Update bios MB với người ko rành thì nguy hiểm lém, ở saigon mún update thì dem ra amtech Máy bạn sài PSU noname nên đừng nghĩ tới chuyện OC dễ chết cả dàn Việc đầu tiên cần nghĩ tới là thay PSU công suất thật rùi mới tính tới mấy cái khác
bro search trong box soft for OC tìm rivatuner, MSI afterburner hoặc Nvidia inspecto, đây là các soft dùng cho oc VGA, xài 3Dmark vantage để bench xem hiệu năng của VGA, OC VGA bằng cách tăng memory tìm gới hạn xung memory rồi trả về DF tăng share để tìm xung core, có 2 thứ này rồi thì oc xem như xong,muốn oc cpu thì phiền hơn tí, bro nên tham khảo các bài viết để tìm hiểu thêm
em đang tính nâng cấp PSU thành cục này, của CM, các bác cho em ý kiến với, em tính chi tầm 1tr8 cho cục PSU.... NGUỒN >> Cooler Master >> Cooler Master eXtreme Power 600W
Mua cục này ngon hơn nè POWER EPSILON 600W có active PFC giá cũng ngang ngửa http://nova.com.vn/product-detail.aspx?ProductId=2036 Con CM exteme 600w đó ko có active PFC Mà cấu hình máy bạn giữ như cũ chỉ nâng CPU thành E5200, có nâng RAM, VGA lên ko ---- chỉ nâng CPU lên thì ko cần tới PSU cao như thế
dạ máy em hiện chạy win XP SP3, ram hình như chỉ hỗ trợ 3,5gb hay sao ấy (em đã cắm 3gb), còn VGA chắc vẫn giữ nguyên....Tại em tính mua cục nguồn dư dư 1 chút, mốt có nâng cấp máy thì sàng qua xài.....Còn Active PFC là gì vậy anh mod, có quan trọng lắm hem....
Tạm hiểu như sau : PFC cho phép việc cung cấp điện đạt hiệu quả sử dụng cao. Có hai loại PFC chính là Active PFC và Passive PFC. Tất cả các bộ nguồn được sản xuất vào hiện tại đều thuộc một trong hai loại này. Có hai kiểu PFC :Active PFC và Passive PFC: - Kiểu Active PFC được ưa chuộng nhất cho hiệu suất cao nhất. Xét về lí thuyết có thể đạt tới 95%. Kiểu Active PFC dùng mạch điện để điều chỉnh hệ số công suất. Nó cho phép dải điện áp đầu vào rộng. Điều này khiến cho Active PFC được thiết kế phức tạp hơn và đắt tiền hơn. Thông thường, mạch Active PFC làm việc với các bóng bán dẫn kiểu p và n có chứa các hạt tải điện thừa/thiếu electron (gọi là hạt tải điện âm và lỗ trống - dương ). - Kiểu Passive PFC dùng lọc điện áp với công suất thấp hơn. Passive PFC bị ảnh hưởng khi mức điện áp đầu vào thay đổi nhiều. Passive PFC yêu cầu điện áp đầu vào xoay chiều thiết lập bằng tay. Ví dụ mức khoá 100-110V hoặc 210-230V. Chúng ta tạm thời thông qua công thức sau: PF=truepower/totalpower PF: 1 tỷ số không có đơn vị thể hiện chất lượng của bộ nguồn truepower: công suất thật (W) totalpower: công suất trên lý thuyết (W) Hãy làm 1 so sánh nhỏ: PSU không có PFC tỷ số PF rất thấp ~ 0.6 (true power thấp) PSU trang bị PASSIVE PFC PF là ~ 0.75 - 0.85 PSU trang bị ACTIVE PFC có PF tuyệt vời 0.98 ~ 1 (true power cao nhất) Xin đừng nhầm lẫn giữa Hiệu suất và tỷ số PF nêu trên, bời vì 1 PSU có active PFC (true power rất lớn) nhưng hiệu suất vẫn <80% nh =""> điện đầu vào của PSU cao hơn dẫn đến hiệu suất không cao) Hay nói cách khác 1 PSU ACTIVE PFC cho bạn 1 true power "hùng mạnh" và cũng sử dụng nhiều điện hơn để vận hành. Tóm lại nếu PSU của mình có active PFC thì bạn có thể tin tưởng rằng PSU của bạn cho ra dòng điện rất tốt, công suất lớn, ổn định. Đây có thể là lý do chính để bạn quyết định đầu tư cho 1 PSU có active PFC. Nói chung là nếu có tiền thì nên mua PSU có trang bị active PFC, còn ít tiền hơn chút thì PASSIVE PFC cũng ko sao