Thái Cực Quyền ko nhất thiết phải đánh chậm, cũng như Karate ko phải lúc nào cũng đánh nhanh đâu bạn. Nhanh hay chậm không quan trọng, quan trọng là đúng lúc, đúng thời cơ. Cái mà người ta thường bàn luận trong giao đấu là đấu pháp "động" hay "tịnh". Thường thì các bậc cao thủ, công phu đã hạ trên chữ "ổn" thì thường "dĩ tịnh chế động", kiểu như "chấp mày ra tay trước nhưng mày vừa ra tay thì đã no đòn với tao :sun: ". Tại sao? Vì khi ai ra tay tấn công trước thì người đó sẽ dễ bộc lộ ra sơ hở của mình trong chiêu thức, tư thế tấn công, lúc đó kẻ cao thủ "dĩ tịnh chế động" kia tưởng chừng như "chậm chạp" nhưng ngay lúc này phát hiện sơ hở địch thủ thì quất ngay một đòn sấp sét vào sơ hở của đối thủ ==> một chiêu sinh tử. Vì vậy, nếu là bậc cao thủ già dặn kinh nghiệm, nếu vì lý do nào đó cần tốc chiến tốc thắng hay buộc phải ra tay trước thì thường là người ta sẽ ra một chiêu "thăm dò". Chiêu này có thể là một chiêu vừa công vừa thủ, được đánh ra với tốc độc không nhanh không chậm hoặc có thể là một "hư chiêu". Tuy nhiên, nếu cả 2 đối thủ đều là cao thủ, sở trường "dĩ tịnh chế động" thì sao? Ko lẽ trừng mắt nhìn nhau mãi? Lúc này hoặc cả hai cùng nhận ra ngang tài nhau tự động đình chiến, hơặc cả hai sẽ cùng thi thố "định lực", nghĩa là gườm nhau rất lâu như gà chọi, ai có công phu thiền định kém bảo đảm sẽ sa sút tinh thần, "chiến ý" sút giảm, đối với cao thủ mà chỉ cần một chút...sa sút như vậy dù thời gian chỉ bằng cái chớp mắt thì đã bị "chiếm mất tiên cơ", nghĩa là bị tấn công mà không có đủ thời gian phát hiện sơ hở của địch thủ để phản công, công phu ngang nhau mà mất tiên cơ thì sẽ dễ bại lắm. Nói sơ sơ tới đây thôi, hihihihi :detien:
@mr_sat_thu : chỉ có 2 chữ "bái phục" để diễn tả thôi, hay cho 2 chữ "thời cơ" ... nhưng (cái này đọc của mr nha) nếu cả 2 cao thủ đó có cùng vận tốc ra đòn thì sao, ý là nếu đợi người kia ra đòn trước sẽ "sản sinh" ra sơ hở thì liệu người bên này có đủ thời gian để "động" hay không ?