Con quái vật FED (luận)

Thảo luận trong 'Tán dóc' bắt đầu bởi russiaquoc, 19/10/09.

  1. russiaquoc

    russiaquoc YoungPioneer

    Bài viết:
    421
    Nơi ở:
    PC14,PC15 You welcome!
    FED – Federal Reserve System



    I – Sự thật
    Chúng ta mỗi khi nghe đến cụm từ Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ - Federal Reserve System (viết tắt là FED) thường nghĩ ngay đến một khái niệm như Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, tức là một Ngân hàng đóng vai trò tương tự như Ngân hàng trung ương ở Việt Nam chúng ta, là Ngân hàng của các Ngân hàng, là người cho vay cuối cùng đối với những ngân hàng đang thiếu vốn. Nhưng điều đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm, cũng giống như quan niệm về WB trong bài trước của tôi vậy, trong loạt bài đề cập đến những điểm “kỳ lạ” của kinh tế Mỹ tôi sẽ lần lượt phác họa đầy đủ nhất những điểm khác thường của hệ thống kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới bấy giờ.

    Đầu tiên, điểm lại lịch sử thành lập của cái gọi là FED, được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn so với các ngân hàng còn lại. Về mặt pháp lý lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn, 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch củaNgân hàng dự trữ liên bang New Yorkvà 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Tuy nhiên điểm đáng chú ý ở đây là Tổng thống chỉ có thể thay Chủ tịch Ban thống đốc nếu có sự đồng ý của Thượng viện, đặc biệt hơn tuy nói là có quyền bổ nhiệm các vị trí trong số 7 thành viên của Ban thống đốc nhưng một Tổng thống chỉ có thể thay thế một người trong hai năm, tức là trong nhiệm kỳ bốn năm của mình một tổng thống chỉ có thể thay thế tối đa hai người trong Ban thống đốc – một cách để hạn chế sự can thiệp của mỗi vị Tổng thống tới cái cơ quan đầy quyền lực này, vì lí do gì thì tôi sẽ nói ở phần sau – và cho dù nếu vị Tổng thống ấy đắc cử hai nhiệm kỳ đi nữa thì ông ta cũng chỉ thay thêm được hai người nữa trong số bảy người, đó là chưa nói đến sự can thiệp của Thượng Viện. Còn nếu ông ta muốn soạn thảo một dự luật nhằm can thiệp mạnh vào FED thì ông ta còn phải vượt qua thêm hai rào cản là hai Viện. Một điểm nữa là Ban quản trị không kiểm soát được cả 12 Ngân hàng địa phương, mà các Ngân hàng địa phương đó phải theo chính sách của Ngân hàng Dự trữ Newyork nắm đa số cổ phần. Chính phủ cũng không có quyền kiểm tra gì đối với FED, hoàn toàn không, một dự luật nhằm mục đích kiểm tra FED là H.R.4316 (ra đời năm 1975) đã không được thông quan do không đủ phiếu thuận của hai Viện. Đơn cử hãy xem Alan Greenspan – vốn là cựu Giám đốc của J.P.Morgan – được Reagan bổ nhiệm năm 1987 làm Chủ tịch FED và đã tại vị tại vị trí đó 19 năm, đến tận năm 2006 mới nghỉ do phải… về hưu. Đến đây chúng ta đã nhận ra rằng, tuy mang tên là Cục dự trữ Liên bang Mỹ, mang vẻ bề ngoài là một cơ quan của Chính phủ nhưng dường như chính bản thân CP Mỹ không thể can thiệp được vào nội bộ của FED, điều đó không hề sai và xin mời tiếp tục.

    Sơ lược về lịch sử như vậy để chúng ta có cái nhìn khái quát về FED, bây giờ chúng ta hãy xem chân tướng của nó. Đầu tiên chúng ta hãy để ý sơ qua đồng tiền Đô-la của Mỹ

    [​IMG]

