Bàng hoàng lẩu thịt thối, cá ươn bán cho sinh viên

Thảo luận trong 'Tán dóc' bắt đầu bởi hana2006, 11/10/11.

  1. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Từ thịt thối, cá đã ươn, nước lèo được nấu từ một mớ xương để lâu ngày, các chủ quán đã chế biến thành những nồi lẩu bán cho thực khách...

    Chỉ cần một ít “chất lạ”, một ít bột nở, bột màu không rõ nguồn gốc..., những thực phẩm dù đã ươn hay bốc mùi hôi đều được các chủ quán “phù phép” để trở nên tươi, có mùi vị hấp dẫn và chế biến những nồi lẩu phục vụ thực khách.

    Thịt thối thành thịt tươi


    Quán lẩu L.X nằm khuất trong con hẻm gần cổng chính Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Làng Đại học Thủ Đức. Chủ quán là đôi vợ chồng nói giọng miền Trung. Lấy trong thùng xốp ra một ít thịt đã mềm nhũn bỏ vào rổ, vừa làm, bà chủ quán vừa trấn an chúng tôi: “Nhìn ươn vậy chứ cho vào một ít gia vị là tươi lại ngay!”.

    Nói rồi, bà đi vào phòng lấy ra một muỗng bột màu trắng, bỏ vào chiếc thau nhỏ, cho thêm vào ít nước, đánh tan. Sau khi cho cả rổ thịt vào thau, đảo đều, bà chủ quán còn phủ lên một lớp bột màu. Chưa đầy 15 phút sau, những miếng thịt mềm nhũn bằng đầu ngón chân cái đã nở ra. Thấy chúng tôi lớ ngớ, bà chủ quán thành thật: “Chất màu trắng trên có tác dụng khử mùi hôi, giúp cho thịt nở và săn, mua tại các chợ. Không hại cho sức khỏe đâu!”.


    [TABLE="class: picBox, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: desc"] Thịt gà ươn đang được người của quán T.L cho rã đông để chế biến lẩu[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Bắc nồi nước lèo lên bếp, bà chủ tiếp tục lấy ra thêm một gói bột màu đỏ, cho vào thau và đánh đều, sau đó cho giò heo vào. Khoảng 15 phút sau, những miếng giò heo cũng căng phồng. Ngoài thịt heo, các loại thịt bò, cá cũng được chủ quán sử dụng chất bột màu trắng trên để ướp, khử mùi ươn trước khi chế biến.

    Những ngày phụ việc tại đây, chúng tôi được biết hằng ngày quán này “nhập” khoảng 20 kg thịt heo, 5 kg thịt bò và gần 20 kg cá các loại để chế biến các món lẩu bán cho thực khách. Nguồn hàng được lấy từ các mối ở Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh miền Tây với giá khá rẻ vì hầu hết là thực phẩm ươn.

    Quán lẩu S.T nằm gần Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, có đủ các loại lẩu thái, lẩu cá, lẩu thập cẩm, lẩu rắn, lươn… Phía sau quán là khu vực để cá, thịt nằm la liệt dưới sàn nhà, ruồi muỗi bu kín, bên cạnh là hai tủ lạnh đựng đầy thịt bò, heo. Hai ngày làm việc tại quán, chúng tôi chỉ được phép vào khu vực chế biến một lần bởi đây là khu vực chỉ có người nhà hoặc người phụ việc lâu năm mới được phép ra vào.

    [TABLE="class: picBox, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: desc"]Bột màu có chức năng giúp thịt nở và tươi (ảnh trái) và một loại hỗn hợp khử mùi hôi được các chủ quán lẩu dùng ướp thịt, cá.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Thử mở nắp tủ lạnh lên, mùi hôi bốc lên tởm lợm. Cùng lúc, bà chủ quán lấy từ thùng đá ra một khối thịt gà, ngâm vào nước cho rã đá, những miếng thịt đã được chặt sẵn, có màu tím tái dần hiện ra. Sau đó, bà ta lấy ra một ít bột màu trắng, hòa vào nước rồi bỏ thịt vào ngâm. Chỉ sau 5 phút, những miếng thịt gà mềm nhũn trở nên săn và to. Toàn bộ số thịt trên được đổ ụp vào nồi nước sôi.

    “Nổi da gà” với… nước lèo

    Cách pha chế nước lèo để nấu lẩu tại các quán nhậu ở Làng Đại học Thủ Đức còn rùng rợn hơn. Nhiều ngày làm nhân viên chạy bàn, chúng tôi được biết nước lèo đều được chủ quán chế biến vào đêm trước, khi có khách, nhân viên chỉ việc lấy đổ vào nồi lẩu, sau đó tùy thuộc vào từng loại lẩu mà cho thêm thực phẩm, gia vị.

    Tại quán lẩu 7…, nguyên liệu để nấu nước lẩu là một ít xương heo được mua trước đó vài ngày. Một nồi nước lèo màu vàng đục từ hôm qua để lại được bà chủ dùng vợt vớt phần bọt ra rồi bỏ thêm vào vài cục xương. Sau khi nước lẩu sôi, nếm thấy mùi vị chưa như ý, bà chủ cho thêm vào 2 viên màu trắng (giống như viên long não) và một ít bột màu làm cho nước lèo trở nên bắt mắt, tỏa mùi thơm ngon.

    [TABLE="class: picBox, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: desc"]Chân gà được quán S.T hầm trong một chảo nước dơ để làm lẩu chân gà.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Nửa đêm về sáng, khi nồi nước lèo đã cạn dần nhưng khách vào quán vẫn đông, chủ quán liền bỏ thêm một ít bột màu, một ít bột trắng, một ít gia vị như đường, bột ngọt cùng một xô nước múc từ trong bể, cho thêm vài cục xương đang để sẵn bên ngoài vào, thế là có thêm một nồi nước lèo mới. Mỗi khi khách vào, chủ quán chỉ múc vài gáo cho vào nồi lẩu mang ra, khách ăn nhưng không hề hay biết nó được chế biến rất dơ dáy.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, những viên bột màu trắng mà chủ các quán lẩu hay sử dụng để pha chế nước lèo có giá khá rẻ, chỉ 10.000 đồng là mua được một bịch 70 viên. Mỗi nồi nước lèo từ 10 đến 15 lít nước chỉ cần 3-5 viên là ngọt như nước hầm xương.

    Lẩu “đặc sản” giá bèo!


    Sau nhiều ngày làm nhân viên chạy bàn tại các quán lẩu, điều làm chúng tôi kinh ngạc nhất là cách chế biến các món lẩu “đặc sản” như rắn, trăn, khỉ... giá chỉ từ 100.000-150.000 đồng. Hầu hết thịt rắn, trăn được những người bỏ mối đưa từ tỉnh Tây Ninh, Bình Phước về. Dù trong quá trình vận chuyển đã được ướp đá nhưng hầu hết đều bốc mùi hôi vì để quá lâu. Thậm chí, nhiều người bỏ mối còn dùng phân urê để ướp thịt trước khi đưa đến các quán nhậu.


    Theo Người lao động
     
    :
  2. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Hãi hùng cơm giá rẻ ở làng sinh viên

    Các loại thịt, cá, rau quả đa phần đã bị ươn, bốc mùi, được các chủ quán mua với giá rẻ đem về thêm “hóa chất” vào, biến thành thực phẩm bắt mắt bán cho khách bình dân.
    Ở làng đại học Thủ Đức - TP.HCM, chỉ với 10.000 - 12.000 đồng sẽ mua được một phần cơm 3 món: mặn, xào và canh. Trong điều kiện giá thực phẩm ngoài chợ tăng từng ngày thì tại sao các chủ quán cơm vẫn bán với giá siêu rẻ?

    Trong vai người phụ việc, phóng viên đã tìm hiểu về nguồn gốc và cách chế biến thực phẩm ở những quán ăn này.

