Dự kiến vào lúc 10h sáng giờ New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu các Ủy viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an. Việt Nam là ứng viên duy nhất năm nay cho chiếc ghế trống của châu Á, và giới quan sát nói không có sự phản đối nào về việc đưa Việt Nam vào chiếc ghế không thường trực. Các thành viên không thường trực của HĐBA không có quyền phủ quyết như 5 năm thành viên thường trực. Nhưng một liên minh của bảy thành viên cũng có thể ngăn chặn việc thông qua một nghị quyết nào đó ngược với mong muốn của 5 cường quốc. Với chính giới và dư luận của Việt Nam, việc lần đầu tiên có ghế không thường trực ở HĐBA sẽ thể hiện một vị thế mới trên trường quốc tế, và là niềm tự hào cho nhiều công dân Việt Nam. Ngày 27-9, phát biểu trước HĐBA ở New York, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết cam kết Việt Nam sẽ luôn là thành viên tích cực, xây dựng, hợp tác, có trách nhiệm trong đời sống quốc tế, xứng đáng với sự tin cậy của các nước thành viên LHQ. Nếu vào được HĐBA, vị thế chính trị của Việt Nam chắc chắn sẽ lên cao trong nhiệm kỳ 2008-2009 của Hội đồng Bảo an nhưng các thách thức cũng không ít cho hệ thống chính trị trong nước và ngành ngoại giao. Nói với BBC gần đây, Giáo sư Stein Tonnesson, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam từ Oslo, nói ghế thành viên HĐBA đem lại “một thách thức rằng làm sao Việt Nam có đủ năng lực sẵn sàng giải quyết khủng hoảng, và họ phải có quan điểm rõ ràng khi đối mặt với các lựa chọn khó khăn”. Cùng với vị thế chủ động hơn, trách nhiệm của Việt Nam trên bình diện quốc tế và đối nội cũng được trông chờ sẽ được nâng lên. theo BBC
Theo kết quả kiểm phiếu vừa được công bố cách đây ít phút, Việt Nam đã trở thành thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 với 183/190 phiếu bầu:hoanho::hoanho::hoanho: :degai::degai::degai:
Cái này gọi bằng: "Triệu tử Long 1 thương một ngựa" ai tranh chớ? hehe chúc mừng chúng ta, phải thay avatar bằng quốc kỳ mới đc.
VN năm nay khác 10 năm trước wá xa nhỉ, hồi đó mình ko dám nghĩ mấy chuyện này đâu hic hic ... chỉ nghĩ rằng là nơi để nước ngòai trút lòng từ thiện thôi, so sánh với các nước châu Phi rủi phận thui :( Nay VN vinh quang quá :yeah:, ko biết 10 năm sau VN sẽ đứng ở vị trí nào nhỉ :ak:
7 nước phản đối là những nước nào vậy , có biết được ko :gaicam: chắc là ko phải các cường quốc rồi , vì tụi này mà phản đói thì vn ko vào được
Ko hăn là phản đối, mà có thể là phiếu trắng tức là ko ý kiến nên có thể coi là nửa phản đối thôi. 190 nước nếu tính cả chúng ta vậy thì chúng ta ko thể tự bỏ phiếu cho mình, nhưng chắc cũng ko bầu nước khác----> Vậy là 1 phiếu trống, còn 6 nước ko biết là ai? Tính đến lợi ích kinh tế là chính thì 5 nước chính chắc ko phản đối, vì Hoa Kỳ công khai ủng hộ, 4 nước kia lại càng không( suy đoán). Số còn lại thì hình như chúng ta khúc mắc về ngoại giao có thể là ÚC hay CANADA (vì có mâu thuẫn nhỏ trong việc chúng ta bắn bỏ công dân gốc việt của họ vì mang ma túy, vụ này lâu gòi có lẽ cũng chìm xuồng) ----> Suy luận cho vui. Theo như suy luận của tớ có thể là lợi ích kinh tế, vậy mấy ông La Tinh dám lắm, vì hay khúc mắc với mình về xuất khẩu Cafe, hạt điều---> phiếu trống và có thể vài phiếu bầu trong list (ngộ nhỡ trong list phải để tên Việt Nam, IRAN và Bắc triều cho có thủ tục dân chủ chút) vậy là vài nước để trắng. Thế giới biết đến chúng ta nhiều hơn qua cơ hội này, chứ ko phải cái cảnh dở khóc dở cười khi tớ(còn ở nước ngoài học) toàn bị nhầm với người TÀU , MALAY, hay THÁI...etc hixhix, hoặc họ cóc biết VN mình có vị trí địa lý nằm ở đâu? Và có tên còn hỏi mình: Chúng mày vẫn nội chiến đúng không? hixhix đành giải thích là chúng tao hòa bình 30 năm nay!!:bun: Ôi tôi yêu tổ quốc tôi!!!:votay:
Chân dung Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1945, sau những tàn phá của thế chiến đệ nhị, với mục đích “cứu những thế hệ sau này khỏi đại nạn chiến tranh”. Sứ mạng của tổ chức này nhằm đảm bảo hoà bình và an ninh quốc tế cũng như thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. Hiến chương LHQ bảo vệ các quyền của con người và đề xuất rằng các nhà nước nên hợp tác cùng nhau để vượt qua những thách thức về xã hội, kinh tế, văn hoá và các vấn đề về con người. Lịch sư Tổ chức tiền nhiệm của LHQ, là Hiệp hội các Quốc gia, được thành lập sau Thế chiến thứ nhất, vốn diễn ra từ năm 1914 đến 1918. Tổ chức này hướng tới việc ngăn ngừa các cuộc xung đột toàn cầu; tuy nhiên nó đã không ngăn chặn được xu thế của chiến tranh hồi thập niên 1930 và bị giải tán vào năm 1946. Đa phần cơ cấu cũng như các mục tiêu của tổ chức này sau đó được Liên Hiệp Quốc lấy làm của mình. Năm 1944, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên bang Soviet và Trung Quốc gặp gỡ tại Washington và nhất trí một kế hoạch sẽ thành lập một tổ chức cho thế giới. Bản kế hoạch này tạo ra cơ sở cho các cuộc thảo luận năm 1945 giữa các đại diện từ 50 nước trên thế giới. Theo các điều kiện và Hiến chương được đưa ra sau đó, tổ chức Liên Hiệp Quốc được chính thức thành lập vào ngày 24/10/1945. Thành viên Tổ chức Liên Hiệp Quốc bao gồm 192 quốc gia thành viên. Montenegro là thành viên mới nhất, gia nhập LHQ vào tháng 6/2006. Số lượng thành viên gia tăng khi các thuộc địa được độc lập và Liên bang Soviet tan rã. Vatican và Đài Loan vẫn chưa phải là thành viên LHQ. Đa phần các thành viên có phái đoàn thường trực tại trụ sở chính của LHQ ở New York. Các thành viên tiềm năng là do Hội đồng Bảo an khuyến nghị và sẽ được chấp thuận nếu nhận được 2/3 số phiếu ủng hộ từ Đại hội đồng. Các quốc gia thành viên đóng góp chi phí hoạt động cho LHQ. Mức đóng góp của mỗi quốc gia được đánh giá bằng khả năng thanh toán của nước đó. Hoa Kỳ là nước đóng tiền nhiều nhất cho LHQ. Cơ cấu Đại hội đồng Đại hội đồng là diễn đàn tranh luận chính của LHQ. Đó là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện từ tất cả các quốc gia thành viên. Mỗi nước thành viên có một phiếu biểu quyết. Các thành viên có thể thảo luận về bất cứ chủ đề gì trong Hiến chương LHQ, từ an ninh quốc tế tới ngân sách LHQ. Đại hội đồng có thể đưa ra những khuyến nghị dựa trên những cân nhắc. Tuy nhiên, nó không có quyền bắt buộc các nước phải thực hiện những khuyến nghị này. Đại hội đồng có thể chuẩn thuận đưa ra những “tuyên bố”, nhằm phản ánh mức độ quan ngại hay quyết tâm cao của các thành viên. Về những vấn đề chủ chốt – trong đó có an ninh quốc tế – người ta cần có 2/3 số phiếu ủng hộ mới có thể ra được nghị quyết. Đại hội đồng LHQ thường nhóm họp ba tháng trong một năm, từ giữa tháng Chín, và có thể có những phiên họp đặc biệt hay khẩn cấp. Phiên họp thường niên thường bắt đầu với phần “tranh luận chung” mà tại đó, mỗi nước phải đưa ra ý kiến của họ về các sự kiện trên thế giới. Đa phần các vấn đề của đại hội đồng là do sáu uỷ ban chính giải quyết. Đại hội đồng sau đó phê chuẩn hoặc bác bỏ những khuyến nghị của các uỷ ban