    Ở hai góc của đồng tiên chúng ta sẽ thấy có hai chữ ký của hai người: Treasury Secretary – Bộ trưởng Tài chính và Comptroller of Treasury – Kiểm soát Kho bạc; chệch một chút về phía trên bên trái là dòng chữ This note is legal tender for all debts public and private, tôi tạm dịch: Tờ phiếu này là khoản đấu thầu chính thức (được CP công nhận) cho tất cả các khoản nợ công và tư nhân. Nôm na có thể hiểu thế này, mỗi tờ đô-la là một tờ phiếu ghi nợ của CP Mỹ và cũng được CP Mỹ công nhận cũng như đảm bảo (đây là lí do mà tại sao trên tờ Đô-la luôn in hình của một Tổng thống chứ không phải là một danh nhân nào khác) cho mọi khoản thanh toán công cộng và tư nhân, và để minh bạch hơn thì trên mỗi tờ Đô-la còn có chữ ký của hai người có vị trí cốt cán của hệ thống Tài chính Mỹ, một vị Bộ trưởng Tài chính và một vị Kiểm soát kho bạc. Nhưng mà nếu mỗi tờ Đô-la là một tờ giấy nợ của CP Mỹ thì CP Mỹ nợ ai, chúng ta đều biết là ở mỗi nước cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền là Ngân hàng trung ương, nếu như vậy chẳng lẽ CP Mỹ lại nợ Ngân hàng trung ương FED của mình, hay là “Tôi nợ chính tôi”. Không hoàn toàn như vậy, ở trên tôi đã đưa ra cho các bạn thấy FED không hoàn toàn là một cơ quan của CP (thậm chí CP còn không có quyền can thiệp vào nó), và đến đây tôi có thể nói cho các bạn biết rõ rằng FED không phải là một cơ quan trực thuộc CP Mỹ như cái tên Ngân hàng Trung ương của nó làm chúng ta lầm tưởng, nó chỉ là bức màn che đậy cho một tổ chức của Tư nhân. Thực chất FED là một tổ chức do tư nhân thành lập và cũng do tư nhân chi phối.

    Chúng ta sẽ rất bất ngờ khi biết được sự thật về hệ thống tiền tệ của Mỹ, Bộ Tài chính của Mỹ chỉ có quyền phát hành một số đồng tiền xu còn quyền phát hành tiền giấy Đô-la lại nằm trong tay FED, mà FED lại là một tổ chức thuộc sở hữu tư nhân. Khi Chính phủ cần thêm tiền cho nhu cầu chi tiêu của ngân sách thì bản thân CP Mỹ không thể tự sản xuất ra tiền như các nước mà phải “đi vay” FED do FED là cơ quan duy nhất có quyền phát hành Đô-la (theo đạo luật Federal Reserve Act), vay bằng cách nào? Bằng cách cho phép Bộ Tài Chính in giấy nợ dưới hình thức “Federal Bonds” (là giấy IOU - I Owe You) trong đó chính phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lời (mà lãi suất là do FED – chủ nợ quyết định). FED chấp nhận và in (thí dụ như một tỷ dollars $1 billion) đưa cho chính phủ. Thế là chính phủ (tức là quốc gia Mỹ, là dân Mỹ) nợ FED một tỷ dollars với tiền lời. Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất lên nên đến năm 1995 số tiền nợ là $5 trillion (1 trillion là 1 ngàn tỷ) và đến ngày 16-3-2006 là hơn $8,21 trillion.


    Như vậy chúng ta đã có thể hiểu được FED thực chất là gì và để làm rõ vấn đề thứ hai “Tại sao FED cần ngăn cản tối đa sự can thiệp của Tổng thống?” thì chúng ta phải lần mò về thời kỳ sơ khai lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ! Thực chất cái gọi là FED đã tồn tại trong quá khứ nhưng núp dưới nhiều cái tên khác nhau, tuy vậy bản chất của nó vẫn không thay đổi – hút máu của nhân dân Mỹ - và vị Tổng thống hay bất kỳ người nào dám cả gan chống lại nó sẽ có một kết quả không thể tệ hơn.


    II – Lịch sử


    Ở Trung học chúng ta học trong sách rằng Hợp chủng quốc Hoa kỳtrước đây là 13 thuộc địa của Anhquốc. Đến năm 1774, để phản đối việc chính quốc Anh đánh thuế vào trà, nhân dịp có một buổi tiệc trà được tổ chức ở Boston (Boston Tea Party). Trong dịp đó một số người Mỹ giả làm người Da đỏ nhảy lên tàu chở trà và đẩy các thùng trà xuống biển. Bị chính quyền cai trị đàn áp, những đoàn dân quân được thành lập để chống trả lại, và Benjamin Franklin triệu tập một Hội Nghị gọi là Congress (Quốc hội) ở Philadelphia để đưa ra “Bản Tuyên Ngôn Quyền Của Người Mỹ Có Đóng Thuế” (Delaration des Droits du Contribuable Americain) năm 1774. Sau đó, với sự chiến thắng của đoàn dân quân Massachusetts, Quốc hội cho ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lâp ngày 4-7-1776. Rồi dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington, quân Mỹ đánh thắng quân Anh dưới quyền Tướng Cornallis ở Georgetown năm 1781, và theo Hòa Ước Versailles năm 1785 Anh công nhận cho HCQHK độc lập. Nhưng sau này một số học giả, sau khi đọc kỹ lại những tác phẩm của chính ông Benjamin Franklin viết hồi thời ấy, mới thấy là sự thật phức tạp hơn nhiều.

    Vấn đề thứ nhất:vì không có tiền vàng hay bạc, nên kể từ năm 1691, các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ phát hành tiền giấy gọi là “Colonial Scrip” để trả lương cho công chức và để cho dân xài trong việc mua bán trao đổi hàng hóa trả tiền công v.v. Mà người chủ nhà in lại chính là Benjamin Franklin, người làm việc cho dân, vì dân, không tìm cái lời cái lợi trong việc in giấy bạc nên chỉ phát hành đúng theo nhu cầu, cần bao nhiêu thì phát hành bấy nhiêu, nên không cần lấy thuế của dân để chính phủ có tiền, và không tạo ra lạm phát hay giảm phát nên giá cả vẫn được điều hòa và thăng bằng, nhờ vậy mà các thuộc địa trở nên rất phồn thịnh, không có thất nghiệp, không có ăn mày, trong lúc mà ở London của chính quốc ngoài đường có đầy ăn mày và người đi lang thang lêu lổng thì các chủ ngân hàng tìm cách vận động hàng lang (lobby) triều đình, nên năm 1751, vua George II ra lệnh cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy, mà phải dùng tiền “coins” của chính quốc (do các ngân hàng Anh đã hợp thành một thể dưới tên là Bank of England phát hành). Vua George III kế vị vua cha từ năm 1752 giữ nguyên lệnh ấy. Và từ đó các thuộc địa bị ảnh hưởng tai hại. Vì thiếu tiền coins (do chính quốc siết chặt cung để tạo ra giảm phát), người làm ruộng hay trồng tỉa không có đủ tiền mướn người làm nên lúa không ai gặt, trái không ai hái. Người có hãng xưởng không đủ tiền mướn thợ, hàng hóa không được sản xuất. Cả dân trong một vùng đất rộng lớn của 13 thuộc địa bị nghèo đói không gia đình nào không bị ảnh hưởng, nên họ đứng lên chống đối chính quyền và đó là nguyên do sâu xa của cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1774. Thực ra ”Boston Tea Party” chỉ là giọt nước làm ly

    Thứ hai: việc đầu tiên Quốc hội làm là phát hành tiền giấy được gọi là “the Continental” dưới hình thức IOU (I owe you.) nghĩa là giấy nợ mà Chính Phủ Cách Mạng cam kết sẽ trả lại bằng tiền (vàng hay bạc) sau này. Ước tính khoảng 200 triệu dollars dưới hình thức này được phát hành để chi phí cho cuộc chiến giành độc lập. Ngay lập tức Chính quốc Anh phản ứng bằng cách in tiền giả để đổ ào ạt vào thị trường các thuộc địa, gây ra môt cuộc đại lạm phát, làm cho đến ngày độc lập tiền “the Continental” hầu như không còn giá trị gì hết. Thế là Anh tuy thua trên chiến trường, nhưng lại thắng trên mặt trận kinh tế (dính liền với tài chính).
    Vì thấy tiền Continental gần như không còn giá trị, nên những nhà lập quốc không còn tin tưởng nơi giấy bạc, nên trong Hiến Pháp được viết ra, họ không nói tới tiền giấy mà ghi rằng Quốc hội có quyền “coin money – đúc tiền” (thay vì “create money – tạo ra tiền”) và có quyền vay tiền dựa trên uy tín của chính phủ. Nắm được mấu chốt các nhà bank của Anh, là các ngân hàng Anh quốc tư nhân; xâm nhập vào Mỹ tạo dựng US Bank theo mẫu của England Bank. Mà England Bank từ thời thành lập cho đến ngày hôm nay là do các nhóm tài phiệt tư nhân gốc gác Hà-Lan (Amsterdam) nắm và chính các nhóm này xâm nhập vào hệ thống US Bank, khai thác lỗ hở to tát trong đó mà nói rằng chiếu theo Hiến Pháp thì chính phủ chỉ có quyền phát hành tiền đúc (coin), và ngân hàng có quyền phát hành tiền giấy (?). Vì tiền đúc thì cồng kềng và quá nặng khi cần tới nhiều, nên nhà bank in giấy cam kết sẽ trả lại đúng số coins (bằng vàng hay bạc) ghi trên giấy, và người dân chấp nhận coi những giấy ấy như là tiền.
    Qua một thời gian, các ngân hàng để ý rằng rất ít người trở lại để đòi lấy lại đồng tiền đúc. Trung bình hằng năm chỉ có độ 10% người làm việc đó, còn 90% người còn lại thì không bao giờ thấy đến đòi lấy lại tiền đúc. Ngân hàng nghĩ rằng mình có thể phát hành thêm 90% nữa mà không sao. Đó là nguồn gốc của tiền tín dụng ngày nay, nếu ai đã học Kinh tế Vĩ mô chắc sẽ không còn lạ với cách tạo tiền của Hệ thống Ngân hàng và với Tỉ lệ dự trữ là 10% thì mỗi 1 đồng được gửi vào ngân hàng thì hệ thống ngân hàng có thể taọ ra được 1/10% (10) lần số tiền ấy.

