Kỷ nguyên DDR3 đang đến Có thể nói 2010 là năm của bộ nhớ DDR3! Dấu hiệu rõ ràng nhất chính là việc các đây vài tháng đã có thời điểm bộ nhớ DDR3 rẻ hơn DDR2 để rồi lại tăng bởi việc khan hiếm hàng. Nhưng trong năm nay khi các hãng sản xuất chip nhớ dần ngưng sản xuất DDR2 và đầu tư cho bộ nhớ mới thì thời điểm chuyển giao đó chắc cũng không còn xa nữa. Các nền tảng dùng DDR3 đã bắt đầu phổ biến vào thị trường, theo phân khúc từ cao tới thấp. Đầu tiên là nền tảng cao cấp X58 và P55, sắp tới là thị phần trung cấp bao gồm H55 và thấp hơn nữa. Ở các nền tảng cũ, rất nhiều hãng đã ra các giải pháp bo mạch chủ cả trung cấp và bình dân hỗ trợ DDR3. Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất đã chuẩn bị kỹ càng cho cuộc thay máu. Nền tảng Low-end dùng DDR3 – Nên hay không ? Như đã nói, cách đây không lâu rất nhiều hãng ồ ạt đưa ra các bo mạch chủ chipset P4x, G4x hỗ trợ DDR3. Nhưng vào lúc đó , giá của bộ nhớ DDR3 chưa rẻ nên chúng chưa thích hợp với người dùng cho lắm. Còn bây giờ ? It’s time to change! Ngay cả nền tảng thấp cấp và bình dân như G41 , các bo mạch chủ DDR3 đã có giá ngang bằng BMC chipset tương đương dùng DDR2. Bạn đang dùng hệ thống có 2GB bộ nhớ, trong tương lai bạn muốn nâng cấp lên thêm 2GB nữa để đáp ứng nhu cầu của bạn , vậy thì DDR3 hay DDR2 cho G41 ? Tôi nghĩ bạn đã có câu trả lời cho bạn rồi đấy, khi mà chỉ trong vòng 6 tháng nữa DDR3 sẽ là bộ nhớ chủ đạo. Toàn cảnh thị trường G41 DDR3 Trong thời gian sắp tới khi DDR2 clear hàng và chipset bình dân mới (G51, G53, H51, H53 chẳng hạn) chưa kịp ra đời, thì những bo mạch chủ G41 dùng bộ nhớ DDR3 là sẽ dòng sản phẩm chủ đạo trong thị trường bình dân. E7000 và E8000 sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi Clarkdale trong quý I năm nay, nhưng E5000 và E6000 sẽ vẫn đi cùng G41 DDR3 ít nhất là trong vòng 3 quý nữa. Vậy thì, cũng nên bỏ tí công sức nghía qua thị trường G41 DDR3 ? Như đã biết, thị trường bình dân cho người dùng lẻ ở VN nổi bật có 3 đại gia : Gigabyte, MSI và Asus. Đây là 3 hãng có doanh số bán lẻ cho G31 và G41 nhiều nhất hiện nay ở Việt Nam. Và đối với dòng sản phẩm tiềm năng G41 DDR3, tình hình của 3 đại gia này như thế nào ? Đầu tiên là Asus. Binh đoàn của đại gia này khá hùng hậu với đến 5 sản phẩm nhưng tương tự nhau ASUS P5G41T-M LX (78$), ASUS P5G41T-M LE (84$), ASUS P5G41T-M(89$), ASUS P5G41TD-M PRO (99$) Có thể thấy điểm chung của chúng là bố cục không khác gì nhau với bo mạch màu đen và các khe cắm màu xanh. Và dòng P5G41T-M LX rẻ nhất chính là dòng tinh giản tính năng so với các sản phẩm còn lại như : cổng HDMI, số tụ rắn .... P5G41T-M LE là phiên bản cắt giảm giá rẻ nhất trong số binh đoàn G41 DDR3 hùng hậu Asus có giá 78$ Tiếp theo là Gigabyte với G41MT-ES2L(75$). Đây là phiên bản dùng DDR3 có lượt bớt ít tính năng so với G41M-ES2H cũ dùng DDR2. Cả 2 đều sử dụng thiết kế vốn đã rất đẹp của Gigabyte với nền và các khe cắm màu xanh dương. G41MT-ES2L với giá 75$ đến từ Gigabyte có thiết kế đẹp nhất trong số các