Người cất giữ thời gian trên mảnh trời Âu Say mê đồng hồ từ những ngày còn là một cậu bé học trung học, qua hơn 20 năm, anh Quy đã có trong tay bộ sưu tập không dưới một nghìn chiếc từ những chiếc đồng hồ đeo tay đến những chiếc để bàn hay treo tường. Bố làm nghề sửa đồng hồ lâu năm, ngay từ nhỏ, cậu bé Quy đã tò mò với những chiếc đồng hồ. Lân la bên bố, cậu đến với thú chơi sưu tầm đồng hồ như một cái duyên. Từ lục lọi tìm tòi những chiếc đồng hồ đeo tay Poljot nhỏ nhắn, rẻ tiền để giữ lại cho riêng mình, khi lớn hơn một chút, anh vừa đi học, vừa dành tiền tiết kiệm để mua cho mình những chiếc đồng hồ yêu thích. Đầu những năm 90, anh sang Ukraine làm ăn sinh sống. Những năm đầu ở đây, anh phải tạm dừng thú chơi đồng hồ để lo cho cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người. Năm 2006, sau những năm bôn ba vất vả làm ăn, trong chuyến về Việt Nam thăm gia đình, vợ anh mang sang cho anh chiếc đồng hồ quả lắc của Đức cao hơn 2 mét, và từ đây niềm đam mê của anh đã thực sự trở lại sau bao năm. [TABLE="class: dtContentImgWrap, align: center"] [TR] [TD="class: dtContentImgFig"][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: dtContentImgDesc"]Anh Quy bên những chiếc đồng hồ của mình[/TD] [/TR] [/TABLE] Anh Quy chia sẻ: “Chơi đồng hồ không giống như chơi các loại đồ cổ khác, đồng hồ là sống, người chơi phải chăm sóc thì nó mới chạy”. Chơi đồng hồ không tốn nhiều tiền “chỉ trăm đô (USD), hoặc có khi vài chục đô là có được 1 chiếc đồng hồ yêu thích”, anh Quy cười chia sẻ. Người chơi đồng hồ sành chỉ cần nghe tiếng đồng hồ kêu là biết loại đồng hồ nào, sản xuất từ năm bao nhiêu. Thú chơi đồng hồ không phải ai cũng có thể chơi, đồng hồ cũng rất kén người. Nếu không hiểu rõ về từng loại thì không thể thấy hết được những cái hay của nó. Mỗi lần mua được chiếc nào là anh lại miệt mài ngồi sửa chữa lại cho nó hoạt động. Có những chiếc đồng hồ sản xuất từ những năm 1930-1935 không có linh kiện để thay thế, anh phải dùng 2-3 cái cùng loại mới sửa chữa được, hoặc cũng có khi phải tự chế ra thiết bị đó. Trong không gian không rộng của căn phòng 603-khu A-Làng Thời Đại, anh bày biện đủ các loại đồng hồ, thi thoảng tiếng chuông của mấy chiếc đồng hồ quả lắc lại vang lên du dương như dẫn ta lạc vào một thế giới đầy yên bình, trầm lắng. Anh Quy đặc biệt yêu thích những chiếc đồng hồ đeo tay nam từ thời Liên Xô cũ. Hàng tuần, cứ mỗi thứ bảy, chủ nhật là anh lại dành thời gian đi đến các khu chợ bán đồ cũ để tìm các loại đồng hồ cổ. Lâu dần, nhiều người biết anh có thú chơi đó cũng thường mách mối cho anh. Mỗi khi có người nói ở đâu đó có loại đồng hồ nào hay là anh tìm mua bằng được, có khi phải đặt hàng từ những thành phố xa khác. Bộ sưu tập đồng hồ của anh Quy chủ yếu gồm các loại như đồng hồ khóa Slava mạ vàng, đồng hồ tượng, Poljot hay Raketa, và một số loại đồng hồ cổ khác của Đức như đồng hồ Trẩm Cầm. Những chiếc đồng hồ tượng làm bằng sắt nặng sản xuất từ những năm 1960-1965 là loại mà anh tâm đắc nhất, anh để nó ở ngay bàn uống nước để khoe với bạn bè. Anh Quy cho biết: “Những chiếc đồng hồ quân sự 5 kim của Liên Xô là nhất, những nước tư bản chưa chắc đã làm được như vậy”. Nói đồng hồ của Liên Xô mang dấu ấn thời gian cũng đúng, bởi những năm 50-60 của thế kỷ trước, khi mà đất nước Liên Xô còn đang trong thời kì chiến tranh lạnh, tên gọi của đồng hồ cũng thể hiện được ước mơ và tình hình chính trị của người Liên Xô, như Poljot có nghĩa là chuyến bay, Slava là vinh quang hay Raketa là tên lửa. Không nhiều người Việt ở nước ngoài có được thú chơi đồng hồ tao nhã như vậy. Anh Quy tâm sự: “Nhiều lúc cũng thấy buồn, vì không có bạn cùng chơi để thỉnh thoảng tâm sự bàn bạc những điều tâm đắc. Nhiều người không hiểu còn bảo sao lại phí tiền mua toàn đồ cũ như vậy”. Thiết nghĩ, đôi khi có những thứ đối với nhiều người là không có giá trị gì nhưng đối với một số người nó lại là vô giá. Và cũng biết đâu được khi chủ nhân đầu tiên của những chiếc đồng hồ của anh tìm được vật kỷ niệm của mình thì đó chẳng phải là dấu ấn thời gian sao! Cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập đồng hồ cổ của anh Quy: [TABLE="class: dtContentImgWrap, align: center"] [TR] [TD="class: dtContentImgFig"][/TD] [/TR] [TR] [/TR] [/TABLE] [TABLE="class: dtContentImgWrap, align: center"] [TR] [TD="class: dtContentImgFig"][/TD] [/TR] [TR] [/TR] [/TABLE] [TABLE="class: dtContentImgWrap, align: center"] [TR] [TD="class: dtContentImgFig"][/TD] [/TR] [TR] [/TR] [/TABLE] [TABLE="class: dtContentImgWrap, align: center"] [TR] [TD="class: dtContentImgFig"][/TD] [/TR] [TR] [/TR] [/TABLE] [TABLE="class: dtContentImgWrap, align: center"] [TR] [TD="class: dtContentImgFig"][/TD] [/TR] [TR] [/TR] [/TABLE] Kiệm Nguyễn (Ukraine)/Quehuongonline