    Một nở thành hai

    Ngày 20/9, chúng tôi đến xin phụ việc cho quán cơm Tr.L. Hướng dẫn cho nhân viên mới, chủ quán lấy một ít bột màu trắng cho vào thau, đổ nước vào đánh tan sau đó bỏ rổ thịt heo vào.

    Vừa làm, bà vừa giải thích: “Chỉ cần một tí bột này, thịt sẽ cứng và có màu đỏ như thịt tươi, chất này còn giúp khử mùi hôi do thịt để lâu ngày”. Đúng như lời bà chủ nói, khoảng 5 phút sau, chúng tôi chứng kiến những miếng thịt bé xíu đã được nở ra gần gấp đôi.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Những nguyên liệu ôi thiu được chế biến thành thức ăn để bán cho khách


    Tiếp đó, bà chủ quán lấy chiếc chảo vẫn còn dính dầu từ ngày hôm qua, bỏ rau vào xào. Thấy chúng tôi ái ngại, bà chủ trấn an: “Được cái lửa lớn nên vi khuẩn chết hết, không cần rửa làm gì!”.

    Sau khi chế biến xong món thịt heo, chủ quán chuyển sang món gà. Cũng như trước đó, đầu bếp cho thêm vào một ít bột nở giúp thịt nở ra, căng phồng lên, sau đó dùng một loại chất bột màu đỏ rắc lên khiến thịt gà chuyển sang màu tươi và tỏa mùi thơm.

    Rời quán Tr. L, chúng tôi tiếp tục đến xin làm chân chạy bàn tại quán Th.T. nằm cách đó không xa. Ở đây, ngoài những chiêu thức chế biến “truyền thống” như quán Tr.L thì chủ quán luôn bắt các nhân viên phải học thuộc cách “tiết kiệm tối đa”.

    Khi thức ăn trong ngày bán không hết hoặc khách ăn còn dư, không được bỏ mà phải gom lại để tận dụng chế biến món khác. Ví dụ, thịt luộc dư có thể băm nhuyễn quấn với lá lốt rồi nướng hoặc đem trộn vào thức ăn của ngày hôm sau…

    Tuy nhiên, công nghệ nấu cơm ở quán Th.T mới thật đáng sợ. Công việc này những người phụ việc không được thò tay vào mà bà chủ quán trực tiếp đảm nhận. Sau khi nước được đổ vào một chiếc xoong lớn, bà chủ bỏ vào nửa chén chất bột màu trắng rồi lấy gạo đổ vào (chất bột này được người nhà của chủ quán mua từ chợ Bà Chiểu có tác dụng làm gạo nở và xốp cơm).

    Khoảng 30 phút sau, cơm chín, dù chỉ với hơn 5 kg gạo nhưng cho ra được một nồi cơm to tướng. Bà chủ quán chia ra làm hai nồi, sau đó vào nhà lấy thêm một thau cơm còn thừa lại từ tối qua đã dính bệt vào nhau, đổ vào hai nồi rồi trộn đều, đưa ra bán cho khách.

    Rau thối, thịt ươn

    Khu vực làng đại học Thủ Đức có gần 50 quán ăn. Rau củ, thịt cá được các chủ quán mua hàng cũ, giá rẻ từ chợ đầu mối Thủ Đức; dầu mỡ, nước tương lấy từ các chợ Bà Chiểu, Kim Biên, không nhãn mác, nguồn gốc…

    Những ngày tiếp theo, chúng tôi xin vào làm việc tại một số quán cơm khác ở làng đại học Thủ Đức. Tại quán cơm M.K. nằm đối diện ký túc xá ĐH Quốc gia, khu vực dùng để chế biến thức ăn là một sân gạch lở lói, nằm sát nhà vệ sinh, xung quanh rác vứt bừa bãi...

    Dưới nền đất, thịt, rau để la liệt. Hành tây vừa mới lấy từ chợ đầu mối Thủ Đức về đa phần bị thối một nửa, bà chủ quán hối chúng tôi nhanh tay dùng dao hớt mấy lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt phần thối cho vào rổ. Rau cải, rau muống… vàng úa được cắt bỏ phần gốc, chẻ nhỏ bỏ vào chảo mà không hề rửa. Bà chủ quán tay không đeo găng, bốc thịt, rau bỏ vào chảo xào. Trong nháy mắt, gần 4 rổ rau to tướng đã được chế biến thành món rau xào trông rất ngon mắt.

    Chứng kiến cảnh chế biến thức ăn ở quán C.X, chúng tôi chỉ chực… ói. Người phụ việc của quán lấy trong thùng ra một bịch cà chua, mướp đắng, thứ nào cũng bị hư hơn nửa. Sau khi cắt bỏ phần thối, người này bỏ vào chảo xào với thịt bò tạp nhạp thừa từ tối qua mà không hề rửa. Trong khi đó, hai nhân viên khác đang vội vàng sơ chế thực phẩm.

    Thịt vừa cắt xong được chuyển qua cho người phụ nữ luống tuổi đang hót rác. Chưa kịp rửa tay, người này nhúng nguyên cả bàn tay vào thau thức ăn để ướp gia vị... Các món chiên như cá, chả cá, đùi gà… cũng được các nhân viên rửa qua loa, sau đó đổ vào chảo dầu đen kịt để chiên lại. Các loại thịt, cá được chế biến ở đây đa phần đã bị ươn, bốc mùi, mua với giá rẻ, được các chủ quán sử dụng những “hóa chất” không rõ nguồn gốc pha trộn vào, biến thành thực phẩm bắt mắt bán cho khách bình dân.

    Ớn lạnh nước mắm

    Những ngày đi làm nhân viên chạy bàn, chúng tôi chứng kiến cách pha chế nước mắm có một không hai. Bà chủ quán Tr.L cho vào xô một chén nước mắm không nhãn mác, nửa chén bột ngọt và một ít tương ớt. Sau khi đánh đều “hỗn hợp” này, bà chủ lấy hai ca nước lạnh trong bể chứa đổ vào, khuấy thêm vài cái, thế là xong!
     
  3. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Xoài thối vẫn làm được cốc sinh tố thơm ngon

    "Một quả xoài thối thêm sữa đặc loại kém chất lượng và nước cốt dừa bạn có thể tạo ra một cốc sinh tố thơm ngon. Đó là cách tôi đã pha và nhiều cửa hàng bán cà phê hiện nay đang làm bán để kiếm lời. Vì thế, hãy cẩn thận khi ra ngoài uống sinh tố!", đó là khuyến cáo của một người đã từng bán hàng giải khát trên phố Giang Văn Minh, Hà Nội.

    Người pha không dám uống
    Theo chị Nguyễn Thị Hoa, người đã từng bán hàng giải khát trên phố Giang Văn Minh, để pha chế các loại nước sinh tố người bán hàng thường sử dụng các loại hoa quả đã bị hỏng. Bởi hoa quả tươi ngon có giá đắt, trong khi hoa quả hỏng giá rẻ hơn nhiều. Và không phải ngày nào cũng bán hết hàng, nên hoa quả tươi sau khi để lâu ngày cũng bị hỏng.

    Trước đây, các cửa hàng thường mua các loại quả như xoài, cam, bơ... đã chín nẫu hoặc hỏng để chế biến. Thậm chí, những quả này sau khi dùng một nửa được cất vào tủ lạnh có khi 2 tuần sau vẫn đưa ra dùng tiếp. Lúc này, quả xoài đã bị thâm thối, mùi hôi nẫu hắc sặc sụa.


    "Ở nhà quả xoài chỉ bị thâm tôi đã không ăn, nhưng vì lợi nhuận nên chủ quán vẫn làm cho khách uống. Lúc cầm xoài cảm giác cũng đã ghê tay chứ đừng nói đến uống", chị Hoa phân bua.

