AMD - lộ trình cho sản phẩm nhúng

Thảo luận trong 'Thiết bị KTS' bắt đầu bởi blueheart, 16/9/13.

  1. blueheart

    blueheart Member

    Bài viết:
    659
    AMD mở rộng chiến lược dành cho thiết bị nhúng, lần đầu tiên mang lại cho người dùng chọn lựa chọn giữa chip ARM hoặc SoC x86, APU hoặc CPU cùng với card đồ hoạ AMD Radeon.
    [​IMG]

    TPHCM, 11/9/2013, AMD công bố chiến lược dành cho thị trường điện toán nhúng, là công ty đầu tiên mang lại giải pháp ARM lẫn x86 cho các thiết kế nhúng cần điện năng thấp và tốc độ cao. Dòng mới này gồm APU tăng tốc x86 cao cấp, CPU, chip SoC nền ARM và dòng GPU mới AMD Embedded Radeon, dự kiến sẽ tung ra vào năm 2014. Những bổ sung này sẽ mang lại cho ngành công nghiệp nhúng nhiều chọn lựa hơn, phù hợp chocác nhu cầu thiết kế khác nhau, và mọi sản phẩm đều có định hướng cải thiện hiệu năng/tốc độ trên mỗi watt và. Cùng với dòng chip nhúng SoC vừa được AMD ra mắt gần đây (tạo ra một cột mốc mới về hiệu năng/watt cho APU đa nhân), các sản phẩm mới càng cho thấy rõ chiến lược của AMD muốn tập trung hơn nữa vào thị trường nhúng.

    Thị trường hệ thống nhúng rất rộng và nhiều hình thức, hình thành xung quanh một kỷ nguyên mà AMD gọi là Surround Computing. Thị trường này có nhiều mảng khác nhau, như thiết bị có vi xử lý mạnh, hay có khả năng kết nối mạng IP, hệ thống vận hành liên tục… và những mảng này đang ngày một quan trọng. Một nghiên cứu gần đây của VDC Research chỉ ra rằng thị trường CPU truyền thống và hệ thống nhúng thông minh sẽ tăng lên 36%, từ 330 triệu thiết bị năm 2013 lên đến hơn 450 triệu thiết bị vào năm 2016 với kiến trúc x86 và ARM, chiếm đến 82% tổng thị trường (TAM).

    "AMD cam kết mang lại cho cộng đồng hệ thống nhúng các giải pháp hiệu quả trong môi trường chuyển dịch của thị trường như hiện nay, tiếp tục phát triển ở tốc độ rất cao," ông Arun Iyengar, phó chủ tịch và là tổng giám đốc mảng giải pháp nhúng của AMD, cho biết. "Có nhiều nhu cầu khác nhau, trong từng thị trường khác nhau, từ tiêu thụ điện năng thấp, Linux đến Windows, x86 hay ARM. Và với phổ sản phẩm của chúng tôi, AMD có thể cung cấp mọi giải pháp cho các kỹ sư thiết kế với một chương trình cam kết hỗ trợ bền lâu, ổn định."

    "Các giải pháp kết nối thông minh đang tăng nhanh đến chóng mặt trong vài năm qua, yêu cầu thiết kế cần có một bộ xử lý nhúng tiêu tốn ít điện năng nhưng vận hành nhanh, kết nối thiết bị được với điện toán đám mây," ông Jim McGregor, nhà phân tích của TIRIAS Research, nói. "Với lộ trình mới này, AMD đẩy mạnh thêm cho nền tảng ARM lẫn x86 và cả các kiến trúc đồ hoạ, nhằm hướng tới mục tiêu của họ là một hệ sinh thái đồng nhất. Các sản phẩm hiện thời của AMD cùng với lộ trình sản phẩm sắp đến sẽ mang lại nhiều lựa chọn về giá, tốc độ, tính năng, điện năng, đáp ứng được nhu cầu của các kỹ sư thiết kế nhúng."

    Lộ trình sản phẩm nhúng của AMD năm 2014
    Trong năm tới, 2014, AMD lên kế hoạch mang ra thị trường dòng bộ xử lý nhúng AMD Embedded R-series: dòng CPU SoC "Hierofalcon" dựa trên kiến trúc ARM Cortex A57 và APU, CPU "Bald Eagle" dựa trên kiến trúc x86 có tên mã là "Steamroller". Chip SoC APU G-series cải thiện hiệu năng trong khi vẫn giữ điện năng ở mức thấp. Ngoài ra, "Adelaar" se là GPU rời đầu tiên dựa trên kiến trúc AMD Graphics Core Next cho hệ thống nhúng.

    "Bald Eagle" APU/CPU
    Với "Bald Eagle", AMD tiếp tục truyền thống với các giải pháp x86 lâu đời cho thị trường nhúng. "Bald Eagle" là thế hệ bộ xử lý nhúng tiếp theo nền x86, có cả APU lẫn CPU, có đến 4 nhân CPU "Steamroller" với điện thế TDP 35w. Các APU sẽ có kiến trúc AMD Radeon Graphics Core Next được tối ưu về điện năng và có các cải tiến HSA dành cho các ứng dụng nhúng cần khả năng xử lý mạnh. Đây là giải pháp ưu việt cho bảng hiệu số và thiết bị chơi game nhúng. Dòng sản phẩm "Bald Eagle" cũng sẽ có các tính năng quản lý điện năng mới như TDP tuỳ chỉnh, cho phép kỹ sư linh động hơn trong thiết kế. "Bald Eagle" dự kiến sẽ xuất hiện trong nửa đầu năm 2014.

    APU SoC "Steppe Eagle"
    "Steppe Eagle" sẽ càng đẩy sức mạnh xử lý cao hơn nữa trong khi vẫn giữ điện năng ở mức thấp, được AMD sử dụng trong nền tảng APU SoC Embedded G-series hiện nay, với kiến trúc CPU "Jaguar" và Graphics Core Next cải tiến, trong đó có thêm tính năng mới để tăng xung nhịp CPU và GPU. Được thiết kế cho các ứng dụng nhúng điện năng thấp, "Steppe Eagle" tối ưu hiệu năng/watt tốt hơn nữa khi so với dòng Embedded G-series hiện thời, cũng như đẩy xung nhịp lên cao hơn 2GHz với các model cao cấp. "Steppe Eagle" cũng cho các nhà thiết kế nhúng linh động nâng cấp các thiết kế bo mạch sử dụng APU SoC Embedded G-series hiện thời và các gói phần mềm cho các ứng dụng khác nhau vì tương thích ngược. "Steppe Eagle" dự kiến sẽ xuất hiện vào nửa đầu năm 2014.

    GPU "Adelaar"
    "Adelaar" là GPU nhúng nhân AMD Embedded Radeon dựa trên kiến trúc Graphics Core Next, đặc biệt được thiết kế cho các ứng dụng nhúng. Có tốc độ xử lý đầu bảng cho hệ thống nhúng, "Adelaar" sẽ được bán ra theo dạng module nhiều chip MCM (multi-chip module) và có tích hợp bộ nhớ đồ hoạ 2GB. Dòng GPU "Adelaar" có thể xử lý đồ hoạ 3D, hỗ trợ đa màn hình và các tập lệnh đồ hoạ DirectX 11.1, OpenGL 4.2 cho cả nền tảng Windows lẫn Linux. "Adelaar" sẽ được bán ra trong nửa đầu năm 2014 với cam kết cung ứng 7 năm dạng gói MCM, dạng module PCI express (MXM) và dạng chuẩn card PC.

    Với các sản phẩm hiện thời và sắp tới, AMD đang chủ động theo đuổi thị trường thiết bị nhúng với một hệ sinh thái các đối tác phát triển phần cứng lẫn phần mềm, hỗ trợ nhiều hệ điều hành, trong đó có Windows và Linux. Cụ thể, AMD tập trung vào:

    • Điều khiển và tự động hoá công nghiệp
    • Giải trí số
    • Cơ sở hạ tầng truyền thông
    • Mảng hình ảnh nhúng
    • Bảng hiệu số
    • Máy tính mỏng
    • Hình ảnh y khoa
    • Thông tin giải trí tự động
    • Hộp set-top box, TV internet
    • In ấn / Hình ảnh
    • Giám sát số
    • Lưu trữ
    Quân đội / hàng không
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: AMD
     
    :

Chia sẻ trang này