Tư vấn toàn tập về máy lạnh - tủ lạnh

Thảo luận trong 'Phần cứng chung - General Hardware' bắt đầu bởi 76pvh, 10/3/09.

  1. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Inverter có ưu điểm hơn so với Non-Inverter về 2 mặt.
    1. Tiết kiệm điện
    2. Duy trì được nhiệt độ phòng ổn định, ko gây hiện tượng lúc quá nóng, lúc quá lạnh đối với người nhạy cảm về nhiệt độ.
    - Về máy Inverter thì bạn hoàn toàn yên tâm với thương hiệu Panasonic - Toshiba. Đó là 2 thương hiệu lớn trong vấn đề máy lạnh dân dụng loại nhỏ.
    - Trong quá trình sử dụng muốn xài bền lâu thì bạn nên áp dụng mức bảo trì định kì. Tầm 3-4 tháng/lần. Nhằm mục đích phát hiện kịp thời các hỏng hóc nhỏ tránh hư hao máy theo dây chuyền.
    => Panasonic or Toshiba là OK :welcome:
     
  2. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Hút chân không có nghĩa là bạn dùng 1 thiết bị rời có khả năng hút mạnh. Rút toàn bộ không khí bên trong đường ống dẫn của Indoor và Outdoor. Mục đích của hút chân không nhằm loại bỏ toàn bộ không khí và khí tạp chất nằm bên trong đường ống. Do trong không khí có lẫn hơi nước và dễ bị ngưng tụ khi gặp lạnh trong quá trình nén của Compressor. Một khi máy chạy có lẫn nước thì độ lạnh cho ra sẽ ko cao, ko hiệu quả so với công suất máy.
    - Nói tóm lại là trong toàn bộ quá trình làm lạnh của máy nén thì chỉ có Gas, hoàn toàn ko có thêm 1 chất nào khác. Máy nào Gas đó, ko hề lẫn lộn Gas khác và cũng ko lẫn lộn không khí bên trong.
     
  3. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Nói về hút chân không thì phải nói đây là khâu kĩ thuật cực kì quan trọng trong quá trình lắp đặt của máy. Tất cả các thiết bị làm lạnh đều phải được hút chân không. Vì do Gas trong máy sẽ ko hoạt động ổn định khi có các tạp chất khác (cũng như nước trong không khí trộn lẫn với Gas)
    - Về vấn đề như anh nói là kĩ thuật hay dùng phương pháp "xả Gas đuổi khí" mà ko hề xài máy hút chân không để rút không khí trong máy ra thì có vài nguyên nhân sau đây :
    1. Đồ nghề kĩ thuật ko đầy đủ, cụ thể là ko có máy hút chân không.
    2. Trong quá trình lắp đặt dây điện kéo ổ ra để cắm điện cho máy hút chân không quá dài, khiến thợ phải xài biện pháp "xả Gas đuổi khí" cho tiện
    3. Vấn đề thứ 3 nói nghe hơi khó chịu nhưng đó là thực tế hiện giờ. Đó là "giá thành lắp đặt 1 bộ máy không đủ lời nên thợ cũng chẳng cần làm tỉ mỉ so với số tiền nhận được. Giá lắp 1 bộ máy của các siêu thị trích ra cho thợ đi ráp thường 100-150k/bộ. Cho nên có khi gặp phải bộ máy ráp mất 1 buổi mới xong thì thường 99% thợ đều ko dùng máy rút chân không mà dùng phương pháp "xả Gas đuổi khí"
    - Tuy nhiên nói về phương pháp "xả Gas đuổi khí" theo chiều hướng kĩ thuật chuyên sâu hơn thì nó cũng có cái lợi (vô tình là có lợi thôi). Là do đối với máy mới thì lượng Gas được tính toán nằm trong máy được trãi dài trên phạm vi thường là từ 5-8m là đủ Gas. Nếu với độ dài đường ống ít hơn thì có thể dư Gas (cho nên quá trình "xả Gas đuổi khí" cũng được liệt vào phạm vi là "xả bớt Gas cho máy chạy đúng tải theo nhà sản xuất đề ra).
    - Với phương pháp "xả Gas đuổi khí" này nếu trong quá trình lắp đặt có sai sót mà đường ống bị xì thì máy có thể bị mất 1 lượng Gas nhỏ từ từ cho đến khi mất hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm khi ko được phát hiện sớm. Máy có thể hỏng hóc nặng nếu để chạy lâu trong tình trạng : thiếu Gas.
     
  4. panakte

    panakte New Member

    Bài viết:
    7
    Rất cảm ơn 2 bạn TDHien59 và 76pvh, tôi đã hiểu được vấn đề và lựa chon, quyết định tốt. Xin cảm ơn chia sẻ của 2 bạn
     
  5. TDHien59

    TDHien59 Member

    Bài viết:
    69
    Tôi để ý thấy quạt của máy biến tần thì không bao giờ chạy nhanh hay chậm mà luôn duy trì một mức cố định, chỉ có máy nén thì thấy lúc kêu, lúc không tỷ lệ với đồng hồ đo dòng của ổn áp. Bạn lắp đặt nhiều máy lạnh biến tần có thấy như vậy không?
    Ngoài ra, cho tôi hỏi máy 12.000BTU biến tần hàng nhập khẩu khi chạy ở mức tiêu hao nhỏ nhất (không thể nhỏ hơn nữa) thì khi đó cường độ dòng bạn đo là bao nhiêu ampe và tương đương với mức tiêu hao điện năng là bao nhiêu Kwh?
     
  6. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Àh, để học hỏi thêm thì em cũng hỏi anh luôn. Nếu thực sự anh rành thì chỉ em khâu này, em ko hiểu nguyên tắc làm việc của nó. Các quạt chạy bằng xung DC thì nó chạy như thế nào ? Nó chạy liên tục hay chạy theo kiểu ngừng chút rồi lại tăng tua để đẩy quạt lồng gió chạy ? . Về AC thì nó chạy liên tục mức Ampe thì 1 kiểu. Còn DC thì em thấy nó chạy nhiều mức khác nhau. Không hiểu chức năng để làm gì ? Chỉ biết đại khái theo suy luận của em là .... cho đỡ tốn điện và đỡ hư hao Motor.
    - Biến tầng thì thường ráp Panasonic dòng Model S là chủ yếu và dòng S này ko có mã 12, mà là mã 13 ~ 13kBTU. Có ráp luôn cả Daikin nhưng ko quan tâm mấy về dòng này. Cũng như cách nhìn nhận của anh thì nó giảm 45-50% mức công suất trung bình. Nó còn thêm 1 tăng cuối cùng dưới mức 50% nữa. Nhưng ở dòng cuối này em chưa đo chính xác là bao nhiêu Ampe. Về cái MotorFan của Indoor thì chưa có dịp đo nó chạy ko là bao nhiêu, chỉ biết về dòng Toshiba Japan 100Vol nó chạy mức thấp nhất là 0.12Ampe mà thôi.
    - Còn nếu anh biết thêm nhiều thông tin gì nữa thì xin chỉ giáo thêm. Chứ đừng hỏi em theo kiểu check tay nghề làm gì. Gì đối với em ko biết, em hỏi, biết chắc em nói. Ko biết .......... im, hỏi người khác, thế thôi ....... dù sao đi nữa thì cũng cám ơn anh đã đóng góp thêm ý kiến cho em và mọi người cùng được biết. Thanks ! :welcome:
     
  7. TDHien59

    TDHien59 Member

    Bài viết:
    69
    Bạn lại nói nặng lời rồi, tôi đâu có kiểm tra tay nghề bạn? Nói thật, tôi không làm nghề kỹ thuật lạnh nên chắc chắn một điều là không thể so sánh được với anh. Tôi thấy chủ đề này mang tính thiết thực cho nên tham tham gia thảo luận với các bạn cho thêm chút kiến thức chứ không phải học để đi làm. Xin lỗi vì hay mắc bệnh tò mò...

    Chẳng hạn, cách kẹp dòng cho máy lạnh, tôi cũng biết muốn hỏi anh đo như thế nào kia bởi vì nguồn vào cấp điện cho máy bằng hai đường ký hiệu L & N; còn lại cục Indoor nối với Outdoor bằng 3 dây ký hiệu là 1, 2, 3. Vậy thì kẹp dòng ở dây nào đây trong số các dây trên?

    Do vậy tôi hỏi bạn là để tôi học hỏi thôi chứ không phải kiểu Thợ hỏi Thợ để móc nhau những cái người ta không biết để chê bai chế diễu nhau.

    Còn việc anh hỏi quạt chạy theo dạng DC như thế nào thì tôi cũng đang hỏi anh bạn chuyên về điện tử để biết thêm. Tuy nhiên theo phán đoán sơ bộ của tôi về dòng máy biến tần thì khả năng cục ngoài trời chạy dòng 3 pha bằng nguồn Rung?! Điểm khác biệt là có 3 đường điện nối cục trong nhà và ngoài trời thay vì 2 đường như trước đây cho dòng Non-Inverter. Chính vì thế mà máy chạy nghe rất khó chịu, tôi thấy quạt của Inverter chạy không êm đều như Non-Inverter. Cái này ai dùng rồi khắc biết.