    Tổng Thống Thomas Jefferson (1801-1809) vị TT thứ ba của Mỹ thấy sự nguy hại cho đất nước và gọi Liên đoàn các Ngân hàng là ”một con quái vật ăn thịt người” và ông nói rằng “Nếu dân Mỹ để cho ngân hàng kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng việc lạm phát rồi bằng giảm phát các Ngân hàng và các công ty sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, và con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia-cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được” Nên năm 1811 Quốc hội không chấp nhận tái bản cho đặc quyền đó cho First U.S.Bank. Và chiến tranh với Anh quốc năm 1812 bùng nổ, chiến tranh đưa quốc gia đến sự lạm phát và nợ nần. Vì những lý do đó, Tổng Thống James Madison (1809-1817) vị TT thứ tư của Mỹ, phải ký một đặc quyền 20 năm cho Second Bank of The United States vào năm 1816.

    Tổng Thống Andrew Jacksaon (1829-1837) vị T.T. thứ 7 của Mỹ phủ quyết dự luật của Quốc hội cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States. Ông viết:” Không có cái gì nguy hại cho sự tự do và độc lập của chúng ta hơn là khi mà hệ thống ngân hàng nằm trong tay của người ngoại quốc. Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, lấy tiền của dân ta, và bắt giữ cả ngàn công dân của chúng ta phải lệ thuộc, thì còn đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn là một thủy binh hay một quân đội của địch”. Nhưng ông cũng biết việc phủ quyết chỉ là bước đầu của cuộc chiến với ngân hàng nên Ông nói: “ Con quái vật của sự đồi bại mới bị chặn lại chứ chưa chết”. Ông ra lệnh cho Bộ trưởng Tài chính mới của ông chuyển hết tiền gửi của chính phủ từ Second US Bank qua các nhà bank của Tiểu Bang thì ông này từ chối không làm. Ông liền cách chức ông ta và bổ nhiệm một người khác. Ông này cũng từ chối không làm thì TT Jackson bổ nhiệm người thứ ba, ông này thi hành lệnh nên T.T. Jackson vui mừng mà nói: “ Tôi đã trói được con quái vật rồi” Nhưng các ông chủ Ngân hàng, vận động được các Ngân hàng Tiểu bang không chấp thuận người được Tổng Thống bổ nhiệm và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc siết chặt cung tiền, để tạo ra giảm phát bằng cách thu hồi các khoản nợ cũ và không cho vay thêm các khoản vay mới, điều này đã tạo nên một sự hoảng loạn tài chính xảy ra trong dân chúng. Lúc này báo chí lại đổ tội vào đầu Tổng Thống Jackson. Nhưng may thay ông Thống đốc của Pennsylvania (là nơi có trụ sở của ngân hàng, một dạng như Thống đốc ngân hàng) xuất hiện để ủng hộ TT Jackson và phê bình các ngân hàng rất gắt gao và kế hoạch làm lũng đọan kinh tế của ngân hàng bị phơi bày trước công chúng.

    Cho nên đến tháng 4- 1834 Hạ Viện với 134 phiếu thuận và 82 phiếu chống, đã hủy bỏ việc tái đặc quyền cho Second U.S.Bank. Đến tháng 1- 1835 thì TT Jackson trả được hết các nợ của chính phủ. Ngày 30-1- 1835, khi TT Jackson đến Capitol để dự tang lễ của Warren R. Davis thì ông bị mưu sát bởi một tên thợ sơn “điên”(?) núp trong một căn nhà cách ông có sáu feet bắn hai phát đều trật. Sau khi TT Jackson đóng cửa Ngân hàng trung ương (Central Bank) thì tiền giấy được dùng là những tờ phiếu ngân hàng (banknotes) của các ngân hàng tư nhân ở các Tiểu Bang, họ hứa sẽ trả lại bằng vàng hay bạc chứ không phải là tiền của quốc gia, tức là tiền đúc (coin) hay bất kỳ loại tiền gì khác do Chính phủ phát hành. Việc này gần như là một hình thức tái bản của cái tổ chức mà Jackson đã bỏ công sức để đập tan nó, thậm chí ông cũng đã mất mạng vì nó.(*)
    Thứ ba:sau TT Jackson, ông tổng thống dám đánh vào cơ chế tiền tệ này là TT Abraham Lincoln (1861-1865), vị TT thứ 16 của Mỹ. Ngay sau khi ông đắc cử và trước khi ông nhậm chức thì Nội Chiến Nam-Bắc bùng nổ (1860) vì vấn đề “Nô lệ”. Các ngân hàng của miền Đông đề nghị cho chính phủ vay $150 triệu với lãi suất quá lớn, từ 24 tới 26%. TT Lincoln từ chối và quyết định chính phủ sẽ in tiền lấy. Tiền in ra có tên chính thức là “United Note’, tiền được quan niệm không phải là một giấy nợ (IOU) với cam kết trả lại bằng vàng hay bạc, mà là một tờ giấy chứng nhận công lao cho xã hội. Công lao sản xuất từ lúa gạo, trái cây cho tới vải và vật dụng, công lao dịch vụ từ thợ đến giám đốc, công lao bảo vệ an ninh trật tự, và gìn giữ đất nước, từ cảnh sát đến lính và sĩ quan trong quân đội, công lao điều khiển bộ máy cai trị, từ thư ký đến giám đốc đến nguyên thủ quốc gia. Lãnh lương là lãnh giấy chứng nhận công lao, mua thức ăn đồ dùng là trao giấy chứng nhận công lao của mình để nhận lấy món hàng được sản xuất với công lao tương đương của người bán. (Cái này nếu so sánh với cơ chế hoạt động của xã hội CNCS mà Mark có vạch ra thì các bạn sẽ thấy chúng gần như là phiên bản của nhau, công sức lao động của mỗi người sẽ được ghi nhận vào trong một tờ phiếu và đem ra dùng khi có nhu cầu).

    Vì tiền được in ra vừa đúng nhu cầu của dân, cho dân, và vì dân, hoàn toàn không phải vì một mối tư lợi nào khác (cũng giống như thời TT Benjamin Franklin) TT Lincoln đã điều hành nước Mỹ với những công lao vĩ đại như: xây dựng và trang bị một quân đội lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, biến Hoa-kỳ thành một nước công nghiệp khổng lồ, công nghiệp thép được thành lập, một hệ thống xe lửa xuyên lục-địa được xây dựng, Bộ Nông nghiệp được thành lập để thúc đẩy việc chế tạo máy và dụng cụ làm ruộng rẻ tiền, một hệ thống đại học miễn phí được thành lập, lập ra những bộ máy hành chính cho các vùng Miền Tây, tăng năng suất lao động lên từ 50 đến 75 %. Tất cả những việc ấy thực hiện được là nhờ có một việc rất đơn giản là chính phủ phát hành tiền. Tức là con quái vật đã bị T.T.Lincoln vô hiệu hóa.

    Nhưng đến ngày 14-4-1865, thì một kịch sĩ tên là John Wilkes Booth ám sát TT Lincoln trong lúc ông đang xem tuồng hát Our American Cousin trong rạp hát Ford’s Theatre ở Washington(?). Thế là con quái vật tiền tệ lại có cơ hội trở lại lại. Và nó trở lại thật, vì dân vẫn thích có tiền vàng (đơn giản vì sức hấp dẫn của vàng) nên tiền United Note mất giá dần dần đối với đồng tiền dollar vàng - các ngân hàng (lúc này đã được tự do *) phát hành banknotes bảo đảm trả lại bằng vàng. Dân chúng tin nên dùng những banknotes đó như tiền thật, và cho tới năm 1913 thì một tổ chức (phiên bản) mới xuất hiện nhờ luật Federal Reserve Act 1913. Phiên bản mới này không gì khác chính là FED.

    Vấn đề thứ tư:vì năm 1907 xẩy ra một cuộc “Khủng hoảng Tài Chính” nên năm 1908 TT Theodore Roosevelt (1901-1909), vị TT thứ 26 của Mỹ, cho thành lập Ủy ban tiền tệ Quốc gia - National Monetary Commission để chỉnh đốn vấn đề tài chính. Chủ tịch của Ủy ban đó là Nghị sĩ Nelson Aldrich (bên ngoại của David Rockefeller Sr). Ông Aldrich dẫn cả Ủy ban sang châu Âu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Rồi khi trở về, ông lập lên - hoàn toàn bí mật - một nhóm bị gọi là “The First Name Club” vì cấm triệt để không được nhắc tới Last Name để cho đầy tớ và người làm, dù có nghe trộm được cũng không biết là ai, để nói lại cho người ngoài và báo chí biết là có những ai (các bạn chú ý tới tên của người Mỹ, tên trước họ sau, và họ xem trọng họ hơn tên, khi bị gọi bằng họ thì dễ bị phát hiện hơn là tên, và theo thông thường người Mỹ cũng gọi nhau bằng họ, trừ trường hợp thân mật). Nhóm đó gồm có một số người được chọn lọc rất cẩn thận trong giới tài chính và ngân hàng. Trong số đó người sẽ đóng vai quan trọng nhất là Ông Paul Warburg (1868-1932) người gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1904, nhập tịch Mỹ năm 1911, và là thành viên của ngân hàng Kuhn, Loeb and Company Bankers ở New york (thuộc vào tài sản của Rothschild - các bạn có thể tìm thêm thông tin về Gia tộc Rothschild này, một gia tộc quyền lực vào bậc nhất trong hệ thống tài chính châu Âu). “First Name Club” được triệu tập đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, họp trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ thống nhà bank và luật pháp tiền tệ sẽ trình cho Quốc hội. Dự luật này có rất nhiều cái đặc biệt. Trước hết là cái tên: vì dân đã quá ghét (xuất phát từ lần bị vạch mặt âm mưu lần trước) nên phải tránh cho kỳ được cụm từ Central Bank, rồi phải làm sao cho dân tưởng rằng cơ quan này là của chính phủ, do nhân viên chánh phủ điều khiển vì vậy mà có danh từ “Federal” và “Reserve“ và có Hội đồng quản trị mà ông chủ tịch là do TT bổ nhiệm, trong đó có hai nhân viên chánh phủ, mà trong thực tế thì Hội đồng không điều khiển được chánh sách của cơ quan này.

