Kho ứng dụng Android có cả trăm ngàn nhưng nếu biết đãi cát tìm vàng, bạn sẽ có được những ứng dụng tốt mà hoàn toàn miễn phí. Titanium Backup Là ứng dụng dành cho những ai cẩn thận và hay thích “vọc vạch” Android smartphone, Titanium Backup là ứng dụng ưa dùng tại Android Market. Titanium Backup cho phép sao lưu dữ liệu, cấu hình, thiết lập máy sang thẻ nhớ hoặc lên tài khoản Dropbox, từ đó dễ dàng phục hồi nguyên trạng máy mỗi khi gặp sự cố. Dropbox Vừa nhắc tới ở trên, Dropbox là một dạng tài khoản lưu trữ thông tin trực tuyến được viết dưới dạng ứng dụng, giúp người dùng dễ kết nối và kiểm soát lưu lượng sử dụng của mình. Thay vì mất công sao lưu và tốn bộ nhớ, người dùng có thể sử dụng dung lượng ảo của Dropbox để lưu trữ và điểm mạnh là nó cho phép tải dữ liệu về từ bất cứ đâu qua Internet. Swype Về cơ bản, các điện thoại Android đều có sẵn bàn phím ảo với tính tùy biến cao thông qua các hệ bàn phím có thể tải về từ Android Market. Là một giải pháp nhập liệu mới, Swype là cách thức nhập liệu bằng cách di chuyển tay qua các chữ cái và nó sẽ đoán từ cần nhập một cách thông minh. Tasker Được xây dựng từ ý tưởng tự động hóa di động, Tasker là một sản phẩm giúp tối ưu các smartphone Android thông qua việc tự kích hoạt các chức năng theo lịch trình định sẵn. Thông qua cơ chế hẹn giờ, người dùng có thể thiết lập bật tắt chức năng kết nối WiFi, gửi mail hay kết nối Bluetooth với các thiết bị ngoại vi trên máy. Voice Search Tìm kiếm bằng giọng nói được khởi xướng bởi Google, thế nên việc xuất hiện một ứng dụng trên máy Android là điều không thể thiếu. Với ứng dụng này, ngoài việc tra cứu thông tin, người dùng còn có thể ra lệnh cho máy gửi SMS, tìm dữ liệu... mà không cần phải động tay vào. Đáng tiếc là công cụ này chưa hỗ trợ ngôn ngữ Việt Nam. File Expert Hầu hết các máy Android đều không tích hợp sẵn trình quản lý file và vì thế người dùng phải tự tải và cài từ Market. File Expert là cái tên sáng giá trong số những trình quản lý tệp tin bởi những ưu điểm mà nó đem lại. Ngoài việc quản lý file, File Expert còn giúp người dùng truy suất vào các dữ liệu trên máy khi tự biến thành một client để chia sẻ nội dung qua FTP, và người dùng hoàn toàn có thể tương tác từ xa qua các kết nối không dây. Google Music Beta Thật tiếc là hiện nay Google Music Beta mới chỉ thử nghiệm cho người dùng Mỹ. Tuy nhiên, trong tương lai gần, dịch vụ nhạc số trực tuyến này là một tiềm năng trên các dòng Android phone. Với Google Music Beta, người dùng có thể tìm album, ca khúc hay bất kỳ thông tin nào về ca sỹ cũng như các giai thoại xuyên thời gian. Pandora Thời buổi công nghệ số, các đài radio dần mai một nhưng Pandora đã làm sống lại các đài phát thanh qua cách thức mới. Bằng việc đưa lên các kênh radio trực tuyến, Pandora giúp người dùng tùy chọn kênh phát thanh mình yêu thích thông qua sóng dữ liệu không dây. Kindle Có lẽ không phải giải thích nhiều về ứng dụng này bởi cái tên của nó đã quá nổi tiếng. Kindle ngoài việc là thương hiệu máy đọc sách e-ink hàng đầu của Amazon thì nó còn là ứng dụng đọc ebook nổi tiếng cho các dòng máy Android. MoboPlayer Trình chơi media mặc định trên smartphone Android vẫn còn khá nhiều thiếu sót và đó là cơ hội để MoboPlayer trổ tài. Ngoài khả năng đọc được đa định dạng file, thêm bớt các codec cũng như quản lý tốt các tệp tin, thư mục, MoboPlayer còn cho phép người dùng điều khiển bằng các thao tác hành vi gesture đầy ngẫu hứng. Theo BusinessInsider.