Kết quả ép xung tuyệt vời Asus HD 4870 X2 bằng LN2 !!!

Thảo luận trong 'Card Đồ họa - Video Cards' bắt đầu bởi Bakalu, 6/9/08.

  1. MiT

    MiT New Member

    Bài viết:
    350
    Nơi ở:
    221b Baker Street
    Trong khi ae ta đang thiếu nhiên liệu thì mấy thằng tây nó trác táng vậy nè :D
    Sau khi rót LN2 xuống nước đóng đá ngay lập tức :sungluc:

    [​IMG]
     
  2. qhung197

    qhung197 New Member

    Bài viết:
    169

    Hic, mấy bro này nói thật mà cứ như đùa vậy. Bộ mấy bro tưởng chế 1 bộ máy bơm LN2 dễ lắm hả? Nếu cứ nghĩ đơn giản là chỉ cần 1 máy bơm,1 bình LN2, 1 cảm biết nhiệt và 1 IC kết nối với cảm biến nhiệt và nguồn điện máy bơm để điều khiển (đơn giản nhất là vậy). Nhưng khi bắt tay thực tế vào làm rồi thì ko như mấy bro nghĩ đâu.

    Thứ 1: Bộ máy bơm LN2 phải cấu tạo bằng linh kiện đặc biệt, có thể hoạt động trong môi trường nhiệt độ cực thấp. Cứ cho là mấy bro chỉ nhúng đầu bơm trong dung dịch LN2 còn môtơ đặt ngoài. Nhưng đầu bơm LN2 được kết nối với máy bơm qua trục của môtơ, nên nhiệt độ ở đầu bơm có thể làm môtơ lạnh gần bằng LN2. Mà nguyên lý của máy bơm là biến điện -> từ trường để làm quay động cơ. Với nhiệt độ cực thấp như vậy, các electron trong cuộn dây điện trong môtơ sẽ không di chuyển được, đồng nghĩa với lượng điện năng truyền qua cuộn dây rất ít, nên khó có thể tạo ra từ trường đủ mạnh để quay máy bơm. Cứ cho là mấy bro dùng 1 máy nhiệt (có thể là 1 bộ dây mayso chẳng hạn) đặt trên môtơ để làm nóng, thì vấn đề đã trở nên phức tạp và vấn đề không còn đơn giản chỉ là chế 1 máy bơm như mấy bro nghĩ nữa.

    Thứ 2: Tính khả thi. LN2 có nhiệt độ rất thấp, vật liệu để truyền dẫn nó cũng phải là vật liệu đặc biệt, cần phải nghiên cứu mới chế tạo được, mà như vậy thì chúng ta không đủ khả năng làm ra. Nếu mấy bro chỉ sử dụng những đường ống thông thường, thì khi đặt trong môi trường bình thường, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ và đông lại thành đá quanh ống dẫn. Cứ nhìn những cái tủ đá trước đây, tuyết đóng cả lớp dày xung quanh thành trong tủ. Đó mới chỉ là 0 độ C thôi đó,c òn với LN2 thì còn kinh khủng hơn vậy nhiều.

    Đó chỉ mới là 2 vấn đề thui, còn rất rất nhiều vấn đề khác mà khi bắt tay vào làm mấy bro sẽ gặp phải. Cứ cho là mấy bro chế tạo xong được cái máy đi, nhưng liệu mấy bro có yên tâm giao phó "bộ máy ngàn đô" của mình cho bộ máy bơm mà mấy bro vừa chế tạo xong không? Tất nhiên là không! Vậy thì chế bộ máy làm gì nữa, mình có mặt ở đó thì tự tay rót LN2 cho rồi, máy móc làm gì nữa. Còn nữa, trong quá trình thử nghiệm sẽ gặp nhiều lỗi và tất nhiên là phải chịu hư hỏng, liệu mấy bro có dám bỏ ra không chỉ 1 mà là nhiều "bộ máy ngàn đô" để test không?

    Tóm lại, theo tui ý tưởng đó chỉ nên dừng lại ở mức ý tưởng. Nếu làm được thì dân OC trên thế giới đã làm rồi. Khi OC, điều ta quan tâm nhất chính là khả năng của máy có thể kéo lên được mức bao nhiêu chứ không phải là bộ máy bơm LN2. Tốt nhất cứ như mấy cha bên Amtech, đứng rót LN2 và theo dõi luôn.

    Tui nói thẳng vậy, có gì mạo phạm mong mấy bro bỏ qua cho :votay:
     
  3. apulaogia

    apulaogia New Member

    Bài viết:
    75

    Thứ 1: cái này tớ mới nghe lần đầu,dân điện chính gốc mà tui chưa hề nghe khái niệm electron bị đông cứng bao giờ:kinhdi:nói như Bro thế ở mấy nước lạnh như Nga temp mùa đông thấp gần - 15 độ thì mùa đông họ nghỉ xài điện ah? còn nữa theo tớ dc học thì điện trỡ suất tỷ lệ thuận với temp-> temp thấp điện trở suất thấp-> điện trở cũng thấp luôn->dẫn điện tốt hơn nữa ý chứ:sun: ( ai đang học lớp 11 mở sách lý ra kiểm chứng)

    Thứ 2: Cái này tớ có nghĩ tới rùi và giả pháp là dùng miếng sốp thấm nước bao quanh thành ống là dc

    Thứ 3: vấn đề chi phí , :coimo: cái này có thể khẳng định là 1 bộ này chỉ dưới 1tr thui , vì Team của tớ có lần làm 1 hệ thống bơm và rút nước cho bể cá theo nhiệt độ và độ trong của nước trong bể cá , dùng sensor ánh sáng và nhiệt độ của công nghiệp hẳn hoi nhưng cũng ko tới 2,5tr mà cái đó thì phức tạp hơn cái này nhiều

    Thứ 4: Khả thi thì tớ ko dám chắc 100% đâu vì có bao giờ vọc vô LN2 đâu
     
  4. ABCHUNG

    ABCHUNG New Member

    Bài viết:
    149
    Không được đâu, nếu được + chi phí như bác nói thì hoặc là bác hoặc là người khác hoặc tụi tây nó làm rùi.Đưng rót cho chắc.
     
  5. qhung197

    qhung197 New Member

    Bài viết:
    169

    Bro apulaogia chưa hiểu hết ý tui rồi. Như bác nói thì mùa đông ở Nga nhiệt độ chỉ dưới -15 độ, nhưng bro có biết chính xác LN2 lòng thì nhiệt độ là bao nhiu ko ? -198 độ C đó. Với nhiệt độ đó, chưa kể đến dòng điện, chỉ riêng với máy bơm không thôi cũng đã đủ chết rồi(ổ bi, lõi thép non hoặc nam châm của môtơ). Bro ko để ý thấy là người ta giới hạn nhiệt độ tối thiểu để thiết bị điện tử hoạt động à ? Cái này người ta ít để cập đến vì đa số các thiết bị điện tử thông dụng đều dùng với môi trường nhiệt độ môi trường, chỉ có các thiết bị chuyên dụng người ta mới để cập thôi. Vấn đề này tui đã có đọc rồi nhưng ko nhớ link, hôm nào rảnh tìm lại rồi gửi cho bác xem.
    Vấn đề này tui nghĩ nên fix bằng cách gắn 1 miếng cách nhiệt giữa trục của môtơ và đầu bơm. Bác có thể dùng 2 dĩa tròn nhỏ, khoan lỗ làm phần tiếp xúc giữa đầu bơm và trục của môtơ. 1 đĩa gắn vào phần đầu trục của đầu bơm, 1 đĩa gắn vào đầu trục của môtơ. Giữa 2 đĩa này bro gắn 1 đĩa bằng nhựa hoặc 1 vật liệu cách nhiệt khác. Như vậy là có thể cách nhiệt giữa môtơ và đầu bơm rồi đó.


    Về vấn đề thứ 3, bro cũng hiểu sai ý tui tuốt. Tui nói bộ máy ngàn đô ở đây là bộ máy tính (CPU, RAM, VGA,...) chứ ko phải bộ máy bơm. Ai lại đi OC 1 bộ máy cùi chứ, thường thì người ta chỉ OC mấy bộ hàng khủng để biết hết khả năng của nó thôi.

    Còn về vấn đề thứ 4, tui nghĩ bro nên qua bên amtech xem bác 3laku và mọi người OC bằng LN2 nhiều lần đã rồi lúc đó mới nghĩ đến việc chế tạo 1 bộ máy tự động bơm LN2.
    Cái này nếu dễ thì trên thế giới người ta đã làm rồi, ko chỉ làm mà là sản xuất hàng loạt để bán luôn ấy chứ, lúc đó mấy bro bên amtech chắc cũng sẽ mua 1 bộ về xài để khỏi mất công đứng rót LN2.

    Tui quote là để chỉ ra các mặt hạn chế của phương pháp này. Nhưng dù sao cũng rất hoan nghênh nếu các bro làm thử và nếu thành công thì post hình lên mạng để anh em xem cho đã con mắt.
     
  6. unicornboy

    unicornboy Cố spam lên rồng

    Bài viết:
    1,815
    @qhung197: Người ta giới hạn nhiệt độ hoạt động cho các thiết bị là vì hệ số nỡ vì nhiệt của các linh kiện tạo nên thiết bị đó khác nhau. Khi có thay đổi lớn về nhiệt độ, ví dụ như gặp LN2 này, nó sẽ co lại không đồng điều gây hỏng hóc nếu hoạt động chứ không phải vì điện bro à.
     


  7. tui mới chỉ được học là với kim loại thì nhiệt độ càng thấp điện trở càng thấp => điện mạnh hơn.
    ở ~0*K thì là siêu dẫn
    chứ chưa nghe nói nhiệt độ giảm thì điện trở tăng bao giờ cả :kinhdi::kinhdi::kinhdi::kinhdi:
     
  8. apulaogia

    apulaogia New Member

    Bài viết:
    75
    hiện đang tìm hiểu với temp -198 thì dùng vật liệu j để nó co trong giới hạn cho phép, AE cho hỏi mua LN2 ở chỗ nào ? đễ tớ gởi người ta mua về LA vọc chơi cho bít với AE
     
  9. unicornboy

    unicornboy Cố spam lên rồng

    Bài viết:
    1,815
    Nếu nó không có nhúc nhích thì chắc là không sao đâu :D Cái này bro nhờ mấy cha bên công nghệ vật liệu mấy chả tư vấn thêm cho :sun:
     
  10. apulaogia

    apulaogia New Member

    Bài viết:
    75
    Ko quen thèng nèo lèm cái đóa hết, ai quen hỏi dùm tớ 1 tiếng nha
     

Chia sẻ trang này