    Trong thực tế thì tiền do cơ quan này – FED phát hành hoàn toàn là do FED điều khiển, FED và hệ thống các ngân hàng của nó có thể tự ý thổi phồng – rút xẹp khoản tiền mà nó phát hành ra. Thực tế CP muốn có được một khoản tiền nhất định phải đem thu nhập từ thuế của người dân ra thế chấp để FED in ra số tiền tương ứng (thực tế là khoản thu nhập từ thuế của người dân không mang tính chắc chắn như thế chấp tài sản có giá khác, vô tình (hoặc là cố tình) FED đã tạo ra một số tiền từ chỗ không có gì cả) và khi đem số tiền đó ra thị trường tiền tệ thì qua hệ thống ngân hàng và phương thức tạo tiền của chúng số tiền đó được nhân lên gấp 10 lần (thường thì tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%). Điểm nguy hiểm là người dân muốn có được số tiền đó để phục vụ cho mục đích thanh toán thì phải bỏ công sức (*) và hàng hóa có giá trị khác (như vàng, bạc, đá quý…) để có được tiền, nếu chẳng may (*) có điều gì đó làm cho đồng tiền đó xuống giá thì người dân sẽ mất không một khoản giá trị đã bỏ ra để sở hữu tiền. Ví dụ, để có được 1000 USD cho chi tiêu người ta cần tạo ra được một giá trị tương đương với giá trị của 1 ounce vàng, khi khủng hoảng xảy ra, có nhiều phương thức xảy ra khủng hoảng nhưng xét một trong số đó – là lạm phát do dư cung tiền, thì tiền trở nên mất giá, 1000 USD khi trước người dân bỏ ra 1 ounce để có được thì đến giờ chỉ lấy lại được 0.9 ounce vàng, giá trị của 0.1 ounce đó đi đâu ? Đơn giản là chui vào túi của những tên trùm điều hành FED.

    Tiếp tục với dự luật do The first name dự thảo, khi dự luật được trình lên Quốc hội, tiếng nói phản đối gần như rất yếu ớt, như ở Hạ Viện, Charles Lindbergh Sr. (bố của phi công trứ danh Lindbergh) nói:” Luật tạo ra FED là một cái luật tệ hại nhất của mọi thời đại, Hệ thống tài chính đã bị lật lại - cho một nhóm người chỉ có biết lợi dụng Hệ thống - cho tư nhân, được hướng dẫn về mục tiêu duy nhất là lấy cho được những cái lợi tối đa từ việc sử dụng tiền của người khác “. Và cũng còn một số dân biểu và nghị sĩ khác nữa la làng lên nhưng họ không đủ để đánh bại số dân biểu và nghị sĩ đã bị mua chuộc, đúng như lời của một người trong nhóm Rothschild ở London nói với một hội viên của Ngân hàng Dự trữ New York ngày 25-6-1863 rằng: “Số nhỏ người hiểu cái hệ thống là gì, thì, hoặc là vì thấy có lợi cho mình, hoặc là vì đã tùy thuộc vào những ân huệ đang được hưởng, nên sẽ không có sự chống đối từ những hạng người đó. Còn nhóm đa số người không có đủ trí khôn để hiểu, họ sẽ chịu cái gánh nặng mà không than phiền”

    Bởi vậy cho nên ngày 18-9-1913, dự luật được Hạ Viện chấp thuận với 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống, rồi lên Thượng Viện thì ngày 19-12-1913, dự luật được chấp thuận với nhiều sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Đến đây lại có một việc lạ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là trong cái bản văn của dự luật ở Hạ Viện có tới 40 điểm mà Thượng Viên không đồng ý nên đã sửa lại. Do đó sau khi Thượng Viên biểu quyết, hai Viện phải ngồi chung lại để sửa lại sao cho cả hai bên đều đồng ý. Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một tuần. Vì thế mà ngày Thứ Hai - 22-12-1913 dự luật được biểu quyết ở Hạ Viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu chống rồi cùng ngày, sang Thượng Viện được chấp thuận luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Và TT.Woodrow Wilson (1913-1921), vị TTthứ 28 của Mỹ ký thành Luật ngày hôm sau - Thứ Ba ngày 23-12-1913.

