Hướng dẫn OC Core i7 với ASUS P6T Deluxe !!!

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi Bakalu, 5/2/09.

  1. Bakalu

    Bakalu New Member

    Bài viết:
    4,972
    Nơi ở:
    Raccoon City
    Kỷ nguyên Core i7 đã bắt đầu đến, với bộ vi xử lý này khi thực hiện các ứng dụng nghiệp vụ khai thác tối đa kiến trúc đa nhân đa luồng của CPU thì Core i7 thực sự có hiệu năng vượt rất xa những bộ vi xử lý Quad Core hiện nay, với những game khai thác tốt kiến trúc của Core i7 như GTA 4, thì hiệu năng đạt được trên bộ vi xử lý này khiến các bạn phải kinh ngạc, điển hình tôi đã benchmark thực tế game GTA 4 với Core i7 3.2GHz với VGA là 4870 X2 ở độ phân giải 1920*1200, hiệu năng còn vượt cả Q6600 @ 3.4GHz cũng với card 4870 X2 nhưng chỉ đang bench GTA 4 ở độ phân giải 1680*1050.

    Với một loạt những công nghệ mới được tích hợp vào Core i7 như QPI, bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp... thì việc ép xung bộ vi xử lý này sẽ gây không ít bối rối cho những ai yêu thích ép xung, vì thế bài viết này ra đời, mục đích của nó là giúp cho mọi người có khái niệm "chuẩn" nhất về việc ép xung bộ vi xử lý Core i7, còn việc ép được cao hay thấp thì "còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan".

    Trước khi bước vào vấn đề chính chúng ta cần điểm qua vài khái niệm cơ bản. Với các CPU trước đây của Intel, CPU liên lạc với bộ nhớ thông qua FSB, nhưng với Core i7 do bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp vào trong CPU cho nên không còn khái niệm FSB nữa mà thay vào đó khái niệm được gọi dưới cái tên là TẦN SỐ CƠ BẢN - viết tắt BCLK. Ngoài ra có 4 thông số quan trọng sau đây mà các bạn cần phải nắm :

    - Processor frequency : Đây là tần số làm việc thực tế của tất cả các nhân của bộ vi xử lý Core i7.
    - Frequency of the North Bridge : Tần số làm việc của chip cầu bắc (đã được tích hợp vào CPU) được gọi là Uncore Clock viết tắt UCLK. Bộ đệm 8MB Cache L3 và bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp 3 kênh sẽ làm việc ở tần số này.
    - DDR3 memory frequency : Tần số bộ nhớ DDR3
    - Frequency of the QPI interface : Tần số của giao diện QPI (QPI kết nối CPU với chipset)

    [​IMG]

    Và 4 thông số trên đều liên hệ mật thiết với BCLK theo công thức :

    [Tần số CPU - CPU frequency] = BCLK x [hệ số nhân CPU - CPU multiplier].
    [Tần số Uncore - Uncore frequency] = BCLK x [hệ số nhân Uncore - Uncore multiplier].
    [Tần số bộ nhớ - Memory frequency] = BCLK x [hệ số nhân bộ nhớ - Memory multiplier].
    [Tần số QPI - QPI frequency] = BCLK x [hệ số nhân QPI - QPI multiplier].

    Bảng tóm tắt thông số 3 model bộ vi xử lý Core i7 hiện nay :

    [​IMG]

    Bảng tổng kết các hệ số nhân liên quan đến việc ép xung bộ vi xử lý Core i7, và các giá trị của nó :

    [​IMG]

    Điện áp

    Có 4 loại điện áp chính cần phải biết khi ép xung hệ thống Core i7 đó là :

    - Processor core voltage : Đây là điện áp thực tế của các nhân của bộ vi xử lý Core i7. Mức điện áp này sẽ thay đổi phụ thuộc từng loại model của bộ vi xử lý Core i7 nhưng thông thường mặc định là 1.2V. Khi ép xung có thể tăng điện áp này lên tối đa là 1.55V nhưng khi đó hệ thống tản nhiệt cho CPU ít nhất phải là tản nhiệt nước.
    - Uncore voltage : Điện áp của bộ điều khiển QPI tích hợp lên CPU và bộ đệm cache L3. Mức điện áp mặc định là 1.2V, khi ép xung có thể tăng mức điện áp này lên 1.35V mà không gây hỏng CPU.
    - Memory voltage : Do bộ nhớ DDR3 hiện nay có xung hoạt động thực tế khá cao nên điện áp của bộ nhớ không cần quan tâm lắm, tuy nhiên để đạt được hiệu năng cao nhất vẫn có thể ép xung bộ nhớ và lúc này cần phải tăng điện áp bộ nhớ lên, tuy nhiên Intel đã khuyến cáo không nên tăng điện áp của bộ nhớ vượt quá 1.65V, vì tăng điện áp bộ nhớ vượt quá 1.65V có thể phá hỏng CPU.
    - CPU PLL voltage : Điện áp này đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc ép xung bộ vi xử lý Quad-Core Socket 775 trước đây, và đối với Core i7 nó vẫn đóng vai trò quan trọng. Mức điện áp mặc định của nó là 1.8V, khi ép xung và Intel cho phép tăng điện áp này lên 1.88V mà không gây hỏng CPU.

