HOT [Review] Maxsun GTX 1050 Ti Terminator 4GB - Diện mạo kẻ huỷ diệt

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 24/10/17.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Thị trường phân khúc dưới 200USD chưa bao giờ là sân chơi mà NVIDIA chiếm thế thượng phong trong trận chiến giá cả trên hiệu năng (price/performance) với đối thủ truyền kiếp AMD. Nhiều tựa game ra mắt gần đây, đặc biệt là game online, đã có thể chạy tốt trên các dòng card đồ hoạ giá dưới 300USD, và chỉ có những game bom tấn (AAA) trang bị nhiều công nghệ độ hoạ tân tiến mới khiến người dùng có thể bỏ tiền đầu tư vào những giải pháp card đồ hoạ cao cấp hơn, và đấy mới chính là phân khúc mà NVIDIA thực sự làm chủ.

    Trong cái thời mà game online eSports phổ biến khắp mọi nhà như hiện nay, NVIDIA tất nhiên không thể bỏ qua miếng bánh cực kỳ béo bở từ thị trường card đồ hoạ dưới 200USD khi mà những chiếc card trong phân khúc này đã có thể đáp ứng hầu hết các game dạng này. Vì thế, gã khổng lồ xanh đã tung ra hai mẫu card GTX 1050 và 1050 Ti nhằm phục vụ cho đối tượng người dùng là game thủ eSports. Hai chiếc card này đều được trang bị chip GPU nền tảng Pascal (đã cắt giảm thông số) có tên mã GP107. Con chip này có số nhân CUDA hỗ trợ tối đa lên đến 768 hân, 48 TMU (Texture mapping unit), 32 ROP (Raster Operation) và băng tần bộ nhớ GDDR5 128-bit với dung lượng VRAM lên đến 4GB cho mẫu GTX 1050 Ti.

    Việc NVIDIA trang bị băng tần bộ nhớ 128-bit cho mẫu GTX 1050 Ti cho thấy mục đích của họ không có gì ngoài việc chiến đấu với AMD về giá cả (Số lượng chip nhớ trên hai mẫu GTX 1050 và 1050 Ti không quá 4 chip). Về độ tiêu thụ điện cho cặp đôi GTX 1050 và 1050 Ti, NVIDIA đã giúp chúng đạt cột mốc công suất dưới 75W, qua đó người dùng có thể sử dụng cặp đôi này mà không cần đầu cắm nguồn vì chúng đã được cấp điện thông qua cổng PCIe 3.0 x16 trên bo mạch chủ. Nên nhớ đối thủ gần nhất của GTX 1050 Ti là AMD Radeon RX 470 4GB khi hoạt động vẫn cần một đầu cắm nguồn 6 pin từ bộ nguồn PSU để đáp ứng công suất tối thiểu 120W.



    Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một chiếc card GTX 1050 Ti đến từ nhà sản xuất (NSX) Trung Quốc có tên là Maxsun, với tên model là GTX 1050 Ti Terminator 4GB. Một cái tên rất kêu đối với một chiếc card GTX 1050 Ti. Về NSX Maxsun, có lẽ không nhiều người dùng tại Việt Nam biết đến họ nhưng NSX này hiện đang là một trong những cái tên thuộc dạng cứng tại thị trường Trung Quốc.

    [​IMG]

    Được thành lập từ năm 2002, với gần 20 năm tham gia thị trường phần cứng, Maxsun hiện là thương hiệu thuộc sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn Guangzhou Shangke Information Technology. Với tiêu chí "tập trung hoàn toàn vào chất lượng và hiệu năng", Maxsun đã mang đến cho người dùng rất nhiều giải pháp phần cứng chất lượng cao.