    [TABLE="class: image center, width: 300, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: image_desc, align: center"]Quá trình chế biến: Cắt xoài, cho thêm sữa đặc loại rẻ tiền, nước cốt dừa, đường màu.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    "Bí quyết" pha chế một cốc sinh tố từ hoa quả hỏng thối không khó. Với cốc xoài thối, khi pha người bán cho thêm sữa đặc, nước cốt dừa và một ít hương liệu xoài. Sau đó xay nhuyễn lên cùng đá sẽ có cốc sinh tố xoài hấp dẫn, thơm ngon...

    Hay để pha một cốc nước cam, người bán hàng sẽ dùng một nửa hoặc 1/4 quả cam vắt ra. Thay vì pha đường kính trắng thì dùng đường màu cam. Chỉ cần một thìa đường này, cốc nước sẽ ngọt và có màu như nước cam tươi. Lúc này chỉ cần vắt thêm nước cam và tép cam vào sẽ có cốc nước cam tuyệt hảo.

    Tại các cửa hàng giải khát, một cốc sinh tố hoa quả có giá từ 20.000đ đến cả trăm nghìn đồng tùy thuộc vào địa điểm, khả năng trang trải của quán. Còn nếu tính về giá thực cốc sinh tố chỉ khoảng 3.000 - 10.000đ.

    Chỉ nên ăn hoa quả dầm
    Để chứng minh lời chị Hoa nói, tôi đã tự tay "thực hành" cốc sinh tố bằng... xoài thối. Không quá khó khăn khi ra chợ xép Mai Động mua xoài hỏng. Người bán hàng hỏi: Mua làm hàng à? Tôi gật đầu. 2 quả xoài thối có giá 4.000đ.

    Theo chị Hoa, hai quả xoài tôi mua chưa thuộc diện thối như ở cửa hàng chị làm trước đây. Mặc dù, hai quả xoài này đã được chủ quầy hoa quả xếp ra giá riêng. Một quả có phần đầu bị thối mềm, cắt ra có biểu hiện nhũn, mùi thối. Còn một quả phần vỏ bị thâm đen, phần thịt ủng, thối. Cắt hai phần thối của quả xoài cho vào máy, thêm sữa đặc loại rẻ tiền có màu trắng đục và nước cốt dừa và ít hương liệu xoài. Tôi cho tất cả lên xay cùng đá đập nhỏ.

    Kết quả như chị Hoa nói, tôi đã có một cốc sinh tốc xoài thơm lừng, nhuyễn, hòa quyện vào cốc. Màu sắc xoài vàng thắm. Nhìn bề ngoài cũng như ngửi, nếm thử thìa sinh tố tôi không thể phát hiện ra cốc đã được dùng xoài thối.

    "Chính vì làm cái việc mất an toàn cho người khác nên tôi nghỉ không bán hàng giải khát nữa. Khi ra hàng uống nước tôi cũng không dám gọi các loại nước sinh tố để uống, vì lo sợ ai cũng làm dối", chị Hoa cho hay. Ngoài ra, chị này cũng khuyên, để an toàn khi ra hàng uống nước hoa quả, nên ăn hoa quả dầm hoặc nước hoa quả tươi nguyên chất. Với cách này, người tiêu dùng sẽ giảm được nguy cơ sử dụng hoa quả kém chất lượng.

    Hiền Dung
     
  4. EeePC

    EeePC Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,150
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Amen:5a6157d0: Chị hana cho a e sinh viên nhịn ăn vặt đây mà :th_057_:
     
  5. am_kingsp

    am_kingsp smaller ^^ Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,813
    xem mấy cái này hết muốn đi ra ngoài ăn luôn, hix :th_108_:

    chắc về nhà tự nấu cơm tự ăn thôi :014:
     
  6. navasious

    navasious Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,966
    móa ơi 1 thời ăn uống ở đây hết 1 năm hixx
     
