http://powerlab.vn/2010/11/acbel-m88-1100w/ Bới SUSU 1000W là mức công suất PSU khá cao, số lượng các PSU trên 1KW có thể đếm trên đầu ngón tay vì người dùng máy tính bình thường hoặc thậm chí cao cấp cũng chưa cần dùng tới mức này, ngoại trừ một số thành phần được gọi là các game thủ chuyên nghiệp đang sở hữu các cấu hình khủng không bình thường hay còn gọi là cấu hình “khủng khiếp” với số lượng VGA card trên 3 và hàng đống thiết bị ngoại vi kèm theo. AcBel thử thách mình khi giới thiệu lần đầu tiên dòng PSU công suất cao của hãng là R88 Power 1100W, sau đó là R9 Power Gold 1100W và bây giờ là M88 Power 1100W với hệ thống cáp được quản lý “từ xa” – Modular Cable Management. Đóng mác 80Plus Sliver được chứng nhận hiệu suất cao trên 85%, cùng với mác tự xưng 88 Plus Power của riêng AcBel như muốn nói “85% chỉ là chuyện nhỏ, nguồn của tui phải trên 88% cơ”. Mọi chuyện còn ở phía trước … tiến lên nào M88 Power (PC8039). Bề ngoài và các tính năng Xin được thưa trước là bài đánh giá này có vẻ rất thân quen nếu như bạn đã biết qua dòng PSU đỉnh nhất của AcBel R9 Power Gold. Rất nhiều tính năng và thiết kế tương đồng nhưng khi soi kỹ thì vẫn lòi ra một số khác biệt có giá của dòng M88 Power. Kích thước hộp to to là, đóng gói chuyên nghiệp và ấn tượng hơn R9 Power là nhờ vào việc phối các màu sắc mạnh và kích thích thị giác. Lột đi lớp áo màu thì mới tới chiếc hộp cacton dầy được thiết kế 2 tầng chứa PSU và phụ kiện. Bên ngoài chiếc áo còn được in nhiều thông tin quảng cáo tính năng vược trội của sản phẩm và nó tương đương R9 Power. Các tính năng này được minh họa bằng các logo nhỏ sinh động với chú thích dễ hiểu. - Active Clamp Forward Converter with Synchronous Rectification Boosts Efficiency → Làm tăng hiệu suất nhờ sử dụng các thành phần linh kiện nhỏ hơn, làm giảm không gian thiết kế trên mạch in nhờ vậy làm cho mạch in thông thoáng hơn tạo điều kiện tản nhiệt tốt, đồng nghĩa với độ ồn được khống chế ở mức thấp nhất. - Green Mode PFC Control Circuit → Chíp điều khiển CM6800 là loại điều khiển chung PFC/PWM làm giảm đi việc tiêu tốn năng lượng so với việc dùng hai chíp riêng. - Solid State Capacitors → Sử dụng tụ thể rắn với ESR (dung kháng) thấp, chịu được nhiệt độ và các xung nhọn của dòng điện cao, độ bền lớn. - Japanese-made Capacitors → Tụ được sản xuất tại Nhật, có chất lượng và tuổi thọ cao. - Dual Channel DC-DC VRM Circuit Design → Thiết kế với 2 mạch điều khiển ổn áp riêng biệt cho 2 đường +3.3VDC và +5VDC giúp tiếc kiệm năng lượng cho đường +12VDC. - MTBF (Mean Time Between Failures) → Khoảng thời gian có thể xẩy ra hư hỏng lên tới 400,000 giờ sau khi sử dụng (của R9 Power là 412,316 giờ – ngon hơn chút). - Introduction of Relay → Sử dụng rơ le bảo vệ ở đầu giúp phản ứng nhanh và hiệu quả với các yếu tốt bất lợi của điện áp cung cấp. - Unique Power Cord Design → Sử dụng cáp nguồn lớn với mức chịu tải lên tới 15A, đả bảo cung cấp một nguồn điện AC ổn định và an toàn. - Eup Lot 2010 5Vsb Compliance → Đạt tiêu chuẩn Eup Lot 2010, cho mức tiêu thụ điện ở chế độ chờ hay tắt máy dưới 1W. Đạt kích thước của một PSU theo chuẩn EPS12V khi mà chiều dài PSU này lên tới 199mm (150 x 199 x 86mm). Bao phù bằng lớp sơn tĩnh điện chống dính dấu tay, đen tuyền, sần sùi trông rất nam tính. Quạt làm mát được đặt lùi về phía trước của PSU (hướng dây cáp) và lệch tâm, lưới quạt xi niken với trung tâm là logo 88 Plus Power màu vàng nổi bật. Trên lưng PSU cũng được đính tem Overload thêm 100W như dòng R9 Power, thể hiện khả năng tăng thêm sức mạnh lên tới 1200W ở chế độ hoạt động liên tục – Một giá trị gia tăng tạo thêm sự an tâm cho người dùng. Ở phía sau PSU, vẫn là lớp lưới tổ ong bao phủ tối đa diện tích, ổ lấy nguồn AC vào là loại chịu được dòng tải tới 15A. Sử dụng loại cáp lớn thường được dùng trên các UPS có công suất lớn trong các hệ thống Server, một loại cáp khá hiếm hàng nếu mất bạn phải bỏ ra ít nhất là 100,000 VND cho một sợi tương đương tại chợ Nhật Tảo. Dưới công tắc nguồn chính còn có thêm một công tắc nữa dùng để … tắt đèn. Phía trước với loại PSU Modular Cables thì lẽ đương nhiên các bạn sẽ phải thấy các socket dùng cắm cáp, với 2 dải socket phân chia rõ ràng cho các thiết bị ngoại vi và nguồn phụ cho VGA PCI-E, bạn khó thể cắm nhầm được vì thiết kế socket của 2 dải này khác nhau. Ở đây tôi chỉ thấy phiền là các socket không được phân biệt theo rail nên rất khó khăn cho việc phân tải nhất là với M88 Power 1100W lại có tới 6 rail 12V. Do đó tôi đánh tự đánh dấu lên bằng màu chữ vàng cho các bạn nào đã mua có thể phân biệt được các đường 12V. Có kích thước lớn nhưng quạt làm mát vẫn là loại có kích thước tiêu chuẩn 120 mm, quạt được chiếu sáng bằng LED màu xanh dương rất huyền bí trong đêm tối AcBel có tới 6 đường 12V (6 rail), các đường này có tỉ lệ công suất cung cấp không đồng nhất; 12V1, 12V2, 12V3 với mỗi đường tương đương một với dòng cung cấp tối đa là 25A. Đường 12V4, 12V5, 12V6 với mỗi đường tương đương một với dòng cung cấp tối đa là 28A. Tổng công suất của đường +12V lên tới 1056W@88A. Tự tin vào mức công suất 1100W, AcBel cho phép M88 Power tung ra một lượng đầu cấp nguồn dư sức đáp ứng các hệ thống Triple SLI (3 card VGA), 6 đầu PCI-E với loại 6+2 pin. Số lượng kết nối cho thiết bị ngoại vi lên tới 18, trong đó riêng SATA là 12 đầu nguồn còn lại là 5 đầu PATA cùng với 1 đầu FDD. Nguồn cung cấp cho CPU có 2 đầu cấp nguồn riêng biệt một là loại ATX12V 4+4 pin và một là loại EPS12V 8 pin, đáp ứng tốt cho cả các hệ Mainboard Server hay Workstation. Công suất, Hiệu suất và hệ số công suất FP Thử nghiệm trong môi trường nhiệt độ 45 ºC, mức công suất tổng trên 2 đường +3.3VDC và +5VDC là 170W. Do hệ thống của tôi chỉ có khả năng thử nghiệm riêng biệt các PSU có 5 rail nên với M88 Power 6 rail tôi đành kết nối tất cả các đường thành 1 đường 12V duy nhất. 88 Plus Power vẫn bị 80Plus Sliver quật ngã vì ở mức công suất thấp nhất và cao nhất hiệu suất PSU không qua được 88% như AcBel mong muốn, hiệu suất “chuẩn phù hợp với mô tả 80Plus Sliver là 87.32%, 90.18%, 87.91% (tiêu chuẩn là 85%, 88%, 85%). Hệ số công suất PF luôn duy trình trên 0.95 giúp làm nhẹ gánh hệ thống phân phối điện trong nhà và làm tăng thời gian sử dụng của các UPS đi kèm. Dòng tổng của 6 rail 12V đạt 76A@912W vẫn còn khả năng tăng cao hơn nửa nếu hạn tải trên cặp đường +3.3VDC và +5VDC – công nghệ VRM là thế, bạn có thể tìm hiểu thêm trong các bài thử nghiệm trước đây. Sự ổn định điện áp Sự ổn định điện áp rất tốt với đường +12VDC và nằm ở mức thấp trong chuẩn trên các đường còn lại. Đường +12 có giá trị sai số không quá 1.1%, đường +5VSB có vẻ đuối khi gánh tải 4A, điện áp của nó chỉ thêm một chút nữa là bị loại khi sai số lên tới -4.5% ở mức công suất 1100W (tiêu chuẩn 5%). Bù lại, tất cả các đường điện đều có mức dao động rất thấp không quá 0.19V. Trên kết quả này mới thấy dòng R9 Power vẫn là hàng đinh của AcBel, một sự phân biệt bất hợp lý. Nhiệt độ hoạt động Có nhiệt độ hoạt động thấp (bạn đừng so với R9 Power 900W nhé vì PSU này đang chạy ở mức 1100W đó), mức chênh lệch nhiệt độ tối đa là 12.2 ºC khi ở trong môi trường thử nghiệm là 45 ºC. Tính năng điều chỉnh tốc độ quạt theo nhiệt độ hoạt động hiệu quả, quạt hầu như không thay đổi tốc độ khi mức công suất không vượt quá 566W. Tốc độ quạt tăng dần tuyến tính theo mức công suất ra tăng lên và đạt mức 1953 RPM khi ở 1100W. Độ ồn do quạt tạo ra chấp nhận được khi ở tốc độ cao nhất và hầu như rất êm trên các mức công suất thấp dưới 700W. Chế độ bảo vệ Phương thức thử nghiệm tính năng bảo vệ quá áp của tôi đã thất bại trước công nghệ mới VRM, việc kích điện từ ngoài vào đã bị mạch này vô hiệu hóa, các giá trị điện áp cao hơn mà tôi kích vào đều bị mạch VRM kéo xuống mức điện áp an toàn. Thất bại luôn với tính năng bảo vệ quá tải OCP của đường 12V, ép hết công suất của hệ thống tải là 125A mà PSU vẫn không chịu tắt dùm … thôi kệ cứ cho là nó có khả năng bảo vệ này nếu bạn có hệ thống máy tính nào ngốn hét 125A riêng đường 12V. Hy vọng tôi sẽ không có nhiều PSU trên 1000W để thử nghiệm nếu không thì tôi sẽ phá sản sớm khi phải đầu tư thêm hệ thống tải giả mới.
Khám phá bên trong Bộ đồ lòng mạch in được phủ kín linh kiện, sử dụng mạch in 2 lớp nhằm tối ưu hóa việc truyền dẫn công suất. Linh kiện SMT được sử dụng nhiều đã làm thông thoáng phần nào PSU tạo điều kiện cho việc làm mát tốt hơn, phía dưới mạch in được hàn khá sạch sẽ. Như R9 Power, nguồn cấp trước +5VSB được thiết kế tách biệt riêng một khối rời và dược đặt ngay phía trước lưới thoát nhiệt. IC PWM TNY280PN được sử dụng để tạo ra nguồn độc lập này, tuy là loại IC có tích hợp Mosfet bên trong và không cần phải có tản nhiệt riêng, nhưng ở đây tôi vẫn thấy hai lá nhôm nhỏ hàn bên cạnh IC giúp nó có thể tản nhiệt tốt hơn qua phần mạch in. AcBel thiết kế khá kỹ khi thêm tản nhiệt này có lẽ để giúp nó đạt được một công suất lên tới 20W cho đường cấp trước. Mạch lọc nhiễu điện từ EMI, thiết kế tốt nhất là trên phần mạch in chính, các cuộn lọc có tiết diện dây lớn. 2 cầu diode TS25P05G được tản nhiệt chung bằng một phiến nhôm khá lớn. Sau diode là một rơle nhỏ màu trắng có nhiệm vụ làm công tắt cho mạch bảo vệ. Sử dụng tới 3 tụ lọc của Nippon Chemi-Con (Japan) với dung lượng tổng đạt 1050uF/400VDC, một dung lượng khá lớn rất cần thiết cho một PSU có mức công suất lớn như M88 Power có thể hoạt động được ổn định. Phần điều công suất được thiết kế trên một module riêng. IC FAN4800IN của Fairchild Semiconductor điều khiển đồng bộ cho cả thành phần PFC và PWM. IC này tương đương với dòng CM6800 của ChampionMicro. Dàn mosfet công suất cho PFC và PWM dùng chung một phiến tản nhiệt lớn. Sử dụng tới 2 Mosfet 17N80C3 cộng một mosfet 3N80C nhỏ hơn làm tầng đệm. Phần công suất PFC thiết kế chắc cú hơn với hai Mosfet 47N60C3 với thông số rất ấn tượng chỉ một em như vậy có thể chịu dòng liên tục lên tới 94A. Cả hai mosfet của phần PFC và PWM đều là loại mosfer mới – mosfet “Cool MOS™ Power Transistor” được phát triển bởi Infineon Technologies AG có công suất tiêu tán thấp nên có nhiệt độ hoạt động thấp hơn so với loại bình thường. Nằn điện bằng Mosfet là một công nghệ tiên tiến được nhiều hãng áp dụng gần đây trên các dòng nguồn công suất lớn, hiệu suất cao. M88 Power 1100W có tới 8 Mosfet loại này dùng để nắn điện duy nhất cho đường +12V Mạch VRM (Voltage Regulator Module) được thiết kế thành một module riêng, xung quanh bo mạch này là các tụ thể rắn. IC APW7159 điều khiển chung cho việc hạ điện áp từ +12V xuống thành hai đường điện áp thấp hơn là +3.3V và +5V thông qua 4 mosfet FDD8896 (94A) và mosfet 4 FDD8880 (58A). Khối bảo vệ với IC WT7527S của hãng Weltrend. Mạch lọc DC đều dùng tụ của Teapo và một số tụ nhỏ hơn thì là của Ltec. Cuộn dây lọc DC chính cũng được thiết kế rất tốt với đế hàn riêng chắc chắn, dây tiết diện lớn. Đánh giá chung M88 Power 1100W là một PSU có công suất thật trong môi trường hoạt động thực tế, điện áp được duy trì và ổn định nhờ vào công nghệ VRM đảm bảo cho thiết bị mà nó cung cấp hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Hiệu suất tuy không như kỳ vọng đạt trên 88% trên các mức công suất của AcBel nhưng nó vẫn đạt danh hiệu 80Plus Sliver với hiệu suất trên 85%. Bên trong có nhiều điểm thiết kế tương đồng với dòng cao cấp R9 Power nhưng M88 Power 1100W được nâng cấp toàn bộ phần công suất mạnh mẽ hơn để có thể tạo ra mức năng lượng trên 1KW cho người dùng. Tính năng điều khiển tốc độ quạt thông minh và quạt làm mát có độ ồn thấp đã làm giảm đi tiếng ồn và nhiệt độ đáng kể. Chất lượng ổn định nhờ việc đầu tư khá tốt cho các linh kiện công suất được tuyển chọn, linh kiện SMT được dùng tối đa giảm diện tích làm tăng hiệu quả tản nhiệt, tụ lọc nguồn chính là của Nhật, … càng tăng độ tin cậy và tuổi thọ cho PSU trong thời gian hoạt động lâu dài. Tính năng quản lý cáp thông minh giúp việc thiết kế một chiếc máy tính gọn gàng trở nên đơn giản hơn, khi có M88 Power 1100W trong tay thì câu hỏi cuối cùng là làm sao sử dụng hết mức công suất này một cách hiệu quả nhất. Ưu điểm - Công suất thật trong điều kiện môi trường thực tế. - Điện áp ổn định, có sai số rất nhỏ. - Hệ số FP cao trên 0.95. - Hiệu suất 80Plus Sliver (85%, 88%, 85%). - Mẫu mã và hình thức đóng gói đẹp. - Mát và Êm. Khuyết điểm - Cáp nguồn là loại khó tìm. - Các Rail 12V không có chú giải cho người dùng. Giá bán tham khảo - 5.200.000 đồng với thời gian bảo hành dài hơi lên tới 5 năm. Giá trị đầu tư - 4,727 đồng/1 Watt. http://powerlab.vn/2010/11/acbel-m88-1100w/
chưa chắc nha 3,mấy cái jack ông cắm vào main,VGA....từng ấy thời gian cũng đâu có bị gì đâu thì máy cái jack làm sao lỏng
Vụ jack rời tiếp xúc ko tốt trừ khi chỗ để máy quá ẩm ướt lâu ngày ra ten nên tiếp xúc ko tốt Ngoài ra jack rời cũng tốt chán, ưu điểm là ko rối rắm thùng mát + thoáng mát
mình đang xài psu R9 Power Gold 1100W, cấu hình như dưới sign, R9 Power Gold 1100W good :hoanho::votay:
3 VGA trung + OC cpu PSU này tới 1100w gánh được vô tư, nhưng ít ai sài tới mức 1100w, 750w đã sướng rùi