    Tất cả những việc ấy xẩy ra một cách hết sức mau lẹ và trái ngược với tục lệ và truyền thống của Quốc Hội cũng như Chính Phủ Mỹ, đó là không bao giờ Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) thảo luận và biểu quyết một Dự Luật vào lúc gần Noel, nhằm để cho Quốc hội nghỉ phép (thường là kể từ 15, 17 Dec.) ; các Nghị Sĩ và Dân Biểu về quê của mình ăn mừng Lế Giáng sinh và mừng năm mới, cũng như không bao giờ Chính Phủ ký một Đạo Luật vào Noel để cho TT về nhà riêng của mình ăn mừng Giáng sinh và năm mới. Thế mà kỳ này Thượng Viện họp lại, thảo luận, và biểu quyết ngày Thứ Sáu 19/12 Rồi cả hai viện làm việc với nhau vào ngày 20-21/12, để ngày Thứ Hai 22/12 cả hai viện, họp lại, thảo luận và biểu quyết dự luật, và ngày Thứ Ba 23 Dec. T.T. ký thành Luật. Tất cả nhanh gọn chưa đầy một tuần đối với một dựt luật quan trọng như vậy.

    Ông Lindbergh nói ở Hạ Viện: “Dự luật này thành lập cái “trust – một dạng tổ chức độc quyền” khổng lồ nhất trên thế giới. Khi mà TT ký cái dự luật này (thành Luật), thì cái chính phủ vô hình của thế lực Tiền tệ mà nó tạo ra sẽ được hợp pháp hóa. Dân chúng có thể không biết chuyện đó ngay, nhưng mà rồi sự biết được chuyện chỉ được dời lại vài năm sau mà thôi”. Trong lúc đó thì báo chí (đương nhiên đã bị thao túng) thì ca tụng hết lời. Báo New York Times viết bằng chữ lớn ở trang đầu: “Tổng Thống Wilson ký Dự Luật Tiền Tệ, sự phồn thịnh được tự do và sẽ giúp mọi giai cấp.“

    Tuy nhiên sẽ còn thiếu sót nếu không đề cập tới một nười anh em song sinh với cái dự luật này, cũng nhằm giải quyết thắc của một số người về khoản nợ ngày một lớn của Chính phủ Mỹ với FED. Đó là sự sửa đổi Hiến pháp cho phép Chính phủ đánh thuế thu nhập vào người dân để trả khoản tiền nợ đó. Lúc đó văn bản của Bản sửa đổi chỉ có một trang giấy và nguyên Bộ Luật về thuế má chỉ có 14 trang mà bây giờ thì nó dày đến 17.000 trang, cũng như nợ của chánh phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho tới bây giờ là $8.5 trillion. Cần chú ý là trước 1913 người dân chỉ phải đóng thuế thu nhập cho tiểu bang của mình mà thôi. Và khi mà đã được tái sinh một lần nữa, con quái vật tiền tệ này lại âm thầm hút tiền từ những người dân sinh sống trên đất Mỹ ; những sự kiện nhỏ không được báo chí đề cập đến nhiều, bởi vì nhắc đến chuyện này ở Mỹ gần như là điều cấm kỵ, các học giả chỉ có thể ngầm hiểu với nhau mà thôi còn báo chí thì đã bị chi phối hoàn toàn. Cuộc Đại suy thoái 1930 được nghi ngờ là do chính con quái vật – FED này tạo ra, như Giáo sư Milton Friedman – Nobel Kinh tế đã viết “Nhất định là FED đã gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng vì rút lại một phần ba (1/3) số tiền đang lưu hành từ năm 1929 tới năm 1930”. Còn ông Louis T. McFadden Chủ tịch The House Banking and Currency Commttee, thì nói: “Cuộc khủng hoảng không phải là bất ngờ ngẫu nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận … Những chủ ngân hàng quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng để rồi họ có thể trở thành những kẻ ra lệnh cho tất cả chúng ta”.

    Và rồi kể từ đó không còn vị TT nào dám đụng đến con quái vật này nữa, trừ TT John F. Kennedy, (1961-1963) vị TT thứ 35 của Mỹ. Ngày 4-6-1963 TT Kennedy ký một Pháp Lệnh số 11110 cho phép Chính phủ phát hành tiền mà không phải qua FED bằng cách cho phép Bộ Tài Chính phát hành những tờ giấy chứng nhận bạc đối với mọi thoi bạc, bạc, hay là mọi dollar dựa trên bản vị bạc của Bộ. Nghĩa là một khi Bộ Tài Chính có trong kho một ounce bạc nào, thì Bộ có quyền phát hành ra một giấy bạc để lưu hành trong nền kinh tế. Như vậy T.T.Kennedy đã tung ra $4.3 tỷ dollars cho lưu hành, điều này làm cho FED bank New York sẽ phá sản ( đây là Ngân hàng nắm 52% cổ phần của FED, và là Ngân hàng chủ chốt), vì dân chúng biết rằng các giấy chứng nhận bạc của Chính Phủ được bạc yểm trợ còn giấy bạc của FED (Federal Reserve Notes) không có cái gì yểm trợ hết, vốn dĩ FED tạo ra tiền từ không có gì, lệnh số 11110 nói trên còn giúp chính phủ trả hết nợ của mình mà không phải qua FED để trả tiền lời. Tức là trên thực tế Lệnh số 11110 cho Chính phủ Liên Bang quyền tạo ra tiền của mình có bạc yểm trợ, đúng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ đã đề cập trước đây. Năm tháng sau, ngày 22-11-1963, TT Kennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và tên này hai ngày sau bị Jack Ruby giết chết trong Sở Cảnh sát Dallas.

