rất lớn, bạn cần phải độ sáng màn hinh đi ít nhất 20% để có không gian làm việc hiệu quả hơn).

    Rất nhiều màu sắc:

    [​IMG]

    Với công việc thương xuyên tiếp xúc với hình ảnh kể cả bản in lẫn kỹ thuật số thì cái nhìn đầu tiên của về màu sắc là thật sự choáng ngợp.

    Nếu bạn đọc vào thông số bạn sẽ được nghe nói rằng đây là màn hình có độ phủ 99% hệ màu ADOBE RGB, xin trả lời với các bạn rằng mình đang sở hữu 3 màn hình được cam kết có độ phủ hiển thị 99% hệ màu RGB tuy nhiên để đạt được những gì như BenQ SW2700PT hiển thị thì có vẻ như nó còn một khoảng cách khá lớn.

    Nếu bạn thắc mắc hệ màu ADOBE RGB là gì thì mình xin giải thích rõ hơn thế này, hệ màu RGB ra đời nhằm phục vụ cho công việc hiển thị màn hình kỹ thuật số, hệ màu RGB có một thông số tuyệt đối cố định tuy nhiên trong quá trình phát triển hầu hết mọi người đều nhận ra rằng giới hạn về phần cứng, thuật toán và chi phí nó không cho phép người ta sản xuất ra một màn hình có thể phủ kín hệ màu RGB tuyệt đối cho nên các nhà sản xuất buộc phải đưa ra các hệ màu tương đối mà thiết bị phần cứng của họ có thể hiển thị được và có thể phổ biến trên toàn cầu đó là lí do của sRGB ra đời bởi Microsoft và HP.

    sRGB được ra đời nhằm phục vụ cho in ấn, màn hình và internet (internet là một phần quan trọng vì ngày từ 1996 Microsoft đã nghĩ đến sự thống trị của thế giới mạng, họ cần một hệ màu mà tất cả các thiết bị có thể đạt được một cách dễ dàng), tuy nhiên hệ màu sRGB lại có một nhược điểm chí mạng đó là nó lệch so với CMYK tiêu chuẩn, cho nên nếu để hiển thị thì được, làm việc trên hệ màu này thì khi in ra bạn sẽ bị lệch màu và nếu trong công việc bạn cần phải đọc các tập tin có hệ màu CMYK thì bạn sẽ không bao giờ xem được màu chính xác của nó

    Adobe không đồng ý điều đó, Adobe cho rằng việc sử dụng sRGB là quá sai lệch từ khâu thiết kế đến in ấn khi nó chỉ đặt ra tiêu chuẩn phổ thông, nói khiến những người làm hình ảnh kỹ thuật số gặp khó khăn khi làm việc trên những gam màu có độ bão hòa cao, nên họ mạnh dạn đưa ra hệ màu Adobe RGB có diện tích phủ hơn cao hơn sRGB rất nhiều ( xin nhấn mạnh là rất nhiều) và nó giúp cho việc chuyển đổi sang CMYK giảm thiểu mất mát màu và hệ màu Adobe RGB có cấu hình thuật toán phủ rộng hơn CMYK, nó đảm bảo cho câu chuyện tôi co thể chuyển đổi hệ màu của bản in CMYK sang Adobe RGB để có thể thao tác trên máy tính ( bạn cứ nhớ rằng CMYK là hệ màu của in ấn và RGB là hệ màu của kỹ thuật số hiển thị, nếu muốn xử lí trên máy tính được đầy đủ tính năng thì bạn phải nhất quyết dùng hệ màu RGB)

    Nhưng xin khẳng định thêm dù là hệ màu Adobe RGB đã có độ phủ rất rộng, rộng hơn CMYK nhưng nó vẫn chưa tiến đến độ phủ tuyệt đối như mắt người (công nghệ hiện nay đang chưa cho phép phổ thông hóa điều đó, hãy hi vong 5 hay 10 năm nữa ta sẽ có màn hình có độ phủ 100% Human Vision Gamut)

    Và vẫn phải nhấn mạnh cho các bạn một lần nữa là 99% độ phủ Adobe là rất nhiều, cực kì nhiều, nó đảm bảo những gì các bạn nhìn thấy sẽ là những gì các bạn in ra, nó khác hẳn với những gì mà màn hinh sRGB mang lại, sRGB có thể vẫn rất đẹp nhưng khi in các bạn xem những tập tin có độ sâu màu, bão hòa cao bạn sẽ bị mất chi tiết và màu sẽ không tươi như Adobe RGB.

    Nhưng bạn cũng cần biết rằng Adobe RGB mở rộng về phía Green nên nếu bạn có một bức hình trên Adobe RGB nếu xem trên các thiết bị sử dụng hệ màu sRGB thì hình sẽ bị Tái Xanh, còn nếu bạn có một bức hình sRGB xem trên thiết bị ADOBE RGB thì chả có gì cả, phần lớn thiết bị hiện tại của toàn cầu vẫn dùng sRGB nên việc bạn dùng thẳng một bức hình có chứa Profile màu là Adobe RGB sẽ khi đưa lên Internet thì 100% màu của bạn sẽ bị sai màu.

    Mình vẫn thường nhắc các bạn rằng khi các bạn save file hay nhớ rằng file của các bạn dùng cho mục đích gì, nếu nó dùng để xem trên máy tính thì hãy nhớ để sRGB .

    [​IMG]

    Màn hình 10 Bit

    Lại một khái niệm khó hiểu nữa cho người bình thường, nhưng màn hình 10 BIT sẽ hiển thị đẹp hơn màn hình hiển thị 8 BIT là chuyện đương nhiên

    Giải thích: 10 Bit hay 8 Bit là “8 bit trên một kênh màu” hay “10 bit trên mỗi kênh màu”

    Bạn có biến rằng hiện tại hệ màu trên máy tính của bạn đang là hệ màu 32 BIT tổng, nhưng nó chỉ dùng 24 BIT để hiển thị màu sắc 8 BIT còn lại thể hiện độ trong suốt 24 BIT này chia đều cho 3 kênh R-G-B tức là tổng cộng bạn sẽ có 2 mũ 24 = 16.777.216 màu ( hệ 16 triệu màu), mỗi kênh R,G,B có 2 mũ 8 tức là 256 màu ( thí dụ màu đỏ tuyệt đối sẽ có 256 bước màu chạy từ đen(0:0:0) đến đỏ thẫm (255:0:0)

    Nhưng với màn hình 10 BIT thì bạn đang có mỗi kênh 1024 màu, tương ứng với tổng màu toàn bộ là 2 mũ 30 = 1.073.741.824 ( 1 tỉ màu) và bạn có biết rằng phim các bạn đang xem ngoài rạp được quay với máy quay tổi thiếu 10Bit, và nếu không có màn hình 10 BIT thì làm sao chúng ta có thể nhìn được hết chi tiết của hình ảnh.

    Màn hình 10 BIT với những người làm hình ảnh như mình thật sự nó là thiên đường: vì trong qua trình làm việc bạn sẽ có những màu rất gần nhau nằm chồng lấn lên nhau, vì dụ như những đoạn cắt ghép bị lỗi lộ đường ghép hay những mang mảng tối bị phân vùng rõ rệt nếu đây là một màn hình 8 BIT thì bạn sẽ mãi mãi không bao giờ biết được điều đó cho tới khi in ra và đôi khi đó là quá trễ để sửa chữa, màn hình 10 BIT nó làm cho bạn tiết kiệm được thời gian lớn cho giai đoạn kiểm lỗi, trước đây với những dự án lớn chúng ta phải in thử và sửa chữa thì giờ đây nó đã khắc phục phần lớn những lỗi kỹ thuật như vậy.

    [​IMG]

    Chỉnh màu bằng phần cứng ( Hardware Calibration) :

    đây là điều các bạn sẽ hoang mang nếu chưa sở hữu nó

    Với một màn hình bình thường thì màn hình đó sẽ tự cấu hình phần cứng và cho bạn tinh chỉnh rất giới hạn, để có thể cân chỉnh màu màn hình thì bạn chỉ có cách sử dụng phần mềm chuyên dụng để thay đổi các thông số đầu ra của VGA Card, điều này thật sự là rất nguy hiểm khi bạn cưỡng ép hệ thống của bạn thay đổi hệ màu cho phù hợp với màn hình, nếu trong quá trình làm việc bạn chỉ cần nhầm lẫn khi áp đặt nhúng hệ màu vào tập tin thì bạn sẽ có một tập tin với hình ảnh trật lất.

