8 điều đáng ghét khi lướt web

Thảo luận trong 'Thủ thuật/Hỏi đáp/Thắc mắc phần mềm' bắt đầu bởi mylove10, 15/10/10.

  1. mylove10

    mylove10 Member

    Bài viết:
    859
    Internet ngày nay đã phát triển như vũ bão kể từ khi mới khai sinh, song người dùng vẫn phải đối mặt với những “trò” khó chịu hệt như khi Internet đang ở năm 1994. PC World đã liệt kê ra một số “trò” đó.
    1. Mê hồn trận “download”

    Nếu truy cập vào một trang web chuyên để tải ứng dụng, phần mềm (như MegaUpload chẳng hạn), người dùng có thể bị mất phương hướng bởi rất nhiều mẩu quảng cáo nhấp nháy hiện ra, và nút bấm “Download Here” (tải về tại đây) hiện ra “rõ to”. Nhưng, đó là một cái bẫy, nếu click vào đó, nó sẽ lại bật ra một trang web mới với nội dung quảng cáo choán hết màn hình. Loay hoay, trở về đúng tên file, đúng phần mềm muốn tải, click vào đúng nút “Download”, và trang web lại trả về câu thông báo “Premium download” (nội dung tải phải mất phí, và mức phí là mức thuê bao tháng 20 USD). Tiếp tục click vào nút “Back” (trở lại), lúc này click vào “Download link” ở ngay phía trên nút “Premium download”.

    Sau cả một “công đoạn” bấm chuột, bấm tiếp và bấm trở lại, cuối cùng người dùng gần như quên mất họ đang muốn tải về cái gì!

    [​IMG] Đấy là một cái bẫy

    2. Đau đầu khi muốn nhúng video

    Khi muốn nhúng một video trong YouTube vào một diễn đàn, email, hay đại loại thế, người dùng sẽ copy đoạn YouTube URL vào. Tuy nhiên, không phải mọi video đều nhúng như thế. Một số trang sẽ chuyển đổi URL thành một video nhúng, một số lại đơn giản chỉ hiện ra các mã nhúng, một số hiện mã nhúng như dạng chữ, và một số trang không cho phép đăng bất cứ mã nào vào. Và người dùng sẽ không thể hiểu nổi luật chơi cho đến khi chấp nhận bỏ thời gian loay hoay, tìm tòi tự đăng tải một clip.

    Ngay cả khi chỉ phải “copy và dán” mã nhúng, người dùng còn phải nghĩ xem cần giữ lại thẻ nào, và cần bỏ đi thẻ nào để video hiện ra đúng, đẹp.

    3. Rắc rối cookie

    Có thể hiểu Cookie là có một người đang theo dõi các hoạt động lướt web của bạn và họ biết những trang web nào bạn thường truy cập, thậm chí nắm được các thông tin của bạn, như tên/định danh người dùng, mật khẩu, sở thích, thói quen...Cookie được các trình duyệt chấp nhận lưu trên đĩa cứng của máy, nhưng không phải trình duyệt nào cũng hỗ trợ cookie. Cookie có thể làm lộ bí mật người dùng, cookie cũng có thể làm đầy bộ nhớ máy tính.

    Cách dễ nhất để xử lý vấn đề Cookie là tắt hết những cookie của bên thứ ba trên trình duyệt. Tuy nhiên, cách làm này khiến những cookie hữu ích “phẫn nộ”. Với Chrome, bạn có thể xử lý bằng cách cài mở rộng một danh sách những cookie hữu ích, sau đó kích vào phần bảo vệ các cookie hữu ích, đồng thời xóa các cookie và các dữ liệu không thích khác khi đóng trình duyệt. Như vậy, mỗi lần đóng trình duyệt, Chrome sẽ xóa tất cả những cookie trừ những cookie mà bạn đã chọn giữ lại.

    4. Những quảng cáo biết nhảy và hát

    Truy cập vào một website, và những quảng cáo có thể bật nhảy giữa màn hình. Chúng có thể nhấp nháy, chúng biết “hát” và “nhảy múa”. Những quảng cáo này không chỉ đáng ghét mà còn rất khó tránh. Người dùng thường mở ít nhất 5 hoặc 6 trang web một lúc, và nhiều khi vô tình lướt chuột qua “điểm nóng”, và quảng cáo bật ra, vừa nhảy nhót vừa “hát” ầm ĩ.

    Vì thế, các nhà quảng cáo hãy lưu ý, lướt chuột qua banner không phải là click chuột. Nếu thực sự nghĩ khán giả thích nghe, xem quảng cáo, hãy đợi đến khi họ click vào quảng cáo.

    5. Thêm bạn trên Facebook

    Khi mới tham gia mạng xã hội, hẳn bạn sẽ mệt nhoài khi phải thông báo với bạn bè về trang Facebook của bạn. Nhưng Facebook thường xuyên gợi ý và đề cử những danh sách bạn bè mới. Twitter cũng thế. Thật tiện lợi, đúng không?

    Nhưng với những ai đã tham gia Facebook một thời gian, danh sách bạn bè gần như trở thành một bộ sưu tập đầy ắp, trong đó có thể có cả cấp trên, cả kẻ thù, cả những người bạn không muốn liên lạc, gặp gỡ.

    6. Quảng cáo không trúng đích

    Các nhà quản trị website cần thu hút quảng cáo để kiếm lợi nhuận. Đúng thôi. Nhưng nếu sử dụng cookie để theo dõi và đoán xem người dùng thích gì, quan tầm gì hoặc sử dụng hồ sơ trên Facebook của người dùng để rao bán hàng hóa, thì cũng hãy cố làm cách nào đó để ít nhất quảng cáo hiệu quả hơn, đến đúng người cần biết hơn.

    Hiện nay, các dòng quảng cáo tràn ngập, từ những quảng cáo rất buồn chán đến những quảng cáo kỳ dị. Thậm chí, từ hồ sơ trên Facebook, người dùng có thể sẽ phải nhìn vào những quảng cáo “bất đắc dĩ” như que thử thai, thuốc tránh thai, sản phẩm giảm cân…

    7. Tự động cập nhật mua gì, ăn gì, bình luận gì ở đâu

    Để bạn bè biết mình đã mua những gì trên Amazon, điều này nhiều khi có thể sẽ nảy sinh những câu hỏi đáng ngờ từ người đọc. Đồng ý là chia sẻ, nhưng không có nghĩa mọi người dùng đều muốn đưa tất cả mọi thứ đã làm đâu đó trên web lên Facebook và để tất cả bạn bè cùng chiêm ngưỡng.

    Nếu họ muốn để bạn bè biết họ đã mua một chiếc HDTV, hay một chai dầu thực vật, thì họ sẽ cập nhật điều đó lên trạng thái (status) Facebook. Nhưng có lẽ, chưa bao giờ họ muốn sự chia sẻ cứ thế tự động đẩy mọi thứ lên trước mắt hàng trăm bạn bè trên Facebook đâu.

    8. Tự động bật video/audio

    Nếu một website được xây dựng dành riêng cho việc chia sẻ và trình diễn các video, audio, người dùng sẽ tự biết phải đeo tai nghe trước khi truy cập vào. Nhưng nếu đó là một blog, một trang tin tức, hay một cái gì đó đại loại chỉ dành cho chữ viết (text), người dùng sẽ không muốn các video/audio nhúng tự động bật lên khi mở website.

    Chẳng hạn như, người dùng đang say mê trên web, và click vào đường link hấp dẫn nào đó từ trang chủ ra một thẻ mới. Bỗng nhiên một video không mời mà đến bật ra, họ sẽ cuống cuồng đóng các thẻ lại, và có thể đóng luôn cả email đang soạn dở.

    Điều này cũng tương tự như những quảng cáo tự hiện ra khi lướt chuột. Nếu thích video, người dùng sẽ click vào đó và xem. Các website không nên cố tình dụ dỗ người dùng bằng cách bật sẵn video. Các nhà quản trị website hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu người đã bực bội biết bao khi phải tìm lại đúng thẻ web vừa bị đóng mất.
    IGWorld (theo ICTnews/ PC World)
     
    :

Chia sẻ trang này