AMD Radeon HD 7950 - Phải chăng tốt hơn NVIDIA GeForce GTX 580 ?

Thảo luận trong 'Card Đồ họa - Video Cards' bắt đầu bởi tuananhbk_09, 16/2/12.

  1. tuananhbk_09

    tuananhbk_09 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,454
    Hẳn các tín đồ công nghệ đồ hoạ vẫn nhớ, chỉ vài ngày trước khi kết thúc năm 2011, AMD đã tung ra chiếc card Radeon HD 7970 làm đại diện đầu tiên cho dòng sản phẩm mới dựa trên kiến trúc GCN. Hơn một tháng sau đấy, hãng này tiếp tục ra mắt đại diện thứ hai của mình, HD 7950, với giá thành thấp hơn chiếc card mạnh nhất hiện nay của NVIDIA là GeForce GTX 580. Nhưng rẻ hơn có đồng nghĩa với yếu hơn ? Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời ...


    [​IMG]

    Sơ bộ về HD 7950


    Trong kỹ thuật sản xuất bán dẫn, có một hiện tượng thường gặp là die chip ra lò bị lỗi. "Lỗi" ở đây có khá nhiều mức độ, từ hư hỏng một vài phần cho đến nhiều phần và toàn bộ. Dĩ nhiên, khi khối IC lỗi quá nhiều thì người ta sẽ không dùng đến nó. Nhưng còn các lỗi "vặt" thì sao ? Từ góc độ kinh tế, các die chip này hoàn toàn không rẻ khi chế tạo, mà bỏ đi thì uổng. Do vậy mà các hãng bán dẫn đều cố gắng tận dụng lại các die chip này, càng nhiều càng tốt. Phương pháp này có thuật ngữ chuyên ngành là "harvest".

    Chiếc card mà chúng ta bàn đến hôm nay, là một sản phẩm điện tử sử dụng con chip Tahiti (Pro) bị lỗi. Bản chất con chip này hoàn toàn giống phiên bản Tahiti (XT) dùng trên HD 7970. Khác biệt duy nhất là Tahiti Pro không được "hoàn hảo" như Tahiti XT. Và bạn không cần ngạc nhiên về vấn đề này. Việc dùng lại chip lỗi cực kỳ phổ biến trong bán dẫn. Ví dụ đơn giản như GTX 570 là phiên bản "không hoàn hảo" của GTX 580, Core i5 2400 là phiên bản "không hoàn hảo" của Core i7 2600K.

    [​IMG]

    Vậy Tahiti Pro "kém" Tahiti XT ở điểm nào ? Nếu bạn còn nhớ Kiến trúc GCN từng được bàn trên HD 7970, bạn sẽ hình dung ra ngay được vấn đề với Tahiti Pro. Về cơ bản Tahiti XT có 8 khối xử lý đồ hoạ, với mỗi khối gồm 4 đơn vị CU. Mỗi CU sẽ có 64 nhân đồ hoạ (SP) và 4 đơn vị xử lý texture (TMU). Và do quá trình sản xuất không hoàn hảo tuyệt đối, một số CU không hoạt động được hoặc hoạt động không đúng với mong muốn của AMD. Nên AMD quyết định nếu cứ có 4 CU trở xuống bị lỗi thì con chip sẽ có tên Tahiti Pro, mà được gắn lên chiếc card có tên HD 7950. Lượng nhân đồ hoạ trên HD 7950 sẽ là 1792 SP, cùng với 112 TMU. Con số này thấp hơn 2048 SP và 128 TMU bên HD 7970.

    Ngoài ra, xung hoạt động của HD 7950 cũng thấp hơn người anh : 800 vs. 925 MHz cho GPU và 1250 vs. 1375 MHz cho các chip DRAM. Do xung thấp hơn, điện năng tiêu thụ của HD 7950 cũng thấp hơn : TDP giảm đi 50 W xuống còn 200 W. Các thành phần còn lại giữa 2 chiếc card gần như không khác biệt trừ đầu cắm nguồn phụ và hệ thống tản nhiệt. HD 7950 chỉ cần 2 đầu PCIe 6 chân so với 1 PCIe 8 chân + 1 PCIe 6 chân của HD 7970. HD 7950 bản gốc (REF) có quạt tản nhiệt nằm ở giữa còn HD 7970 nằm ở phía đầu card.

