BOOT ROM là gì?

Thảo luận trong 'Thủ thuật/Hỏi đáp/Thắc mắc phần mềm' bắt đầu bởi Akachi, 6/1/07.

  1. Akachi

    Akachi New Member

    Bài viết:
    123
    Cái Boot rom là cái gì thế nhỉ, mua 1 con 5k về gắn vào card mạng để chi vậy mấy bro?
     
    :
  2. Akachi

    Akachi New Member

    Bài viết:
    123
    PHẦN I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MẠNG BOOT-ROM


    1. GIỚI THIỆU:
    Từ số này, Tạp chí Bit sẽ lần lượt giới thiệu với các bạn một loạt chuyên đề hướng dẫn cách thực hiện một hệ thống mạng LAN sử dụng kỹ thuật BOOTROM (hay còn gọi là khởi động máy từ xa – remote boot) cho phép một số máy tính thành viên trong mạng không gắn đĩa cứng riêng mà vẫn có thể hoạt động như một máy tính thông thường. Hệ thống mạng đặc biệt này được gọi một cách ngắn gọn là Mạng BOOT-ROM. Trong Phần 1 sẽ giới thiệu mô hình mạng BOOT-ROM và tìm hiểu nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống mạng này.
    2. CHUẨN BỊ:
    Chúng ta sẽ xây dựng mạng BOOT-ROM trong đó các máy khách sẽ dùng chung một ổ đĩa ảo (thực chất là một tập tin ảnh dùng chung - Share Image) chứa HĐH Windows XP, với những chuẩn bị và qui uớc như sau:

    • Máy chủ có cấu hình Pentium 4, HDD 40GB, RAM 512 MB, HĐH Windows Server 2003 kèm theo dịch vụ cấp phát địa chỉ động DHCP

    • Các máy trạm có cấu hình đồng bộ Celeron, RAM 128MB, HĐH Windows XP và các ứng dụng cần thiết.

    • Sử dụng card mạng Realtek 8139 tốc độ 10/100 Mb/s gắn kèm BOOT-ROM hỗ trợ chuẩn PXE 2.0

    • Phần mềm tạo và quản lý tập tin ảnh của đĩa cứng ảo BXP 2.5 của hãng Venturcom.
    3. MÔ HÍNH HOẠT ĐỘNG:
    Để thực hiện hệ thống mạng BOOT-ROM này, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về mạng máy tính và TCP/IP, tuy nhiên bạn cũng có thể chấp nhận một số kết quả trong quá trình thực hiện. Những vấn đề này chúng ta sẽ có dịp hiểu kỹ hơn khi thực hành nhiều lần cũng như tham khảo thêm các tài liệu liên quan và tài liêu đi kèm với phần mềm. Trước khi bắt tay vào việc, chúng ta cần nắm được một cách khái quát về mô hình hoạt động của hệ thống mạng này.

    MÔ HÌNH 01:
    [​IMG]Trước tiên, ta xem xét mô hình hoạt động gồm 03 máy tính:
    • Máy A là P4 được cài đặt HĐH Windows Sever 2003

    • 02 máy còn lại B & C là máy Celeron được cài đặt HĐH Windows XP và ứng dụng cần thiết

    Các máy này đều có thể hoạt động độc lập nhờ các HĐH được cài đặt trên đĩa cứng riêng của từng máy.
    MÔ HÌNH 02:
    [​IMG]Khi các máy có nhu cầu trao đổi thông tin hoặc sử dụng các dịch vụ từ một máy khác thì ta sẽ kết nối chúng lại thông qua các thiết bị mạng.

