Asus Maximus Extreme reviews !

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi quang_ngoc, 13/3/08.

  1. quang_ngoc

    quang_ngoc New Member

    Bài viết:
    12
    Maximus Extreme
    Bố cục bài viết :
    1. Giới thiệu sơ bộ
    2. Box, phụ kiện
    3. Chips, socket
    4. Bios (1)
    5. Bios (2)
    6. Bios (Final)
    7. Cấu hình hệ thống thử nghiệm
    8. Các kết quả benchmark
    9. Overclocking
    10. Kết luận


    Cuối 2007, giới đam mê phần cứng đều trông chờ sự ra đời của 1 sản phẩm được hứa hẹn rất nhiều về hiệu năng, các công nghệ mới như PCI express 2.0, hỗ trợ các CPU 45nm, Crossfire 16x16x…. và không lâu sau đó, Asus là 1 trong các nhà sản xuất đầ tiên giới thiệu nên tảng này trên nhiều sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng từ các hệ thống máy trạm cao cấp (P5E 64 WS Pro) hay làm việc đơn giản, hoặc các hệ thống chơi game và làm việc cao cấp mà chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn trong bài viết : Maximus Extreme trong series mainboard Republic of Gamers.
    [​IMG]

    Điểm qua các công nghệ và tính năng nổi trội được công bố rộng rãi từ nhà sản xuất.

    Nền tảng cao cấp cho Game và Overlocking :

    Mainboard Maximus Extreme cung cấp khả năng ép xung siêu hạng và vuợt mọi mốc kỷ lục về hiệu năng hiện tại, tích hợp công nghệ Crosslinx cũng cải thiện hiệu năng 1 cách đáng kể. Hệ thống tản nhiệt cho chipset sử dụng Block Fusion cho các giải pháp tản nhiệt bằng chất lỏng, giam độ ồn của hệ thống xuống mức thấp nhất trong khi việc tản nhiệt được gia tăng đáng kể. Hệ thống âm thanh suppremeFX II ngày càng chứng tỏ được đẳng cấp của mình, kết hợp với hệ thống chipset Intel X38/ICH9R, asus mang đến cho 1 hệ thống mạnh mẽ đáp ứng mọi nhu cầu của Game thủ.

    [​IMG]Hệ thống Republic of Gamers là sản phẩm tốt nhất của Asus hiện tại, chúng tôi cung cấp cho người dùng các linh kiện tốt nhất nhằm đạt được hiệu năng cao nhất, mọi game thủ đều được chào đón tại vùng đất này.


    Các tính năng hỗ trợ CPU :
    LGA775 Intel® 45nm Processor Ready
    Hỗ trợ đầy đủ cho các CPU Intel 45nm mới nhất với FSB 1600MHz, mức xung nhịp làm việc cao, đi kèm bộ đệm cache L2 tăng 50%, bên cạnh đó là việc tiết kiệm năng lượng hơn.
    [​IMG]



    Intel® X38 Chipset
    Là nền tảng chipset cao cấp nhất hiện tại, hỗ trợ tối đa cho các CPU Intel 45nm mới, khai thác tối đa hiệu năng của thế hệ DDR3 mới nhất với tính năng Dual-channel và dung lượng bộ nhớ gắn được lên đến 8GB, công nghệ PCI express 2.0 với 2 khe PCIe 16x thật sự cung cấp giải pháp đồ họa kép.
    [​IMG]


    Các tính năng hỗ trợ đồ họa :
    ATI CrossFire™ Technology
    Công nghệ ATI CrossFire mang đến cho người dùng 1 sức mạnh mới, tốc độ dựng hình được cải thiện, các độ phân giải cao hơn cùng chất lượng hình ảnh đạt đến nguõng mới.
    [​IMG]


    Crosslinx Technology
    Xóa bỏ hiện tượng thắt cổ chai băng thông.
    Với băng thông đạt được 16x8x8x (tuần tự từ trên xuống, 3 khe PCIe 16x) hiện tương thắt cổ chai đã được giải quyết triệt để.
    [​IMG]


    Các tính năng hỗ trợ bộ nhớ :
    Dual channel DDR3 1333MHz
    Nhằm đạt được hiệu năng cao nhất, các kỹ sư của Asus đã cải thiện thiết kế nhằm tránh hiện tương thắt cổ chai khi ép xung CPU, nâng cao hiệu năng hệ thống.
    [​IMG]

    Fusion Block System
    H2O ready: The next step in thermal solution. [​IMG]
    Block tản nhiệt sử dụng chất lỏng được tích hợp sẵn vào hệ thống tản nhiệt cho chipset cầu bắc, cho người dùng 2 chọn lựa về hệ thống tản nhiệt, nếu sử dụng giải pháp tản nhiệt khí thông thường, hệ thống vẫn bảo đảm hoạt động tốt, với giải pháp tản nhiệt chất lỏng cho CPU, mọi thứ trở nên êm ả hơn, mát mẻ hơn đồng nghĩa với việc hiệu năng và độ ồn của hệ thống được cải thiện
    [​IMG]


    2-Phase DDR3

    Việc thiết kế đến 2 phase cấp nguồn cho hệ thống DDR3 giúp đạt được các mức điện năng cao hơn, ổn định hơn, tất nhiên, việc ép xung bộ nhớ cung sẽ dễ dàng hơn.
    Thông số kỹ thuật chi tiết :
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Box, phụ kiện :
    Phong cách RoG được thể hiện ngay từ vẻ bề ngoài, xám, đen và 1 ít màu cam được phối với nhau tạo nên 1 lớp vỏ chuyên nghiệp và ấn tượng, làm hài lòng bất cứ người dùng khó tính nào đòi hỏi 1 sự vẹn toàn.


    [​IMG]
    Hộp đựng linh kiện và hộp sản phẩm được design y hệt nhau, chỉ khác 1 số chi tiết và thông tin.


    [​IMG]
    Khá nhiều đồ chơi và các phụ kiện hữu ích : LCD 1 số thông tin hữu ích, hoặc thông tin mình muốn, Fan cho hệ thống heatsink modfet…….


    Thứ mà nhiều người quan tâm khi lần đầu xem xét đến các mainboard RoG, card Sound SupremeFX II.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Sử dụng khe PCIe 1x được đặc hơi lệch 1 chút dành riêng cho sản phẩm này. Có 1 lưu ý nhỏ là Card này chỉ gắn được với các mainboard Asus với thiết kế khe PCIe 1x sát rìa board hơn và cả ở Card SupremeFX cũng vậy.


    [​IMG]
    Sử dụng chip codec ADI 1988B, 1 trong nhưng chip cho âm thanh chất lượng khá ở thời điểm hiện tại.


    [​IMG]



    Đánh giá thiết kế :
    Các mainboard ASUS cao cấp đều sử dụng PCB màu đen, tạo nên sự khác biệt với phần còn lại trong dải sản phẩm rộng lớn.

    [​IMG]
    PCB màu đen, các khe cắm xanh trắng xen kẽ, màu đồng ánh lên từ các heatpipe và heatsink, màu kim loại từ các tụ rắn, tất cả tạo nên 1 vẻ bên ngòai ấn tượng, chiếm cảm tình người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

    2 khe PCIe màu xanh có băng thông 16x khi chỉ cắm 2 VGA, khi cắm thêm VGA thứ 3 vào khe PCIe 16x màu trắng, băng thông được chia sẻ theo thứ tự 16x8x8x. Khe cắm nguồn phụ 8 pin 12V được ép sát góc gây khó khăn khi tháo lắp.


    [​IMG]
    2 công tắc power/reset được dời về gần giữa giúp thao tác dễ dàng hơn so với các phiên bản trước đây đặt phía dứoi. Các chân cắm đưa 4 cổng USB ra phía trước cũng được ép ra sát góc, thuận tiện hơn với 1 số case có dây cắm quá ngắn. Tất cả đầu cắm sata và ata đều quay ngang phục vụ cho mục đích trang trí đồng thời vấn đề về nhiệt độ hệ thống trong case cũng được xử lý thuận lợi hơn.


    [​IMG]


    [​IMG]

    Hệ thống tản nhiệt cho chispset cầu nam khá lớn và kết nối với 2 heatpipe đưa nhiệt độ tỏa ra 1 phần được xử lý tại chỗ, phần đưa về block Fusion và hệ thống heatsink dày đặt phía trên.


    [​IMG]
    Đầu cắm nguồn 24pin, đầu cắm fdd, khe cắm ram, nếu để ý, bạn có thể thấy kha cắm ram hơi gần với khe PCIe 16x, do đó khi sử dụng VGA kích thước PCB lớn và trang bị hệ thống tản nhiệt ram cồng kềnh, sẽ khó khăn khi thao tác.


    [​IMG]
    Khu vực socket CPU, 8 phase cấp nguồn cho CPU, đủ khả năng cung cấp nhiều mức điện chi tiết và rất cao, tất nhiên, tăng điện thế quá cao có thể gây hư hỏng thiết bị. Toàn bô các Modfet đều được trang bị heatsink và hòa cùng vào hệ thống Heatpipe dàn trải trên mainboard, các tụ sử dụng tại khu vực này thường có chất lượng tốt nhất và sẽ có kích thước nhỏ gọn không vướng khi sử dụng các giải pháp tản nhiệt cồng kềnh.


    [​IMG]
    Với hướng nhìn này, hệ thống giải nhiệt chủ lực được phơi bày và không khó để nhận biết các thành phần được kết nối nhau sử dụng chất liệu gì. Hệ thống Heatpipe, các lá tản nhiệt và cả Block Fusion đều bằng đồng dẫu màu sắc chúng có đôi chút khác nhau, thêm 1 khối nhôm khá đẹp chứa đèn RoG cách điệu được sơn màu đồng cho tương đồng, chứng tỏ được đẳng cấp thật sự của mình ngay từ hệ thống tản nhiệt, vấn đề còn lại là nó có hoạt động tốt hay không khi sử dụng hoặc không sử dụng tản nhiệt chất lỏng cho Block Fusion.


    [​IMG]
    Block Fusion nhìn cận cảnh, sử dụng đầu nối ống chắc chắn, vấn đề còn lại của người dung là thao tác chính xác để bảo đảm an toàn cho hệ thống.


    Chips, socket :
    [​IMG]
    3 khe PCI express với 2 khe màu xanh full 16x và khe thứ 3 màu trắng cho băng thong tối đa 8x.


    [​IMG]
    Các chip đặc biệt cho chế độ đồ họa kép (Crossfire), ở khe thứ 3 cũng có 1 số ít chip kiểu này nữa.


    [​IMG]
    Các chip từ Marvell, VIA…


    [​IMG]
    2 phase cấp nguồn cho ram, phần điện cấp cho ram ổn định hơn đồng thời mức điện thế đạt được cao hơn.
     
    :
  2. quang_ngoc

    quang_ngoc New Member

    Bài viết:
    12
    BIOS (1) :
    Nếu đã sử dụng qua nhiều mainboard Asus người dùng chắc chắn không lạ lẫm gì với cách sắp xếp và bố trí menu của hệ thống BIOS ngoại trừ 1 số option mới chỉ xuất hiện ở các mainboard sử dụng chipset Bearlake sau này.

    [​IMG]
    Màn hình chào đầu tiên.


    [​IMG]
    Như mọi mainboard khác, màn hình đầu tiên cung cấp các thông tin sơ bộ về hệ thống và các ổ quang hay ổ cứng.


    [​IMG]
    Kiểm tra cáp Lan bằng tiện ích Ai Net2 được tích hợp sẵn.


    [​IMG]
    Q-Fan : tắt, bật hay xem tốc độ fan thì ở đây.


    [​IMG]
    Điều chỉnh Q-Fan chi tiết hơn cho các vị trí cấp nguồn fan khác.


    [​IMG]
    Xem xét nhiệt độ hệ thống.


    [​IMG]
    Thông tin chi tiết về CPU, điều khiển các tính năng của CPU cũng nằm ở đây.


    [​IMG]
    Các thiệt bị ngoại vi như Lan, sound, ….



    BIOS (tập 2) :
    Extreme Tweaker : Phần hồn làm nên 1 hệ thống tuyệt vời hay không là hệ thống BIOS, với option Extreme Tweaker (có thể xem là phần chính yếu được người dùng quan tâm nhất), với cách bài trí thông minh, nhiều tùy chọn hiển thị giúp người dùng đỡ rối rắm hơn trong quá trình tinh chỉnh.


    [​IMG]
    Mặc định có khá ít option được thể hiện, chủ yếu khoảng 20 option về timing ram được ẩn đi giúp người dùng đỡ rối.


    [​IMG]
    5 chế độ AI Overclock Tunner với mặc định chế độ “auto” là DF toàn bộ, “manual” cho phép người dùng tự tinh chỉnh từng thông số (option này thường được các Ocer dùng), “CPU Level up” cho phép người dùng chọn cấp độ cho CPU các thông số còn lại được tự động điều chỉnh cho phù hợp, “Memory Level up” cũng tương tự nhưng dành cho ram, còn lại chế độ “X.M.P” : eXtreme Memory Profile với 2 profile có sẵn, “profile 1” với các timing gia tăng hiệu năng và “profile 2” giúp đạt được mức xung nhịp ram cao hơn.


    [​IMG]
    Mức FSB tối đa có thể chỉnh được : 800MHz.


    [​IMG]
    Các mức Strap bus FSB.


    [​IMG]
    Bus PCI express tối đa : 180MHz


    [​IMG]
    Các option timing ram khi chỉnh “Dram Timing Control” về chế độ “manual”.


    [​IMG]
    Các option còn lại, bao gồm việc tinh chỉnh điện thế và 1 số tính năng đặc biệt mà đôi khi giúp ích rất nhiều cho việc tăng tốc hệ thống.


    BIOS (Final) :
    Các mức điện thế đạt được ở các mainboard cao cấp khá cao, tuy nhiên, nhà sản xuất luôn khuyến cáo việc điều chỉnh quá mức (cao quá hoặc thấp quá) sẽ khiến các linh kiện hoạt động không ổn định và có thể hư hỏng.

    [​IMG]
    Điện thế cấp cho chipset, cần tăng khi nâng mức FSB lên cao.

    [​IMG]
    Điện thế cấp cho chipset cầu Bắc.

    [​IMG]

    Điện thế cấp cho chipset cầu Nam.

    [​IMG]
    Điện thế cấp cho ram.

    [​IMG]
    Sau khi đã chỉnh mọi thứ, bạn có thể check lại tình hình điện thế qua 1 tiện ích có sẵn trong BIOS.


    Sau cùng, dù là người dùng chuyên nghiệp hay không thì việc Flash BIOS luôn tìm ẩn 1 số nguy hiểm và khó khăn nhất định, do vậy việc tích hợp sẵn tiện ích “Asus EZ Flash” với giao diện trực quan và hỗ trợ USB quả là tuyệt vời.

    [​IMG]
    Bình thường khi không có sẵn USB, hệ thống sẽ báo như vầy.
    [​IMG]



    Cấu hình hệ thống test :
    Các mainboard Asus mới sau này đã cải thiện vấn đề nhiệt độ khá nhiều, không còn cảnh nóng phỏng tay như trước, tuy nhiên, khi OC thì nhiệt độ luôn là vấn đề của mọi sản phẩm cho dù nó có hầm hố thế nào đi nữa thì việc trang bị thêm giải pháp tản nhiệt giúp bảo đảm hơn cho nhiều thứ, cả tâm lý của người sử dụng cũng vậy. Với Maximus Extreme ta có nhiều chọn lựa hơn với them fan hoặc tận dụng Block Fusion được tích hợp sẵn trên mainboard, hệ thống thử nghiệm được sử dụng Watercool cho cả CPU lẫn chipset, kết quả hệ thống hoạt động rất mát mẻ, bảo đảm cho quá trình hoạt động ổn định lâu dài.

    [​IMG]


    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]



    Sisoft Sandra :
    Với Sisoft chúng ta có rất nhiều công cụ để bench hầu hết các thành phần có trong hệ thống, nhưng ở đây chúng tôi chỉ sử 1 số ít, phân còn lại sử dụng 1 số software ứng dụng hàng ngày nhằm nâng cao tính khách quan hơn.

    [​IMG]
    [​IMG]



    SuperPI 1.5, wPrime :
    Các tiện ích stress và test hệ thống, hiện đang được dùng phổ biến khi so kè về sức mạnh giữa các hệ thống với nhau.

    [​IMG]
    [​IMG]



    Paint.net
    Tiện ích ứng dụng về xử lý hình ảnh trên nền .NET 2.0

    [​IMG]




    Cinebench R10 :
    Phiên bản mới hỗ trợ cả Windows Xp lẫn Vista. Render hình ảnh và tận dụng tài nguyên CPU khá tốt (fullload cả 4 core).

    [​IMG]



    Winrar 3.71 :
    Sử dụng 2 thư mục, 1 chứa file nhiều file lớn (khoảng vài trăm MB 1 file) và thư mục còn lại chưa rất rất nhiều file nhỏ (chủ yếu là các file hình ảnh chỉ vài chục KB), mỗi thư mục đều có dung lựong khoảng 2GB.

    [​IMG]

    Tiện ích nén file, phiên bản mới, hỗ trợ việc xử lý đa luồng tốt hơn.



    Overclocking :

    Ép xung các thành phần từ hệ thống trên khá dễ dàng, mức stable sau 1 ít thời gian tinh chỉnh đạt được mức clock CPU 4.2GHz và hoạt động hoàn toàn ổn định, bỏa đảm về mặt nhiệt độ là 1 thành công của Asus Maximus Extreme.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Có thể dễ dàng nhận ra các module Ram cũng đã dễ dàng đạt được mức Timing khá tốt trong khi vẫn đảm bảo được mức bus ổn định mặc định theo nhà sản xuất công bố. Với sự hỗ trợ khá tốt từ thiết kế phần cứng, BIOS người dùng ngày càng dễ dàng hơn trong việc cố gắng tăng tốc hệ thống với nhiều tùy chọn mà vẫn bảo đam an toàn cho hệ thống.


    Kết luận :
    Với thiết kế khá tốt tuy vẫn còn đôi chỗ chưa được hợp lý như khe cắm ram hơi gần với khe PCIe 16x nhưng bù lại hầu hết đều xứng đáng được điểm tuyệt đối, phụ kiện đi kèm khá đẹp và tiện dụng. Khả năng OC khá ấn tượng với sự hỗ trợ từ phần cứng tuyệt vời, hiệu năng nhỉnh hơn 1 chút so với các mainboard cùng chipset nhờ 1 chút xíu ép xung nếu sử dụng chế độ “auto”, mức xung làm việc của các thành phần trong hệ thống luôn cao hơn bình thường 1 ít.

    Chân thành cám ơn Asus Việt nam đã cung cấp sản phẩm và hỗ trợ hoàn thành bài viết này.
    PC Salon, tháng 2/2008
    Vietnamese Gangs : K-9, nhenhophach, thriller, nguoisg
     
  3. kyozero

    kyozero New Member

    Bài viết:
    3
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Quá tuyệt, đúng là 1 sản phẩm tốt cho các OCer ...
     

Chia sẻ trang này