gaming monitor

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged gaming monitor.

  1. fachungthuy
    Xin chào mọi người, em không thể nào giấu được sự sung sướng của mình trong khoảng vài ngày mới đây. Sở dĩ là do em sắp bị “trường đuổi” rồi ạ. Nhân tiện cái vui nó chưa hết em dành luôn tiền mua con màn hình về để chơi battlefield cho đã =))))))))) [IMG] Xin giới thiệu với các bác, chiến binh ASUS MG278Q. Em nó sở hữu một “bộ cánh” thật là “không thể nào tin được” - “thật là quá tuyệt vời”!!! Ấn tượng đầu tiên của em là nó không có kiểu đen đỏ như mấy kiểu chơi game thường thấy của các hãng, lần này lại là màu xanh, màu xanh mà theo trong clip ca nhạc “Chuyện tình Maldives” nói là màu của nỗi buồn ấy :3 Buồn đâu không thấy chỉ thấy cái là em đang rất là phấn khích luôn ạ. [IMG] Khá nổi bật so với phần vỏ màu xanh là cái khung màu vàng có ghi độ phân giải của màn hình là WQHD 2560 x 1440, kế đó là tốc độ refresh là 144MHz, tốc độ khá là cao dùng để chơi game không bị giật. Phía dưới sẽ là những tính năng được hỗ trợ của màn hình như là vụ on-click visual optimization, eye care, thanh joystick điều khiển 5 chiều, tháo lắm nhanh chân đế, chân đế ergonomic 4 chiều rồi tiết kiệm năng lượng này nọ. Đặc biệt nhất của màn hình có lẽ là cái AMD FreeSync. Em nghĩ là em cũng sẽ mượn cái card AMD nào đó về test vụ FreeSync này coi như thế nào, vì trò game battlefield em chơi có hardware partner là AMD mà lị :v [IMG] Khui hộp ra thì đống dây nhợ bên trong khá là nhiều. Ta sẽ có 3 sợi cáp nguồn đủ các chuẩn như là UK, AU, EU. 1 sợi cáp USB để kết nối với các cổng USB trên màn hình. Về cáp tín hiệu trong hộp có 3 sợi là DisplayPort, HDMI và DVI. Về giấy tờ thì thì sẽ có tờ “ASUS VIP Member Notice” mà em cũng chả biết để làm gì nữa =)). Còn lại là đĩa CD và sách hướng dẫn Quickguide. [IMG][IMG][IMG] Em là em rất thích cái chân đế này, bề mặt vân của nó theo như ASUS công bố là lấy nguồn cảm hứng từ nền văn minh Mayan, nhìn cũng đẹp thật. Phía trước của phần trục xoay có một gạch nhỏ giúp ta có thể xác định được chính xác vị trí thẳng. [IMG][IMG] Phía sau trục chân đế có một bộ phận để cuốn dây vào trong giúp gọn gàng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Và ASUS cũng thật là kĩ tính khi có ảnh nhắc nhở không được sách máy bằng khung đó kẻo rơi rớt (thì ASUS không chịu trách nhiệm đâu =)))) ). [IMG] Thiết kế của màn hình theo em là sự lai tạo của dòng PB, PA với PG, phần trên sẽ là giống PB còn đế thì sẽ giống dòng PG. [IMG][IMG][IMG] Màn hình chính có thể nâng cao hoặc hạ xuống giống như những màn hình PA hay PB của ASUS. Và đúng là nó giống với PA, PB thật, đến phần trục phía sau để đỡ màn hình cũng y hệt. Tuy nhiên phần thông số trên trục này được ghi với font chữ khác và màu đỏ, có vẻ “hổ báo cáo chồn” hơn các máy của dòng PA hay PB. Và theo thông số đó thì màn hình có thể xoay qua lại mỗi bên 60 độ, thay đổi chiều cao được 15cm và xoay chiều màn hình 90 độ theo chiều kim đồng hồ, mặt màn hình có thể ngã ngữa ra 20 độ và cuối xuống 5 độ. Em thấy hầu như màn hình ASUS nào có thể xoay được đều như vậy cả. [IMG][IMG] Tiếp theo xin mời các bác chiêm ngưỡng các “lỗ” của em nó =)))))). Chúng ta sẽ có 1 cổng nguồn chính, bên kia sẽ là các cổng kết nối. Bao gồm 1 đầu jack 3.5 line in và 1 line out, 1 cổng DisplayPort, 2 cổng HDMI, DVI, cổng đầu USB out để nối với máy tính và 2 “lỗ” USB để cắm USB vào. Em thích kiểu gắn dây đi xuống như vậy vì sẽ hạn chế việc dây bị kéo xuống do trọng lực và có thể gây hỏng cổng kết nối, bù lại thì lúc cắm dây hơi khó khăn tí ạ :3 [IMG] Và cái “núm” này sẽ là chốt để gỡ màn hình ra khỏi chân đế, chỉ cần gạt qua rồi tháo ra là xong. Nhưng mà em phải công nhận một điều là kiểu chân đế kiểu này cầm màn hình đi ghê quá ạ, lỡ không đúng thế cái là nó xoay tùm lum rồi va đập tùm la nữa là mệt, chưa kể chuyện kẹt tay ngay chỗ rãnh trượt lên xuống trên chân đế nữa, đau không chịu được >"< [IMG] Và bây giờ là đến phần “cảm giác” đây, bề mặt sau của màn hình được phủ lớp vân nhám nên sẽ hạn chế được tình trạng đỗ mồ hôi tay. Nhìn cái “núm” đỏ ở trên khá là tiệp màu so với cái vòng màu đỏ ở dưới chân đế, với cái “núm” joystick này ta sẽ có thể điều khiểm toàn bộ màn hình OSD một cách dễ dàng, joystick này có 4 hướng trên dưới trái phải và 1 chiều nữa là khi nhấn vào, vậy là ta đã có “núm” joystick 5 chiều :v Được dùng joystick nghe kích thích quá ạ :3 (tâm sự của một thanh niên không có điều kiện sắm Playstation :-< ). Phần nút ở dưới được đặt cũng khá là thẩm mỹ, lại còn có các gờ xen kẽ nhau để có thể phân biệt được không gian của các nút, mấy nút không có gờ thì được làm lõm vô lúc để tay vào đã lắm ạ :v [IMG] Còn ảnh trên là mặt trước của màn hình ở vị trí các nút bấm OSD, nó sẽ tương ứng với vị trí của các nút ở phía sau, cái này chắc em không cần nói nhiều đâu nhỉ :v Chắc khui hộp đến thế thôi :v Em vào test game cái đã ạ :v về khả năng của nó đến đâu thì em sẽ cập nhật sau cho các bác nhé :v
    Chủ đề bởi: fachungthuy, 9/8/15, 16 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  2. lamnguyenzf
    Trên thị trường màn hình máy tính, đa phần chúng ta - những người dùng công nghệ đã quen với những màn hình LCD phẳng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên ở thời điểm này, khi cong là một xu thế đang dần phổ biến thì đã có rất nhiều nhà sản xuất màn hình nhanh chân bước chân vào thị trường màn hình cong mới mẻ. Và Samsung, một trong những hãng điện tử hàng đầu thế giới, tất nhiên không thể đứng ngoài cuộc chơi này. S27D590C, mẫu màn hình cong đầu tiên mở đầu cho dòng sản phẩm màn hình cong của Samsung được ra mắt hồi năm 2014 và đến bây giờ tôi mới có cơ hội được trên tay, đánh giá và cảm nhận nó khi mua lại con màn hình này từ tay một anh bạn trên hdvietnam. Vì đây là hàng cũ qua sử dụng và đã mất hộp đựng và sách hướng dẫn nên tôi xin mạn phép được mượn một số hình ảnh trên mạng như hộp đựng, phụ kiện,... để minh họa cho bài viết. Còn phần màn hình tất nhiên tôi sẽ không lấy ảnh trên mạng vì đã có sẵn hàng trên tay rồi. [IMG] Xin nói trước là tôi mua màn hình này về chủ yếu để chơi game vì thế phần góc nhìn, màu sắc sẽ là 2 yếu tố được tôi quan tâm đặc biệt. Lưu ý phần màu sắc tôi không có dụng cụ đo đạc màn hình nên phần này tôi sẽ có một số đánh giá mang tính chủ quan và cảm tính. Trước khi đi vào nội dung bài viết, các anh em tinhte cùng tôi khảo thử specs của S27D590C một chút: [IMG] Thông số màn hình cong Samsung S27D590C. Nguồn: Samsung. Điểm đầu tiên tôi không cảm thấy hài lòng ở bảng thông số trên là phần độ phân giải. S27D590C hỗ trợ độ phân giải tối đa chỉ là Full HD 1080p, quá thấp so với một màn hình có kích cỡ khá to 27'. Chưa kể với cái giá gốc được bán ra nằm trong khoảng 8-9 triệu đồng thì nếu tôi là người mua mới chắc chắn tôi sẽ expect S27D590C có độ phân giải ít nhất cũng phải là 2K (2560x1440). Điểm thứ hai ở màn hình là nó dùng tấm nền VA, tấm nền này được xem như là một giải pháp dung hòa lợi thế từ 2 tấm nền IPS (góc nhìn rộng) và TN (thời gian hồi đáp nhanh). Thông thường theo các đánh giá từ các trang web chuyên về màn hình như TFTCentral, GURU3D... thì họ có nói rằng chưa thấy tấm nền VA nào có khả năng như trên, kiểu như có mẫu màn VA góc thì có rộng nhưng thời gian hồi đáp không nhanh và ngược lại. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng với sản phẩm đầu tay về màn hình cong như S27D590C, Samsung có thể thành công trong việc khắc phục những mặt hạn chế của tấm nền VA trên mẫu màn hình này. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phần mở hộp chiếc màn hình cong S27D590C đến từ Samsung: [IMG] Hộp của màn hình này thiết kế hoàn toàn rất đơn giản với tông đen cùng tên mẫu màn hình nằm ở cạnh phải góc dưới và một câu slogan màn hình cong của Samsung ở phần trên của hộp. Thêm vào đó là hình ảnh đã render của S27D590C cho chúng ta những nhìn nhận đầu tiên về hình dáng của sản phẩm. Nguồn: 3Dnews.ru. [IMG] Phần phụ kiện của S27D590C bao gồm: 1 chân đế và khớp nối. 1 adapter nguồn và cáp nguồn. 4 sách hướng dẫn, giấy bảo hành… 1 dĩa driver chứa profile màu ICC profile của S27D590C. 1 cáp HDMI. 1 cáp nối ra loa 3.5mm. Nguồn: Prad.de. [IMG][IMG] Tôi đặc biệt phải khen ngợi Samsung về khoản thiết kế của S27D590C khi màn hình này sau khi lắp xong có thể tiết kiệm không gian bàn làm việc của tôi rất hiệu quả không như nhiều màn hình phẳng 27’ trước đó tôi đã dùng qua như ASUS VE278Q hay Dell U2715H. Ngoài ra, S27D590C nhìn theo hướng 3D có đường nét thiết kế rất sang chảnh và tinh tế như cái giá của nó vậy. Tuy nhiên điểm trừ cho thiết kế này là S27D590C không cho phép tôi xoay ngang trái phải mà chỉ có thể điều chỉnh nghiêng trước sau và góc nghiêng điều chỉnh được là từ -5* - 20*. [IMG][IMG] Ở góc chụp này, chúng ta có thể thấy rõ được độ cong khá mềm mại nhưng không quá trớn của S27D590C. Theo Samsung cho biết thì màn hình cong của họ sẽ khắc phục nhược điểm về góc nhìn hai phía trái và phải khi người dùng ngồi gần màn hình khi sử dụng màn hình phẳng. Cụ thể là khi dùng màn phẳng, nếu ngồi gần thì người dùng sẽ không có được góc nhìn tổng thể vì 2 phía trái phải sẽ bị mờ đi khi mắt người dùng tập trung vào chính diện màn hình. Màn hình cong sẽ giúp người dùng khắc phục nhược điểm đó do 2 phần màn hình trái phải đều được bo cong, giúp người dùng có được cái nhìn tổng thể hơn khi ngồi gần. Với game thủ thì đây quả là sự cải tiến đáng kể khi chuyển từ màn phẳng sang màn cong. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết còn thực tế thế nào thì phải thử mới biết được. [IMG] Điểm đáng chê nhất trong thiết kế của S27D590C lại nằm ở phần chân đế. Chân đế này thực sự là một thảm họa khiến tôi rất bức bối. Mỗi khi thao tác lên màn hình như điều chỉnh thông số hay đơn giản chỉ là điều chỉnh độ nghiêng màn hình thì S27D590C rung lắc rất dữ dội tạo cho tôi cảm giác không chắc chắn và an toàn trên chiếc màn hình này. [IMG] S27D590C có đường viền khá mỏng so với tiêu chuẩn màn hình và làm bằng chất liệu nhựa được sơn màu bạc khá sang chảnh. [IMG] Mặt sau của S27D590C, phần nửa trên chính giữa của nó sẽ có 4 mốc để treo tường chuẩn VESA, phần nửa dưới là khu vực cổng kết nối, khóa Kensington và joystick điều khiển. [IMG] Về phần cổng kết nối, S27D590C có các cổng sau: DisplayPort HDMI 2 jack âm thanh Out và In 3.5mm Dsub Cổng nguồn adapter [IMG] Để điều chỉnh thông số màn hình thì Samsung đã sử dụng joystick để thay thế dàn nút bấm nằm dưới cạnh màn hình truyền thống. Dùng joystick có ưu điểm là thao tác nhanh, gọn, dễ dàng và chính xác tuy nhiên joystick này rất yếu đuối nếu chúng ta mạnh tay sẽ dễ làm gãy joystick. [IMG] Bên dưới khu vực cổng kết nối về phía bên tay phải một chút là khóa Kensington dùng để chống trộm. Sau khi lắp xong màn hình thì tôi sẽ xem menu OSD của S27D590C có những gì, lưu ý là các menu này ý nghĩa của nó quá rõ ràng do đó phần này các bạn chỉ cần xem là hiểu: [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Thế là xong phần unbox và chúng ta sẽ đi vào phần thử nghiệm từ sơ bộ đến nâng cao trên chiếc màn cong S27D590C này. Đầu tiên tôi sẽ trả các thông số màn hình về mặc định và thử nghiệm các màu cơ bản trước: Đen, Trắng, Đỏ, Xanh lá, Xanh dương để xem thử S27D590C thể hiện các màu này như thế nào. [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Quả thực, nếu không có dụng cụ đo chuyên dụng thì rất khó có thể phán xét S27D590C thể hiện các màu cơ bản đúng hay sai, dù tôi cố gắng điều chỉnh máy chụp hình sao cho nó có thể ghi lại được màu sắc chính xác nhất xuất ra từ S27D590C. Vì thế, tôi chỉ có thể xem xét độ hở sáng khi test màu đen của S27D590C và chiếc màn hình này thể hiện màu đen rất tốt và cực ít các điểm hở sáng tập trung ở 4 góc của màn hình. Bây giờ tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm xem với tấm nền VA, S27D590C có góc nhìn tốt hay không? [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Do thừa hưởng lợi thế về góc nhìn từ tấm nền IPS, tấm nền VA thể hiện góc nhìn khá xuất sắc trên S27D590C. Hầu hết các góc đều cho tôi thấy rõ chi tiết hình ảnh xuất hiện trên màn hình dù màu sắc có hơi tái một chút do tấm nền này cũng thừa hưởng yếu điểm của tấm nền TN. Với 2 góc trên và dưới của màn hình do thiết kế của S27D590C cong về 2 bên trái phải nên hình ảnh sẽ bị biến dạng nếu nhìn theo chiều dọc. Do đó để có trải nghiệm màn hình tốt nhất trên S27D590C tôi buộc phải ngồi ở một góc mặt đối mặt với chính diện màn hình, nhưng tôi không cho đấy là điểm bất lợi vì thực tế khi sử dụng màn hình rất ít người nhìn màn hình từ 2 góc trên dưới. Cuối cùng tôi sẽ xem thử phần màu sắc hiển thị khi để wallpaper tĩnh và thời gian hồi đáp khi chơi game như thế nào? [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Nếu đã từng dùng qua các sản phẩm liên quan đến màn hình Samsung như điện thoại hay tablet thì anh em tinhte cũng không lạ với việc màu sắc của các thiết bị này luôn được Samsung tune lên để nịnh mắt người dùng. Và màn cong S27D590C cũng không thoát ra khỏi định hướng này của Samsung. Màu sắc thể hiện trên S27D590C rất sống động và nịnh mắt ngay cả khi tôi reset các thông số màu về mặc định chứ chưa đụng đến các profile màu trên menu OSD. Nếu sử dụng trong các mục đích giải trí đơn thuần thì không có gì đáng nói nhưng nếu anh em là dân thiết kế, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp cần độ chính xác màu sắc trên các dải màu thì rõ ràng S27D590C không phải là sự lựa chọn tốt trừ khi trong tay các anh em đang có dụng cụ cân chỉnh màu sắc của Spyder hay Lacie. Khi chơi game GTA V, dù sử dụng tấm nền VA và thời gian hồi đáp khá nhanh là 4ms nhưng S27D590C lâu lâu vẫn để lại vài điểm ghost hình khi tôi cho nhân vật trong game chạy xe với tốc độ cao (trong game có tính năng Motion Blur là một thông số làm mờ chuyển động mang tính làm đẹp nhưng khi test màn hình tôi đã tắt nó đi). Theo chế độ mặc định thì thời gian hồi đáp của màn hình đang được set ở mức Faster (ngoài Standard và Fastest), tôi cũng thử nốt Fastest nhưng kết quả vẫn vậy không có gì khả quan hơn. Có vẻ như chơi game trên S27D590C nếu không phải là những game hành động chậm thì nó có vẻ là một lựa chọn tồi. Dù sao thì khi sử dụng màn hình tích hợp tấm nền VA như S27D590C thì trong đầu tôi cũng xác định là rất khó để có được thời gian hồi đáp siêu nhanh như những màn hình dùng tấm nền TN, vì thế tôi cũng không có gì để mà phải tiếc nuối cả. Tạm kết Điểm cộng Màn hình có thiết kế cong cho góc nhìn về 2 bên trái phải khi ngồi gần là rất tốt. Trang bị tấm nền VA cho khả năng hiển thị hình ảnh ở các góc nhìn tốt và màu sắc có tái nhưng không mất chi tiết. Thiết kế sang trọng và tiết kiệm không gian nơi đặt. Có joystick điều chỉnh thông số màn hình. Màu sắc hiển thị ở chế độ mặc định rất nịnh mắt và đẹp. Có rất nhiều chế độ về màu trên menu OSD. Điểm trừ Giá đắt khi mua mới dù đã ra mắt từ năm 2014. Chỉ hỗ trợ độ phân giải tối đa là Full HD. Màn hình bị rung lắc nhiều khi thao tác. Không xoay ngang trái phải màn hình được. Thời gian hồi đáp màn hình không nhanh lắm làm xuất hiện ghost hình khi chơi game.
    Chủ đề bởi: lamnguyenzf, 13/7/15, 15 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  3. lamnguyenzf
    Kể từ khi màn hình cong xuất hiện với tỷ lệ định dạng 21:9 đã trở nên phổ biến, Samsung đã quyết định đưa ra mẫu màn hình cong “phá cách” khác một chút về kích thước và khuôn mẫu với tên mã S27D590C độ phân giải Full-HD trong một cơ thể 27” với một vài thủ thuật công nghệ độc quyền của hãng nhằm mang lại một luồng gió mới trên thị trường màn hình máy tính hiện nay cũng như mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. [IMG] Màn hình Samsung S27D590C tại sự kiện triễn lãm Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm : Kích thước màn hình: 27 inches Độ phân giải: 1920 x 1080 pixels Tỷ lệ: 16:9 Độ sáng màn hình: 350 cd/m2 Contrast Ratio: 3000:1 Loại màn hình: LED VA (cong) Thời gian phản hồi: 4 ms Góc nhìn: 178 độ/178 độ Hỗ trợ 16.7 triệu màu Cổng kết nối: 01 cổng HDMI, 01 cổng DisplayPort, 01 cổng D-Sub Port. Thiết kế và cấu hình: Về thiết kế, Samsung không gặp bất cứ vấn đề rủi ro gì về vấn đề thiết kế màn hình với kiểu dáng hiện đại dành cho màn hình S27D590C. Bộ khung bao quanh màn hình cong được gia công bằng nhựa đen bóng, viền mỏng trẻ trung. Màn hình hiển thị chính hơi cong và bạn hầu như không nhận ra hình dáng cong trong quá trình sử dụng. Chất liệu nhựa cứng được lựa chọn làm vật liệu gia công chính nhằm để giảm khả năng bám bụi và dấu vân tay trên sản phẩm. [IMG] Chân đứng màn hình có thiết kế khá cơ bản thường thấy ở các dòng màn hình Samsung hiện nay cũng như tương tự như trên các mẫu thiết kế TV 2015 của Samsung với một thanh kim loại cong, gập lại hình chữ V và chỉ cho phép điều chỉnh màn hình theo chiều dọc. Về kết nối, Samsung chỉ thiết kế một số cổng kết nối phổ thông bao gồm một cổng HDMI, một cổng VGA và một cổng DisplayPort cho kết nối đầu vào và một cổng 3.5mm cho cổng xuất âm thanh, không có cổng USB hay cổng đọc thẻ nhớ hỗ trợ. Tuy nhiên, với thiết kế các cổng kết nối như vậy là đã đủ dùng đối với đa số các khách hàng thông thường và chúng ta không phải tốn chi phí cho những cổng tín hiệu mà chúng ta thường hiếm khi sử dụng đến. [IMG] Bạn có thể truy cập và điều chỉnh menu màn hình bằng cách sử dụng một nút điều khiển ở mặt sau màn hình và giao diện điều chỉnh menu khá đơn giản, không có các chức năng nâng cao, do đó, bạn sẽ chỉ điều chỉnh với những thông số đơn giản như: độ sáng, độ tương phản và một vài profile cơ bản được cài đặt sẵn trong màn hình. [IMG] Về mức độ tiêu thụ năng lượng, màn hình S27D590C khá tiết kiệm điện năng, lượng điện năng tiêu thụ mặc định của màn hình là 30W và giảm xuống 17W khi thiết lập giảm độ sáng xuống 150 cd/m2. Như vậy, với màn hình Samsung S27D590C công suất 17W, tức là mỗi giờ tiêu thụ 0.017 kW điện, trong điều kiện làm việc tiêu chuẩn một ngày 8 tiếng sẽ hao phí 0.017 * 8 = 0.136 kWh, trung bình một tháng sẽ tiêu thụ 0.136 * 30 = 4.08 kWh. Giá điện sinh hoạt cho số kWh từ 0 đến 50 là 1.454 đồng, do đó, chúng ta chỉ sẽ phải trả 1.454 * 4.08 = 5.932 đồng cho một tháng sử dụng màn hình Samsung S27D590C. Màu sắc và độ tương phản: Để cải thiện hình ảnh mặc định, ta sẽ thiết lập mức thông số độ sáng là 25 để có được mức độ sáng chuẩn 150 cd/m2. Một số giải thích về thông số để các bạn có thể nắm: Chỉ số Delta-E – chỉ số thể hiện sự khác nhau về màu sắc. Delta-E (dE) là số đo đại diện cho “khoảng cách” giữa hai màu. Chỉ số dE lý tưởng là 1.0 cho biết sự khác biệt màu nhỏ nhất mà mắt người có thể nhìn thấy. Do đó, nếu: + dE < 1.0: Mắt người không thể nhận thấy được sự khác biệt. Vd: chúng ta tắt đèn trong phòng kín và đi lòng vòng. + dE > 1.0 : Mắt người có thể nhận thấy được và là vấn đề chúng ta quan tâm khi đánh giá màn hình Nhiệt độ màu: nhiệt độ màu là một thông số diễn tả đặc điểm của ánh sáng từ nguồn. Đơn vị đo nhiệt độ được dùng theo Kelvin, trong đó ánh sáng tự nhiên ở ngoài trời có nhiệt độ màu là 6500K. Chỉ số gamma ảnh hưởng đến các màu nằm ở khoảng giữa, nếu gamma quá thấp thì màu hiển thị sẽ trở nên gần với màu trắng và ngược lại nếu quá cao sẽ khó phân biệt với màu đen. [IMG][IMG][IMG] Tại mức mặc định, màn hình Samsung S27D590C không mang đến sự thất vọng cho người dùng. Nhiệt độ màu đo được là 6404K và thông số gamma là 2.2 cũng như mức thang điểm trung bình Delta-E là 1.8 (mức thang điểm thuộc loại khá theo tiêu chuẩn đo được). Sắc màu đỏ và màu xanh lá cây có thể không tự nhiên hoàn toàn nhưng bức tranh tổng thể thu được là khá tuyệt vời và dễ dàng đáp ứng với nhóm người dùng nghiệp dư muốn có được một màn hình thể hiện màu sắc tương đối chính xác. Hơn nữa, panel màn hình thuộc loại panel VA cung cấp khả năng tương phản tốt tại mức 2940:1 – điều đó có nghĩa là sắc đen sẽ sâu, rất được đánh giá cao khi sử dụng để thưởng thức phim ảnh. Mặc dù có những kết quả tốt, ta vẫn tiến hành cân chỉnh lại để có được kết quả ưng ý hơn [IMG][IMG][IMG] Kết quả hiển thị cho thấy không có thay đổi nhiều, nhưng dù sao vẫn có cải thiện. Nhiệt độ màu đo được là 6460K, gamma 2.2 và mức Delta E đã xuống 1.4. Màn hình Samsung S27D590C sử dụng công nghệ panel PSA độc quyền của Samsung do đó mang đến góc nhìn hẹp hơn so với IPS nhưng mang đến cho bạn hình ảnh đẹp hơn khi ngồi trực tiếp phía trước màn hình, tuy nhiên, thiết kế đường cong của màn hình có thể giải quyết được vấn đề về góc nhìn và tôi không thấy có vấn đề lớn gì về điều này. [IMG] Tôi cũng ghi nhận không có dấu hiệu hở sáng trên màn hình Samsung S27D590C. Kết luận: Màn hình Samsung S27D590C mang đến màu sắc chính xác và phù hợp cho công việc lẫn giải trí. Thiết kế màn hình cong mang đến sự trải nghiệm mới mẻ khi sử dụng so với mẫu màn hình truyền thống và giải quyết vấn đề góc nhìn khi ngồi chính diện. Tuy nhiên, còn một số khiếm khuyết nhỏ về thiếu hụt đầu đọc thẻ, đầu đọc USB trên màn hình, nhưng xét về tổng thể, mẫu màn hình Samsung S27D590C làm tốt những yêu cầu chính mà người dùng màn hình đòi hỏi phải có khi mua về sử dụng. [IMG] Độ đo màu sắc tốt Sắc đen sâu (2940:1) Màn hình phù hợp cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau [IMG] Chỉ có các cổng kết nối cơ bản
    Chủ đề bởi: lamnguyenzf, 25/6/15, 14 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  4. umbrella_corp
    [amtech.vn] ASUS ROG hôm nay chính thức thông báo ra mắt màn hình chơi game Swift PG278Q 27 inch với tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp 1ms nhằm phục vụ cho các game tốc độ cao hiện nay. Nhằm tăng tính trải nghiệm cho game thủ, màn hình này được trang bị công nghệ NVIDIA G-Sync mang đến những khung hình mượt mà, chân thực nhất và các thiết kế thân thiện với người dùng. Màn hình chơi game WQHD đầu tiên và duy nhất trên thế giới hỗ trợ công nghệ G-Sync Được thiết kế dành cho game thủ, ROG Swift PG278Q có kích cỡ màn hình 27 inch với độ phân giải WQHD 2560x1440 và mật độ điểm ảnh 109 PPI. Tiện lợi của màn hình WQHD là độ phân giải của nó lớn gấp 4 lần độ phân giải HD 720p cho hình ảnh sắc nét hơn và cung cấp không gian làm việc hơn 77% so với các màn hình 1080p có kích thước tương tự. [IMG][IMG] PG278Q là màn hình lý tưởng cho các game hành động nhanh nhờ vào tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp nhanh 1ms. Người dùng có thể lựa chọn tần số làm tươi phù hợp cùng với nút Turbo Key độc quyền cho phép chuyển đổi nhanh giữa các tần số quét 60Hz, 120Hz và 144Hz. PG278Q có tích hợp công nghệ NVIDIA G-Sync nhằm mang đến hình ảnh mượt mà, nhanh và những hiệu ứng hình ảnh độc đáo cho game. G-Sync sẽ đồng bộ tần số làm tươi màn hình cho nhân GPU trong card đồ họa NVIDIA GeForce GTX để loại trừ hiện tượng xé hình và giảm giật hình. Các tính năng độc quyền của ASUS và khả năng kết nối cao cấp ROG Swift PG278Q có kèm theo nút GamePlus cho phép game thủ có thể bật hồng tâm ảo crosshair cũng như bộ tính giờ timer. Có 4 loại hồng tâm ảo cho game thủ có thể chọn lựa cho phù hợp với môi trường trong game trong khi bộ tính giờ timer nhằm kiểm soát lượng spawn và thời gian xây dựng căn cứ trong game chiến thuật thời gian thực. Núm điều khiển 5-way navigation joystick cho phép người dùng có thể truy cập dễ dàng vào các thiết lập trong OSD để chỉnh sửa các thông số nhanh chóng. PG278Q được thiết kế dành cho các game thủ cày vàng với hệ thống thoát khí thông minh nhằm mang luồng gió nóng tỏa ra ngoài để giữ cho các bộ phận bên trong được làm mát qua nhiều giờ sử dụng. ROG Swift PG278Q có cổng xuất hình Display Port 1.2 cho khả năng xuất hình WQHD gốc và 2 cổng USB 3.0 giúp người dùng được tiện lợi hơn khi sử dụng máy. Thiết kế theo cảm hứng ROG ROG Swift PG278Q được thiết kế với những đường nét mang tính bền bỉ và đáng tin cậy với đèn LED thông báo chế độ sử dụng rất hay được gọi là Light-in-Motion. PG278Q có thiết kế mỏng với viền ngoài chỉ dày 6mm thích hợp cho các hệ thống sử dụng nhiều màn hình. Màn hình của PG278Q có thể xoay ngang, xoay dọc, xoay trước sau và điều chỉnh độ cao cho phép người dùng có nhiều góc nhìn phù hợp cho từng trường hợp nhất định. Phía sau màn hình có khu vực luồn dây cho phép người dùng có thể đấu dây lại cho gọn gàng. Thời điểm bán hàng và giá cả ROG Swift PG278Q đã được bán tại Đài Loan cũng như khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu. Màn hình này sẽ xuất hiện tai Trung Quốc vào giữa tháng 8 và Bắc Mỹ cuối tháng 8/2014. Giá cả của nó là $799 và có thể khác ở vài khu vực. Đặc tả chi tiết [img] Nguồn: TechPowerUp
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 23/7/14, 10 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  5. umbrella_corp
    [amtech.vn] Những câu hỏi chung chung Đặc tả chi tiết của PG278Q ra sao? Màn hình: 27-inch (16:9) wide screen Độ phân giải: WQHD 2560 × 1440 Mật độ điểm ảnh: 0.233mm / 109 PPI Độ sáng: 350cd/m² Lượng màu hiển thị: 16.7M (8-bit) Tần số quét tối đa: 144 Hz Thời gian hồi đáp: 1 ms (GTG) Các cổng kết nối: DisplayPort, 2 x USB 3.0 ports (output x 2, input x 1) Độ dày viền ngoài: 6mm Tùy chỉnh chiều màn hình: nghiêng trước sau (+20° ~ -5°), xoay ngang (+60° ~ -60°), dọc (90° cùng chiều kim đồng hồ), độ cao (0 ~ 120mm) Chốt gắn tường: chuẩn VESA (100 × 100mm) Các tính năng đặc trưng: Phong cách thiết kế ROG ASUS GamePlus Chế độ hoạt động theo màu đèn LED Tùy chỉnh thiết lập màn hình 5-way OSD Nút chuyển tần số quét ASUS TURBO Key (60-120-144Hz switch) Công nghệ NVIDIA G-Sync là gì? Công nghệ NVIDIA G-Sync là công nghệ cho phép tần số quét màn hình đồng bộ phụ thuộc vào chip GPU của card màn hình để có được những khung hình mượt mà và độ phản hồi siêu nhanh cho các game thế hệ tiếp theo. Xem thêm thông tin chi tiết