dòng G41 DDR3 MSI cũng cho ra đời sản phẩm G41 DDR3 của mình với G41M-P33(69$) với thiết kế màu đen khá đẹp. G41M-P33 không có bo mạch nào tương đương hoặc có tính năng tính năng tương tự do đây là sản phẩm nằm trong chiến lược mới của MSI. Vì thế, nó khác hoàn toàn so với phiên bản G41 DDR2 là MSI G41M4-F. G41M-P33 của MSI với giá tương đối mềm là 69$ , thiết kế đẹp không kém gì Gigabyte và hơn thế nữa có chế độ giảm thêm 4$ mỗi thanh bộ nhớ Gskill DDR3 bất kỳ Có lẽ bạn nghĩ tôi sẽ so sánh 3 BMC G41 DDR3 đến từ 3 hãng ? Tôi nghĩ có lẽ là thừa, bởi giá cả chúng quá cách biệt và nhắm vào tầm người dùng khác nhau, và quan trọng hơn là ai cũng đã có lựa chọn cho riêng mình. Bài review này dành cho những ai quan tâm đến G41M-P33, sản phẩm bình dân đầu tiên dùng thiết kế và cách đặt tên mới của MSI nhắm vào thị trường G41 DDR3.Lướt qua chút ít về cách đặt tên mới cho dòng sản phẩm bo mạch chủ MSI 1. Tên chipset của Intel/AMD/nVidia 2. BMC có chữ T ở vị trí này là sản phẩm dùng DDR2, nếu không có là DDR3 3. Chữ M dại diện cho chuẩn mATX với thiết kế nhỏ dành cho HTPC 4. Phần số 4 là phần cực kỳ quan trọng vì nó dại diện cho phân khúc của bo mạch chủ. Có 5 phân khúc dành cho 5 nhu cầu tiêu dùng khác nhau 5. Chữ D dại diện cho các bo mạch chủ MSI di kèm tính nang DrMos tiết kiệm diện 6. Ðại diện cho tầm giá của sản phẩm 7. Ðại cho tính nang của sản phẩm : Ðầy dủ ( 5), tuong dối ( 3) hay tối thiểu (1). Riêng số 0 ở dằng sau chữ số 7,8,9 dồng nghia với việc trang bị các tính nang cao cấp. 8. Phiên bản (revision) của BMC Như vậy, với cái tên G41M-P33 chính là sản phẩm sử dụng chipset G41 chuẩn mATX dành cho phân khúc Professional ở tầm giá hệ thống <450$ với tính năng trang bị khá tương đối. Điều đặc biệt mà MSI đưa vào thị trường Việt Nam là không đi theo chiến lược “đưa vào ồ ạt số sản phẩm để rồi sản phẩm có giá thấp nhất là sản phẩm có tính năng cắt giảm khá nhiều” mà đưa thẳng một sản phẩm có tính năng trung bình dành cho nhu cầu chuyên nghiệp (Professinal). Vâng, DDR3 ở sản phẩm bình dân của MSI, thành là ở G41M-P33 mà bại cũng là ở G41M-P33 .Chữ P đáng giá – Professional và cả Performance Cá nhân tôi trước đây rất ít thiện cảm với các dòng sản phẩm thấp cấp và bình dân của MSI, vốn có thiết kế rất xấu và tính năng không mấy hấp dẫn và chỉ thu hút ở mặt giá thành so với các thương hiệu danh tiếng còn lại. Nhưng kể từ các dòng sản phẩm đặt tên mới, tôi đã phải thay đổi suy nghĩ. Với các chipset G31 và G41, phải công nhận MSI đã có đổi mới trong tư duy thiết kế cho các dòng thấp cấp. Điều này thể hiện qua cách đặt tên mới của hãng. Từ dòng tên cũ G31M3-F hay G41M4-F qua dòng đặt tên mới như G31TM-P21 hay G41M-P33 là cả một sự thay đổi lớn. Dễ dàng để ý, hầu hết các sản phẩm thấp cấp tên mới hiện nay đều được MSI đặt chữ P vào tên gọi !?!?? Thường những dòng thuộc nhu cầu doanh nghiệp mới có chú tâm với phân khúc Professinal này, tại sao người dùng thông thường lại được MSI định vị cho dùng sản phẩm dòng P một cách tréo ngoe đến như