Thời gian đã gần điểm cho ngày P55 chính thức ra mắt với người sử dụng. Với lộ trình Tick Tock quen thuộc đã thiết lập từ 2007 thì Chipset P55 là một bướ giao thoa cho công nghệ 45nm và 32nm sắp được tung ra vào đầu năm sau. Các nhà sản xuất Main cũng chạy đua với thời gian để hoàn thiện sản phẩm của mình. Cũng giống như các Mainboard sử dụng chipset khác, P55 cũng có Mainboard cao cấp và "bình dân" nên tất cả mọi người dùng đều có thể sở hữu P55 phù hợp với nhu cầu của mình. Để có thể giúp mọi người thấy khả năng cũng như "tương lai" của P55, tôi sẽ giới thiệu mọi người 2 mainboard P7P55D Deluxe cao cấp thuộc dòng AI-lifestyle và Maximus III Formula thuộc dòng Republic of Gamer đỉnh nhất của ASUS. Chúng ta cùng trải nghiệm xem P7P55D Deluxe tốt như thế nào và Maximus III Formular có gì nổi bật để có thể đứng chung hàng với các đàn anh trong seri ROG danh tiếng. Sơ lược về P7P55D Deluxe và Maximus III Formula Intel® BD82P55 PCH hay còn gọi tắt là P55 là chipset mà 2 mainboard này sử dụng được sản xuất trên công nghệ 65nm. P55 nằm tại vị trí quen thuộc của chip cầu nam ICH quen thuộc trước đây của Intel. P55 sẽ điều khiển cả thiết bị kết nối như USB,SATA và LAN và như thế thì chip cầu nam ICH quen thuộc không còn hiện diện trên main. Cả hai main đều sử dụng CPU socket 1156 hỗ trợ CPU Intel Core i7 800seri 45nm (860,870), Core i5 700 seri 45nm và Core i3 Clarkdale 32nm. Với 4 khe RAM DDR3 hỗ trợ chế độ kênh đôi DDR3, P7P55D Deluxe và Maximus III Formula có thể sử dụng những kit RAM đạt tốc độ 2133+ Mhz khi thiết lập XMP hoặc set manual và bạn có thể gắn đến 16GB với dung lượng 4GB cho mỗi thanh được bán trên thị trường hiện nay. 3 khe PCI-Express 2.0 16x, người sử dụng có thể linh hoạt chuyển đổi vị trí của Card đồ họa phù hợp và dùng chế độ CrossfireX hay SLI cho chế độ đa card đồ họa và tất nhiên lúc đó băng thông sẽ là 2.0 8x cho mỗi card. P7P55D Deluxe được trang bị 2 cổng Gigabit LAN cùng với sound card VIA trong khi Maximus III Formula dù chỉ có 1 cổng Gigabite LAN nhưng phụ kiện đi theo rất hoành tráng với E-SATA, Sound rời Supreme X-fi đi kèm. ROG Connect là một thiết bị giúp kết nối với máy tính khác như PC,laptop và cả netbook và có thể điều khiển cũng như xem điện áp và các linh kiện như CPU, RAM, PLL, PCH, IMC và cả check lổi những thiết bị này thay thế cho card test mainboard. P7PP55D Deluxe dùng chip TurboV để có thể can thiếp vào quá trình tinh chỉnh điện thế cũng như ép xung và điều khiển qua software TurboEVO thế hệ mới thì Maximus III cũng dùng TurboEVO nhưng lại dùng chip iROG đặc trưng quen thuộc của seri ROG cao cấp. Trải nghiệm các game và benchmark Nhìn vào bề ngoài 2 mainboard thì câu hỏi được đặt ra là Maximus III Formula có gì đặc biệt vượt trội hơn P7P55D Deluxe. Chúng ta sẽ biết ngay sau đây qua các benchmark và game khá phổ biến hiện nay. Cấu hình thực hiện: Mainboard: ASUS P7P55D Deluxe vs ASUS Maximus III Formula CPU: Intel Core i5 750 2.66Ghz RAM: Apacer 4GB PC16000 2000Mhz VGA: ASUS ENGTX295 1782MB HDD: Seagate 320GB SATA2 PSU: Seasonic 850W OS: Window 7 RTM 32bit 3Dmark 2006 3Dmark Vantage - Performance Preset Call of Juarez 1680x1050, Max settings 4xAA (Maximus III ở trên, P7P55D Deluxe ở dưới) Crysis Warhead DX10 1680x1050, Max settings 4xAA Devil May Cry 4 1680x1050, Max settings 4xAA (Maximus III ở trên, P7P55D Deluxe ở dưới) Resident Evil 5 1680x1050, Max settings 4xAA (Maximus III ở trên, P7P55D Deluxe ở dưới) Variable Benckmark Fixed Benchmark GTA 4 1680x1050, Max settings (Maximus III ở trên, P7P55D Deluxe ở dưới) Với các mức điểm trên có thể dễ dàng nhìn thấy Maximus III đang thắng thế so với người anh em P7P55D Deluxe khi hoạt động trong môi trường 3D. Công nghệ TurboEVO với Auto Tuning TurboV là phần mềm hỗ trợ ép xung của ASUS đi kèm với các main trung và cao cấp như P5Q Turbo, P6T, Rampage II … Dù TurboV hoạt động khá tốt và khá hoàn chỉnh nhưng dường như ASUS vẫn chưa hài lòng với TurboV. Do đó, Khi tung ra series P7P55D mới nhất thì ASUS cũng đã giới thiệu TurboEVO là phiên bản nâng cấp của TurboV. Giao diện cơ bản của TurboEVO khá giống với TurboV