Advanced Micro Devices

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi russiaquoc, 14/6/08.

  1. russiaquoc

    russiaquoc YoungPioneer

    Bài viết:
    421
    Nơi ở:
    PC14,PC15 You welcome!
    AMD - Advanced Micro Devices là một công ty chuyên về sản xuất các chất bán dẫn Hoa Kì. Công ty có đại bản doanh ở Sunnyvale - California này được thành lập năm 1969 do Jerry Sanders và nhóm nhân viên cũ của Fairchild Semiconductor sáng lập, bao gồm Jerry Sanders, Ed Turney, John Carey, Sven Simonsen, Jack Gifford và ba thành viên của Gifford's team là Frank Botte, Jim Giles, và Larry Stenger. Hiện nay chủ tịch hội đồng quản trị và là tổng giám đốc là Tiến sĩ Hector Ruiz, chủ tịch tập đoàn và là giám đốc điều hành là ngài Dirk Meyer.
    [​IMG]
    Sunnyvale - Đại bản doanh của AMD
    AMD là nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới về các bộ xử lý máy tính (CPU) trên nền x86. Đồng thời cũng là nhà cung cấp card đồ họa và bộ xử lý đồ họa (GPUs) lớn thứ ba thế giới kể từ khi nắm quyền sở hữu công ty ATI Technologies vào năm 2006. AMD cũng nắm giữ 21% cổ phần trong Spansion, một nhà cung cấp bộ nhớ flash không thay đổi (non-volatile). Năm 2007, AMD đứng thứ 11 trong các nhà SX chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
    Một số nét về lịch sử đối đầu giữa AMD - Intel

    [​IMG]1968: Intel được thành lập bởi Bob Noyce và Gordon Moore.

    1969: AMD được Jerry Sanders và nhóm nhân viên cũ của Fairchild Semiconductor sáng lập
    Đầu những năm 80: IBM chọn sử dụng chip x86 của Intel và hệ điều hành phần mềm DOS của Microsoft. Để tránh quá phụ thuộc vào chip của Intel, IBM yêu cầu hãng này tìm cho mình một nhà cung cấp thứ hai.
    1982: Intel và AMD ký thỏa thuận trao đổi công nghệ, biến AMD thành nhà cung cấp thứ hai. Hợp đồng này tạo cơ hội cho AMD tiếp cận công nghệ chip thế hệ hai 286 của Intel.
    1984: Intel lập kế hoạch để phát triển độc lập chip 386 thế hệ ba, mà AMD khẳng định đó chính là một phần trong kế hoạch bí mật của Intel nhằm độc quyền chip máy tính.
    1987: AMD trình văn bản pháp lý tranh chấp chip 386.
    1991: AMD khởi tố Intel thực hiện những hành động trái pháp luật trong việc duy trì độc quyền.
    1992: Tòa án yêu cầu Intel bồi thường AMD 10 triệu USD cho mỗi mẫu sáng chế Intel sử dụng trong thiết bị xử lý 386.
    1995: AMD tiếp tục cuộc tranh chấp với Intel về thoả thuận chia sẻ một phần trong thiết kế chip x86 - cấu trúc chip cơ bản trong máy tính cá nhân ngày nay.
    1999: Giành được quyền tự phát triển chip x86, AMD tạo ra phiên bản mới của x86 - chip Athlon.
    2000: AMD kiện lên Ủy ban châu Âu rằng Intel xâm phạm nghiêm trọng luật chống cạnh tranh khi việc lạm dụng các chương trình tiếp thị. AMD tiến hành cuộc chiến này nhằm mục đích tiếp cận tài liệu trong vụ kiện chống độc quyền mà Intel phải trả cho Intergraph 225 triệu USD cho chip Itanium.
    2003: AMD tạo nên bước đột phá lớn khi giới thiệu phiên bản 64 bit của chip x86, chạy trên Windows, đánh bại Intel. Đây là lần đầu tiên hãng chip số một thế giới phải rượt đuổi sau AMD để phát triển công nghệ tương tự. AMD ra mắt dòng chip Operton cho hệ thống máy chủ siêu mạnh, dòng Athlon cho máy tính để bàn và xách tay.
    2004: JFTC thanh tra văn phòng đại diện của Intel tại Nhật. Intel tỏ ra hợp tác nhưng không tán thành kết luận JFTC rằng họ đã cạnh tranh thiếu lành mạnh qua việc hạ giá thành cho 5 nhà sản xuất máy tính Nhật là Fujitsu, Hitachi, NEC, Sony và Toshiba nếu những hãng này đồng ý không mua hoặc hạn chế mua chip của AMD và Transmeta.
    2005: AMD tiến hành cuộc chiến chống độc quyền với Intel tại tòa án bang Delaware.
    [​IMG]
    Sáp nhập với ATI
    AMD thông báo về việc sáp nhập với ATI vào ngày 24 tháng bảy, 2006. AMD đã trả 3,4 tỉ USD tiền mặt và 58 triệu cổ phiếu của họ để mua lại ATI, tổng giá trị của hợp đồng lên đến 5,4 tỉ USD. Việc sáp nhập hoàn tất vào ngày 25 tháng 11, 2006 và bây giờ ATI đã là một phần của AMD.
    Chế tạo và Sản xuất (Production and fabrication)
    Tất cả các bộ xử lý của AMD đều được sản xuất ở các nhà máy chế tạo chất bán dẫn (semiconductor Fabrication Plants ) của riêng họ , được gọi là “FABs”. AMD quy ước đặt tên những nhà máy của họ là “FAB x”, trong đó “x” là số năm tính từ khi thành lập AMD đến khi FAB đi vào hoạt động (ví dụ FAB 36, nơi đang nghiên cứu chế tạo Deneb 45nm).
    Trong các nhà máy của họ, AMD sử dụng một hệ thống gọi là Automated Precision Manufacturing – APM (tạm dịch là hệ thống chế tạo chính xác và tự động hóa). APM là tập hợp các công nghệ sản xuất mà AMD đã nghiên cứu trong suốt quá trình phát triển của mình (nhiều công nghệ trong số này đang được AMD giữ bằng sáng chế), chúng được thiết kế để tăng cường cho quá trình sản xuất bộ vi xử lý, chủ yếu về mặt hiệu suất.
    AMD hiện đang có một thỏa thuận hợp tác sản xuất với Chartered Semiconductor Manufacturing có trụ sở ở Singapore, cho phép Chartered có thể tiếp cận với quy trình công nghệ APM của AMD, đổi lại Chartered sẽ giúp AMD tăng cường năng lực sản xuất nhờ vào các nhà máy của mình.
    Thông qua việc sở hữu ATI, AMD cũng có những hợp đồng sản xuất với TSMC để sản xuất ra các loại chipset và BXL đồ họa ATI. Hiện tại không rõ sẽ có những yếu tố (manufacturing needs) nào của ATI sẽ được chuyển về sản xuất tại các FAB riêng của AMD và những yếu tố nào sẽ sẽ do các đối tác của họ đảm nhận việc chế tạo. Nhưng AMD đã thông báo kế hoạch trong tương lai những bộ xử lý của họ sẽ do TSMC phụ trách, và có một sự trùng hợp khi TSMC cũng thông báo về những đơn đặt hàng chế tạo các bộ xử lý x86 mà họ nhận được.
    Những nhà máy hiện tại
    Những nhà máy thiết kế và chế tạo bộ xử lý chính của AMD nằm ở vùng Dresden, phía đông Đức. Ngoài ra các bộ vi xử lý tích hợp cao (highly integrated microprocessors ) cũng đang được sản xuất bởi bên thứ ba (third-party manufacturers) dưới sự cấp phép (license) của AMD. Từ năm 2003 đến 2005, AMD cũng đã xây dựng nhà máy bán dẫn thứ hai (chế tạo wafer 300mm dùng công nghệ 90nm SOI) trong cùng khu liên hợp để tăng sản lượng chip và nhờ đó sẽ có sức cạnh tranh hơn với Intel. Nhà máy mới này được mang tên “FAB 36”, nhằm kỉ niệm 36 năm ngày AMD ra đời, và đi vào sản xuất vào giữa năm 2007. AMD cũng đã thông báo họ đã hoàn tất việc chuyển đổi đổi công nghệ từ 90nm sang 65nm ở FAB 36 và hiện nhà máy cũng đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm công nghệ 45nm.
    AMD cũng đang lên kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất của họ. Ngoài việc hoàn thành FAB 36, AMD cũng nâng câp FAB 30 (gần kề FAB 36) ở Dresden từ công nghệ 200mm 90nm SOI sang 300mm 65nm SOI và đổi tên nhà máy thành FAB 38. Ban đầu FAB 30 được cho là nơi bắt đầu chế tạo các sản phẩm công nghệ 65nm vào năm 2007, tuy nhiên AMD đã thông báo trì hoãn việc nâng cấp để giảm thiểu phí tổn.
    [​IMG]
    AMD Saxony ở Dresden, nơi sản xuất ra các tấm wafer chính của AMD
    Các nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của AMD được đặt ở Singapore, Malaysia và Trung Quốc.
    Bên cạnh đấy, AMD cũng dự định mở một nhà máy 3,2 tỉ USD ở khu công nghệ Luther Park, Stillwater, New York. Nhà máy FAB “4x” này sẽ sản xuất nên các sản phẩm 300mm 32nm SOI, việc xây dựng sẽ tiến hành từ năm 2009 đến 2010. Một số thông tin cho thấy nhà máy sẽ sử dụng công nghệ cổng high-k metal mà AMD tiếp thu được từ IBM.
    AMD cũng sẽ xây dựng FAB City đầu tiên của Ấn Độ, một nhà máy sản xuất chip bán dẫn với vốn đầu tư khoảng 3,2 tỉ USD.
    Tháng Sáu 2006, Chartered Semiconductor trở thành nhà phân phối các bộ xử lý của AMD, nhiều trong số chúng được gửi từ Singapore sang Đài Loan và Trung Quốc dưới dạng OEM/ODM cho các công ty lắp ráp máy tính như Levono hay Dell.
    AMD vẫn đang duy trì các nhà máy thiết kế chính của họ ở Fort Collins (Colorado), Sunnyvale (California), Austin (Texas), Boxborough (Massachusetts ), và Bangalore (Ấn Độ). Với việc sở hữu ATI Technologies, công ty có được thêm quyền sở hữu các nhà máy thiết kể ở Markham (bắc Toronto), và Santa Clara (California).
    Các đối tác
    AMD tận dụng các quan hệ đối tác chiến lược nhằm đẩy lùi thế thống trị độc tôn của Intel, Một trong các đối tác đó phải kể đến nVIDIA với dòng chipset nForce cho hệ thống AMD.
    AMD cũng hợp tác với hãng Alpha Processor trong việc nghiên cứu Hyper Transport, một chuẩn cung cấp kết nối tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm để kết nối các thành phần trên mainboard, được ứng dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi dữ liệu được truyền đi với cường độ cao, tốc độ lớn và độ trễ nhỏ. Hiện công nghệ này đang được dùng trong các mainboard tương thích với bộ xử lý AMD.
    AMD cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với IBM, giúp AMD có thể tiếp cận được các công nghệ mới như công nghệ sản xuất SOI (silicon on insulator), công nghệ 90nm,...Thỏa thuận hợp tác này được AMD thông báo sẽ kéo dài đến năm 2011, qua đó IBM sẽ tiếp tục hỗ trợ AMD trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ 32nm và 22nm.Bên cạnh đó AMD cũng có quan hệ hợp tác với các hãng lắp ráp máy tính như HP, Compaq, ASUS, Alienware, Acer, Evesham Technology, Dell,...
    Vào ngày 18 tháng 5 năm 2006, Dell công bố việc phát hành các dòng máy chủ nền tảng chip Opteron của AMD, chấm dứt nhiều năm hợp tác độc quyền với Intel. Dell cũng tung ra thị trường các dòng desktop xử dụng BXL Athlon X2 vào tháng Chín, 2006.
    AMD cũng là nhà tài trợ cho đội đua xe công thức 1 Scuderia Ferrari Marlboro từ năm 2002 và đội đua xe đạp Discovery Channel Pro từ năm 2004.
    (Dịch từ en.wikipedia.org)
    Phần về các sản phẩm của AMD sẽ post sau.
     
    :
  2. russiaquoc

    russiaquoc YoungPioneer

    Bài viết:
    421
    Nơi ở:
    PC14,PC15 You welcome!
    Các thế hệ bộ xử lý AMD
    8086, Am286, Am386, Am486, Am5x86
    Đây là các bộ xử lý nhái theo kiến trúc x86 của Intel, được SX theo những thỏa thuận về bản quyền kéo dài 17 năm giữa Intel và AMD. Thỏa thuận này cho phép AMD trở thành nhà cung cấp chip dự phòng của Intel trong trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp.
    Điều tồi tệ đã xảy ra với AMD khi Intel chấm dứt thỏa thuận cấp phép trước thời hạn bởi Intel đã quá mạnh để không cần tới những nguồn dự phòng như AMD nữa. Cuối cùng, AMD buộc phải tự đứng lên.
    K5, K6, Athlon (K7)
    AMD phát hành bộ xử lý K5 – bộ xử lý x86 đầu tiên của riêng họ vào năm 1996. Chữ “K” là viết tắt của từ “Kryptonite”, một loại đá hư cấu được xem có thể gây hại cho Siêu Nhân trong truyện tranh Superman. Nó ám chỉ đến Intel, được xem là Superman của nền công nghiệp chip bán dẫn, vốn đang thống trị thị trường vào thuở ấy
    [​IMG]
    Năm 1996, AMD mua lại NexGen nhằm tiếp cận dòng chip xử lý nền x86 của hãng này. AMD đã giao cho đội ngũ thiết kế Nexgen nhà xưởng của mình, đồng thời cho họ thời gian và tiền bạc để xây dựng lại (rework) kiến trúc Nx686. Và kết quả là bộ xử lý AMD K6 được ra đời vào năm 1997.

