Bài viết của mình bị vnexpress.net Chôm !!!
Thảo luận trong 'Hoạt động của cộng đồng AMTECH' bắt đầu bởi nguyendangduc, 19/9/08.
Nguy cơ tráo đồ và 'vẽ bệnh' PC khi đem đi sửa` Anh Bùi Phước Thái, quận 3, TP HCM, từng làm nhân viên kỹ thuật ở một cửa hàng sửa chữa máy tính cho biết, một trong những chiêu phổ biến nhất dùng để lừa sự cảnh giác của khách hàng là thái độ tận tình quá mức của nhân viên hướng dẫn. Khi nhận máy và trả máy họ luôn hướng khách hàng tập trung vào những công việc như xác nhận tem, mác, rồi để khách yên tâm họ sẵn sàng ký tên mình lên các tem mác đó. "Tất cả điều này chỉ làm cho khách hàng yên tâm và dĩ nhiên thiếu thận trọng. Đến khi đem máy về kiểm tra thì linh kiện đã bị luộc, chỉ còn vỏ bên ngoài và chữ ký đôi khi là giả mạo", anh Thái nói. Theo anh Trần Văn Hậu, thợ sửa máy tính tại quận 7, TP HCM, những loại tem bảo hành được dán trên linh kiện máy tính thường được cấu tạo dễ bị rách nếu có tác động mạnh. Và nhãn mác luôn có độ dày nhất định vì vậy nếu gỡ ra để dán lại sẽ có nhiều dấu nhăn. Tuy nhiên, khi một vài thợ dùng máy sấy để lột những lớp tem này ra thì khó có thể nhận biết được. RAM (bộ nhớ) là loại linh kiện dễ tráo nhất vì cấu tạo đơn giản. Nhiều khách yêu cầu ký tên lên chip cho ăn chắc, nhưng điều này là vô nghĩa bởi thợ tráo luôn cả thành phần. "Thương hiệu bộ nhớ có rất nhiều nhưng đa phần đều gắn những chip phổ biến, dễ thay", anh Hậu cho hay. LCD thường bị đổi dây truyền tín hiệu hình ảnh (VGA) hoặc mạnh tay hơn thì cả phần gương màn hình cũng sẽ bị thay. Nếu gặp trường hợp này khổ chủ sẽ phải mất khoảng từ 15 đến 35 USD cho cáp và thay lại màn hình từ 70 đến 200 USD. Cáp VGA chạy dài ở mặt sau LCD, luôn được cố định bằng băng dính. Vì vậy, khi lột ra, nó rất dễ để lại dấu vết. Trong khi đó, nếu khi sửa laptop bạn lại được báo hỏng những bộ phận không liên quan tới màn hình thì những dấu hiệu này là điều chắc chắn bạn đã "gặp nạn". Một số linh kiện tương tự nếu chỉ tin tưởng vào tem dán hay nhãn mác sẽ rất dễ bị lừa: pin laptop, card wireless, card giao tiếp Bluetooth hay hồng ngoại, CPU, ổ CD, DVD... Ổ đĩa cứng (HDD) cũng là một trong những thứ bị có thể tráo nhanh nhất. Hầu hết các loại HDD trên thị trường đều có lớp nhãn mác dày và rất dễ lột ra. Vì vậy, thợ chỉ cần thay mác sao cho phù hợp với dung lượng ổ ban đầu của khách. Theo anh Hậu thì các danh sách HDD dễ lột mặt nhất lần lượt từ dễ đến khó có: Seagate, Maxtor, Samsung, Fujitsu... Hãng Hitachi thì khả năng này bị loại trừ rất nhiều do những mẫu đời mới có tráng lớp thiếc nên khi đã lột ra thì không thể dán lại được. Bên cạnh những chiêu bài để có thể trộm đồ, nhiều tay thợ còn ác ý hơn khi phá hỏng một số linh kiện để buộc khách hàng phải sửa máy. Một số nơi dùng dao lam để rạch chân "chip cầu bắc" hay "chip cầu nam". Đây là hai chip quan trọng nhất trên bo mạch chính. Vì nó dùng công nghệ dán chip mà không phải theo phương thức hàn thông thường nên khi hỏng sẽ rất khó thay. Lỗi này vô cùng khó phát hiện ngay cả đối với một kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Nhiều thợ còn dùng cả cách thay đổi trật tự IC, đảo chiều... làm cho khách nếu có đem đi nhiều thợ khác cũng không thể nào biết cách sửa. Khổ chủ chỉ còn nước quay trở lại nơi ban đầu và chịu một cái giá cắt cổ để máy trở lại bình thường. "Một số ít cửa hàng cũng lợi dụng chiêu này để đánh bóng tên tuổi của mình. Khách hàng không biết lại nghĩ rằng khả năng tay nghề ở những nơi này cao hơn nên mới có thể sửa được hỏng hóc của máy mình", anh Nguyễn Văn Tín, kỹ thuật viên IT lâu năm ở quận Thủ Đức, TP HCM cho biết. Một thợ khác còn tiết lộ, nhiều mánh khuyến mãi hiện nay rất nguy hiểm như việc kiểm tra laptop, PC không tốn 1 xu, xử lý sự cố hay kiểm tra sức khỏe PC miễn phí... Đây cũng là dịp thuận tiện để các thợ "phù phép" để máy đang lành thành bệnh, "tiền không mất nhưng tật cũng mang". Nhiều chuyên gia khuyên rằng, ngoài những dấu hiệu nhận biết bị lừa, khách hàng tốt nhất nên áp dụng biện pháp đề phòng. Nếu có máy tính để bàn hay laptop hỏng thì nên nhờ người thân có kinh nghiệm kiểm tra giúp. Sau khi được nhân viên kiểm tra báo hỏng thứ gì thì tốt nhất chỉ nên để lại cửa hàng linh kiện đó thôi, còn tất cả nên đem về. Vì tất cả các loại thiết bị từ nhỏ đến lớn đều có số serie, bạn nên kiên nhẫn làm dấu hoặc ghi lại số seri của toàn bộ các thành phần có trong máy trước mặt nhân viên kiểm tra máy. Dưới đây là hình ảnh tang vật của một số trường hợp bị tráo đổi linh kiện. Ký hiệu màu đỏ là thiết bị đã bị tráo đổi, cố tình đảo ngược trật tự... Ký hiệu màu xanh là lúc chưa bị 'luộc": [IMG] Bo mạch chính của chip bị gỡ, đảo chiều. [IMG] Nhãn mác tráo qua RAM khác nên bị nhăn gấp. [IMG] Tráo tem card wireless để lại vết dơ do chạm tay trực tiếp. [IMG] Cáp VGA laptop đã tráo bị hỏng chân so với cáp nguyên bản. [IMG] Pin laptop bị tráo và pin gốc. [IMG] CPU bị lột tem so với nguyên bản. Mai Huy (Ảnh: V.Đ." /> Nguy cơ tráo đồ và 'vẽ bệnh' PC khi đem đi sửa` Anh Bùi Phước Thái, quận 3, TP HCM, từng làm nhân viên kỹ thuật ở một cửa hàng sửa chữa máy tính cho biết, một trong những chiêu phổ biến nhất dùng để lừa sự cảnh giác của khách hàng là thái độ tận tình quá mức của nhân viên hướng dẫn. Khi nhận máy và trả máy họ luôn hướng khách hàng tập trung vào những công việc như xác nhận tem, mác, rồi để khách yên tâm họ sẵn sàng ký tên mình lên các tem mác đó. "Tất cả điều này chỉ làm cho khách hàng yên tâm và dĩ nhiên thiếu thận trọng. Đến khi đem máy về kiểm tra thì linh kiện đã bị luộc, chỉ còn vỏ bên ngoài và chữ ký đôi khi là giả mạo", anh Thái nói. Theo anh Trần Văn Hậu, thợ sửa máy tính tại quận 7, TP HCM, những loại tem bảo hành được dán trên linh kiện máy tính thường được cấu tạo dễ bị rách nếu có tác động mạnh. Và nhãn mác luôn có độ dày nhất định vì vậy nếu gỡ ra để dán lại sẽ có nhiều dấu nhăn. Tuy nhiên, khi một vài thợ dùng máy sấy để lột những lớp tem này ra thì khó có thể nhận biết được. RAM (bộ nhớ) là loại linh kiện dễ tráo nhất vì cấu tạo đơn giản. Nhiều khách yêu cầu ký tên lên chip cho ăn chắc, nhưng điều này là vô nghĩa bởi thợ tráo luôn cả thành phần. "Thương hiệu bộ nhớ có rất nhiều nhưng đa phần đều gắn những chip phổ biến, dễ thay", anh Hậu cho hay. LCD thường bị đổi dây truyền tín hiệu hình ảnh (VGA) hoặc mạnh tay hơn thì cả phần gương màn hình cũng sẽ bị thay. Nếu gặp trường hợp này khổ chủ sẽ phải mất khoảng từ 15 đến 35 USD cho cáp và thay lại màn hình từ 70 đến 200 USD. Cáp VGA chạy dài ở mặt sau LCD, luôn được cố định bằng băng dính. Vì vậy, khi lột ra, nó rất dễ để lại dấu vết. Trong khi đó, nếu khi sửa laptop bạn lại được báo hỏng những bộ phận không liên quan tới màn hình thì những dấu hiệu này là điều chắc chắn bạn đã "gặp nạn". Một số linh kiện tương tự nếu chỉ tin tưởng vào tem dán hay nhãn mác sẽ rất dễ bị lừa: pin laptop, card wireless, card giao tiếp Bluetooth hay hồng ngoại, CPU, ổ CD, DVD... Ổ đĩa cứng (HDD) cũng là một trong những thứ bị có thể tráo nhanh nhất. Hầu hết các loại HDD trên thị trường đều có lớp nhãn mác dày và rất dễ lột ra. Vì vậy, thợ chỉ cần thay mác sao cho phù hợp với dung lượng ổ ban đầu của khách. Theo anh Hậu thì các danh sách HDD dễ lột mặt nhất lần lượt từ dễ đến khó có: Seagate, Maxtor, Samsung, Fujitsu... Hãng Hitachi thì khả năng này bị loại trừ rất nhiều do những mẫu đời mới có tráng lớp thiếc nên khi đã lột ra thì không thể dán lại được. Bên cạnh những chiêu bài để có thể trộm đồ, nhiều tay thợ còn ác ý hơn khi phá hỏng một số linh kiện để buộc khách hàng phải sửa máy. Một số nơi dùng dao lam để rạch chân "chip cầu bắc" hay "chip cầu nam". Đây là hai chip quan trọng nhất trên bo mạch chính. Vì nó dùng công nghệ dán chip mà không phải theo phương thức hàn thông thường nên khi hỏng sẽ rất khó thay. Lỗi này vô cùng khó phát hiện ngay cả đối với một kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Nhiều thợ còn dùng cả cách thay đổi trật tự IC, đảo chiều... làm cho khách nếu có đem đi nhiều thợ khác cũng không thể nào biết cách sửa. Khổ chủ chỉ còn nước quay trở lại nơi ban đầu và chịu một cái giá cắt cổ để máy trở lại bình thường. "Một số ít cửa hàng cũng lợi dụng chiêu này để đánh bóng tên tuổi của mình. Khách hàng không biết lại nghĩ rằng khả năng tay nghề ở những nơi này cao hơn nên mới có thể sửa được hỏng hóc của máy mình", anh Nguyễn Văn Tín, kỹ thuật viên IT lâu năm ở quận Thủ Đức, TP HCM cho biết. Một thợ khác còn tiết lộ, nhiều mánh khuyến mãi hiện nay rất nguy hiểm như việc kiểm tra laptop, PC không tốn 1 xu, xử lý sự cố hay kiểm tra sức khỏe PC miễn phí... Đây cũng là dịp thuận tiện để các thợ "phù phép" để máy đang lành thành bệnh, "tiền không mất nhưng tật cũng mang". Nhiều chuyên gia khuyên rằng, ngoài những dấu hiệu nhận biết bị lừa, khách hàng tốt nhất nên áp dụng biện pháp đề phòng. Nếu có máy tính để bàn hay laptop hỏng thì nên nhờ người thân có kinh nghiệm kiểm tra giúp. Sau khi được nhân viên kiểm tra báo hỏng thứ gì thì tốt nhất chỉ nên để lại cửa hàng linh kiện đó thôi, còn tất cả nên đem về. Vì tất cả các loại thiết bị từ nhỏ đến lớn đều có số serie, bạn nên kiên nhẫn làm dấu hoặc ghi lại số seri của toàn bộ các thành phần có trong máy trước mặt nhân viên kiểm tra máy. Dưới đây là hình ảnh tang vật của một số trường hợp bị tráo đổi linh kiện. Ký hiệu màu đỏ là thiết bị đã bị tráo đổi, cố tình đảo ngược trật tự... Ký hiệu màu xanh là lúc chưa bị 'luộc": [IMG] Bo mạch chính của chip bị gỡ, đảo chiều. [IMG] Nhãn mác tráo qua RAM khác nên bị nhăn gấp. [IMG] Tráo tem card wireless để lại vết dơ do chạm tay trực tiếp. [IMG] Cáp VGA laptop đã tráo bị hỏng chân so với cáp nguyên bản. [IMG] Pin laptop bị tráo và pin gốc. [IMG] CPU bị lột tem so với nguyên bản. Mai Huy (Ảnh: V.Đ." />
Thảo luận trong 'Hoạt động của cộng đồng AMTECH' bắt đầu bởi nguyendangduc, 19/9/08.