vậy ? Khác hẳn với dòng M chuyên dành cho mục đích giải trí với nhiều tính năng và giao tiếp phụ trội, dòng P có mức độ đầu tư riêng cho phần linh kiện khá lớn. Mục đích của nó là đem lại hiệu năng trên chi phí đầu tư tốt nhất cho những phân khúc được coi là nên đặt tiêu chí “rẻ mà ngon” lên hàng đầu . Đương nhiên, những cái màu mè ở bên dòng M như đa giao tiếp HDMI, DVI, hay tăng cổng SATA phụ thêm nhằm đáp ứng các nhu cầu giải trí sẽ không có bên dòng P này. Những nhu cầu thiên về độ bền vốn chỉ dành cho doanh nghiệp này sẽ giúp hãng thu hút người dùng khó tính cần p/p cao. Định vị cho dòng P của có thể được diễn giải ngắn gọn như sau : P = Professional = Đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp = Tính bảo mật + Khả năng mở rộng + Độ tin cậy + Giá thành thấp Tiếp theo là về mặt thẩm mỹ , có lẽ bạn không tin rằng thiết kế sẽ dễ nhìn khi đầu tư quá nhiều cho linh kiện ở mức chi phí quá thấp như thế. Hay như người ta nói, “rẻ, bền, đẹp thì phải hy sinh 1 trong 3”. Nhưng, nhìn vào G41M-P33 dưới đây, có lẽ bạn sẽ thay đổi cách nghĩ : Một dòng sản phẩm thuộc phân khúc P với mức giá vào loại tốt nhất trong danh sách G41 DDR3 hiện nay nhưng thiết kế thì … (để dành cho độc giả tự cảm nhận qua ảnh dưới) Hình ảnh sản phẩm <b> Vỏ hộp được thiết kế theo đúng đặc trưng của dòng Professional : Chữ P màu xanh dương cách điệu trên nền trắng khá đơn giản. Phía sau vỏ hộp in các thông số chi tiết của sản phẩm bao gồm cả công nghệ đặc trưng của MSI như Active Phase Switching ( chức năng tiết kiệm điện), Easy OC Switch ( Tính năng ép xung ngay lập tức cho người dùng thông thường) .... Phụ kiện ở mức cơ bản Bao trùm toàn bộ bo mạch là màu đen nhánh, kể cả các cổng giao tiếp. NGoại trừ cổng PCI-Express có màu xanh dương. Đầu tư khá kỹ cho khu vực xung quanh CPU với các phase nguồn đều được trang bị tụ rắn. Phase nguồn cho 2 khe cắm ram cũng đi kèm tụ rắn. Có lẽ số khe cắm là 2 hợp lý hơn vì nó giúp giảm thiết kế chi phí trong khi người dùng bình dân lại không cân tới 4 khe cắm bộ nhớ. Các cổng giao tiếp phía sau không đa dạng như các dòng Entertainment. Và giới hạn ở 2 khe PCI cùng 1 khe PCI-E. Chipset cầu Bắc được tản nhiệt bởi một heatsink có kích thước tương đối và khá cứng. Heatsink cho chip cầu nam thì nhỏ hơn. Thử nghiệm cho thấy lúc hoạt động tối đa với các thiết bị ngoại vi nhiệt độ ở heatsink này không nóng lắm, ngược lại còn khá mát ( sờ tay vào tản nhiệt). 4 khe cắm SATA 2.0 được bố trí hợp lý hơn khi hướng ngang ra ngoài chứ không hướng thẳng từ bo mạch lên trên Nhìn chung, thiết kế của MSI G41M-P33 khá ấn tượng so với các dòng G41 bình dân khác. </b> Hiệu năng sản phẩm Cấu hình test : Mainboard : MSI G31TM-P21, MSI G41M4-F, MSI G41M-P33 CPU : Core 2 Duo E7500@DF( 2.93Ghz) Bộ nhớ : Transend DDR2 1GBx2 @ 667Mhz C5-5-5-15 Adata DDR3 Gaming 1600Mhz @ 1066Mhz C9-9-9-24 Đồ họa : IGP onboard Ổ cứng Seagate 160GB SATA 2.0 PSU Thermaltake PurePower 520W Monitor 22inch H223HQ 1. Benchmark bộ nhớ Khác biệt về chuẩn bộ nhớ đã giúp G41M-P33 có cách biệt đáng kể so với G41M4-F dùng bộ nhớ DDR2 ở các phép thử benchmark băng thông bộ nhớ . 