http://mayxaydung.net.vn/2016/04/03/an-toan-van-thang-tai-hang/ An Toàn Vận Thăng Tải hàng CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG HỒNG ĐĂNG * KHUYẾN CÁO KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG BỘ MÁY VẬN THĂNG NÂNG HÀNG – Người điều khiển vận thăng phải có chứng chỉ vận hành vận thăng, thông thạo các tính năng của các linh kiện, bộ phận. – Đã hoàn thành khóa học an toàn lao động thiết bị nâng nói chung, vận thăng nói riêng. – Không được phép vận hành vận thăng với các yếu tố sau đây: + Thời tiết quá xấu, mưa bão, sương mù, tuyết rơi, cáp điện và đường dẫn đóng băng, tốc độ gió vượt quá 13 m/s. + Bị hỏng hóc liên quan đến máy móc hoặc điện. + Mất tín hiệu với người tín hiệu + Thiếu ánh sáng, hoặc làm việc những nơi thiếu ánh sáng. + Sau khi nhận ca, cần đọc nhật ký làm việc của ca trước, nếu có vấn đề cần kịp thời giải quyết. + Trong không gian làm việc có vật cản trở. + Trọng tải phải phân bố đều, nghiêm cấm nâng quá tải. + Sau khi hết ca vận thăng phải được đặt vào trạm dừng trên mặt đất. + Làm tốt nhật ký giao ban, đồng thời báo cáo tường tận các sự cố hoặc các vấn đề máy móc gặp phải cho những người có trách nhiệm. + Trước khi cho vận hành vận thăng cần đảm bảo chắc chắn là tất cả các cửa hàng rào bảo vệ, phải được đóng kín và chắc chắn. * Lưu ý: Vì sự an toàn tính mạng của người sử dụng cũng như vì sự an toàn và tuổi thọ của máy: Tuyệt đối không được tháo các công tắc hành trình hoặc làm việc gì làm ảnh hưởng tới các công tắc hành trình ở trên và dưới được lắp vào đốt trên cùng và dưới của vận thăng. 1. Chỉ những ai hội đủ điều kiện sau mới được vận hành máy nâng : – Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định nhà nước . – Có chứng nhận đủ sức hhoẻ của cơ quan y tế. – Được đào tạo nghề nghiệp và được chính thức giao vận hành máy nâng. – Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo. 2. Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ gồm : áo quần vải dầy , nón cứng , găng tay vải bạt , giầy vải ngắn cổ. Đặc biệt công nhân tiếp nhận vật liệu ở đầu bàn nâng phải thường xuyên đeo dây an toàn. 3. Trước khi vận hành máy nâng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của nó xem nó có hoàn hảo không mới được đưa máy vào sử dụng. Việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau: – Giá của máy nâng phải vững chắc và gắn chặt với công trình. – Sàn để công nhân ra lấy vật liệu phải sát với sàn nâng của máy. Sàn phải chắc chắn bảo đảm chịu được sức nặng của người và vật liệu. – Phải có thùng, giỏ để dựng vật liệu rời và chỉ đươc đựng nhiều nhất tới cách miệng thùng (giỏ) 20cm, không được chất quá đầy để tránh rơi vãi. – Phải có bảng ghi rõ tải trọng sức nâng cho phép của vật khi nâng hạ và gắn trên mái tại nơi dễ thấy nhất. – Khu vực đặt tời (bên ngoài máy nâng) và dây cáp chạy từ tời ra ngoài) phải được che chắn tốt. Cơ cấu thắng hãm của tời phải tốt. Bảng điện dùng cho tời phải đặt trong hộp kín và có khóa để khóa lại mỗi khi kết thúc công uiệc. Tời phải được cố định chắc chắn để không bị xê dịch, lật đổ trong khi đang làm việc. Dây cáp (xích) phải ở trong trạng thái tốt : không bị dập, đứt, xoắn… – Tín hiệu giúp thông báo từ nơi điều khiển máy đến các tầng có xếp dỡ hàng phải bảo đảm thống nhất. – Mái hiên (hay tấm che) đặt bên trên chỗ làm việc của người điều khiển và người xếp tải phải đủ khả năng bảo vệ họ khi vật liệu ngẫu nhiên rơi xuống. 4. Khi máy nâng làm việc người điều khiển phải chú ý theo dõi để bảo đảm : – Dây cáp cuốn thứ tự trên tang trục thành từng lớp. – Chiều dài của dây cáp phải tính toán sao cho khi nó kéo hết dây cáp nó vẫn còn cuộn lại trên tang trục cuốn từ 3 đến 5 vòng. – Không để dây xích hay dây cáp tuột hay bị kẹt trong khi chuyển động. Nếu xảy ra hiện tượng trên thì phải sửa chữa ngay ròng rọc. – Múp phải được móc chặt bằng dây xích hoặc dây cáp. Các dây cáp này phải cố định ở độ cao cách mặt đất ít nhất là 50cm và chiều dài dây phải thích hợp để tránh bị đổ. 5. Khi nâng vật lên cao phải có thắng hãm, phần cá kep, phanh nao chống đứt cáp tốt để đề phòng bàn nâng hàng rơi. Không được thắng bằng cách giữ tay quay lại. Trong khi hạ vật xuống phải đứng cách xa ít nhất là 1m. 6. Chỉ được tiếp nhận hay chuyển giao vật liệu sau khi bàn nâng đã dừng ngang mặt sàn hoàn toàn . Trong mọi trường hợp, cấm công nhân xếp dở tải đu với theo tải trọng (vật nặng). 7. Khi nâng hàng, cấm đứng dưới vật đang nâng và gần sát khu vực nâng hạ. Phải treo biển có ghi rõ dòng chữ “Cấm người lên xuống bằng máy nâng tải, cấm người không có trách nhiệm vào dàn máy và bàn nâng” 8. Khi tạm ngưng công việc hay kết thúc ca làm việc phải hạ bàn nâng hay tải trọng xuống mặt đất. Cấm treo lơ lửng nó trên cao. 9. Khi cần sửa chữa hay dọn vật liệu rơi vãi dưới bàn nâng phải có biện pháp cố dịnh bàn nâng chắc chắn trước khi làm. 10. Trước khi ra về phải thu dọn nơi làm việc sao cho vệ sinh, ngăn nắp và phải có biện pháp bảo đảm loại trừ hoàn toàn khả năng khởi động trở lại của máy bởi người lạ mặt. Bàn giao máy lại cho ca sau với tình trạng kỹ thuật cụ thể của nó và ký tên vào sổ bàn giao. Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết. CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG HỒNG ĐĂNG – VPGD: Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội – Gần KCN Ngọc Hồi – Kho hàng: Km 1, Đường Phan Trọng Tuệ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội. – Xưởng Sản Xuất: Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội – Gần KCN Ngọc Hồi – Phòng kinh doanh, dự án: 0466 872 125 – Phòng kế toán, tài chính : 0466 872 126 – Phòng kỹ thuật, bảo hành: 0466 872 127 – Hotline, Zalo: : 0988 874 799 – Email: [email protected] – Website: www.mayxaydung.net.vn Trân trọng cảm ơn! Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý Khách hàng gần xa