    BenQ SW2700PT cho phép các bạn tùy chỉnh trên cả 6 kênh màu với giá trị can thiệp rất sâu vào Level, Balance, Hue, Saturation, Gamut, Black Level, Brightness, Contrast, Sharpness, Gamme, Color Temp và đây là lúc mình nói rằng giá trị của một sản phẩm 9.5 điểm thể hiện rõ nhất một số dòng sản phẩm cao cấp khác cũng cho bạn chỉnh “gần giống” ( gần giống thôi nha) như vậy NHƯNG nó không có controller remote OSD ở ngoài cho nên bạn sẽ phát khùng khi sẽ cứ thò tay khều khều những cái nút noname một cách mò mẫm ( một số màn hình còn kinh khủng hơn khi nó chỉ có nút duy nhất kiêm nút OK và Joystick dù giá thành của nó cũng cực kì đắt và mỗi lần cài đặt cấu hình phần cứng là mình chỉ muốn khóc).

    Chỉnh màu bằng phần mềm đi kèm:

    Phần mềm đi kèm Palette Master Element đi kèm cũng là một thứ hay, khi những gì mà nó thiết lập sẽ thông qua Driver mà được hiệu chỉnh lên phần cứng của màn hình chứ không chỉ can thiệp vào hệ thống màu đầu ra của máy tính.

    Chế độ Black and White :

    Đây có lẽ là chế độ tiên phong mà mình thấy ở các màn hình cùng phân khúc, với những bạn làm nhiếp ảnh thì đây là một chế độ tuyệt với, vì màu sắc có thể đánh lừa con mắt cảu bạn nhưng ở chế độ Black and White bạn có thể kiểm tra Contrast và Detail của một bức ảnh tốt nhất, trước kia khi chỉnh sửa ảnh mình luôn tạo ra một layer Black n White Adjustment để làm việc này thì giờ đây không cần, chỉ cần bấm nút Function là chuyển ngay.

    Khi chụp ở studio, việc kết nối với màn hình để view ảnh sau khi chụp cũng cực kì hiệu quả khi bạn xem trước được độ tương phản của hình ảnh, tránh bị màu sắc đánh lừa và việc tạo ra những hình ảnh ưng ý cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

    Đây thật sự là một chế độ rất hay mà có thế bạn chưa biết.


    Vậy đó với những gì đã trải nghiệm mình tin chắc BenQ SW2700PT nó thật sự giá trị với những gì nó mang lại so với chi phí mà bạn bỏ ra, bạn có thể tiết kiệm hơn hoặc bỏ nhiều tiền hơn tùy thích cho những thứ khác nhưng tin mình đi, mình đã thử rất nhiều màn hình sự hài lòng của mình dành cho một sản phẩm không phải chỉ đơn giản là nhìn thấy là thích được, trải nghiệm nó và thực sự thấy được sự thông minh, linh hoạt nó mới là điểm cộng xuất sắc cho một hiệu năng tuyệt vời, BenQ SW2700pt thật sự có giá trị vượt trội so với các đối thủ cùng phân khúc hay thậm chí là cả phân khúc cao hơn nữa, không phải ngẫu nhiên mà nó đạt giải thưởng Best Photo Monitor 2016.


    xin cám ơn các bạn.
     
    :
    daquen thích bài này.
  2. treghe

    treghe Active Member

    Bài viết:
    889
    một sự lựa chọn tuyệt vời cho dân designer
     
  3. giaqua

    giaqua Member

    Bài viết:
    354
    màu sắc của mấy con này chắc khỏi bàn luôn nhỉ, đẹp vs chuẩn mới lựa chon cho designer rồi :3
     
  4. motngay

    motngay Member

    Bài viết:
    335
    12 14tr cho 1 cái màn hình làm đồ họa cũng được nhỉ
     
  5. metmoi

    metmoi Member

    Bài viết:
    313
    màn hình đẹp quá, làm 1 con quardro chơi chung với con này được
     
  6. anhnoi

    anhnoi Member

    Bài viết:
    312
    đúng là màn hình chuyên dụng cho dân thiết kế, màu sắc, phụ kiện đầy đủ
     
  7. thatra

    thatra Member

    Bài viết:
    274
    đáng để cân nhắc, book lại đã
     
  8. vancho

    vancho Member

    Bài viết:
    246
    ngon, hệ màu Adobe RGB lun, làm ảnh bao chuẩn
     
  9. phoiphai

    phoiphai Member

    Bài viết:
    389
    mấy cái miếng che sáng ấy nếu mình ko gắn có sao ko nhỉ ? màu sắc sẽ bị lệch nhiều ko ta
     
    Rjddle thích bài này.
  10. daquen

    daquen Member

    Bài viết:
    209
    bài viết khá 2 và rất chi tiết, likeeee
     

Chia sẻ trang này