2. Tính toán Với công dụng đo khả năng tính toán của CPU gần giống như SuperPI, nhưng HyperPI 0.9 hỗ trợ đến 8 thread một lúc. Xung của bộ nhớ đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến điểm PI. Nén và giải nén Tác vụ nén và giải nén thường chỉ sử dụng đến hoạt động của CPU là chính, nhưng kết quả dưới đây đã chứng tỏ bộ nhớ cũng ảnh hưởng ít nhiều 4. Ảnh hưởng của băng thông bộ nhớ đến hiệu năng toàn bộ hệ thống PCMark05 có một preset đo hiệu năng hoạt động chung từ cpu, bộ nhớ, ổ cứng tới các tác vụ multimedia. Đây là một bộ đo đạc cho nguyên hệ thống khá hoàn chỉnh . Kết quả cho thấy khi băng thông bộ nhớ tăng chỉ giúp cải thiện 1 ít cho hiệu năng hệ thống. 5. Gaming Điểm số trong benchmark Game và khung hình khi chơi game thực sự có "thêm" được một ít với G41M-P33. Tuy nhiên, cải thiện này không đáng kể và đúng như lời nhiều game thủ nói "Min FPS là 10 so với 20 thì cũng giật như nhau". 6. Render với Cinebench R10 Trong khi khác biệt về chipset không giúp G41M4-F cải thiện thêm khả năng render nhiều so với G31TM-P21 thì việc sử dụng DDR3 cho G41 cho thêm chút tiến bộ rõ rệt. Tổng kết hiệu năng Không chỉ nhỉnh hơn khi benchmark bộ nhớ, MSI G41M-P33 còn giúp tăng hiệu năng các ứng dụng và game lên 4-6% so với vị tiền bối G41M4-F dùng DDR2 của mình. Tổng kết mức chênh lệch 5.64% là một con số đáng chú ý nếu so cùng nền tảng chipset. Kết luận Mạnh hơn 5.64% so với bo mạch chủ cùng chipset dùng DDR2 đã chứng tỏ ưu thế của nền tảng mới dùng DDR3. Đây chưa phải là mức giá rẻ nhất, bởi nếu mua kèm bộ nhớ Gskill DDR3 sẽ được giảm thêm 4$ mỗi thanh. Cùng với mức giá 69$ không quá cao, MSI G41M-P33 hẳn là một lựa chọn p/p đáng tiền trong số các bo mạch chủ DDR3. Thiết kế của MSI G41M-P33 cũng là một cải tiến đáng chú ý trong từ series sản phẩm đặt tên mới của MSI. Việc chăm chút hơn trong bố cục và màu sắc cũng như đầu tư linh kiện đã giúp thiết kế của BMC này thu hút người dùng có nhu cầu về thẩm mỹ. Nếu bạn có nhu cầu chuẩn bị cho tương lai, khi mà thị trường phần cứng sẽ bắt đầu nghiêng hẳn về bộ nhớ DDR3 và phase out hoàn toàn chuẩn bộ nhớ DDR2, thì đây chắc chắn là thời điểm đúng lúc. Mua một BMC tầm thấp với bộ nhớ ít ỏi, thì việc sau này mua DDR3 với giá rẻ so với mua DDR2 với giá đắt nhưng thậm chí tìm mãi không ra hàng , bạn chọn cái nào ? Chấm điểm : Thiết kế : 8. Màu chắc khỏe và đẹp, số tụ rắn không quá nhiều nhưng vừa đủ cho những khu vực quan trọng. Hiệu năng xử lý CPU và các tác vụ thông dụng : 6. Hơn sp DDR2 ở mức chấp nhận được Hiệu năng gaming : 2 Điểm sáng duy nhất là mạnh hơn G31 khá nhiều, nhỉnh hơn G41 DDR2 một ít nhưng ... chẳng đủ để chơi tốt một game gì nặng và không có cửa so sánh với các nền tảng onboard bên AMD. Giá thành: 7 .Khá ngon cho một BMC G41 dùng DDR3 ở thị trường miền Bắc, nhưng chưa ngon cho các quán net Khả năng nâng cấp : 6 . Đã đến lúc để ý tới BMC DDR3 thay vì DDR2