    [​IMG]

    Turbo Mode

    Đây là chế độ làm việc đặc biệt cho phép Core i7 tự động tăng hệ số nhân lên hơn 1 đơn vị so với hệ số nhân mặc định của nó, cụ thể :

    - Với Core i7 920 : Hệ số nhân mặc định là 20, nhưng ở chế độ Turbo Mode, hệ số nhân của Core i7 920 sẽ là 21.
    - Với Core i7 940 : Hệ số nhân mặc định là 22, nhưng ở chế độ Turbo Mode, hệ số nhân của Core i7 940 sẽ là 23.

    Khi ép xung Core i7 thì thường tắt Turbo Mode.
     

    Các file đính kèm:

    :
    nguyenbaothang thích bài này.
  2. Bakalu

    Bakalu New Member

    Bài viết:
    4,972
    Nơi ở:
    Raccoon City
    Mainboard Asus P6T Deluxe

    Đây là Mainboard sử dụng chipset Intel X58 hỗ trợ bộ vi xử lý Core i7. Mainboard này có phần mềm TurboV cho phép bạn ép xung cũng như chỉnh các loại điện áp ngay trong Windows mà không phải khởi động lại máy.

    [​IMG]

    BIOS của P6T Deluxe cho chỉnh điệp áp rất chi tiết

    [​IMG]

    [​IMG]

    Với các mức điện áp giao động từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất như bảng sau :

    [​IMG]

    Load-Line Calibration :
    Nếu đã từng quen thuộc tronbg việc ép xung các bộ vi xử lý trước đây của Intel với Mainboard của Asus thì sẽ ko lạ gì thông số này. Với Core i7 khi bạn ép xung nên để giá trị thông số này là Enabled để hạn chế Vdroop (có nghĩa hạn chế điện áp CPU bị tụt xuống thấp hơn nhiều giá trị bạn thiết lập trong BIOS, bởi bì nếu bị Vdroop quá nhiều thì CPU sẽ không thể hoạt động ở mức xung đang ép đó).

    [​IMG]

    Intel Turbo Mode Tech : Đây là thông số trong BIOS dùng để mở hoặc tắt chế độ Turbo Mode.

    [​IMG]

    Cách ép xung căn bản

    Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cách dễ dàng nhất để ép xung bộ vi xử lý Core i7 920 trên Mainboard P6T Deluxe theo kinh nghiệm của bản thân tôi.

    - Trước tiên bạn hãy thiết lập các thông số điện áp trong BIOS P6T Deluxe y như các giá trị ở những hình bên trên, còn thấy nếu quá mắc công thì các bạn để tất cả các giá trị là AUTO cũng được. Nhưng chú ý :
    * CPU Ratio Setting : Để ở giá trị 20 (hệ số nhân mặc định của Core i7 920)
    * PCIE Frequency : Để ở giá trị 101 (cũng đồng thời khoá tần số làm việc của bus PCI và bus hoạt động của các thiết bị như ổ cứng, các ổ đĩa quang ....)
    * Load-Line Calibration : Để ở giá trị Enabled.
    * CPU Spread Spectrum : Để ở giá trị Disabled.
    * PCIE Spread Spectrum : Để ở giá trị Disabled.

    - Vào Tab Advanced (tham khảo hình bên trên) Disabled tất cả các thông số trừ
    * Intel HT Technology (kích hoạt công nghệ siêu phân luồng thế hệ mới của Intel) : Thiết lập Enabled.
    * Active Processor Cores (kích hoạt tất cả các nhân của Core i7 đều hoạt động khi vào Windows) : Thiết lập All.