    [​IMG]

    Nhân Tahiti Pro chỉ có 28 CU.

    Tuy vậy trong lần ra mắt này, AMD cho phép các đối tác sản xuất card (như ASUS, GIGABYTE, MSI, HIS ...) được quyền thay đổi (custom) ngay kiểu dáng HD 7950, chứ không phải chờ lâu như HD 7970. Vì thế bạn sẽ ít gặp các model HD 7950 REF mà thay vào đó là khá nhiều tuỳ chọn custom bạn có thể xem ở dưới đây.

    Hiệu năng chơi game đơn card

    Do kiến trúc không có gì thay đổi, nên chúng ta không đi vào lý thuyết mà sẽ tập trung vào kết quả thực tế. Trong bài này, chúng ta xem xét các kết quả benchmark do AnandTech thực hiện, được dựa trên cấu hình test sau :

    [​IMG]

    Cũng để cho bạn tiện hình dung, HD 7950 có giá đề nghị là 450 USD, GTX 580 là 500 USD. Tức để tiện so sánh, bạn hãy đối chiếu chiếc card mới của AMD với chiếc card đơn nhân mạnh nhất hiện nay của NVIDIA. Chúng ta sẽ tham khảo thông qua độ phân giải.

    1680 x 1050

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    1920 x 1200


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    2560 x 1600


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy ở các độ phân giải thấp, HD 7950 thường "theo đuôi" GTX 580. Đến 1920 x 1200, hai chiếc card này giằng co nhau từng điểm một. Nhưng ở độ phân giải cao hơn, GTX 580 lại bị đối thủ Radeon cho "hít bụi". Với một gamer "dám" bỏ 450 ~ 500 USD ra mua card, có lẽ anh ta cũng không khó khăn lắm trong việc tậu một màn hình cỡ lớn hoặc sắm nhiều màn hình nhỏ để tận hưởng Eyefinity hay Surround Vision.


    Hiệu năng chơi game đa card


    Nêu bạn thuộc dạng "ăn chơi không phải nghĩ ngợi", hiệu năng đồ hoạ đa chip - AMD CrossFire hoặc NVIDIA SLI - hẳn sẽ thu hút nhiều lưu tâm của bạn. Các tester của Tom's Hardware sẽ giải đáp khúc mắc này giùm bạn.


    [​IMG]

    Bạn cần lưu ý rằng HD 6990 và GTX 590 là những chiếc card 2 chip. Nên các cấu hình 2 x HD 6990 / GTX 590 thực tế có đến 4 GPU hoạt động cùng lúc !


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Như bạn thấy, trừ vượt qua ở mỗi phép thử Crysis 2, và ngang cơ ở DiRT 3, còn lại cặp đôi GTX 580 đều chạy sau 2 con chip Tahiti Pro.


    Nhiệt độ, điện năng, tiếng ồn


    Do Tom có cả cấu hình test CrossFire / SLI, nên tôi mượn lại nhằm tiện giúp bạn hình dung ra công nghệ ZeroCore mà AMD mới trang bị cho dòng card HD 7000 (HD 6000 trở về trước không có). ZeroCore có nghĩa là gì ? Thực tế đây là một triết lý mang tính "bối cảnh" hơn là một tính năng "khi nào cũng có".


    [​IMG]

    Triết lý này xuất phát từ một thực tế : khi trang bị nhiều card đồ hoạ cùng lúc, tất cả chúng đều cùng hoạt động và tất nhiên là cùng ngốn điện. Tuy vậy không phải lúc nào card cũng chạy ở mức tối đa. Khi bạn duyệt web, chơi game flash, xem phim ... card đồ hoạ làm việc rất ít. Thậm chí với chiếc card thứ hai, thứ ba, thứ tư - chiếc card không gắn với màn hình, nó gần như chẳng làm gì cả (vì bộ render API 2D không được viết cho CrossFire / SLI). Nói cách khác là bạn không chơi game 3D thì chúng không làm việc, nhưng chúng vẫn "ăn" điện !


    Do vậy AMD nêu ra ý tưởng : nếu những chiếc card còn lại không có gì để làm, hãy tắt "triệt để" : điện áp đầu vào cho chip nhớ DRAM được ngắt, GPU rơi vào trạng thái gần như "mơ ngủ". Chỉ duy nhất mỗi liên kết PCI Express (PCIe) giữa những chiếc card là còn được duy trì. Và thậm chí, các liên kết PCIe này cũng ở mức rất thấp (như 16 làn chỉ hoạt động 1 làn, từ mức PCIe 3.0 rơi về 1.1).


    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]

    Chưa hết, AMD còn đi xa hơn với một ý niệm khác : nếu bạn để yên chiếc PC liên tục một thời gian dài (tắt màn hình, treo máy tải torrent qua đêm chẳng hạn), thì bộ nhớ đệm (buffer) để xuất hình ảnh ra màn hình gần như chẳng có gì thay đổi. Lúc ấy chiếc card HD 7000 có thể "tiết kiệm" được hơn nữa bằng cách ngưng cấp điện cho bộ nhớ đệm. Trong thực tế bạn có thể mô phỏng điều này bằng cách tắt màn hình (nhưng vẫn cắm cable tín hiệu vào card). Kết quả của phép thử này được Tom gọi là Display OFF.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Riêng về tiếng ồn, do HD 7950 thường xuất hiện ở dạng custom, nên tôi chỉ nêu ra đây cho bạn tham khảo. Những model có thiết kế tốt ví dụ như XFX 7950 Black Edition DD gần như không nghe thấy tiếng ! Bạn có thể xem ở so sánh của AnandTech.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Còn với nhiệt độ, dưới 40 °C ở chế độ nghỉ và dưới 80 °C khi xử lý 3D là chấp nhận được với mọi card. Chúng ta không có gì phàn nàn ở đây.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Kết luận


    450 USD cho một chiếc card không phải là cái giá mà nhiều người dám bỏ ra, đặc biệt khi ở các vùng lãnh thổ bên ngoài Mỹ thì giá còn cao hơn nữa vì các vấn đề thuế này nọ. Nhưng so với 500 USD của GTX 580, rõ ràng HD 7950 rẻ hơn đáng kể (10%). Trong khi đó, tuỳ theo độ phân giải, hiệu năng chiếc card Radeon mới về cơ bản cao hơn đối thủ GeForce. Nhất là ở các độ phân giải cao, HD 7950 hơn GTX 580 trung bình ~ 10%.

    Lại nói về mức tiêu thụ điện, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn hoá đơn hàng tháng nếu chọn HD 7950. Nhất là với ZeroCore, một chiếc card high-end ở chế độ nghỉ nay có thể ngốn chỉ tương đương với chiếc card low-end phổ thông. Hãy lưu ý rằng mặc dù là card chơi game, nhưng không phải khi nào bạn cũng mở game và không phải cứ trong game là card sẽ hoạt động nhiều. Quá hiển nhiên, HD 7950 "ăn đứt" GTX 580 ở vấn đề điện năng.


    [​IMG]

    Dù sao, nếu mở rộng ra bảng so sánh, nhất là với phân khúc phổ thông, giá của cả HD 7950 lẫn GTX 580 đều cao. Chưa nói với phiên bản 2 chip, mọi thứ hoàn toàn có thể vượt ngưỡng 1.000 USD nếu chiếc card đơn chip đã xấp xỉ 500 USD. Song AMD sẽ không giảm giá HD 7950 thêm nữa trong trường hợp NVIDIA vẫn "găm giá" GTX 580. Thế nên trong trường hợp bạn muốn sở hữu một chiếc card HD 7900 ở các mức hợp lý (p/p cao), hãy kỳ vọng NVIDIA sớm giảm giá GTX 580 (và tung ra dòng card Kepler) để tạo tính cạnh tranh trên thị trường.

    Tham khảo thêm:AMD Radeon HD 7950 3 GB Review - Page 1/31 | techPowerUp

    Dịch bởi Leopart
     
    :
  2. tuananhbk_09

    tuananhbk_09 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,454
    các bạn có thể tham khảo bài review gốc ở trang tomshardware
     
  3. luuhoangthien

    luuhoangthien Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    702
    Tất nhiên
     

Chia sẻ trang này