    "Mọi thứ đều phải ổn định" luôn là tiêu chuẩn sản phẩm hàng đầu của Maxsun. Để mang lại những sản phẩm chất lượng tốt cho người dùng, Maxsun rất nghiêm ngặt trong việc kiểm soát chi tiết chất lượng linh kiện trên bo mạch PCB và hợp tác ăn ý với nhiều NSX khác chuyên về bo mạch chủ và card đồ hoạ.

    Là đối tác chiến lược của Intel, NVIDIA và AMD tại thị trường Trung Quốc đại lục, Maxsun luôn giữ sự hợp tác chặt chẽ với nhiều nhà phân phối và cùng nhau khai thác thị trường tiềm năng. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tuỳ biến từ người dùng, Maxsun luôn nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và mang đến nhiều giải pháp mang tính cá nhân hoá dành cho người dùng. Mọi thông tin chi tiết về Maxsun, bạn có thể tham khảo tại đây.

    Trở lại với chiếc card GTX 1050 Ti Terminator 4GB, dù mang tên rất kêu là kẻ huỷ diệt nhưng khi nhìn vào bảng thông số cấu hình của nó so với mẫu card gốc của NVIDIA cũng như những chiếc card khác chung phân khúc thì tôi lại khá bất ngờ.



    Vì với một phiên bản card đồ hoạ tuỳ biến, việc GTX 1050 Ti Terminator 4GB lại có thông số xung nhịp nhân và bộ nhớ không khác gì phiên bản gốc làm tôi có chút hụt hẫng về chiếc card này của Maxsun. Có lẽ yếu tố làm nên sự "huỷ diệt" của GTX 1050 Ti Terminator 4GB nằm ở khả năng ép xung, giá thành và chế độ hậu mãi. Tuy nhiên, với giá khoảng 4.2 triệu đồng (Tham khảo từ Hanoicomputer) ngang với các mẫu GTX 1050 Ti giá rẻ nhất từ các ông lớn khác như MSI, Gigabyte, Zotac và đắt hơn người đồng hương Colorful vài trăm nghìn, do đó chúng ta có thể loại yếu tố giá cả ra được rồi. Còn chế độ hậu mãi thì tạm thời tôi chỉ biết được chiếc card này được bảo hành 3 năm tương tự như nhiều NSX khác trừ Colorful (4 năm). Cuối cùng là khả năng ép xung (hiệu năng mặc định của những chiếc card đồ hoạ GTX 1050 Ti bản tuỳ biến trên thị trường không có sự khác biệt quá nhiều) thì liệu GTX 1050 Ti Terminator 4GB của Maxsun có xứng đáng với cái tên huỷ diệt mà NSX Trung Quốc đã đặt cho nó?

    I - Unbox và thiết kế





    Hộp đựng của Maxsun GTX 1050 Ti Terminator 4GB quả thật rất ấn tượng. Kích cỡ của chiếc hộp này tương đương với những hộp đựng card đồ hoạ cao cấp có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, tiếc là thông tin trên hộp đựng của chiếc card này hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung thay vì tiếng Anh như nhiều NSX khác kể cả người đồng hương Colorful. Vì vậy tôi cũng không nắm được chiếc card của Maxsun được họ thêm thắt công nghệ gì cho sản phẩm của mình ngoại trừ một số công nghệ của NVIDIA là được ghi bằng tiếng Anh.



    Phần phụ kiện của GTX 1050 Ti Terminator 4GB rất tiết kiệm với cáp chuyển đổi 2 đầu molex 4 pin thành 1 đầu 6 pin, decal logo Maxsun, dĩa driver và sách hướng dẫn bằng tiếng Trung. Một điều đáng lưu ý là trong dĩa CD đi kèm của GTX 1050 Ti Terminator 4GB chỉ chứa bản driver (khá cũ) và phần mềm bảo mật Kingsoft ngôn ngữ tiếng Trung. Không hề có phần mềm điều chỉnh thông số card đồ hoạ do chính Maxsun phát triển, do đó nếu bạn muốn ép xung chiếc card này, tôi khuyên bạn nên cài đặt phần mềm MSI Afterburner. Đây chính là phần mềm tôi thường xuyên sử dụng trong phần ép xung card đồ hoạ không chỉ riêng cho nền tảng NVIDIA mà còn cho cả AMD nữa.




    Sở hữu bộ tản nhiệt ngoại hình khá ngầu với tông màu chủ đạo trắng đen cùng hoạ tiết xanh tinh tế, GTX 1050 Ti Terminator 4GB đã gạc bỏ quan niệm về hàng Trung Quốc đầy tính màu mè của nhiều người trước đây. Tuy nhiên, bộ tản nhiệt 2 quạt làm mát 9cm này lại có ngôn ngữ thiết kế khá giống với mẫu tản Strix từng được ASUS áp dụng cho dòng card GTX 900 trước đây. Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm về hệ thống quạt làm mát của GTX 1050 Ti Terminator, quạt của chiếc card này không có công nghệ chống ồn như các đối thủ của nó trong phân khúc mà điển hình là Active Fan Stop của Gigabyte N105TD5-4GD. Đây là điều lưu ý nếu như bạn sử dụng chiếc card của Maxsun trên bàn benchtable như tôi.





    Phía sau card được NSX Maxsun trang bị backplate giúp bảo vệ cho card không bị hư hỏng do tác động vật lý. Tuy nhiên, backplate này lại được làm bằng nhựa và được sơn đen giả kim, do đó nó không có công dụng tản nhiệt hỗ trợ như backplate kim loại. Ngoài ra, backplate này cũng là nơi chứa đèn LED màu xanh khá đẹp mắt, tuy nhiên hệ thống của tôi sử dụng tản nhiệt CPU quá lớn (Noctua NH-D14) cũng như bo mạch chủ có khe PCIe 3.0 x16 quá gần khu vực socket CPU (Maximus VII Gene) nên đèn LED của card bị che khuất và tôi chỉ chụp được góc ngang của card là thấy được đèn LED.





    GTX 1050 Ti Terminator có độ dày khá mỏng chỉ chiếm 2 khe PCIe trên bo mạch chủ của bạn. Ở góc phải chúng ta sẽ thấy NSX Maxsun đã đặt đầu cắm nguồn 6 pin tại đây. Ở đây có 2 chuyện cần nói, thứ nhất là việc trang bị đầu cắm nguồn phụ cho một chiếc card GTX 1050 Ti có xung nhịp nhân và bộ nhớ tương đương với bản gốc (GTX 1050 Ti gốc vốn không có nguồn phụ) đã cho thấy NSX Trung Quốc tập trung vào khả năng ép xung của GTX 1050 Ti Terminator, thứ hai là vị trí đặt đầu cắm nguồn phụ 6 pin. Vị trí này sẽ gây khó dễ khi đi dây cho một số người dùng khi lắp thùng máy, và hiện tại không còn nhiều NSX đặt đầu nguồn kiểu này nữa. Thay vào đó, họ đặt đầu nguồn vuông góc với bảng mạch PCB của card khi đó người dùng sẽ đi dây dễ dàng hơn. Tất nhiên, vấn đề thứ hai sẽ không có gì đáng nói nếu như bạn dùng bàn benchtable như tôi.



    Cũng giống như mẫu card gốc từ NVIDIA, GTX 1050 Ti Terminator chỉ hỗ trợ 3 cổng kết nối bao gồm HDMI 2.0, DVI dual link và Display Port 1.2. Về lý thuyết, người dùng có thể sử dụng ba màn hình cùng kết nối vào GTX 1050 Ti để sử dụng công nghệ NVIDIA Surround, tuy nhiên với chiếc card đồ hoạ phổ thông như GTX 1050 Ti thì tôi nghĩ sẽ không nhiều người dùng chịu chơi đến thế.