    - CPU Voltage hãy thiết lập ở mức 1.2V (tức là giá trị mặc định). Sau đó BCLK Frequency : Để ở giá trị 150 tức là bộ vi xử lý Core i7 920 của bạn từ mức xung mặc định là 2.66GHz được ép lên 3GHz.

    Nếu vào Windows Vista (khuyến khích xài Windows Vista, vì Vista tận hỗ trợ kiến trúc CPU mới tốt hơn Windows XP) hãy dùng 3DMark Vantage phần TEST CPU test thử nếu bạn Loop 3 lần thành công thì xem như CPU của bạn tương đối ổn định ở mức xung 3GHz. Sau đó để test ổn định thật sự ở mức xung 3GHz, các bạn hãy chơi những game nặng như Crysis Warhead, Render thử những file có dung lượng lớn bằng chương trình 3DSMAX, nếu ở xung 3GHz mà bộ vi xử lý của bạn có thể vượt qua những phép thử trên thì xem như bạn đã có Core i7 920 @ 3GHz thành công rồi đó.

    Vài điều lưu ý :
    - Ép xung là công việc không hề đơn giản đòi hỏi phải chịu khó tìm tòi tỉ mỉ và kiên nhẫn. Để ép xung bộ vi xử lý Core i7 thì tốt nhất bạn nên trang bị hệ thống tản nhiệt cao cấp.
    - Khi bạn ép xung CPU cũng đồng thời là bạn ép RAM vì thế nếu RAM của bạn chạy quá xung thiết kế thì hãy tăng điện áp RAM hoặc sử dụng bộ chia RAM để giảm xung hoạt động của RAM xuống.
    - Cứ tăng BCLK Frequency và giữ nguyên CPU Voltage ở 1.2V, chừng nào ko thể boot vào Windows hoặc boot vào Windows mà không chạy được phần TEST CPU của 3DMark Vantage thì hãy tăng CPU Voltage lên và chú ý mỗi lần tăng thì tăng 1 nấc (tương ứng tăng thêm 0.00625V) hoặc tối đa là 2 nấc (tương ứng tăng thêm 0.0125V) thôi. Và chú ý rằng với tản nhiệt khí cao cấp thì CPU Voltage cũng không nên tăng quá 1.4V.
    - Tùy từng CPU mà khả năng ép xung cao hay thấp chứ không phải Core i7 920 nào khả năng ép xung cũng như nhau. Ví dụ Core i7 920 dưới đây chỉ với mức CPU Voltage là 1.2V mà từ xung mặc định ép lên được 3.5GHz.

    [​IMG]

    Bài viết không tránh khỏi thiếu sót mong sự góp ý của mọi người. Chúc các bạn thành công.

    Tham khảo từ : Intel Core i7-920 Overclocking Guide - X-bit labs
     

    Các file đính kèm:

    novacom thích bài này.
  3. nogoodbye

    nogoodbye New Member

    Bài viết:
    27
    Hiện tại đang xài I7-920 , làm cách nào cũng ko OC lên 4GHz - 200x21 stable đc. Cái đó là do bản thân con cpu bị wall ở 200bclk hay sao vậy bro?

    Cấu hình:
    Mobo: RIIE (bios 1001)
    I7-920 @4095MHz ,VCore: 1.43V
    Adata G series 1333C8@1600C8 1.65V
     
  4. Bakalu

    Bakalu New Member

    Bài viết:
    4,972
    Nơi ở:
    Raccoon City
    Thế bro tắt Turbo Mode chưa ? CPU của bro ớ mức 1.2V ổn định ở xung bao nhiêu ?
    Sau đây là setting trong BIOS của xbitlabs để chạy Core i7 920 @ 3.8GHz, bro dựa theo đó làm thử xem

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

  5. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    mỗi CPU có khả năng ép xung khác nhau vì vậy k có gì đảm bảo là CPU của bro có thể chạy @ 4GHz cả, lúc dò CPU cứ để HSN 20 tắt turbo đi để dễ kiểm soát (khi dùng multithread thì HSN tự giảm về 20 thì cũng vậy thôi nên turbo làm gì, trừ khi OC lên để SPI hay test Everest)
     
  6. nogoodbye

    nogoodbye New Member

    Bài viết:
    27
    Ah, để mình nói rõ lại, con cpu của mình chạy ở xung 4095MHz- 195x21 VCore:1.416V, xung ram là 8x VDim:1.65V.

