Công nghệ truyền dẫn cáp quang FTTx với tốc độ tải lên (upload) và tải xuống download cao, ổn định đang có cơ hội thay thế ADSL và chiếm lĩnh thị trường Internet băng rộng. Năm 1997 đánh dấu bước tiến vượt bậc của nước ta khi đường truyền Internet dial up (quay số) chính thức đến với người dân. Với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão, chỉ sau 6 năm, người dùng Việt Nam đã được có thể kết nối Internet tốc độ cao ADSL và chỉ thêm 3 năm nữa để trải nghiệm dịch vụ băng thông rộng cáp quang (FTTx) “siêu tốc độ”. Với những tiên bộ công nghệ và giá thành đầu tư, các chuyên gia viễn thông nhận bây giờ là thời điểm FTTx dần thay thế ADSL và chiếm lĩnh thị trường. Xu hướng tất yếu FTTx có bốn dạng: cáp quang tới giao điểm - FTTN (Fiber To The Node); cáp quang tới tủ thiết bị - FTTC (Fiber To The Curb); cáp quang tới tòa nhà - FTTB (Fiber To The Building); cáp quang tới tận nhà - FTTH (Fiber To The Home). Tại Việt Nam, FPT Telecom “lĩnh ấn mở đường” thị trường FTTx bằng việc thử nghiệm công nghệ từ tháng 12-2006, sau đó là VNPT, Viettel. Theo đánh giá của Thạc sĩ Hoàng Anh Tuấn, (GĐ Dự án Điện tử Viễn thông, Công ty TECAPRO, viện KHCN Quân sự - Bộ Quốc Phòng), trong 4 dạng FTTx, chỉ FTTH là hoàn chỉnh nhất công nghệ, tiêu chuẩn quốc tế và tối ưu tiện ích cho người dùng. Ở Việt Nam, Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (thuộc Tập đoàn CMC) đã cung cấp dịch vụ FTTx với công nghệ FTTH - GPON hoàn chỉnh, có tốc độ lên tới 2,5 Gbps (gấp khoảng 200 lần ADSL), hỗ trợ đa dịch vụ như dữ liệu (data), thoại, hình ảnh... đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp và cả người dùng hộ gia đình. Đánh giá về xu hướng phát triển Internet mạng dây dẫn hội tụ, thạc sĩ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, hiện FTTx chủ yếu hướng tới các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp bởi giá cước cao vẫn còn là rào cản lớn lớn đối với người dùng cá nhân, hộ gia đình. Hiện nay, giá cước các đường truyền FTTx thông thường có thể dưới 1 triệu đồng/tháng, nhưng internet cáp quang chuẩn (tức FTTH - GPON) thì lên 1,5 đến 30 triệu đồng/tháng (tùy theo tốc độ). Tuy nhiên thời điểm hiện tại và tương lai gần, yếu tố giá cả sẽ không còn là vấn đề quá lớn bởi các nhà mạng sẽ nhanh chóng hoàn thiện công nghệ, hạ giá thành xuống thấp hơn để khuyến khích người dùng ADSL chuyển qua. Ngoài ra, khi các dịch vụ nội dung “ngốn băng thông” như: HD TV (truyền hình độ nét cao), IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera... ngày càng thịnh hành, đòi hỏi tốc độ đường truyền cao, thì chỉ duy nhất FTTH mới có thể đáp ứng. Trong xu thế phát triển của các dịch vụ truyền hình, nội dung số… bùng nổ trên toàn thế giới, FTTH thay thế đường truyền ADSL cũng sẽ là tất yếu, như cách ADSL đã làm với dịch vụ internet dial up chậm chạp trước đây. ISP cùng chạy đua Theo số liệu mới nhất của Telecomasia.net, mới chỉ hơn 7% doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng internet cáp quang, vẫn còn ít nhất 300.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ gia đình – thị trường quá rộng mở, đầy tiềm năng mà nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet (ISP) nào đủ tâm, đủ tầm và nhanh chân sẽ chiếm lĩnh. Do đó, càng về cuối năm 2010, các nhà cung cấp (ISP) càng gấp rút chạy đua, đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng: VNPT, FPT Telecom, Viettel… đều liên tục nâng cấp băng thông, đẩy mạnh giảm giá hoặc miễn phí lắp đặt, giảm giá cước thuê bao… Người dùng Internet Việt Nam từ các công ty, nhà hàng, khách sạn… đến các hộ gia đình đang có rất nhiều thuận lợi để nâng cấp được truyền ADLS tốc độ cao lên FTTH “siêu tốc độ” với chi phí hợp lý. Có thế mạnh về công nghệ (sử dụng đồng bộ 100% cáp quang trên nền công nghệ Gpon tiên tiến nhất thế giới), CMC TI có thể dễ dàng đưa ra các hình thức khuyến mại, giảm giá mà vẫn đảm bảo phát triển doanh thu. Chỉ chưa đầy 1 năm qua, ISP này đã có những bước tiến dài: CMC Telecom Group đầu tư hơn 200 tỉ đồng xây dựng hạ tầng viễn thông – Internet cáp quang tại Khu công nghệ cao TP.HCM vào tháng 1- 2010; tung gói cước GigaNet với tốc độ cao nhất lên đến 2.5GB, kết nối hai chiều từ 24 Mbps tới 480 Mbps (tốc độ cao nhất trên thị trường) vào tháng 4 - 2010; tung ra chương trình giảm giá tới 35% cước phí thuê bao FTTH ngay từ bây giờ (giới hạn tới hết năm 2010)… Nhiều người cho rằng CMC TI đang đi một bước đi mạo hiểm khi hướng mạnh tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Và trước những bước chạy mạnh mẽ của kẻ “sinh sau đẻ muộn” này, chắc chắn các ISP đã có những chiến lược cụ thể cho cuộc đua gấp gáp đang bắt đầu hình thành. Cuộc đua mới ở giai đoạn đầu. Có thể khẳng định, ISP nào chinh phục được khách hàng nhờ chất lượng đường truyền (giá cước cơ bản tương đương nhau) ổn định, mạnh mẽ, chế độ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và tận tâm thì ISP đó sẽ giành chiến thắng. Hiện nay, trên thế giới, các nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… đã sử dụng rộng rãi đường truyền Internet cáp quang trên nền Gpon (Gigabits Passive Optical Network). Do không bị ảnh hưởng bởi từ trường, nhiễu điện từ nên chất lượng truyền dẫn của mạng FTTH ổn định, không bị suy hao tín hiệu, tốc độ download có thể nâng lên tới 10Gb/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (20Mb/giây). Nói về thị trường FTTH, ông Nguyễn Đức Thành, TGĐ CMC TI tin tưởng, trong thời đại ngày nay, nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ thông tin, giải trí của người dân ngày càng lớn, đòi hỏi phải có đường truyền băng thông lớn, ổn định... Do đó, FTTH sẽ dần thay thế ADSL, bởi chỉ FTTH mới đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm, với tốc độ, chất lượng cao, ổn định... CMC-TI cung cấp gói GigaNet có tới 4 lựa chọn (GigaNet Speed 1, 2, 3 và GigaNet Bmax), kèm theo các chính sách khuyến mãi: tặng đến 46 triệu đồng/năm (GigaNet Speed 4 trả sau 12 tháng); tặng từ 16 triệu đến 207 triệu đồng/năm (từ GigaNet Speed 1 đến GigaNet Bmax trả sau 12 tháng); tặng ngay các doanh nghiệp, tòa nhà, người dùng cá nhân USB Internet 3G, cước phí 75 ngày đầu tiên, Router, thẻ VIP ưu đãi… ngay khi hòa mạng. Thêm nữa, ISP này cũng miễn phí lắp đặt hoàn toàn cho thuê bao mới. Theo ICTnews
không tin tưởng là có cáp quang rồi thì mấy ổng tăng được chất lượng mạng, vấn đề là ở thằng cung cấp dịch vụ chứ không phải ở mạng vì VN vẫn chưa tận dụng hết khả năng của công nghệ củ,đưa công nghệ mới vô mà thằng cấp dịch vụ nó chặn lại thì cũng khác quái gì
máy chú nhà mạng lúc mới ra cứ hô hào quảng cáo cho lắm vào,lúc đầu chất lượng con được,nhưng nhiều người nhiều tiền rồi là dek quan tâm,chơi đểu như 3G vậy:ak::ak: