Chẳng là trước đây ở nhà mình đã cài 2 bản Windows XP vào cùng 1 ổ cứng 250GB ,1 bản cài trên phân vùng C và 1 bản cài đặt trên phân vùng D . Bản cài đặt trên phân vùng C được cài đặt trước và là Windows XP Professional Service Pack 3 v.3244. Bản cài đặt trên phân vùng D cài đặt sau này và là bản Windows XP Professional Service Pack 2 . Sau khi cài đặt xong bản Win thứ 2 trên phân vùng D ,khi khởi động vào Windows ,tự động máy đặt ra 1 menu (trên màn hình dòng lệnh màu đen chữ trắng giống DOS) cho phép mình lựa chọn để vào 1 trong 2 bản Windows :SP2 hoặc SP3 ,vào bản nào thì chọn bản đó và nhấn Enter. Sau này ,khi không còn nhu cầu sử dụng bản Win SP2 ,mình đã format phân vùng D để trả nó trở lại trạng thái trống không ,chỉ giữ lại bản SP3 trên phân vùng C. Nhưng khi khởi động vào máy ,máy vẫn hiện lên cái menu của 2 bản window để mình chọn lựa ,lựa bản nào thì Enter vào bản đó ,khiến mỗi lần khởi động mình vẫn phải chọn và enter vào bản Win SP3 còn lại thì nó mới boot cho dù bản SP2 đã được Format hoàn toàn khỏi phân vùng D . Các bạn ,hay các anh(các chị) có biết về cách gỡ cái menu dùng để chọn 1 trong 2 bản Windows ,trả máy trở về trạng thái khởi động mặc nhiên như cũ (khi khởi động lên tự load vào bản Win duy nhất còn sót lại ,không hiện lên menu chọn lựa gì nữa) không ? Mong được mọi người giúp đỡ ,con gái như mình thì lại không rành lắm về computer ,vả lại chuyên môn của mình lại nằm ở lĩnh vực khác .Nếu mình gia nhập forum này có gì sai sót ,mong được mọi người hướng dẫn nhiều hơn ,thân !Nếu các bạn có thể trình bày chi tiết từng bước hướng dẫn cho mình thì tốt quá . :rose::chili:
Bạn vào run, gõ msconfig rồi enter. Chọn tab boot.ini, click chuột vào dòng bạn muốn chạy mặc nhiên rồi nhấn "Set as Default". Trong ô Timeout bạn nhập số 3 (menu đợi 3 giây). Nếu muốn nhanh hơn 3 giây, bạn dùng notepad mở file boot.ini trên ổ C (c:\boot.ini) ra sửa dòng timeout=1 (có thể xóa 1 dòng liên quan đến SP2 đi).
Cám ơn bạn nhiều lắm nhé ,chỉ cho phép mình hỏi 1 chút nữa thôi :Nếu mình bỏ trống hoàn toàn nội dung của file boot.ini (tức xóa hết nội dung của nó và lưu lại) hay delete luôn cả file này thì máy có thể khởi động vào Windows được không .Mình ...không dám thử nên mới hỏi bạn . 1 vấn đề nữa :nay mình format lại HĐH mình đang có trên máy để cài đặt laị HĐH mới ,trình Boot Loader để tùy chọn HĐH mình muốn khởi động vẵn tiếp tục hiện lên rất khó chịu. Vấn đề này thì mình không thể hiểu nổi :tại sao đã format hoàn toàn tất cả partition trên ổ cứng và cài đặt lại 1 hđh hoàn toàn mới trên pv C ,trình Boot Loader vẫn tiếp tục hiện lên, tất cả những hđh cũ đã bị format hoàn toàn rồi mà .Mình đã làm theo lời bạn thì chỉ làm cho việc khởi động diễn ra nhanh hơn thôi (từ 30s xuống 3s) chứ không thể nào tắt hoàn toàn cái trình boot loader ấy cả .Nếu bạn biết cách tắt nó đi luôn có thể giúp mình được không ?
xóa hết cái nội dung file đó thì ko boot được đâu. Bạn có thể dùng dĩa hiren xóa master boot record (MBR). Sau đó thì tạo master boot record lại
Nếu bạn không phiền có thể hướng dẫn chi tiết cho mình từng bước làm được không ? Mình biết nếu hỏi nhiều qúa có thể các bạn cũng phiền hà và bực bội nhưng mong bạn hướng dẫn cặn kẽ được không ,chuyện này đối với mình rất quan trọng . Cám ơn bạn trước Quên nữa ,cho hỏi bạn đã dùng qua Ubuntu Linux chưa ,khi cài đặt nó lên ổ cứng có cần tới 3 pv như RedHatLinux không hay chỉ cần 1pv như Windows thôi ?Khi cài đặt nó xong cần thiết lập lại gì ,cần tạo trình khởi động để chọn boot 1 trong nhiều hđh không ?
cài unbuntu cần 2 phần vùng, 1 cái để cài lên, 1 cái để làm swap. Còn mấy cái tool để sửa MBR lâu rồi mình ko xài nên ko nhớ nữa.
Cả 2 trường hợp máy sẽ không vào Windows được. Về nguyên tắc, boot loader của 1 HĐH được thiết kế tốt sẽ cho phép giữ lại các tùy chọn khởi động (của các HĐH đã cài trước đó) nếu điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động của HĐH mới này. Nếu thực sự đã format phân vùng khởi động (chứa file boot.ini) thì danh sách khởi động cũ của Windows XP sẽ bị mất (danh sách này nằm trong file boot.ini). Bạn mô tả việc format và cài đặt của bạn chi tiết hơn nhé. Nếu bạn muốn bỏ hẳn bảng chọn (không đợi 3s) thì bạn thay dòng timeout=3 bằng timeout=0 trong file boot.ini Bạn đọc readme trước khi cài, nếu có chỗ nào không hiểu thì post đoạn đó lên đây.
Vụ này hơi kỳ nhe nếu bạn đã format hết ổ cứng(trong đó có ổ C) thì tất cà các dữ liệu cũ phải mất hết rồi(file boot.ini cũng banh rồi đâu còn dữ liệu gì). Nếu bạn đã cài hdh mới bạn mở file boot.ini coi lại coi nó ghi thế nào vd nó chỉ có ghi partition 1 [boot loader] timeout=30 default=multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS [operating systems] multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS="Microsoft Windows XP Professional" /noexecute=optin /fastdetect /usepmtimer và không ghi thêm gì nửa nhe