    Đến phần cuối này tôi chỉ xin phép nhắc lại lời của Nathan Rothschild năm 1838: “Để cho tôi phát hành và kiểm soát tiền của một quốc gia, thì tôi cóc cần biết ai viết luật pháp”, và tôi cũng xin phép nhắc lại số phận của những vị Tổng Thống đã có gan dám đối mặt với con Quái vật tiền tệ - FED: TT Andrew Jackson, TT Abraham Lincoln và TT John F.Kennedy, cả ba đều bị ám sát. Hợp chủng quốc Hoa kỳ được xem là nơi tự do nhất thế giới nhưng tự do gì đi chăng nữa thì vẫn có những sự thật không được phép tiết lộ. Thử tưởng tượng người dân Mỹ sẽ như thế nào nếu biết hàng ngày họ làm việc cật lực để đóng thuế không phải cho Chính phủ Mỹ mà là cho một nhóm những cá nhân. Nước Mỹ còn nhiều những bí mật khó hiểu khác nữa mà chúng ta liệu có biết được không còn là một câu hỏi./

    P/S:bài này của bạn em viết đọc thấy hay hay nên share cho mấy bác kham khảo:sun:
     
    :
  2. David-Duc

    David-Duc n00b...newbie ?

    Bài viết:
    789
    Nơi ở:
    Saigon
    Dốt...........lần 2.
    Mình chỉ biết nói như vậy.
     
  3. russiaquoc

    russiaquoc YoungPioneer

    Bài viết:
    421
    Nơi ở:
    PC14,PC15 You welcome!
    Dẫn chứng please!!!:bun:
     
  4. lazy2002

    lazy2002 Già quá òi ...

    Bài viết:
    445
    Dốt lần 3...:godau:
     
  5. osiric

    osiric Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,445
    Dốt thì dựa cột mà nghe
    Nói nhảm tao quoánh chít giờ:ak:
     
  6. navasious

    navasious Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,966
    các bác bình tỉnh chứ tội nghiệp em nó còn nhỏ mừ
     
  7. russiaquoc

    russiaquoc YoungPioneer

    Bài viết:
    421
    Nơi ở:
    PC14,PC15 You welcome!
    Mấy bác cứ nói là bài này dở thế mấy bác thử phản biện bài này xem,tìm ra điểm bất hợp lí coi nào ?:sun:Người ta có câu là "Nói có sách,mách có chứng" mấy bác nói người viết bài này ngu thế mấy bác chỉ chỗ ngu xem:sun:
     
  8. cùi bép

    cùi bép New Member

    Bài viết:
    216
    hic viết nhìu quá :lemat:=>> lười đọc :leluoi:
    bác chủ thớt tóm gọn nội dung cho e hiểu đc ko :sun:
     
  9. russiaquoc

    russiaquoc YoungPioneer

    Bài viết:
    421
    Nơi ở:
    PC14,PC15 You welcome!
    Hoạt động của FED là: Chính Phủ(CP) cần tiền, mượn tiền FED, FED với danh nghĩa CP in "tiền", thực chất là một loại giấy nợ mà con nợ là CP, "tiền" ấy không được đảm bảo bằng hiện vật như vàng bạc, mà là uy tín của CP. Tiền ấy đưa ra thị trường và nhờ đó tạo ra giá trị vật chất, hay đúng hơn, người dân tạo ra của cải để thu về những tờ giấy nợ chỉ đc đảm bảo bằng uy tín. Vậy là nhờ vào uy tín của chính phủ mà FED (và những ông trùm của nó) đã có thể chi phối toàn bộ đất nước.Những ai muốn ngăn cản quyền lực của FED đều bị tiêu diệt(TT Andrew Jackson, TT Abraham Lincoln và TT John F.Kennedy, cả ba đều bị ám sát)
     
  10. David-Duc

    David-Duc n00b...newbie ?

    Bài viết:
    789
    Nơi ở:
    Saigon
    Dốt lần 3 =)), hài không thể tưởng :beo:.
     

Chia sẻ trang này