    II - Hệ thống thử nghiệm

    Cấu hình giản lược:



    Cấu hình chi tiết:


    Chân thành cám ơn Intel, Maxsun, Kingston, ASUS và FSP đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.

    III - Kết quả benchmark

    Khác với các bài review trước, tôi sẽ đi thẳng vào việc so sánh hiệu năng của GTX 1050 Ti Terminator trước và sau khi ép xung. Lý do đơn giản là chiếc card này có chung xung nhịp với mẫu card gốc của NVIDIA nên tôi loại được một bước so sánh hiệu năng với chiếc card gốc, mà thay vào đó sẽ là GTX 1050 Ti Terminator khi đã ép xung. Dưới đây là xung nhịp nhân và bộ nhớ mà tôi đã ép xung trên chiếc card của Maxsun:



    Với mức chênh lệch xung nhịp nhân và bộ nhớ rất tốt lần lượt là 16% và 11%, hiệu năng của GTX 1050 Ti Terminator sau khi ép xung hứa hẹn sẽ khá tốt, tất nhiên là trên lý thuyết còn thực tế thế nào thì chúng ta sẽ biết sớm thôi.

    Trước khi công bố kết quả hiệu năng thì tôi sẽ đưa ra danh sách các bài test cũng như cấu hình của một số game bằng hình ảnh vì không thể mô tả bằng lời (những game dạng này sẽ được tôi đánh dấu *):


    Deus Ex Mankind Divided



    Dragon Age Inquisition



    For Honor



    Grand Theft Auto V



    Metro Last Light Redux



    Middle Earth: Shadow of War



    Rise of Tomb Raider



    Như các bạn đã thấy, hầu hết các game trên tôi đều tắt đi các công nghệ độc quyền như PhysX, GameWorks, PureHair của NVIDIA để đảm bảo kết quả bài test sẽ có tính công tâm hơn, nếu như sau này tôi có mẫu card tham khảo từ AMD thì tiện hơn khi so sánh hiệu năng. Hơn nữa, vì khả năng thực chiến của các mẫu GTX 1050 Ti 4GB đã được nhiều tạp chí công nghệ trong và ngoài nước khẳng định chỉ có thể chiến tốt các game AAA với mức thiết lập Medium-High ở độ phân giải Full HD 1080p và sử dụng tập lệnh đồ hoạ dựng hình DirectX 11, cá biệt ở một số game chỉ có thể thiết lập hoàn toàn High hoặc Low hoặc DirectX 12 không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng. Vì thế, trong bài test này tôi sẽ thiết lập các tuỳ chọn trong các game để đảm bảo ít nhất ở mức xung mặc định, GTX 1050 Ti Terminator có thể cho khung hình trung bình tiệm cận 60FPS.

    Bài viết này cũng sẽ là bài viết cuối cùng tôi sử dụng bài test Deus Ex: Mankind Divided dành cho card đồ hoạ. Lý do là vì game này tối ưu quá kém cho phiên bản PC dù NSX Square Enix cũng nhà phát triển (NPT) Eidos Montreal đã tung ra nhiều bản vá lỗi để cải thiện hiệu năng. Thay cho Deus Ex: Mankind Divided có thể sẽ là Sid Meier's Civilization VITom Clancy's Rainbow Six Siege. Ngoài ra, Far Cry Primal, Total War: Warhammer 2, Warhammer 40K: Dawn of War 3Tom Clancy's Ghost Recon: Wildlands sẽ là 4 tựa game tiếp theo sẽ được tôi cân nhắc sử dụng trong các bài viết sắp tới. Bài viết này cũng là lần đầu tôi đưa bài test Middle Earth: Shadow of War vào. Đây là một tựa game AAA đỉnh cao với cốt truyện hấp dẫn, tuyến nhân vật xây dựng rất hay và gameplay mang tính cách mạng ở thể loại hành động trong năm 2017. Lưu ý, tất cả các game này đều có công cụ benchmark tích hợp sẵn do đó kết quả sẽ mang tính khách quan hơn thay vì nhiều game khác phải cần đến phần mềm rời như Fraps và MSI Afterburner mới benchmark được. Đó là lý do vì sao tôi không đưa các tựa game online vào bài viết của mình như PUBG, Liên minh huyền thoại, Dota 2CS: GO. Hầu hết các tựa game này đều phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mạng Internet của bạn và đặc biệt là không có công cụ benchmark tích hợp. Do đó kết quả test trên các tựa game này khó mang lại tính khách quan cần thiết cho bài viết đánh giá card đồ hoạ.