    Trong hệ thống mạng này ta gọi máy tính A được cài HĐH Windows Server 2003 là máy chủ và 02 máy còn lại B & C là các máy khách. Ở mô hình này các máy vừa chạy độc lập vừa có thể trao đổi thông tin hay sử dụng các dịch vụ của nhau thông qua hệ thống mạng vừa thiết lập.
    MÔ HÌNH 03:
    Bây giờ có 1 câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta bỏ đĩa cứng đang chứa HĐH Windows XP ra ngoài thì máy khách B hoặc C có thể hoạt động bình thường như trước đó hay không? Câu trả lời là hoạt động được. Để làm được điều này ta cần có thêm trợ giúp từ một phần mềm thứ 3 mà trong chương trình sử dụng phần mềm BXP 2.5 của hãng Venturcom. Phần mềm BXP gồm 2 [​IMG]thành phần:

    • BXP server được cài đặt trên máy chủ A

    • BXP Client trên 2 máy khách B, C.

    Nhiệm vụ của phần mềm BXP là

    • Mã hoá toàn bộ HĐH Windows XP đang cài đặt trên đĩa cứng của máy B hoặc C thành một tập tin ảnh.

    • Chép tập tin ảnh này đặt trên đĩa cứng của máy chủ A và làm sao để máy khách có thể truy xuất nó như là một ổ đĩa ảo có chứa HĐH Windows XP.

    • Quản lý và phối hợp các hoạt động giữa đĩa ảo với từng máy khách
    MÔ HÌNH 04:
    [​IMG]Trong mạng BOOT-ROM các máy khách không ổ cứng khởi động vào hệ điều hành dựa vào sự hỗ trợ hoàn toàn từ máy chủ. Nghĩa là HĐH Windows XP điều khiển máy khách sẽ được nạp vào từ tập tin ảnh ảo trên ổ cứng của máy chủ thay vì trên máy khách. Để làm được điều này, đầu tiên card mạng trên các máy khách cần gắn thêm BOOT-ROM hỗ trợ chuẩn PXE version V.99J hoặc cao hơn.

    Khi bạn bật nguồn cho máy khách, đoạn mã chương trình chứa trong BOOT-ROM trên card mạng được khởi động và phát ra một yêu cầu nhận cấp phát địa chỉ IP và các thông tin cấu hình khác đến máy chủ. Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP được cài đặt trên máy chủ sẽ nhận yêu cầu và cấp cho máy khách một địa chỉ IP, các thông tin cấu hình liên quan và địa chỉ của máy chủ cài đặt các dịch vụ của BXP (như dịch vụ Boot và Login).

    Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin này, BOOT-ROM trên máy khách sẽ sử dụng giao thức truyền tập tin TFTP (Trivial File Transfer Protocol) để nạp một tập tin ảnh chứa thông tin khởi động (Bootstrap File VLDRMIL13.BIN) đã được lưu trên đĩa cứng của máy chủ.

    Giao thức TFTP cũng được sử dụng để truyền tập tin giữa máy chủ và máy khách. Sau đó máy khách sẽ khởi động từ tập tin Bootstrap này và thông qua sự hỗ trợ của các dịch vụ chứa trong BXP để truy xuất tập tin ảnh ảo của HĐH Windows XP dưới hình thức một ổ đĩa ảo lưu trên đĩa cứng của máy chủ.

    4. KẾT PHẦN I:
    Đến đây chúng ta đã biết mạng BOOT-ROM là gì và nguyên tắc hoạt động của nó ra sao. Trong chuyên đề tới chúng ta sẽ bắt đầu các bước cài đặt.
    CÀI ĐẶT HĐH WINDOWS SERVER 2003 & DHCP


    GIỚI THIỆU
    Trong Phần 1, chúng ta đã nắm bắt được một cách khái quát mô hình hoạt động của hệ thống mạng BootRom. Trong chuyên đề tiếp theo này, chúng ta sẽ thực hiện việc cài đặt HĐH Windows cho các máy tính. Trong mô hình mạng này bạn có thể chọn cài đặt HĐH Windows 2000 Server hoặc Windows Server 2003 cho máy chủ và Windows 2000 hoặc Windows XP cho máy khách. Việc quyết định chọn HĐH nào để cài đặt tuