Ngày nay, máy ảnh kĩ thuật số từ loại du lịch đến DSLR đều sở hữu rất nhiều tính năng để giúp đỡ các “phó nháy”. Tuy nhiên để chụp được những bức ảnh đẹp là một điều không hề dễ đơn giản nếu như bạn không am hiểu nhiều về máy ảnh KTS. Có thể nói, chất lượng của 1 bức ảnh hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề của người chụp. Điều này có nghĩa là cho dù bạn sở hữu một máy ảnh đắt tiền mà không hề có kĩ thuật thì cũng chỉ chụp được những bức ảnh tầm thường không xứng với giá tiền của máy. Bài viết sẽ liệt kê ra những yếu tố quan trọng của máy ảnh để giúp người dùng chụp được những tấm hình ưng ý nhất. 1. Chỉnh độ nhạy sáng ISO Điều chỉnh ISO là biện pháp tốt nhất cho máy ảnh KTS của bạn đo sự nhạy cảm của cảm biến với ánh sáng. ISO thường có giá trị từ 100 đến 6400, những loại máy du lịch có ISO thấp từ 100 đến 800, các máy Nâng cao thì có ISO cao. Vậy ISO để làm gì? Có thể hiểu đơn giản như sau: Với ISO càng cao thì rất thích hợp để chụp ảnh ở những nơi ít sáng (Ban đêm, trong nhà) hoặc bị cấm chụp đèn Flash, và ngược lại với ISO thấp thì thích hợp hơn chụp ở những nơi nhiều sáng. Lí do cho sự điều chỉnh trên bởi vì những nơi tối tăm rất ít ánh sáng, nếu muốn bức ảnh của bạn không bị tối thì phải chỉnh ISO càng cao càng tốt vì máy ảnh sẽ nhạy cảm hơn với nguồn sáng. Và dĩ nhiên cái gì cũng có cái giá của nó, muốn chụp được những bức ảnh trong tối thì người dùng phải hy sinh chất lượng ảnh. ISO càng cao thì bức ảnh chụp được càng bị sạn, nhiễu (noise). Vì thế, hãy cân nhắc kĩ mỗi khi điều chỉnh ISO. Sự khác nhau giữa ISO thấp(trái) và ISO cao(phải). 2. Thay đổi chế độ cân bằng trắng (White balance) Nếu bức ảnh trông thật nhợt nhạt thì Cân bằng trắng (White Balance) chính là tính năng mà bạn nên tìm hiểu. White Balance cho phép máy ảnh bù vào màu sắc của ánh sáng xung quanh, có như vậy bức ảnh chụp được sẽ có màu sắc thực hơn. Một số loại white balance. Thường thì cân bằng trắng sẽ ở chế độ tự động đối với các máy KTS và có khí còn bị hạn chế nếu máy là đời cũ. Lời khuyên cho người dùng máy KTS là hãy thử thay đổi cân bằng trắng bởi vì biết đâu bạn sẽ chụp được những bức ảnh ngoài mong đợi. Một số bức ảnh khi chụp các chế độ WB khác nhau. 3. Bù trừ sáng (Exposure value compensation) Khái niệm này khá là phức tạp và không thể giải thích trong một bài viết. Bởi vậy, có thể hiểu ngắn gọn và đơn giản như sau: Việc bù trừ sáng sẽ làm cho bức ảnh của bạn tối hơn hoặc sáng hơn. Bù trừ sáng không giống như ISO vì ISO phụ thuộc vào cảm biến của máy ảnh, bù trừ sáng phụ thuộc vào tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Vậy, tại sao phải bù trừ sáng? Bạn chụp được một bức ảnh, nó rất đẹp nhưng bạn muốn nó sáng hơn hoặc tối hơn bình thường, lúc này ta mới phải bù trừ sáng. Thường việc bù trừ sáng phải điều chỉnh qua thanh menu và trong khoảng từ -2.0 EV đến +2.0 EV. Nếu bạn hướng về dấu +2.0 thì ảnh chụp sẽ sáng, hướng về dấu -2.0 thì ảnh sẽ tối hơn. Bù trừ sáng có thể ra được những bức hình này. 4. Chỉnh đèn Flash Sử dụng đèn Flash cũng là một cách để tăng cường ánh sáng cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên hãy chỉ nên sử dụng đèn Flash như là biện pháp cuối cùng khi mà bạn không thể nào chụp ảnh sáng hơn được nữa. Chụp đèn Flash sẽ dễ gây ra hiện tượng mắt đỏ hơn, khiến người chụp dễ bị nháy mắt hơn, tạo ra bóng hình sau vật thể… Đa số máy ảnh ngày nay đều được tích hợp sẵn đèn Flash, đối với những máy chuyên thì có thể gắn thêm đèn Flash nếu cảm thấy đèn có sẵn chưa đủ đã. Có một điều rất quan trọng bạn nên biết đó là độ sáng của đèn Flash phụ thuộc vào ISO, ISO càng cao thì Flash càng sáng vì thế hãy tận dụng yếu tố này. 5. Chọn kích cỡ ảnh Muốn có được những tấm hình chất lượng nhất thì bạn hãy nhớ chọn kích cỡ lớn nhất cho 1 bức ảnh chụp. Máy ảnh ngày càng có số Megapixel cao và thẻ nhớ thì ngày càng rẻ, vì vậy đừng do dự giữa việc chọn kích thước thấp hay cao. Một bức ảnh khoảng 4-6 MB vẫn cho phép bạn chụp trăm kiểu trở lên đối với thẻ 1GB. Tùy vào số Megapixel của mỗi máy mà có kích thước ảnh khác nhau nên bạn cũng đừng lạ khi thấy bức ảnh lớn nhất của mình không bằng bức ảnh nhỏ nhất của người khác. 6. Chỉnh khẩu độ Khẩu độ là một yếu tố rất quan trọng của máy ảnh. Nó chính là bộ phận dùng để hạn chế ánh sáng từ bên ngoài vào ống kính hoặc mở lớn ra để gia tăng việc thu nhận ánh sáng. Trên máy ảnh khẩu độ được thể hiện bằng giá trị như F3.5 hoặc F5.0. Giá trị của khẩu độ tỉ lệ nghịch với độ lớn của khẩu độ, tức F càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn. Kích thước của khẩu độ đồng thời cũng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì sẽ tập trung ở vật thể gần bạn và ngược lại. Với việc thay đổi khẩu độ bạn có thể sẽ làm mờ đi những vùng không cần thiết. Các máy KTS đơn giản thường tự động điều chỉnh khẩu độ. Khẩu độ ảnh hưởng tới Depth-of-field. 7. TÌm hiểu tính năng phụ Thường mỗi chiếc máy ảnh KTS được cho thêm một vài tính năng phụ khá là độc đáo để đem lại hương vị mới cho bức ảnh ví dụ như chụp ảnh panorama, chụp ảnh fish-eye, nhận diện khuôn mặt, chữa mắt đỏ… Vì thế hãy dành thời gian để nghiên cứu những tính năng phụ đó thay vì cứ chụp ở chế độ mặc định. Hiệu ứng fisheye. 8. Sử dụng đúng định dạnh và chất lượng ảnh JPEG là định dạng ảnh thông dụng nhất thế giới nên không có lí gì mà máy ảnh KTS lại không theo chuẩn đó. RAW là định dạng ảnh thô chưa được máy KTS xử lí, loại ảnh này thường được dùng bởi các designer bởi họ có nhu cầu chỉnh sửa ảnh cao hơn. Bạn cũng có thể chọn chất lượng cho bức ảnh, thường là Fine với chất lượng tốt nhất và Normal với chất lượng trung bình. Kếp hợp với kích cỡ ảnh ta sẽ có 6 lựa chọn là: Fine Large, Fine Medium, Fine Small, Normal Large, Normal Medium và Normal Small. Dĩ nhiên là chẳng ai muốn có những bức ảnh xấu, vì thế hãy cứ chọn chất lượng tốt nhất. 9. Dùng máy có ống kính thích hợp và cảm biến càng to càng tốt Bên trong máy ảnh là bộ cảm biến dùng để lưu lại ánh sáng dưới dạng dữ liệu. Khi đi mua máy ảnh thì bạn đừng bao giờ để ý đến độ lớn của Megapixel mà hãy tập trung vào độ lớn của cảm biến. Muốn biết 1 máy ảnh dùng cảm biến nào thì bạn phải tự tìm hiểu sách báo vì chúng tôi không thể giới thiệu hết được. Có thể hiểu như này, cảm biến càng lớn thì bạn chụp được ảnh càng lớn miễn là cùng một ống kính. Đối với ống kính thì còn phụ thuộc vào đối tượng bạn định chụp. Cảm biến ảnh hưởng tới kích thước ảnh. Chụp chân dung thì cần những ống kính tiêu cự trung bịnh, chụp cảnh thì cần ống có tiêu cự nhỏ và chụp đối tượng ở xa thì cần ống có tiêu cự lớn. Và tới đây thì những chiếc máy DSLR mới phát huy được tác dụng bởi chúng có khả năng thay ống kính rất linh động. Chính vì thế DSLR bao giờ chụp cũng đẹp hơn máy du lịch. Nếu như bạn thực sự yêu nghề nhiếp ảnh, đừng tiếc tiền khi mua những chiếc máy đắt tiền. Hiện nay có rất nhiều loại ống kính. Nguồn: 9 bước đơn giản để sở hữu những bức ảnh tuyệt đẹp | Kinh nghiệm | GameK.vn