    Pass prime small/blend stress 5h, wPrime 1024M, IBT 30 lần, ngoài ra vẫn encode movie thường xuyên bằng soft TMPGEnc 4.6 + bench biếc linh tinh. Mình test liên tục như vậy cũng đc ~1 tháng rồi.
    Vấn đề là khi mình đẩy BCLK lên 200 thì đứng máy, o boot win đc, set VCore: 1.4-1.45-1.5V , thử chỉnh bộ chia RAM xuống 1200, set ratio:18-20, UCLK:RAM x2, QPI: Uncore x2 nhưng vẫn ko boot win đc.

    Đến 1 hôm, mình thử đẩy VCore:1.5, QPI/RAM:1.5V (temp phòng 16*C, CoreTemp1/2/3/4:30-33*) thì tự dưng lại boot win đc, pi thử 32M lấy kq, sau đó chạy small stress thử thì bị BSOD. Sau đó mình lưu lại bios profile này và đi ngủ, đến trưa hôm sau load lại thì ko boot win đc(temp phòng 30*,core ~43-46*C), cho dù set y chang hôm trước cũng ko boot đc. Cuối cùng, mình bật máy lạnh và đợi temp phòng ~20*, load lại profile 200x21 thì lại boot win và pi 32M đc.

    Mình đã thử set BCLK lên 198,199(x21) thì đều boot win đc, bench nuclear,cinebench đc nhưng stress lâu ko đc, có thể là do VCore vì mình chỉ đẩy lên thêm 1 nấc VCore thôi.

    Đây là link mình boot win tại mức 4.2GHz(200x21) VCore.1.45V, pi 32M
    PHP:
    http://vozforums.com/showthread.php?t=143062&page=14
    Theo kaka nói thì ko phải chỉ duy nhất con cpu của mình ko boot win đc ở bclk:200x21, có 1 số người cũng bị như vậy, bao gồm nhiều loại main( giga x58 extreme, biostar, p6t, r2e, dfi..vv..). Trên XS cũng có 1 vài người bị trường hợp tương tự. Mình tham khảo thì kiếm đc cái link này, nhưng đọc mãi chỉ hiểu đc 1 phần
    PHP:
    http://www.xtremesystems.org/forums/showpost.php?p=3495431&postcount=877
    http://www.xtremesystems.org/forums/showthread.php?t=216232
    Tóm lại là đã thử mọi cách, chỉ có boot win đc khi temp phòng ~16*C, HSF: TRUE 120.
     
  7. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    Vcore 1.5 chạy air nó nóng lắm, bro dùng soft test sẽ biết khi fulload nó nóng cỡ nào vì vậy nên nó cần temp phòng 16độ. nếu giảm HSN rồi mà vẫn k boot được 200 thì có khả năng là nó wall @ 200 thật.

    air lên được cao như vậy là good lắm rồi đó! Con ES mình test ẹ lắm hehehe @ 3.85 - 3.9 thôi
     
  8. nogoodbye

    nogoodbye New Member

    Bài viết:
    27
    Thấy nhiều con cpu khác 4.2GHz set VCore 1.45 là dư súc qua cầu rồi. Đang chờ con koolance-350 về rồi test lại xem sao.
    Có điều ko hiểu tại sao 199bclk thì boot win, bench biếc ngon lành, tới khi đẩy lên 200 lại dính cứng ngắc. Thêm có 1bclk chứ đâu có nhiều mà phải set VCore >1.5V :lay:
    Anyway, chờ mãi mới có cái thớt thảo luận về cách O.C i7 :D

    //Sẵng tiện post link UnOfficial Asus Rampage II Extreme Thread cho bro nào xài R2E
    PHP:
    http://www.xtremesystems.org/forums/showthread.php?t=210275
     
  9. Bakalu

    Bakalu New Member

    Bài viết:
    4,972
    Nơi ở:
    Raccoon City
    @ nogoodbye : Sao bro chích vcore cao thế, ở AMtech mình xài tản nhiệt nước chích Vcore con i7 extreme 965 có 1.3875V thôi mà chạy Cinebench R10 temp báo bằng soft core temp đến ~ 100oC đấy.
     
  10. nogoodbye

    nogoodbye New Member

    Bài viết:
    27
    Ặc, con 920 @4.1Ghz 1.416V, test IBT 8x*, OCCT/wPrime/Prime small stress 7x* ah. Xài TRUE 120 1Fan Nhật Tảo 3000rpm. Bro xài WC gì mà 100*C ghê vậy:lemat:

    //Trong cái link mà có hình mình pi 32m ở 4.2Ghz là ko có stress đc đâu, coi chừng nhầm..hehehe
     

Chia sẻ trang này