Tư vấn toàn tập về máy lạnh - tủ lạnh

Thảo luận trong 'Phần cứng chung - General Hardware' bắt đầu bởi 76pvh, 10/3/09.

  1. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Giờ mình tóm tắt lại chế độ nghỉ của tủ như sau :
    + Tủ ngừng chạy chỉ khi nào bộ hẹn giờ Timer chuyển sang chế độ xả đá. Khi xả đá tủ sẽ ngừng hoạt động (chỉ mỗi Compressor, quạt trên ngăn đá ngừng, mọi thiết bị khác đều hoạt động ) trong phạm vi từ 30-45min. Sau thời gian này Timer sẽ chuyển sang cấp điện lại cho Compressor và Fan ngăn đá hoạt động lại bình thường.
    + Chế độ nghỉ của tủ còn phụ thuộc vào bộ phận cảm ứng nhiệt Thermosta được gắn ngay trong ngăn rau quả hoặc ngăn đá (tùy theo hãng thiết kế khác nhau). Bộ sensor cảm ứng này được coi là "bộ phận tiết kiệm điện" quan trọng nhất mình chú ý. Vì tgian nghỉ khi đủ độ lạnh khá dài ~ 30min-2h nếu tủ ít mở.
    - Còn tủ tốt thì đá phải nứt, tuyết phải dính tay thì mới gọi là tốt được. Tủ lạnh đơn giản vậy thôi đó :sun:
     
  2. dhduc

    dhduc New Member

    Bài viết:
    6
  3. dhduc

    dhduc New Member

    Bài viết:
    6
    [​IMG]
    Em không biết cách post hình, em mới post hình sơ đồ mạch lên để hỏi anh Ti thêm kiến thức. Em thấy cái Timer xả tuyết nó có vẽ cái mô tơ vậy hình như khi cấp điện thì nó bắt đầu chạy, còn nếu không cấp điện thì nó ngưng chạy. vậy nếu tủ đủ lạnh ngắt nhiều (Thermostart ngắt) thì thời gian xả tuyết cũng bị kéo dài ra đúng không anh Ti.
    Anh Ti có gỡ Timer nào ra coi chưa, nó là cơ khí hay mạch điện tử vậy.
    Sau một thời gian nghiên cứu về tủ lạnh (đọc hết kiến thức anh đưa) bây giờ cũng cảm thấy thích về ngành điện lạnh (nghiên cứu nhiều không biết mốt có bị điện nặng không :leluoi:).
    Nếu biết thêm gì anh Ti post lên cho anh em bổ sung kiến thức nhe
     
  4. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Timer là thiết bị xài cơ và điện, hoàn toàn ko có mạch điện tử bên trong. Thermosta là thiết bị gắn nối tiếp 1 line điện nối với Compressor. Cho nên lúc Thermosta ngắt thì Timer vẫn quay. Còn chế độ xả đá thì cứ mỗi sau 6-8h Timer sẽ cấp điện sang bên xả đá và ngắt Compressor + Fan.
    - Tgian xả tuyết phụ thuộc vào thời gian của sensor cảm ứng lạnh (nó giữ càng lâu thì càng xả đá lâu - Nguyên tắc của Sensor đó là lạnh mới nhập mạch) . Cộng thêm thời gian cho phép xả đá của Timer ~ 10-15min. Tính ra thì quy trình ngắt Compressor khi xả đá tầm 30-45min/lần.
    - Cấu tạo của Timer rất đơn giản. Nó cấp điện chạy trực tiếp cho 2 port nguồn cho Timer quay (chạy chu trình 8h để xả đá). 2 Port còn lại chỉ là công tắt ngắt mạch 1 line điện giữa xả đá và điện cấp cho Compressor. Để ý kĩ thì sẽ thấy toàn bộ nó chỉ đi điện ngắt/nhập mạch trong 1 line mà thôi, line còn lại nguồn chờ sẵn đấu trực tiếp vào thiết bị rồi. ^^ cũng khá dễ khi hiểu hết nguyên lý của nó đúng ko nào ^^
     
  5. TDHien59

    TDHien59 Member

    Bài viết:
    69
    Có bạn nào biết cách đọc mã ký hiệu của máy điều hoà Toshiba Nhật nội địa không.
    Cấu trúc ký hiệu máy lạnh như sau: RAS-XXXXXX
    Ví dụ máy có ký hiệu như sau thì cách nhận biết là như thế nào:
    RAS-712SDR
    RAS-221PDX
    RAS-251BD
    RAS-401PV
    RAS-402SX
    ...
     
  6. tknbvn

    tknbvn New Member

    Bài viết:
    1
    cám ơn bạn, đang định mua máy lạnh, dạo này nóng wa' ^^
     
  7. nguyendangduc

    nguyendangduc Member

    Bài viết:
    144
    đang chuẩn bị xây lại văn phòng, sẽ call bạn mua khoảng 3,4 cái pana trong 3 tháng nua
     
  8. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    1. Mã 2 con số đầu tiên là công suất tính theo đơn vị Kalorie. Vd RAS-712SDR (7100 Kalo - 2500Kalo = 1.0HP => 7100/2500 = 2.84HP)

    2. 2 Chữ kế tiếp là tên model theo năm. RAS-712SDR model S năm 07
    3. Cái nào có chữ R ngay trong 3 chữ số thì model đó là có Plasma hoặc ion. Theo mình chữ R cũng tượng trưng như chữ Pro, mà Pro thì phải dữ dằn lắm :detien:
    4. Con số thứ 3 sau giá trị công suất ........ mình ko biết RAS-712SDR
    . Ai biết chỉ dùm :sorry:
     
  9. voducvinh

    voducvinh New Member

    Bài viết:
    76
    - Mình có góp ý chút xíu về qui đổi đơn vị trong ngành lạnh (theo hiểu biết của mình thôi nha:gaicam:)
    BTU (British Thermal Units) là đơn vị đo nhiệt lượng của người Anh.
    1 BTU/h là nhiệt lượng cần cho 1 pound (0,453 kg) nước để tăng lên nhiệt độ 1 độ F (0,56 độ C)
    1 BTU/h = 0,453 x 100 / 180 = 0.25166666 (calorie).

    - Quay trở lại qui đổi từ Calorie sang HP cụ thế:
    + RAS-221PDR -> 2200 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 8800 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 0,97 HP.
    + RAS-251PDR -> 2500 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 10000 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 1,11 HP.
    + RAS-281PDR -> 2800 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 11200 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 1,24 HP.
    + RAS-361PDR -> 3600 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 14400 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 1,6 HP.
    + RAS-401PDR -> 4000 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 16000 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 1,78 HP.
    + RAS-402PDR -> 4000 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 16000 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 1,78 HP.
    + RAS-502PDR -> 5000 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 20000 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 2,22 HP.
    + RAS-632PDR -> 6300 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 25200 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 2,8 HP.
    + RAS-712PDR -> 7100 / 0.25 (Làm tròn Calorie) = 28400 (BTU/h) / 9000 (BTU/h) = 3,16 HP.
    Anh em nào biết chỉ giáo thêm :beerdi:

    - Các dòng máy của Toshiba tại Nhật đều sử dụng đơn vị tính là Calorie cụ thể:
    RAS - 22 1 PDR (đây là dòng sản phẩm mới nhất date 2009 tại Nhật)

    - Mã 2 số đầu là viết tắt công suất tính theo đơn vị Calorie (2200 calorie).
    - Mã số tiếp theo đó là viết tắt của hiệu điện thế. Từ năm 2007 cho đến năm 2009 đều sử dụng số 1 và 2 (100V và 200V) trước năm 2007 như: 2006, 2005, 2004, ... đều sử dụng số 5 và 6 cá biệt lại có số 8 (chỉ hiểu biết có nhiu đó có gì góp ý dùm mình:kiss:)
    - Mã chữ đầu tiên là tên model theo năm cụ thể như sau:
    P: 2009
    B: 2008
    S: 2007
    G: 2006
    E: 2005
    N: 2004
    J: 2003 có đuôi BT phía sau VD: RAS-285JDR-BT
    J: 2002 không có đuôi BT
    U: 2001
    P: 2000
    Y: 1999
    Còn các mã nửa là L, A, ... (bó tay):leluoi:
    - Mã 2 chữ hay 1 chữ cuối cùng thường là cụ thể:
    2009: PDR, PDX, PD, PV, PDRN
    2008: BDR, BDX, BD, B
    2007: SDR, SDX, SX, S, YNDR
    2006: GDR, GR, GX, G, YNDR
    2005: EDR, ER, EX, ED, YNDR
    2004: NDR, NR
    ....... (hết biết):tronxoe:
     
  10. TDHien59

    TDHien59 Member

    Bài viết:
    69
    Sao công thức chuyển đổi BTU ra Calorie của bạn sao lại khác với tôi ?
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này