tại đây. Turbo Key là gì? Đây là nút bấm tự động ép xung tần số quét từ 60-120-144Hz. Chức năng này sẽ phá vỡ giới hạn tần số trong bộ phần mềm điều khiển của card đồ họa và bạn không cần phải vào OSD của màn hình để chỉnh. Lưu ý: Vài tựa game PC sẽ không hỗ trợ chuyển đổi tần số quét trong game. ASUS GamePlus là gì? Chức năng GamePlus độc quyền của ASUS cho phép bật hồng tâm (crosshair) và đồng hồ (timer) thông qua OSD. Game thủ có thể chọn 4 kiểu hiển thị crosshair cho phù hợp với game. Còn chức năng timer cho phép người dùng có thể theo dõi thời gian đang diễn ra trận đánh trong các game chiến thuật thời gian thực. 5-way OSD navigation joystick là gì? Ở phía bên phải màn hình có 1 núm điều khiển 5 hướng để điều khiển OSD. Điều này cho phép người dùng có thể tương tác với các chức năng màn hình dễ dàng hơn. Chế độ bảo hành ra sao? 3 năm bảo hành thiết bị và màn hình. Trong hộp sẽ có những gì ngoài màn hình? 1 x cáp Display Port chất lượng cao. 1 x cáp USB 3.0. Cục nguồn adapter 90W. Dây nguồn Sách hướng dẫn Dĩa driver Thẻ bảo hành Những câu hỏi về kỹ thuật Đèn LED màn hình thay đổi, điều này nghĩa là sao? Trắng – chế độ chơi game (tần số quét có thể lên tới 144Hz) Xanh lá – Các thiết bị xem 3D của NVIDIA được kết nối vào máy tính và 3D Vision đã bật Đỏ – Chế độ G-Sync đang mở Vàng – Chế độ giảm siêu mờ màn hình đã bật Cam – Màn hình đang standby Nhóm ROG đã nâng cấp bộ module G-Sync như thế nào? Nhóm ROG đã trải qua khá nhiều thời gian R&D (Research and Development - Nghiên cứu và phát triển) về chất lượng cũng như độ bền của module G-Sync. Trong lúc thử nghiệm chúng tôi thấy rằng cần phải "ép xung" bộ module G-Sync nếu muốn độ ổn định cao hơn khi đặt ở độ phân giải WQHD và tần số quét 144Hz. Tất nhiên việc này sẽ sản sinh lượng nhiệt khá lớn do đó cần phải có một miếng tản heatsink to gắn vào để hạ nhiệt. Miếng heatsink này cao hơn khoảng 50% như hình dưới: [img][img] Làm thế nào tôi bật được G-Sync? Chức năng này sẽ tự động bật thông qua driver card màn hình phù hợp của NVIDIA. Hoặc nó có thể bật bằng tay thông qua phần mềm điều khiển NVIDIA Control Panel. Nếu menu G-Sync không hiện diện trong bảng Control Panel của NVIDIA thì bạn nên kiểm tra lại xem card màn hình của mình có nằm trong danh sách tương thích hay không (GTX 650 Ti Boost trở lên là được hỗ trợ) và driver card đồ họa có được cài đặt đúng hay chưa. Chuyện gì xảy ra nếu tôi sử dụng màn hình PG278Q kết nối với card đồ họa không phải của NVIDIA? Bạn vẫn sử dụng màn hình này bình thường như một màn hình chơi game độ phân giải WQHD với tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp 1ms chỉ không có chức năng G-Sync. Lưu ý: Card đồ họa này phải hỗ trợ chuẩn Display Port 1.2 để màn hình có thể đạt được tần số quét trên 60Hz. Những game nào được hỗ trợ? Tất cả mọi game PC đều được hỗ trợ nếu thõa các điều kiện: Game phải chạy ở chế độ full màn hình. Trong cấu hình game không để chế độ quét chiều dọc V-Sync mở. Làm sao tôi biết được G-Sync đã được mở rồi khi chơi game? Đèn LED trên màn hình nếu báo màu đỏ tức là G-Sync đang bật. V-Sync cần phải tắt trong thiết lập cấu hình game và G-Sync phải được mở trong bảng điều khiển NVIDIA Control Panel. Và game cần phải chạy ở chế độ full màn hình. Vài phân cảnh sẽ có số khung hình từ cao rớt xuống thấp (và ngược lại) sẽ cho thấy độ hiệu quả của G-Sync mang lại rõ ràng hơn, cho phép người dùng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng khi chơi game. Nên dùng card đồ họa nào để chơi game ở độ phân giải WQHD với tần số quét 144Hz? Thông thường để đạt độ phân giải cao cùng với tần số quét như vậy, bạn sẽ cần tới card đồ họa cao cấp với dung lượng bộ nhớ lớn; tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào loại game và các tùy chỉnh trong game của nó nữa. Thiết lập đồ họa trong game thấp sẽ giảm tải cho card đồ họa, FPS sẽ lên cao. G-Sync được thiết kế để chạy mượt ở các tần số quét từ 30-144Hz mang đến trải nghiệm game hoàn hảo nhất. Tôi có thể nâng cấp màn hình hiện tại của tôi để mở công nghệ này không? Các màn hình hiện tại sẽ không nâng cấp G-Sync được vì nó cần thay đổi phần cứng bên trong. Một màn hình hỗ trợ G-Sync chính thức như PG278Q là thứ bạn nên mua vì bộ module G-Sync muốn gắn vào màn hình là công việc của dân chuyên nghiệp cũng như việc cân đo và thẩm định chất lượng của màn hình. Nhóm ROG đã hợp tác với NVIDIA để tung ra màn hình hỗ trợ G-Sync với những đặc tính ưu việt nhất trên thị trường với độ phân giải WQHD cùng tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp 1ms. Các cổng xuất hình trên màn hình này là gì? Màn hình này chỉ có 1 cổng Display Port 1.2. Tại sao PG278Q chỉ có 1 cổng Display Port? Công nghệ G-Sync của NVIDIA hiện tại muốn chạy tốt cần dùng cổng Display Port do đó trên màn hình này chỉ có duy nhất cổng xuất hình này. Tất cả các card đồ họa ASUS từ GTX 650 Ti Boost trở lên đều có cổng xuất hình Display Port. Phiên bản Display Port hỗ trợ là bao nhiêu? Display Port 1.2 là cần thiết để chạy được tần số quét 144Hz trên độ phân giải WQHD. Tất cả các card đồ họa ASUS từ GTX 650 Ti Boost trở lên đều có cổng xuất hình này. Làm sao tôi có thể setup được hệ thống chơi game 3 màn hình trong khi card đồ họa của tôi chỉ có 1 cổng Display Port? Liệu tôi có thể chuyển đổi từ DVI/HDMI sang Display Port được không? Muốn chạy được màn hình cùng chức năng G-Sync bạn cần có 3 card đồ họa chạy ở chế độ 3-way SLI. DVI-DL không có đủ băng thông để hỗ trợ độ phân giải WQHD ở tần số quét 144Hz. Chúng tôi không khuyến khích sử dụng cổng chuyển HDMI sang Display Port vì nó không được kiểm định chất lượng hay hỗ trợ từ driver của NVIDIA. Chế độ Display Port daisy chaining cũng không được hỗ trợ vì muốn chạy ở chế độ G-Sync 144 Hz màn hình cần phải có đủ băng thông trên cổng Display Port 1.2 và điều này là không thể đối với màn hình thứ 2. 3D: Liệu PG278Q đã hỗ trợ NVIDIA 3D Vision chưa? 3D: PG278Q có đi kèm với kiếng 3D NVIDIA / bộ phát hồng ngoại IR/ các phụ kiện khác? PG278Q có hỗ trợ chế độ 3D Vision nhưng nó không đi kèm với các thiết bị 3D trên của NVIDIA. Bộ phát hồng ngoại 3D IR cũng không được tích hợp sẵn trong màn hình. Bộ 3D Vision này bạn phải mua riêng. 3D: PG278Q có LightBoost không? Có, PG278Q có hỗ trợ LightBoost - nếu bạn cắm bộ phát hồng ngoại 3D Vision IR vào hệ thống tự động driver của NVIDIA sẽ phát hiện ra màn hình PG278Q có hỗ trợ và bật lên. Khi chế độ 3D bật lên thì đèn LED màn hình sẽ chuyển sang màu xanh lá. Tần số quét cao nhất hỗ trợ cho 3D Vision là 120Hz tương thích với kính 3D của NVIDIA. Những phím bấm này dùng để làm gì? Theo hình dưới đi từ trên xuống chúng ta sẽ có: Núm điều khiển 5-way OSD Thoát Bật chức năng GamePlus Turbo Key Tắt/Mở Không thấy trong hình ở phía dưới là đèn LED hiển thị. [img] Menu: Làm sao tôi mở/tắt chức năng GamePlus? Mở: Bấm nút màn hình thứ 3 sau đó dùng núm điều khiển 5-way để chọn giữa hồng tâm crosshair và đồng hồ timer. Tắt: Bấm nút màn hình thứ 2 2 lần. Menu: ULMB là gì? Ultra Low Motion Blur là chức năng siêu giảm mờ và được hiển thị để lựa chọn khi màn hình đang chạy ở tần số quét 120Hz (không hỗ trợ 60Hz hay 144Hz) và nó không tương thích với G-Sync. Khi G-Sync mở thì ULMB tắt. Đèn LED màu vàng thông báo chức năng ULMB đang hoạt động. Menu: OD là gì? OD = Overdrive. Nó sẽ tăng tốc tỷ lệ điểm ảnh phản hồi và có 3 chế độ tắt, bình thường và cao. Nó không dùng chung được với ULMB Nó có thể dùng chung với G-Sync Menu: Light-In-Motion là gì? Chức năng Light In Motion được hiển thị bởi đèn LED đỏ trên màn hình. Nó có thể tắt được. Màn hình cần phải được mở thông qua nút nguồn để ánh sáng thay đổi hiệu ứng. ULMB và G-Sync cái này tốt hơn? Nhìn chung G-Sync tốt hơn vì nó loại bỏ xé hình, tăng độ mượt cũng như độ hứng thú khi chơi game. Đối với các game hành động nhanh thì khi di chuyển tốc độ cao sẽ sinh ra xé hình, ULMB sẽ là lựa chọn tốt khi nó tăng độ chính xác hình ảnh bằng cách giảm mờ hình. Độ trễ input lag là gì? Đó là độ trễ ảo bằng không do thiết kế gốc của bộ module G-Sync. Màn hình này có cổng USB 3.0 chức năng sạc không? Có, cổng USB 3.0 này được cấp nguồn bởi năng lượng bên trong của màn hình. Khi bạn mở hay để màn hình standby thì bạn có sạc điện thoại hay máy tính bảng của mình thông qua cổng USB 3.0 (dòng điện cấp lên tới 1.2A). Nhưng khi bạn tắt màn hình thì nguồn cấp điện cho USB 3.0 cũng bị ngắt luôn. Nguồn: rog.asus.com
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 23/7/14, 10 lần trả lời, trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware

Chia sẻ trang này