nhưng có thêm Chức năng là Turbo Key và Auto Tuning. Turbo Key sẽ được giới thiệu tại một bài khác. Nhân vật chính của chúng ta hôm này chính là Auto Tuning: Một phần mềm ép xung thông minh của ASUS. Các phần mềm ép xung trước giờ thường có những profile được thiết lập sẵn và chỉ cần chọn profile là hệ thống được ép xung lên mà không biết mức xung được ép có thể chạy ổn định hay không. Auto Tuning mang đến một cái nhìn hoàn toàn khác hẳn. Auto Tuning không có Profile thiết lập sẵn mà sẽ thực hiện ép xung từ mức default của hệ thống và từ đó chậm rãi tăng xung lên cho đến khi bạn vừa ý. Các bước mà Auto tuning tiến hành được TurboEVO minh họa khá rõ ràng trên hình nên mình cũng không đi vào chi tiết các bước vì thực tế quá trình từ đầu đến cuối thì hết 95% chúng ta không cần ngồi chơi uống café hay làm việc lặt vặt mà không phải dán mắt lên màn hình. Trước khi bắt đầu chúng ta xem qua các option trong Auto Tuning: DRAM Frequency và Voltage Settings -DRAM Frequency: Dù bạn có dung RAM Bus 2133 Mhz 1.65v thì bạn cũng chỉ nên chọn option 1066 lúc bắt đầu vì quá trình Tuning có thể TurboEVO sẽ set điện thế của RAM lên đến 2v nếu bạn chọn là 1333Mhz, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của RAM. -Voltage settings: Bạn có thể chọn Flexible nếu muốn Auto tuning ép xung đến giới hạn cuối cùng của tản nhiệt bạn đang sử dụng hoặc Fixed mode nếu muốn ép xung với mức tiêu thụ điện thế thấp và tất nhiên là sẽ kh6ng được cao như Flexible Tội chọn DRAM là 1066 và Flexible mode. Tiến hành Auto Tuning bằng cách nhấn START. Có thể ngồi xem nếu tò mò quá trình thực hiện ra sao. Quá trình tăng điện Tăng xung Test Các bước trên cứ lặp lại liên tục cho đến khi hệ thống reboot (do không pass được test). Chip TurboEVO sẽ nhớ các thong số và set vào trong CMOS và quá trình trên sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi chúng ta cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được. và nhấn STOP. Chúng ta quay trở lại màn hình của TurboEVO và nhấn Load mức setting vừa đạt được khi nhấn STOP. Hệ thống sẽ reboot lại và chip TurboEVO se set thông số vào CMOS một lần nữa và lần này khi boot vào Win, chúng ta sẽ không thấy TurboEVO khởi động Auto Tuning nữa. Chúng ta sẽ test hệ thống lại xem có ổn định và điểm số có cao không? so sanh khi chua su dung Auto Tuning Neu nhu Hinh anh chua du minh hoa thi anh em co the vao day de xem truc tiep qua trinh Auto Tuning [/SIZE] ROG Connect của Maximus III Formula Tiếp tục nói về tính năng "lạ mắt" này với cái nút có dấu tựa như "vô cực" đã khiến nhiều người thắc mắc. - R.O.G Connect: sẽ sử dụng một "USB direct cable" (một sợi cáp với 2 đầu là USB thui) nối bo mạch Maximus III Formula (port USB nằm ngang gần cái nút) với một máy tính khác (PC/Laptop). - Tính năng của R.O.G Connect: Một phương thức "Remote Access" cho phép hảo thủ có thể theo dõi các thành phần tinh chỉnh và ép xung dựa trên bộ công cụ RC Tweak. (tóm lại, các hảo thủ có thể theo dõi và ép xung "từ xa") - Để kích hoạt, R.O.G Connect sẽ hoạt động hiệu quả với một ứng dụng đi kèm (sẽ tìm thấy trong driver của bo mạch Maximus III Formula), và gói này chỉ cần cài đặt lên chiếc máy mà bạn muốn sử dụng để điều khiển Maximus III. Đây là giao diện của RC TweakIT và RC Poster. RC Poster có tính năng y hệt như những LCD Poster thường đính kèm theo các dòng bo mạch R.O.G Nó cho phép hiển thị trại thái của bo mạch ở từng thời điểm. PC TweakIT sẽ có 5 mục profiles cho phép save và load các thông số thiết lập của người dùng. Hãy để ý trạng thái của RC Poster. Kết luận: Với hiệu năng vượt trội được thừa hưởng từ seri ROG cùng với những công nghệ đặc biệt Maximus III Formula xứng đáng là mainboard P55 tốt nhất của ASUS. Nhưng chúng ta cũng không thể quên P7P55D Deluxe vì đây cũng là một trong những main sở hữu công nghệ đặc biệt mới nhất của ASUS. Chúng ta sắp được sở hữu người thay thế hoàn hảo cho Core 2 Quad và Chipset P45: Core i5 + P55 Chipset .Hãy tận hưởng những lợi ích từ công nghệ tiên tiến mà ASUS đem lại với mức giá dự kiến cho Maximus III Formula vào khoảng 275$ và 220$ cho P7P55D Deluxe.