    [​IMG]
    K7 là thế hệ vi xử lý thứ bảy của AMD, xuất hiện lần đầu vào ngày 23 tháng Sáu, 1999, dưới tên gọi AMD Athlon. Ngày 9 tháng 11 năm 2001, Athlon XP được phát hành, tiếp sau đó Athlon XP với 512KB Cache L2 được tung ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2003.
    Athlon 64 (K8)
    K8 là phiên bản cải tiến của kiến trúc K7, với những tính năng đáng kể nhất là hỗ trợ tập lệnh x86-64bit (với tên gọi chính thức là AMD64), tích hợp khối điều khiển bộ nhớ vào trong chip, kiến trúc kết nối trực tiếp với tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm HyperTransport. Những công nghệ này ban đầu được ứng dụng trong bộ xử lý dùng cho máy chủ Opteron. Một thời gian ngắn sau, chúng cũng được xuất hiện trong bộ xử lý Athlon 64 dùng cho desktop.
    [​IMG]
    AMD X2
    AMD phát hành bộ xử lý Opteron lõi kép đầu tiên ngày 21 tháng 4 năm 2005. Một tháng sau bộ xử lý lõi kép dùng cho desktop Athlon 64 X2 ra mắt.
    Vào tháng 5 năm 2007, AMD quyết định sửa tên gọi của BXL 2 nhân desktop của mình. Theo đó chữ số 64 sẽ được bỏ qua và tên gọi chính thức chỉ còn là Athlon X2, đồng thời chuyển mục tiêu mà Athlon X2 nhắm đến trên thị trường từ mainstream sang value (từ trung cấp sang phổ thông giá rẻ).
    [​IMG]
    AMD K10
    AMD K10 hiện là kiến trúc vi xử lý mới nhất của AMD. AMD K10 là kiến trúc kế vị trực tiếp của K8. Vi xử lý đầu tiên dựa trên nền K10 được phát hành vào ngày 10 tháng 9 năm 2007, bao gồm 9 bộ xử lý lõi tứ Opeton Thế hệ III. Các bộ xử lý K10 sẽ ra mắt ở các phiên bản Dual Core, Triple Core và Quad Core, tất cả các lõi đều được triển khai trên một đế.
    Bản K10 này thật ra chỉ là thế hệ thu nhỏ của K8. K10 làm bàn đạp cho AMD khi cho ra thế hệ thứ 3 của dòng Opteron dành cho máy server ra đời vào ngày 10 tháng 10 năm 2007 và bộ xử lý Phenom dành cho bán tính để bàn ra đời vào 11/11/2007.
    Nhưng thế hệ Phenom đã không thành công như dự kiến của AMD khi bị mắc nhiều lỗi về TLB.
    [​IMG]
    Đây là bộ vi xử lý Phenom "Barcelona"
    Sự kết hợp.
    Sau khi sáp nhập với ATI,đã có một sự kết hợp giữa GPU và CPU tạo thành các chip cầu bắc và sau này sẽ ra đời các thế hệ bộ vi xử lý 2 lõi đời mới với codename là
    "Bulldozer" và "Bobcat" sẽ được xuất hiện vào năm 2009.
    Theo nguồn tin của AMD thì các lõi Bulldozer sẽ chú trọng vào các sản phẩm từ 10watt ->100watt và công nghệ SSE5.Còn Bobcat thì chú trọng các sản phẩm từ 1watt ->10watt .Cả 2 Bulldozer và Bobcat đều hỗ trợ đầy đủ DirectX do có sự kết hợp với GPU của ATI.
    (Nguồn dịch từ en.wikipedia.org)
    Phần về các công nghệ trên bộ xử lý sẽ post sau.
     

Chia sẻ trang này