I/ Giới thiệu sản phẩm mainboard ASUS X99 Pro và RAM Kingston HyperX Predator DDR4 3000MHz: 1/ Giới thiệu sản phẩm mainboard ASUS X99 Pro: Sau khi cho ra mắt các sản phẩm từ dòng chipset series 9 như Z97, H97,… thì ASUS đã tạo thêm bước tiến với sự ra đời của dòng sản phẩm mới được trang bị chipset Haswell-E với các sản phẩm như X99-Deluxe, X99 Pro,…với tiền thân là X79 Pro. Hôm nay chúng tôi đã có trên tay sản phẩm X99 Pro và gửi đến người dùng những kết quả mà chúng tôi có được sau 1 vài ngày test sản phẩm. Cái nhìn đầu tiên về sản phẩm mà chúng tôi cảm nhận được đó là thiết kế. Sản phẩm thiết kế khá đơn giản nhưng rất hầm hố và chắc chắn với 2 màu chủ đạo là trắng-đen tạo cho sản phẩm sự cao cấp và sang trọng. Sản phẩm được trang bị rất nhiều tính năng nổi bật như hỗ trợ chế độ đa card SLI/CF,WiFi chuẩn AC, 6 cổng SATA III, 1 cổng SATA Express, giao tiếp ổ cứng SSD mới M.2 dùng băng thông PCIe 2.0, hệ thống âm thanh chất lượng cao Crystal Sound 2 và một đột phá lớn của ASUS muốn gửi đến người dùng đó là OC Socket. OC Socket có thiết kế đặc biệt hơn 1 tý so với các sản phẩm X79 trước đây. OC Socket có thiết kế thêm vài chân cắm mới so với socket LGA2011-3 gốc của Intel. Đây là 1 tính năng làm tăng khả năng ép xung CPU. Hãy đọc thêm bài viết này để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về OC Socket. Quay về với mặt trước hộp, mở nắp lên chúng ta sẽ được thấy ASUS giải thích cặn kẽ chế độ tối ưu hóa 5 bước (5-way Optimization) gồm những gì và tác dụng ra sao. Được thiết kế với kích cỡ tiêu chuẩn ATX, X99-Pro đã được ASUS chuyển đổi tông màu từ vàng đen như thời X79 sang màu đen trắng nhìn rất sang và đẹp mắt. Chưa hết, khu vực cạnh trái của bo mạch chủ được phủ một lớp cover nhìn rất hầm hố mà theo ASUS nó sẽ giúp khử sóng điện từ giúp các thành phần linh kiện được che chở không bị nhiễm từ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng về lâu dài của chúng. Tuy nhiên lớp cover này có một bất lợi là nếu chúng tôi dùng RAM có tản nhiệt cao như bộ kit RAM DDR4 mà đối tác Kingston cho chúng tôi mượn là mẫu HyperX Fury thì khi lắp vào khe RAM cuối cùng ở bên dàn DIMM bên trái thì sẽ bị vướng víu, khi lắp khá khó chịu và đòi hỏi người lắp phải vô cùng thận trọng để tránh chân RAM bị tổn hại. Đây là cận cảnh khu vực VRM của X99-Deluxe. Hệ thống phase nguồn của bo mạch chủ này là 8+2 với 8 phase dành cho CPU và 2 phase dành cho 4 kênh RAM. Đối với dòng bo mạch chủ phổ thông, đây có thể nói là số lượng phase vừa đủ để cho người dùng có thể an tâm về điện thế cấp cũng như khả năng ép xung của CPU và RAM trên bo mạch chủ này. Các khe cắm RAM đã được ASUS thiết kế lại dù về cơ bản nó không khác lắm so với ngàm chữ Q ở các thế hệ bo mạch chủ trước đó. Ngàm chữ Q trên khe RAM khá nhỏ khiến chúng tôi khá khó chịu khi cắm RAM vì thiết kế kiểu này khiến RAM khó vào khớp hơn. Tuy thao tác cắm RAM khó hơn trước nhưng điểm này lại hay ở chỗ nó khiến bạn phải rất tỉ mỹ khi làm việc này để tránh sự cố cháy chân RAM khi cắm RAM không kỹ thường xuất hiện ở các thế hệ bo mạch chủ trước đó. Ngoài ra, nếu hệ thống boot không được do RAM được thiết lập không đúng thì chúng ta đã có nút MemOK! cho phép hệ thống tự động tùy chỉnh thông số RAM phù hợp cho đến khi nào hệ thống boot lên được thì thôi. Khu vực các khe cắm mở rộng PCI gồm 3 khe PCIe 3.0 x16, 1 khe PCIe 2.0 x16(thực tế chỉ chạy với băng thông x4, 2khe PCIe 2.0 x1. Nếu CPU của bạn hỗ trợ tối đa 40 lanes PCI Express như i7-5960X (chúng tôi đang test CPU này) và i7-5930K thì khi lắp đặt hệ thống đa card 2-way hay 3-way SLI/CF thì bạn sẽ có hệ thống băng thông được chia lần lượt là x16/x16 hoặc x16/x16/x8 trên lý thuyết. Vì sao không được thì khi xem tiếp phần dưới bạn sẽ rõ thôi. Công nghệ Crystal Sound 2 là công nghệ tối ưu hóa việc thiết lập âm thanh bằng sự kết hợp của việc bảo vệ vật lý với thiết kế kỹ thuật và các linh kiện cao cấp bao gồm các tụ điện được sản xuất tại Nhật và mạch khuếch đại tạo ra 1 âm thanh trung thực với chất lượng đáng kinh ngạc nhằm đáp ứng tốt cho các nhu cầu giải trí người dùng. Đây là OC Socket - socket LGA2011-3 được ASUS điều chỉnh thêm một số chân phụ so với bản socket gốc của Intel mà theo ASUS giải thích nó sẽ giúp tăng cường khả năng ép xung CPU hơn, tuy nhiên nếu bạn dùng CPU không có tính năng ép xung hay đơn giản hơn là bạn không thích ép xung thì vẫn sử dụng bình thường không sao cả. Ở phần dưới của bo mạch chủ, phía bên tay phải lả chip cầu nam của X99-Deluxe, được bao bọc bởi miếng tản nhiệt phía trên nhìn khá đẹp mắt. Ngay dưới chip cầu nam là 3 gạc hệ thống từ trái qua phải gồm gạc đóng mở tính năng XMP tùy chỉnh hệ thống tự động theo profile set sẵn của Intel và gạc tiếp theo là EPU (tiết kiệm năng lượng) và gạc cuối cùng dùng để chuyển hệ thống sang chế độ TPU (tự động ép xung). Nói đến TPU thì ẩn dưới chip cầu nam phía bên trái bức hình là chip điều khiển TPU độc quyền của ASUS. Khu vực cổng SATA bao gồm 1 cổng SATA Express (gồm 1 cổng mini-SATA Express và 2 cổng SATA III có thể sử dụng độc lập) và 6 cổng SATA III. Ngoài ra, phía sau cổng SATA III là 1 khe M.2 hỗ trợ SSD M.2 chuẩn PCI Express theo chiều song song với bo mạch chủ. Khu vực các cổng kết nối I/O gồm: 6 cổng USB 3.0 . 4 cổng USB 2.0 . 1 cổng LAN 1Gbps dùng chip Intel. Card WiFi 2x2. Hệ thống âm thanh 8 kênh 5 jack cắm cùng 1 cổng quang âm thanh. Các phụ kiện kèm theo bo mạch chủ gồm: 6 cáp SATA III. 1 cầu SLI 3-way. 1 card mở rộng M.2 PCI Express. 1 card mở rộng đầu cắm quạt. 2 sách hướng dẫn, 1 giấy hướng lắp ráp và 1 dĩa driver. 1 I/O Shield. 1 cặp Front Header cho Front Panel. 1 module WiFi 2x2. 1 Switch mở rộng các chân cắm như Power, Reset… Thông số kỹ thuật của ASUS X99 Pro: Để hiểu rõ thêm về sản phẩm X99 Pro, các bạn có thể vào link sau: http://www.asus.com/vn/Motherboards/X99PRO/
2/ RAM Kingston HyperX Predator DDR4 3000MHz: Để đáp ứng sự phát triển không ngừng của công nghệ và cải thiện hiệu năng, nhà sản xuất bộ nhớ Kingston đã cho ra mắt dòng sản phẩm RAM HyperX DDR4 có mức bus 3000MHz với model HX430C15PBK4/16. Về mặt thiết kế, thì sản phẩm DDR4 có thiết bên ngoài cũng tương tự như DDR3 ngoài việc chiều cao có cao hơn đôi chút so với DDR3. Sản phẩm đuợc thiết kế phục vụ nền tảng chipset mới Intel X99 Express với độ trễ (cache latency)( 15-15-15-36-2T) và điện áp thấp nhằm mang lại hiệu năng cao nhất cho người dùng. Sản phẩm được đóng gói theo dạng kit 4 thanh với dung lượng là 16GB.Các hình ảnh chi tiết về sản phẩm:- II/ Kết quả benchmark ở mức Default và OC: 1/ Ở mức Default: Cấu hình giản lược. Cấu hình chi tiết. Hình ảnh chi tiết trong BIOS ở mức Default:
A/ Hiệu năng CPU/RAM. AIDA 64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark: Cinebench 11.5/15: Frybench 64bit: Intel Burn Test Standard 5 Loops: Passmark Performance Test: Super Pi 32M: 3DSMax 2013 Vray Rendering: Winrar: WPrime 1.55 Multithread Benchmark:
B/ Hiệu năng GPU. 3D Mark 11 Extreme Preset: 3D Mark 2013 Fire Strike/SkyDiver: Metro Last Light Max Setting: Tom Rider Ultimate Preset: C/ Hiệu năng hệ thống. PC Mark 8 Home/Creative/Work/Storage/Adobe Apps & Microsoft Office(Conventional Mode): SSD Benchmark (SATA III Mode): SSD Benchmark(IOPs|MB/s). ATTO Benchmark: Crystal Diskmark Info/Benchmark: HD Tach Quick/Long Benchmark: HDTune 5 Read Benchmark: USB 3.0 Benchmark (Back Panel): ATTO Benchmark. Crystal Diskmark Benchmark. HD Tach Quick/Long Benchmark. HDTune 5 Read Benchmark. Right Mark Audio Analyzer 6: Wifi:
2/ Kết quả ép xung(OC) ở mức 4.125GHz với mức Strap 125: Có thể nói CPU Intel Core i7 5960X có thể nói là 1 sản phẩm đứng đầu trong dòng sản phẩm Haswell-E với nền tảng chipset X99 hiện nay với 8 nhân(cores) 16 luồng(16 threads) với xung nhịp mặc định là 3.5GHz. Có thể nói đây là sản phẩm mà tất cả người dùng đang khao khát được trải nghiệm. Sau khi đã test mức OC trên mainboard ASUS X99 Pro thì chúng tôi đã đạt mức xung ở mức xung 4.125GHz(điện áp 1.3V) ở mức strap 125 với hệ số nhân(CPU Core Ratio) là 33 và mức xung của RAM vẫn ở mức Default 3000Hz với timing 15-15-15-36-2T trên tản nhiệt Air Cooling. Cấu hình giản lược. Đây là hình ảnh chi tiết ở mức OC BIOS của chúng tôi. Nó chỉ mang tính chất để các bạn dùng tham khảo vì nó chưa chắc chạy được trên hệ thống của bạn. Vì vậy, các bạn nên cân nhắc trong việc điều chỉnh các thông số cho hợp lý để tránh những thiệt hại cho hệ thống của các bạn trong quá trình OC. A/ Hiệu năng CPU/RAM. AIDA 64 CPU Queen/Cache Memory Benchmark: Cinebench 11.5/15: Frybench 64 bit: Intel Burn Test Standard 5 Loops: Passmark Performance Test: Super Pi 32M: 3DSMax 2013 VRAY Rendering: Winrar 5.11 64bit Single/Multithreading benchmark: WPrime 1.55 Multithread benchmark: B/ Hiệu năng GPU. 3D Mark 11 Extreme Preset: 3D Mark 2013 Fire Strike/ Sky Diver: Metro Last Light Max Setting: Tom Rider Ultimate Preset:
III/ Hiệu năng trước và sau khi OC của i7 5960X trên 2 sản phẩm mainboard ASUS X99 Deluxe và X99 Pro: Theo kết quả thu được sau khi test giữa 2 sản phẩm mainboard mới của ASUS X99 Deluxe và X99 Pro thì chúng tôi có những nhận xét như sau: mặc dù có sự chênh lệch nhau đôi chút về mức xung của CPU giữa 2 mainboard nhưng các điểm số của các chương trình benchmark có sự thay đổi nhưng không nhiều lắm tùy theo các chương trình benchmark sử dụng tài nguyên hệ thống như thế nào. Chẳng hạn như: Ở chương trình dựng hình Vray bằng 3DS Max 2013 thể hiện rõ thời gian dựng hình của X99 Pro nhanh hơn X99 Deluxe khá nhiều. Còn đối với ứng dụng đơn luồng như Super Pi 32M thì nó sử dụng RAM là chính nên kết quả thu được trên X99 Pro vẫn cao hơn X99 Deluxe. Như tất cả các bạn đã thấy mặc dù có sự chênh lệch nhau đôi chút giữa 2 hệ thống nhưng hiệu năng xử lý công việc của hệ thống X99 Pro vẫn thể hiện sức mạnh không thua kém so với hệ thống X99 Deluxe thông các biểu đồ kết quả bên trên. IV/ Các công nghệ được trang bị trên X99 Pro: AI Suite 3: Giao diện chính của chương trình AISuite 3. Có thể đây là ứng dụng quản lý hệ thống thông minh nổi bật của ASUS từ dòng phổ thông cho đến những dòng cao cấp như ROG. AiSuite 3 gồm 5 phần dùng để tinh chỉnh hệ thống nhằm tối ưu hóa 5 cấp(5-way Optimization) của dòng bo mạch chủ của ASUS. EPU- Tự động phân tích và tiết kiệm năng lượng sử dụng hệ thống(Cần đưa về chế độ hoạt động Auto để làm việc). TPU- Quản lý các thông số của các thành phần của hệ thống như xung nhịp, điện thế cấp cho CPU, VRM. Fan Xpert 3- Quản lý và điều chỉnh các thông số về quạt và nhiệt độ. DIGI+ VRM Power Control - Điều chỉnh các thiết lập liên quan đến nguồn điện kỹ thuật số để cấp cho khu vực VRM trên mainboard. Ai Charger+ là tính năng sạc nhanh gấp 3 lần thông qua cổng giao tiếp USB 3.0 cho toàn bộ cổng USB 3.0( Đặc biệt là tối ưu hóa đường điện Input cho các thiết bị của Apple và ASUS). USB Charger+ - Công dụng giống như Ai Charger+ nhưng tối ưu đường điện tốt nhất trên cổng USB 3.0 dành riêng cho việc sạc pin thiết bị (Xem thêm trong sách hướng dẫn nếu bạn chưa rõ cổng nào sẽ hỗ trợ công nghệ này. WiFi Engine - Trình điều khiển chế độ dành cho module WiFi 3x3 của bo mạch chủ X99-Deluxe gồm 2 chế độ Client Mode (Thu sóng) và AP Mode (phát sóng). USB BIOS Flashback - Công cụ tạo USB flash BIOS không cần bật máy hay còn gọi trong giới ép xung là flash mù. V/ Đánh giá: Sản phẩm ASUS X99 Pro đã được bán chính thức trên Newegg với giá khoảng $330. 1/ Ưu điểm: X99 Pro: Thiết kế sang trọng và chắc chắn. Chất lượng âm thanh tích hợp khá tốt. Hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối ổ cứng SATA III cùng kết nối M.2. Hỗ trợ khá nhiều cổng kết nối USB 3.0 cho nhu cầu kết nối nhiều thiết bị ổ cứng và các thiếc bị khác dùng chuẩn giao tiếp này. Khả năng ép xung khá cao nhờ vào bộ BIOS thông minh và đặc biệt là bộ socket OC Socket độc quyền của ASUS. Được trang bị các gạc hệ thống rất thông minh trên bo mạch chủ phục vụ cho từng nhu cầu nhất định của người dùng. Nâng TJ Max cho CPU lên 120*C. RAM: Thiết kế hầm hố. Cho hiệu năng cao. 2/ Nhược điểm: X99 Pro: Chỉ hỗ trợ SSD M.2 chuẩn PCI Express. Phần cover bên trái bo mạch chủ khó tương thích với RAM tản cao. Sử dụng điện năng thấp và có độ trễ thấp. RAM: Giá thành cao. Phải gắn theo thứ tự. Khả năng OC chưa được cao.