    Sau đây là kết quả benchmark của GTX 1050 Ti Terminator ở chế độ xung nhịp mặc định và ép xung:




    Ở chế độ xung nhịp mặc định, như tôi đã có nói đến ở phía trên, Deus Ex: Mankind Divided là một tựa game tối ưu không tốt cho nền tảng PC vì thế dù tôi có hạ cấu hình xuống mức thấp cũng như không bật khử răng cưa (các game khác tôi không bật tính năng này) do đó số khung hình trung bình của game này dưới 50FPS cũng không có gì lạ. Còn các tựa game khác, GTX 1050 Ti Terminator đã có thể chạy ở mức 60FPS với một số điều chỉnh trong phần thiết lập game, tuy vậy vẫn có ngoại lệ là Metro Last Light Redux tuy nhiên FPS trung bình của game này là 56 cũng đã tiệm cận 60FPS vì thế trải nghiệm khi chơi game cũng ít khi bị giật lag quá đáng. Khi chuyển qua chế độ ép xung, GTX 1050 Ti Terminator cũng thể hiện khá tốt ở hầu hết các tựa game, đặc biệt là Dragon Age Inquisition khi FPS trung bình đã lên tới mức 73FPS. Với Deus Ex: Mankind Divided thì sau khi ép xung card, FPS trung bình cũng đã được tăng lên ở mức 46 tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu 60FPS, trong khi đó phép thử Ashes of the Singularity DX12 FPS không tăng quá nhiều sau khi ép xung (chênh lệch 2FPS). Dù vậy, chúng ta cũng khó có thể phủ nhận chiếc card GTX 1050 Ti Terminator của Maxsun có khả năng ép xung rất tốt và hiệu năng ở đa số game đều được tăng lên khá đáng kể, nếu như phần thiết lập cấu hình của các game thực sự hợp lý với khả năng của card.

    IV - Nhiệt độ hoạt động

    Điều kiện test

    Mặc định

    Mã:
    https://www.mediafire.com/file/dhi7doumufjcuak/df.txt
    Min: 32*C, Max: 52*C
    Ép xung

    Mã:
    https://www.mediafire.com/file/1d7ha18fbdfprl5/oc.txt
    Min: 34*C, Max: 48*C
    Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Với việc nhiệt độ không chạm được tới mức 60*C trong cả hai trường hợp, cộng thêm nền tảng chip GPU Pascal rất mạnh ở khả năng tiết kiệm điện cũng như chip GPU của GTX 1050 Ti nói chung cũng như Terminator nói riêng là phiên bản cắt giảm, thì bài test nhiệt độ đối với chiếc card của Maxsun có lẽ là hơi thừa thãi. Quả thật, chiếc card GTX 1050 Ti Terminator quá mát mẻ ngay cả khi lắp vào thùng máy thì nhiệt độ card cao lắm chỉ có thể tăng thêm 3-4*C trừ khi bạn lắp vào hệ thống thùng máy quá bí gió. Nói chung, về nhiệt độ Maxsun GTX 1050 Ti Terminator đã làm rất tốt.