  7. sunny34leo

    sunny34leo (¯`•-:†SunnyKiss†:-•´¯) Thành viên BQT

    Bài viết:
    584
    Nơi ở:
    TPHCM
    Hên wo thời sv e ko ăn hàng đơn jan vì trên đó bán cái j nhìn cũng chán nên e toàn mang bánh kẹo ở nhà theo ăn thui :th_053_XD:
     
  8. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Những người buôn bán này thật là thất đức quá đi. Không sợ quả báo hay sao đó :th_009_v2:
     
  9. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Hái ra tiền từ món nhậu... chuột cống

    Chuột cống hôi hám, đem theo ngàn vạn thứ mầm bệnh dịch hạch, thổ tả chết người. Nó ở dưới đáy của cống ngầm, ăn cặn bã thối tha. Ấy vậy mà có làng ở Hà Nội chuyên đi bắt chuột cống để chế biến nó thành... đặc sản!
    Chuột rán, xào, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng, nướng trên than hoa dìu dịu. Chuột cống biến thành thịt thú rừng, thịt thỏ quay, thịt lợn sữa chiên giòn, có khi hầm rinh rượp trong nồi nước phở ngọt lừ. Thật vậy không?

    [​IMG]
    Chúng tôi đã đi theo thợ săn chuột và chứng kiến họ tóm được
    con chuột cống khổng lồ này ở gần chợ Châu Long (Hà Nội).

    Bắt chuột Hà Nội, hái ra tiền!

    Một lần, gặp anh chàng bắt chuột cống ở Hà Nội, tôi bèn bám theo. Lúc đầu anh ta đề phòng, giấu nhẹm đàn chuột bằng cách dùng nilon bịt kín phần lồng sắt buộc sau chiếc xe máy cà tàng. Hỏi gì cũng không biết. Rồi thỉnh thoảng lại có cậu đồng nghiệp vác vợt cán dài rèo rèo xe đạp lượn qua, có cậu vè vè xe máy ghé lại ngó nghiêng.

    Trời Hà Nội khuya khoắt, phố Hàng Bún đượm buồn trong ánh đèn vàng vọt. Đó là giờ các thợ săn chuột cống xuất hiện, đàn chuột bẩn thỉu, ướt át, to sù cũng từ cống ngầm, các vỉa chợ rác rưởi và các hồ như Trúc Bạch, hồ Tây... rồng rắn kéo ra. Trong chớp mắt, lưới được dựng ở cửa cống Xuỵt! Tiếng đuổi như đuổi chó. Rào! Tiếng sào tre chọc xuyên lòng cống. Oé! Nó mắc lưới. Chân chuột có móng dài, đã bám vào lưới là có giời chạy. Tóm gọn, dùng kìm (là một mẩu sắt uốn tròn gắn trên đầu cây gậy gỗ) để bẻ răng. Chuột ta ngoan hiền nằm trong rọ sắt.

    Thấy chúng tôi chăm chú, lại ra chiều là nhà nghiên cứu phát triển đàn mèo để diệt chuột, một thợ săn chuột có thâm niên gần 10 năm tên là Nguyễn Thạc Cường - quê ở Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh -chấp nhận nói chuyện. Một thợ chuột vùng Thanh Trì lượn qua, thợ chuột nữa ở Thạch Thất ngó lại. Họ cạnh tranh và cạnh khoé nhau lắm. Họ chia lãnh địa, ai có đất người đó kiếm ăn. Mỗi cân chuột cống bán cả trăm nghìn, đụng đến miếng cơm manh áo sao mà nhường được.

