ÔI các bác ơi,bên intel sao chipset của nó đơn giản và dễ nhớ vậy mà bên mình thì rắc rối quá.Mấy bác chỉ giáo cho em với:Thứ tự các đời chipset,rồi mấy kiểu như nforce,geforce,lại có cả của ATI nữa,loằng ngoằng quá,em chả hiểu gì cả.Tiên thể các bác so sánh giúp em các đời luôn nhé,cái nào hơn,cái nào kém.Cả mấy cái đồ họa onboard nữa,các bác so sánh nó với mấy loại card rời nữa,các bác so sánh luôn cho em nhé.Thank nhiều nhiều.
bro nói vấn đề cụ thể hơn thì dễ có câu trả lời hơn, chứ hiệnt ại để có thể trả lời xác đáng cho câu hỏi này cần lập 1 cái table không nhỏ và không phải ai cugn4 rảnh mà làm giùm cho bro. :kinhdi: CÓ thể nói sơ qua là như vậy : Chipset Intel : tui chí tính từ 810 trở đi thôi. 440, 443 BX,ZX,LX : Support CPU Slot1: Pentium2, pentium3 slot 1, và cả SK370 (CPU lưng đen)VD: Celeron 333/500MHz 810/815 : support CPU intel socket 370, cásu73 dụng SDram, 810G,815G có VGA onboard 4->32MB 845G/845GV/845GL : support CPU Intel socket 478 non Pressly, max FSB 533 và DDR 333. 845D : con này thì quá cũ rùi, support tương tự như 845G series nhưng dùng ICH2 nên khá hạn chế. 845PE : max FSB 800Mhz, support cả Pressly nhưng cũng hạn chế, 1 số main support cả AGP 8x, DDR 400 (OCed) 848: Giống 845PE, SP HT, Dual RAM 865G, 865GV : VGA onboard extreme Graphics 2, support CPU max FSB 800, Pressly. Riêng dòng 865GV không có khe AGP. 1 số dòng main sau này thiết kế sao đó mà support luôn các CPU socket 775, tất nhiên FSB bị giới hạn ở 800Mhz. 865PE : support CPU socket 478,Pressly. 1 trong nhưng chipset cho khả năng OC tốt nhất ở thời điểm CPU Socket 478. 875X : dòng chipset cao cấp, hiệu năng nhỉnh hơn so với 865PE. 915G series : VGA onboard GMA 900, support các CPU Intel socket 775, pressly, 1 số main hỗ trợ cả CPU dual-core tuy nhiên khá hạn chế, giao tiếp PCIe 16x. 915P : tương tự 915G nhưng không tích hợp VGA onboard, cho khả năng OC tốt hơn. 925X : dòng chipset cao cấp, tất nhiên hiệu năng cũng sẽ cao hơn so với 915 945G series : VGA onbaord GMA950, support Sata2, 1 số dòng vẫn cắt đi khe PCIe 16x :lacdau:. 945P series : support max FSB 1066, 1 số main support cả Core 2 duo mặc dù không fullly support, sata2. 955X : lại 1 dòng chipset cao cấp nữa và rất ít được nghe nói đến do ít người dùng. 965G/Q...... : cái này thì mới đây nhiều người biết rồi, support COre 2 duo, SB : ICH8.... VGA onboard X3000, riêng dòng Q965 thì chỉ là GMA 3000 946GZ... : VGA onboard GMA 3000 nhưng thực ra là GMA950, hõ trợ các công nghệ cho phép handle nhiều tác vụ qua mạng, chipset tốt phục vụ cho làm việc qua network. 965P : dòng chipset cho khả năng OC cao nhất hiện tại, 1 số record đã over 600 Mhz FSB :kinhdi: , các chipset cao cấp sử dụng SB : ICH8R support 6 port Sata2 và raid 5,10.... Xfire. 975X L dòng chipset cho hiệu năng cao nhất ở thời điểm hiện tại so với các dòng chispet desktop. support Xfire 8x 8x, dùng SB : ICH7R. Thiếu sót thì chắc chắn do nhớ gì viết đó, anh em có gì góp ý để hoàn chỉnh luôn, 1 công đôi việc. :welcome:
Còn đây là Nvidia : Nforce 1 : không rõ do ít dc dùng, chỉ thấy có cái main MSI Nforce 1 có VGA Geforce2 onboard, AGP 4x và non sata. Nforce 2 IGP : VGA Geforce4MX onboard share max 128 Mb, supprot AMD CPU socket A, FSB 333 và support DDR333, 1 số hãng thiết kế tốt cho phép support FSB 400 và DDR400. Nforce 2 ultra 400 : chipset cho khả năng OC tốt nhất thời kỳ này cho các CPU AMD socket A, support DDR400, FSB 400, AGP 8x. 1 số main sử dụng SB MCP-raid (cái này không nhớ chính xác) có hỗ trợ sata và tính năng raid. 1 số main như Abit NF7-S dùng SB MCP-T support tương thích chuẩn Sound Storm cho âm thanh khá ấn tượng mặc dù là sound onboard. Nforce2 250GB : dc xem là dòng down từ Nforce 3 250Gb, support CPU socket A max AthlonXP 3200+, sata, raid 0,1 ... Nforce 3 150 : dòng cấp thấp hơn Nforce3 250, không hỗ trợ sata, support CPU AMD socket 754. Nforce 3 250GB : support sata, AGP 8x, CPU AMD socket 754. Nforce 4 lite : support cả CPU socket 754 lẫn 939, PCIe 16x, sata2... Nforce 4 ultra : dòng chipset cho khả năng OC ấn tượng thời CPU AMD socket 939, lừng lẫy 1 thời. 1 số main support cả CPU socket Am2. Nforce 4 SLI : 1 trong những chipset đầu tiên của Nvidia hỗ trợ SLI, mặc dù chỉ là 8x_8x. khả năng OC không thua kém gì so với Nforce4 ultra.1 số main support cả CPU socket Am2 Nforce 4 SLI 16x16x : vẫn support tương tự dòng ultra và SLi nhưng tính năgn SLI mạnh hơn : 16x 16x. 1 số main support cả CPU socket Am2 Nforce 405/410/430 : VGA onboard 6100/6150 : vào thời điểm chipset này ra đời, nó là 1 trong các VGA mạnh nhất và tương thích tốt nhất. support CPU AMD socket 754/939/Am2 , DDR1, DDR2... PCIe 16x. Mệt quá, ngủ trưa đây, bữa nào rảnh viết tiếp vậy, còn dòng Nforce 5 và 6 nữa.
Thank bác,bây giờ thì em đã hiểu 1 chút ít.Có vẻ như geforce liên quan đến card VGA onboard còn nforce liên quan đến phần còn lại nhỉ.Tại mấy cái báo giá viết lung tung quá,có cả nfore 6100,lại geforce 4,5 làm em chả hiểu gì cả.Còn 1 vấn đề nữa,nhờ các bác so sánh mấy con này với đồ intel cho em với,xem cái nào tương đương với cái nào.Tiện thể so sánh cho em xem mấy cái card onboard ,như con 6100 chẳng hạn thì tương đương với con VGA onboard nào của intel vào VGA rời nào của nvidia và ati.Thank nhìu nhìu.
chẳng có con Intel GMA nào tương đương 6100/6150 hết, chỉ có con X3000 thì nhỉnh hơn 1 chút tổng quát (trừ shader), còn lại chipset Intel thua Geforce6100 hết...
Ủa,hôm trước thấy pc world benmarch thấy VGA onboard của con 965G ngon hơn 6100 của MSI mà.????????????
thì GMA X3000 chính là VGA onboard của chipset 965 đó... Coi điểm X3000 ngon vậy chứ shader kém lắm, thua 6100/6150 với 690V/690G hẳn, có mấy game còn không chơi được vì không shader được, đen thùi lùi...