    V - Độ ồn

    Điều kiện test

    Tốc độ quạt mặc định:




    Tốc độ quạt 100%:




    Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn quạt tối đa trong cả hai trường hợp mặc định và 100% tốc độ mà Maxsun GTX 1050 Ti Terminator sinh ra nằm ở mức chấp nhận được, đặc biệt độ ồn sẽ còn giảm xuống nếu bạn lắp vào thùng máy đậy nắp lại. Nên nhớ là khi test chiếc card này tôi đã dùng hệ thống benchtable.

    [​IMG]

    VI - Công suất tiêu thụ

    Điều kiện test

    Mặc định




    Ép xung




    Với công suất đo được tối đa trong trường hợp ép xung chưa vượt qua mức 200W, Maxsun GTX 1050 Ti Terminator tiêu thụ điện năng rất ít nhờ vào nền tảng tiết kiệm điện từ nền tảng GPU Pascal. Cần lưu ý đây là công suất tổng thể của cả hệ thống với chip xử lý i7-4790K đang ép xung ở mức 4.5GHz cùng nhiều linh kiện khác như quạt làm mát, đèn LED và ổ lưu trữ. Vì thế với Maxsun GTX 1050 Ti Terminator, thực tế bạn chỉ cần một bộ nguồn công suất thực tầm 400W trở lên là có thể an tâm sử dụng rồi.

    VII - Lời kết

    [​IMG]
    • Maxsun GTX 1050 Ti Terminator 4GB hiện đang được bán với giá 4.2 triệu đồng.

    [​IMG]
    • Thiết kế khá đẹp, mỏng, hỗ trợ đèn LED ở mặt sau.
    • Khả năng ép xung rất tốt.
    • Hiệu năng ép xung trên các game khá ngon.
    • Nhiệt độ hoạt động siêu mát mẻ.
    • Trang bị backplate bảo vệ mặt sau card.
    • Độ ồn khi kéo quạt tối đa ở mức chấp nhận được.
    • Điện năng tiêu thụ thấp kể cả ép xung, chỉ cần bộ nguồn công suất thực 400W là đủ.

    [​IMG]
    • Xung nhân và bộ nhớ không được ép xung sẵn.
    • Hộp đựng ngôn ngữ tiếng Trung.
    • Giá ngang với nhiều mẫu GTX 1050 Ti của các thương hiệu mạnh khác như MSI, Gigabyte, Zotac...

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    :
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/17
  2. itlvk

    itlvk Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    6,307
    Nơi ở:
    Bốn bể là nhà
    tôi thích đầu cắm nguồn vị trí này vì tôi dùng VGA nằm ngang đi không thấy dây. Nhiều hãng không còn đặt đầu cấm ở vị trí này nhưng eVGA họ sản xuất thêm cái powerlink để chuyển từ vị trí phía trên xuống góc dưới
     
  3. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    gặp thùng máy nhỏ hẹp như HTPC thì bạn sẽ nghĩ lại đó...
     
  4. itlvk

    itlvk Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    6,307
    Nơi ở:
    Bốn bể là nhà
  5. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
  6. cohay

    cohay Well-Known Member

    Bài viết:
    2,243
    thiết nghĩ NPP Ninja nên có chính sách giá phù hợp để sản phẩm co thể cạnh tranh với các ông kẹ đã sống lâu ở VN
     
  7. itlvk

    itlvk Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    6,307
    Nơi ở:
    Bốn bể là nhà
    con này thấy toàn HN bán, trong HCM ko thấy ai bán nhỉ
     
  8. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    nghe giới chợ đen đồn là tháng sau bán :v
     
    itlvk thích bài này.
  9. itlvk

    itlvk Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    6,307
    Nơi ở:
    Bốn bể là nhà
  10. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    vừa mới hỏi đại diện bên phía nhà phân phối con hàng này thì họ cho biết mẫu Terminator GTX 1050 Ti có backplate và có nguồn phụ như con mình dùng trong bài bạn nhé... chắc HNC có sự nhầm lẫn nào đó rồi...
     
    itlvk thích bài này.

Chia sẻ trang này