Băng thông khe AGP & băng thông Memory VGA có liên quan gì ?

Thảo luận trong 'Card Đồ họa - Video Cards' bắt đầu bởi xuantam, 4/4/06.

  1. xuantam

    xuantam New Member

    Bài viết:
    660
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Có cách nào đo được tốc độ băng thông thực tế của khe AGP ko ? Khi card AGP 8X chạy ở mức 8X (theo các soft thông tin phần cứng) thì chúng có thực sự truyền dữ liệu liên tục với băng thông ~2 GB/s như lý thuyết ko hay thông thường chỉ đạt băng thông ở mức 1X hoặc 2X ?

    Có thể coi card đồ hoạ như 1 máy tính thu nhỏ, vậy các card đồ hoạ cấp cao như 7800GTX/ X1800XT có băng thông bộ nhớ đồ hoạ 256bits khổng lồ đạt 54.4Gb/s hoặc cao hơn có thể đạt tốc độ truyền thực tế gần bằng mức lý thuyết ? Băng thông có được tận dụng hết và dành để xử lý những gì ?

    Băng thông mem lớn hàng chục GB/s như vậy có ảnh hưởng gì tới tốc độ truyền data qua khe AGP ko khi mà băng thông AGP tối đa chỉ có 2.1GB/s ?
    Bộ xử lý đồ hoạ (Nvidia GPU hay ATI VPU) hiện tại có loại nào là 128bits hay đều là 256bits tất tật ?

    Công suất xử lý đỉnh (Vertex Throughput) có ý nghĩa gì ?


    -------------------- Công thức tính băng thông mem VGA:----------
    VGA Memory Bandwith = chỉ số Clock thực x 8/ 16/ 32 x 2 = ? GB/s (DDR)

    Ghi chú:
    _ 8 Bytes = 64bits
    _ 16 Bytes = 128bits
    _ 32 Bytes = 256bits

    VD: Card ATI Radeon 9800 Pro tính như sau:
    Mem Bandwith = 340 x 32 x 2 = 21.760Mb/s ~ 21.7GB/s
    Vertex Throughput = 325 (core clock) x 8 (pixel pipelines) = 2600 ?

    Ko biết có nhầm lẫn thông số ko, có gì anh em bỏ quá cho...... :D
     
    :
  2. TNT2TNT

    TNT2TNT New Member

    Bài viết:
    127
    Để có hình ảnh hiển thị lên màn hình, cần có các công đoạn sau :
    - Với card đời cũ không có khả năng xử lí : CPU tính toán ra hình cần hiển thị, truyền dữ liệu đó tới frame buffer (RAM) của card video.
    - Với card đời mới (GPU) có khả năng xử lí 3d, có 2 chế độ :
    + Chế độ 2d : giống như card đời cũ.
    + Chế độ 3d : CPU gửi các đối tượng cần xử lí tới GPU, GPU nhận thông tin này rồi tính toán ra dữ liệu hình ảnh cần hiển thị (sử dụng video RAM hoặc system RAM nếu là card share ram), tiếp theo ghi vào frame buffer của card video để hiển thị lên mà hình.

    Vậy có vài khái niệm băng thông ở đây :
    Ta tạm gọi băng thông giữa card video và hệ thống là AGP bandwith, băng thông giữa video RAM và GPU là VRAM bandwith.
    1/ Trong quá trình tính toán của GPU, nó sử dụng RAM tương ứng để lưu dữ liệu, cũng tương tự như khi CPU hoạt động.
    - Nếu là card sử dụng video RAM thì băng thông sử dụng ở đây là băng thông Video RAM (64 bit, 128 bit hay 256 bit).
    - Nếu là card share RAM hệ thống thì băng thông bằng min(AGP bandwith, system RAM bandwith). Vì AGP bandwith thường nhỏ hơn system RAM bandwith nên AGP bandwith cao trong trường hợp này rất cần thiết.
    =>VRAM bandwith cần cao trong trường hợp có nhiều dữ liệu cần xử lí (nhiều đối tượng trên màn hình, độ phân giải cao, nhiều texture, quan hệ giữa các đối tượng phức tạp ...)

    2/ Khi truyền dữ liệu từ CPU sang GPU : sử dụng AGP bandwith để truyền, thực tế hiện nay lượng dữ liệu này là không lớn nên card video sử dụng AGP và PCI-E đều có tốc độ xấp xỉ nhau.
     
  3. TNT2TNT

    TNT2TNT New Member

    Bài viết:
    127
    Viết lại cho đơn giản nhé :
    1/ Khi CPU tính toán số PI : tốc độ phụ thuộc vào speed của CPU và system RAM bandwith. Tương tự khi GPU tính ảnh cần hiển thị, tốc độ cũng phụ thuộc vào GPU và video RAM bandwith (cụ thể hóa bằng xung nhịp và độ rộng bit).

    2/ Trước khi CPU tính số PI, ta cần gửi tham số cho nó (công thức tính PI và số chữ số cần tính). Tương tự để GPU biết cần vẽ hình gì, CPU cần truyền dữ liệu chưa xử lí cho nó : chỗ này dùng VGA bandwith. Dữ liệu này thông thường "nhỏ" nên không cần bandwith cao so với VRAM bandwith. Giống như khi tính PI, ta chỉ cần truyền lượng dữ liệu rất nhỏ (gồm công thức tính và số chữ số cần tính) cho CPU nhưng sau đó CPU cần đọc ghi RAM rất nhiều trong khi tính toán.

    AGP 8x thì nó chạy đúng 8x, bandwith gấp 8 lần bandwith của AGP 1x thôi, cái chính là tùy vào trường hợp cụ thể có dùng đến bandwith lớn hơn hay không.

    Trong thực tế, tùy từng thời điểm mà GPU phải đợi (vì VRAM bandwith không đủ) hay dữ liệu đã sẵn sàng mà GPU không xử lí kịp mà nhà sản suất chọn điểm ưu tiên cải tiến sản phẩm (cũng như người mua chọn thông số thích hợp để mua hay overclock).

    Vertex Throughput : khả năng xử lí đỉnh (điểm trong không gian 3d) /s. Ví dụ bạn có 1 hình lập phương quay trong ứng dụng của bạn : bạn cần xử lí 8 đỉnh.
     
  4. MiT

    MiT New Member

    Bài viết:
    350
    Nơi ở:
    221b Baker Street
    sai roi bro oi !
    340 MHz x 32 Byte x 2 = 21 760MB/s ~ 21,7 GB/s moi dung
     

Chia sẻ trang này