    “Bọn kia nó cũng ở làng chuột đấy. Làng chuyên ăn và bán thịt chuột ở Hà Nội, Hà Tây cũ. Nó bắt ác lắm. Em không đi nhanh là hết!” - Cường dè bỉu. Mấy thợ chuột đi xe đạp vòng vèo cũng lít chít cả đàn chuột cống rồi, có khi họ còn chõ sang phía chúng tôi, nói với Cường: “Người ta mà đưa lên báo thì mày chết”. Rồi họ phóng vù đi. Mỗi lần vòng đi vòng lại, thợ chuột gọi là “quẹt”. “Thôi, đừng chụp ảnh nữa, em đi làm một quẹt đây - Cường vồi vội như muốn lảng tránh - Hôm nay, 12h rồi mà Hà Nội còn đông, chứ mọi hôm, giờ này em đi mãi chưa hết một “quẹt”. Quẹt nào lâu mới đủ vòng quanh hết hồ Tây, tức là quẹt ấy gặp nhiều chuột để bắt. Hà Nội đông người, chuột không ra, thì đi nó nhanh hết quẹt”.

    Nhìn những con chuột 7-8 lạng bị tóm ra khỏi cống ngầm, khỏi khu chợ Châu Long bẩn thỉu, bạn tôi đã bỏ chạy tán loạn. “Nước đái chuột cống độc lắm. Nó đái mù mắt. Mà chúng nó chính là thủ phạm từng gây nên bệnh dịch hạch - cái bệnh suýt xoá sổ cả thế giới hồi nọ đấy”.

    Vài người bán hàng khuya thở dài: “Gớm, ai ăn dính cái giống chuột này trên bàn đặc sản thì có mà... chết sớm. Nó giả làm lợn sữa quay, giả làm chuột đồng, giả làm đặc sản thú rừng ở trên Hoà Bình đấy, chú ạ”. Cường nghe chúng tôi nói, chỉ cười hiền khô: “Ăn chả sao đâu, ngon lắm. Chính nhà em cũng toàn ăn cái chuột Hà Nội này. Có khi người Hà Nội lên nhà em ăn cả vài mâm cỗ, có khi em bán buôn một lúc cả yến chuột này, người Hà Nội, người Bắc Ninh, cả người Lạng Sơn cũng về mua mà”.

    Hôm sau chúng tôi lên thăm nhà Cường ở Đình Bảng. Ông nội Cường là cụ Suốt, mẹ Cường là bà Cử, đều khoe “chuột Hà Nội”, chuột nói chung ngon lắm, bổ lắm. Cường khẽ khọt tiết lộ: Như đêm qua mưa to quá, em chỉ bắt được 9 cân chuột Hà Nội, mỗi cân em bán 100 nghìn đồng.

    Nhiều hôm chịu khó đi xa, đi mãi tỉnh lỵ Hải Dương, Phú Thọ (chỉ bắt ở thành phố), có thể được tới 30kg chuột một đêm. Vị chi là 3 triệu một buổi nhé. Mà cái nghề này chả mất vốn mất lãi gì, đêm đi, sáng có tiền, người Hà Nội và các nơi họ về họ đặt hàng, có mà chả đủ sức đi bắt cho đủ lời hứa hẹn với người ta. Gớm, mấy khi còn chuột để bán ra chợ làng Đình Bảng đâu! Bà Cử chỉ rõ: “Con này là con dúi, con này là chuột đồng, còn đây là chuột cống. Hôm nay nhà tôi mổ toàn chuột cống. Có hôm làm dăm mâm cỗ, thanh niên Hà Nội về ăn chật nhà, uống hết mấy lít rượu, họ vui vẻ nhảy nhót đến gãy cả bàn ghế...”.

    [​IMG]
    Thịt những con chuột cống khổng lồ (chặt đầu, làm sạch vẫn còn 5 lạng)
    được chế biến, bày bán để... làm món nhậu.

    Nỗi ám ảnh đem cống rãnh vào... dạ dày

    Phó Chủ tịch UBND phường Đình Bảng bảo: “Tôi chỉ biết, bà con có nhiều gia đình dùng chó săn, bẫy đi bắt chuột đồng về ăn và bán cho người làng ăn. Nhưng, ở cái phường có tới 1,8 vạn dân này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện người ta đi bắt chuột cống về làm cỗ, bán đi các nơi làm “đặc sản”.