    Về việc dòng Inverter tiết kiệm điện ở khâu nào thì tôi cũng chỉ biết đoán mò là sự thay đổi công suất ở máy nén thế thôi bằng cách nhìn vào cường độ tăng giảm của dòng điện. Còn về quạt thì tôi thấy tốc độ đâu có thay đổi gì nên mới hỏi anh.

    Một vài điều tâm sự của dân A-ma-tơ, anh em chuyên gia có gì giúp đỡ để tôi được biết thêm. Một điều cởi mở cho các bạn biết nữa là tôi còn tham gia cả diễn đàn điện tử Việt Nam trong khi tôi chỉ là dân bán trà đá vỉa hè :leuleu:
     
  8. panakte

    panakte New Member

    Bài viết:
    7
    Cho xin hỏi, nếu dùng Pana C9JKH Công suất : 9210BTU thì trung bình 1 giờ tiêu hao bao nhiêu điện? Trên catalogue để là outdoor 2.7 rồi lại đề [FONT=&quot]Power Input[/FONT]: 835W, tôi thật sự chưa hiểu, mong các bác rành kỹ thuật giải thích, xin trân trọng cảm ơn !
     
  9. TDHien59

    TDHien59 Member

    Bài viết:
    69
    Số Btu/h đó là công suất truyền nhiệt giữa hai phần của máy ĐHNĐ chứ không phải công suất tiêu thụ điện của máy. Công suất tiêu thụ điện của máy ĐHNĐ 9.000Btu/h khoảng 0,97KW
     
  10. 76pvh

    76pvh New Member

    Bài viết:
    317
    - Điện cấp vào từ từ Indoor sang Outdoor tại nguồn 1-2 vẫn là dòng AC xoay chiều. Dây thứ 3 là sợi dây khiển cho máy chạy bằng nguồn DC xung (có Vol khác biệt nhau tùy theo hãng và đời máy, cho nên mới có chuyện ko đồng bộ máy ko chạy ổn định là vậy)
    - Còn về quạt MotorDC thì em có nghe ông chú nói là nó chạy theo kiểu ko liên tục mà chỉ nhảy theo tua. Nó đo số vòng quay của quạt khi giảm nó sẽ phát tín hiệu làm Motor quay nhanh lại cho kịp số vòng tua (nhằm đủ lượng gió thổi ra). Về vấn đề này mình ko có gì làm kiểm chứng do ko thuộc bộ phận điện tử nên ko biết. Nhưng theo cách nhìn nhận thì có lẽ đây cũng là 1 cách tiết kiệm điện và đảm bảo được lượng gió ra chính xác nhất. Vì khi quạt bị hiện tượng kẹt cốt hoặc quay chậm thì máy sẽ báo lỗi ko cho thiết bị tiếp tục vận hành, để tránh tình trạng hư hỏng các thiết bị khác kèm theo. Đó là theo ý kiến nhìn nhận của mình.
    - Về Inverter tiết kiệm điện ở khâu nào thì mình cũng trình bày như sau :
    1. Máy Inverter hoạt động ko hề có dòng cảm kháng (dòng Start như các loại máy Non-Inverter). Máy chạy ở từ trị số 0Ampe và tăng lên dần theo trị số Ampe Current máy đề ra.
    2. Do sử dụng công nghệ biến tầng nên máy có thể kiểm soát được công suất vận hành theo ý muốn. Tránh tình trạng máy chạy ở mức PowerFul dư thừa trong khi phòng đã đủ lạnh như mong muốn. Với nhiệt độ không khí trong những lúc mát mẻ thì máy có thể giảm công suất hoạt động xuống từ 100% còn 50% hoặc thấp nhất là 15%. Và vấn đề hiểu rõ hơn là Inverter chỉ tiết kiệm điện khi phòng đã đủ lạnh và phòng gắn đúng theo công suất (phòng diện tích phù hợp với máy)

    + Vài lời tâm sự cùng anh em : thực trạng hiện nay thì người xem mục này mình ko biết bao nhiêu và cũng ko biết là có người rành nghề hay ko. Nhưng mình đang lâm vào tình trạng tưởng chừng như bị lụt nghề. Gì cũng tự đi tìm tòi, mò mẫm nên đôi khi có những lời phát biểu chán chường xin anh em lượng thứ cho. Đôi lúc cũng bị khủng hoảng về nhiều mặt lắm ............... đúng là dân cơ khí mò dzô điện tử loại Inverter cứ như câu "kiên trì + ngu dốt = ... phá hoại" vậy :lacdau:
     

Chia sẻ trang này