này. Hội đồng Bảo an Hội đồng Bảo an có nhiệm vụ đảm bảo hoà bình và an ninh thế giới. HĐBA có 5 thành viên thường trực, là Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Trung Quốc. 10 quốc gia khác được nhận chức thành viên HĐBA tạm thời trên cơ sở luân phiên. Hội đồng Bảo an có thể áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế và có thể cho phép việc sử dụng vũ lực tại các cuộc xung đột. Cơ quan này còn giám sát các hoạt động gìn giữ hoà bình tại nhiều nơi. Hội đồng Kinh tế Xã hội Hội đồng này dẫn dắt các hoạt động của LHQ về các vấn đề kinh tế, xã hội, con người và văn hoá. Cơ quan này giám sát công việc của các ủy ban xử lý về nhân quyền, tăng trưởng dân số, công nghệ và dược phẩm cùng các vấn đề khác. 54 thành viên của hội đồng này là do Đại hội đồng LHQ bầu ra. Toà Tư pháp Quốc tê Toà án này là cơ quan tư pháp chính của LHQ và có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp pháp lý do các quốc gia đưa ra. Toà này có trụ sở tại thành phố Hague (La Haye) của Hà Lan. 15 thẩm phán của toà do Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an bầu ra. Các quyết định của toà mang tính bắt buộc, mặc dù đôi khi một số nước không chấp nhận phán quyết của toà. Ban Thư ky Ban Thư ký hoạt động hàng ngày tại LHQ, điều khiển các chương trình và chính sách của tổ chức này. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu, dịch thuật và giao tế với truyền thông. Có khoảng 9000 nhân viên từ 170 quốc gia hoạt động trong Ban Thư ký. Hội đồng uỷ tri Hội đồng này điều hành các vùng lãnh thổ uỷ thác của LHQ. Nó ngừng hoạt động vào năm 1994 khi vùng lãnh thổ ủy thác cuối cùng, là Palau tại nam Thái Bình Dương, được độc lập. Hội đồng này, gồm 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, nhất trí vào năm 1994 rằng họ sẽ nhóm họp “khi điều kiện yêu cầu”. Hệ thống LHQ 14 cơ quan độc lập tạo nên “hệ thống LHQ” cùng với rất nhiều chương trình và cơ quan khác của tổ chức này. Các cơ quan độc lập bao gồm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới. Họ liên hệ với LHQ bằng những hiệp định hợp tác. Các cơ quan và chương trình lớn của LHQ bao gồm: + Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế, IAEA, chuyên theo dõi về nguyên tử, có trụ sở tại Vienna. + Toà Hình sự Quốc tế cho cựu Nam Tư, được thành lập để xét xử các nghi phạm tội ác chiến tranh của Nam Tư cũ, có trụ sở tại thành phố Hague (La Haye). + Quỹ Nhi đồng LHQ, Unicef, quan tâm tới sức khỏe, giáo dục và bảo vệ trẻ em. + Chương trình Phát triển LHQ, UNDP, cam kết giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc điều hành dân chủ. + Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của LHQ, Unesco, có trụ sở tại Paris, hướng tới việc thúc đẩy hòa bình và phát triển thông qua giáo dục, khoa học, văn hoá và thông tin. + Chương trình Môi trường của LHQ, Unep, có trụ sở tại Nairobi, thúc đẩy việc bảo vệ môi trường. + Cao uỷ LHQ về người tị nạn, UNHCR, bảo vệ quyền và phúc lợi của người tị nạn, có trụ sở tại Geneva. + Chương trình Lương thực Thế giới, có trụ sở tại Rome, “là cơ quan đi đầu trong cuộc chiến chống đói”. Lãnh đạo Tổng Thư ký: Ban Ki-moon Ban Ki-moon, cựu Ngoại trưởng Nam Hàn, lên nhậm chức Tổng Thư ký LHQ vào ngày 1/1/2007. Ông Ban nói ông sẽ là “người xây cầu” để tìm cách khôi phục lại lòng tin của mọi người vào một LHQ “năng động và dũng cảm”. Ông đã xác định Trung Đông, Sudan và Bắc Hàn là những ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Ông Ban Ki-moon là Tổng Thư ký người châu Á đầu tiên trong 35 năm nay. Ông sinh năm 1944 ở tỉnh Chungju của Nam Hàn và học về quan hệ quốc tế tại đại học Seoul. Ông từng làm trong phái đoàn LHQ của Nam Hàn trước khi tham gia chính phủ. Ông lên thế chỗ cho ông Kofi Annan, là người Ghana. Ông Annan lên làm Tổng Thư ký thứ 7 của LHQ vào năm 1997. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2001. Đại hội đồng LHQ gồm 192 thành viên bầu ra Tổng Thư ký với nhiệm kỳ 5 năm, có thể gia hạn. Chức vụ này thường được dành cho các ứng viên từ những nước nhỏ, trung lập. Các Tổng Thư ký LHQ 1946-1952: Trygve Lie, Na Uy 1953-1961: Dag Hammarskjold, Thụy Điển 1961-1971: U Thant, Miến Điện 1972-1981: Kurt Waldheim, Áo 1982-1991: Javier Perez de Cuellar, Peru 1992-1996: Boutros Boutros-Ghali, Ai Cập 1997-2006: Kofi Annan, Ghana Các vấn đê Cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tại Iraq năm 2003 – được tiến hành mà không được sự cho phép của Hội đồng Bảo an – đã đưa tới những dự đoán về hồi cáo chung của HĐBA cũng như hệ thống LHQ. Tổng Thư ký Kofi Annan cảnh báo rằng những vụ tấn công phủ đầu như thế có thể “tạo ra tiền lệ dẫn tới việc phổ biến cách hành xử vũ lực đơn phương và phi pháp”. Ông Annan còn nói rằng LHQ có thể có phản ứng quân sự đơn phương bằng cách chứng tỏ rằng họ phản hồi một cách tập thể tới những mối quan ngại về an ninh của các nước đơn lẻ. Việc đưa ra hành động phủ đầu cho thấy sự tách biệt khỏi bản hiến chương, vốn luôn ủng hộ việc kiểm soát các mối đe dọa thông qua biện pháp kiềm chế và phòng ngừa. Gìn giữ hòa bình LHQ ngày càng có lối tiếp cận mang tính can thiệp kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh – là thời gian đối đầu căng thẳng giữa khối Soviet và phương Tây, vốn phủ bóng lên bốn thập kỷ đầu hoạt động của LHQ. Tuy nhiên, cho dù có những thành công trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, các hoạt động tại Bosnia, Rwanda và Somalia có nhiều sai phạm và đã không ngăn ngừa được các vụ thảm sát và thậm chí diệt chủng. Một bản phúc trình năm 2000 chỉ trích việc LHQ luôn nhấn mạnh tới sự trung lập trong những tình huống mà một bên liên quan thường sử dụng bạo lực. Báo cáo này cảnh báo rằng hành động đó có thể khiến sứ mạng của LHQ không hiệu quả. Biểu tượng cành olive xanh trắng của LHQ cũng không giúp đảm bảo có được sự an toàn. Hơn 1500 lính gìn giữ hòa bình đã bị giết kể từ thời kỳ đầu của LHQ đến nay. Quyền lực Việc chia sẻ quyền lực tại LHQ, đặc biệt tại Hội đồng Bảo an, thường được tranh luận sôi nổi. Những người chỉ trích nói việc 5 thành viên thường trực có ảnh hưởng mang tính quyết định là không công bằng. Ông Kofi Annan mô tả cấu trúc của Hội đồng Bảo an là lỗi thời. Các nước lớn trong HĐBA thường phản đối việc trao thêm quyền lực cho Đại hội đồng. Tham nhũng LHQ bị chỉ trích mạnh vào năm 2005 khi một cuộc điều tra về chương trình đổi dầu lấy lương thực dưới thời Saddam Hussein tại Iraq phát hiện ra rằng chương trình này đã bị quản lý sai và lan tràn tham nhũng. Cuộc điều tra chỉ trích Tổng Thư ký đã không giám sát chương trình một cách đầy đủ. Các hoạt động gìn giữ hoà bình cũng thường bị cáo buộc là có gian lận và một số lính gìn giữ hòa bình bị buộc tội lạm dụng tình dục. Tiền bạc Bị ảnh hưởng vì khủng hoảng tài chính trong nhiều năm, LHQ ngày càng chịu áp lực phải cắt giảm chi phí và tinh giản bộ máy cồng kềnh. Nhiều quốc gia thành viên của LHQ hiện còn đang nợ tổ chức này hàng tỉ dollar. theo BBC