    Nhóm phóng viên chúng tôi giả làm thực khách đặt cỗ ở quán T.P ở Từ Sơn - nơi mà các thợ chuột cống cho biết vẫn thường “đổ buôn thịt chuột” cho họ “làm hàng”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời ráo hoảnh: “Chúng em bán chuột đồng ngô, chuột đồng thóc, ngon lắm, chuột làm gần chục món...”.

    Đình Bảng là miền quê văn hiến. Với tất cả sự thận trọng của mình, chúng tôi đã tiếp tục trở lại thăm một số hộ đi bắt và bán thịt chuột... phố, chuột Hà Nội. Thì bất ngờ thay, trước chứng cứ của chúng tôi, bà con cũng chả nói thác chuột cống thành chuột đồng làm gì nữa. Gia đình ông Suốt một mực nói rằng: Thịt chuột cống ngon và bổ lắm, nó không mang lại dịch hạch hay bệnh tật gì đâu(?).

    Khi chúng tôi bảo chuột cống ăn kiểu gì cũng độc, các nhà khoa học nói rõ như vậy và kể cả có trói cổ lại bắt ăn thử một miếng thịt chuột cống bắt được ở Hà Nội thì chúng tôi cũng không dám ăn; thì bà Cử rành rọt: “Tôi hỏi, có phải con chó vẫn thường ăn... phân người không? Thế sao thịt chó được người ta ăn và khen ngon khắp cả nước? Chuột cống nó ăn ở cống, ở bệnh viện Hà Nội, nhưng (cũng như con chó ăn bẩn) nó ăn nó có lựa chọn, nó phải tiêu hoá chứ. Chúng tôi ăn chuột đã bao năm. Nếu có dịch hạch thì làm sao chúng tôi béo khoẻ thế này”.

    Bà Cử còn chì chiết: Ăn chuột ngon, chứ ăn lợn, gà, bò, cá, chim cút - bây giờ người ta toàn cho chất tăng trọng với lại chất kích thích tăng trưởng, độc hại lắm. “Làm gì có ai chui vào cống để bón chất tăng trọng độc hại cho chuột”(?) - một người góp chuyện. “Thịt chuột còn hơn thịt chó ở chỗ nó có tính mát, thịt chó ăn nhiều rất nóng. Tôi chỉ sợ chuột lắm đạm quá, ăn vào béo” - bà Cử thở dài rồi chỉ vào cơ thể phây phây nục nạc của mình.

    Cụ Suốt từ bấy giờ im lặng, giờ mới vuốt râu: “Nhà tôi 3 đời bắt chuột rồi”, bà Cử chen ngang: “Người ta còn mời vợ chồng tôi về Hà Nội, mang theo một lồng chuột cống to đùng để đóng phim về...thành phố sống trong bãi rác cơ mà. Được trả công bao nhiêu là tiền”. Còn Cường thì lẩm bẩm: “Bây giờ chán quá, Hà Nội người ta xây bít hết cả cống rãnh lại, mặt đường cứ phẳng lỳ, thế là chuột cống không có lối lên để bắt. Có khi, trời mưa, nước dềnh lên, chuột trong cống không có lối ra bị chết đuối sạch, tiếc lắm...”.

    Khi chúng tôi ra về, bà Cử cũng không quên cho số điện thoại, dặn bất cứ khi nào muốn ăn thịt chuột, có thể đặt một lúc mười mâm, thì cứ “phôn” một cái là xong phắt. Cái mùi chuột sống đã sợ, lại thêm chuột chết bị dội nước sôi, chặt đầu, phanh thây nó càng lợm lợm. Tôi chạy khỏi ngôi nhà đó, ra đến gần đình làng, lại vớ phải cái mùi đó, khi gặp chợ chuột với dăm bảy người đàn bà mỗi người quản lý vài cái... chậu thau chuột đã mổ. Trắng tinh!

    Dường như, mùi chuột đã tanh lắm, nhưng khi bạn biết chắc chuột đó là chuột cống ở phố thị bẩn thỉu thì cái tanh tưởi nó càng ám ảnh hơn.
     

Chia sẻ trang này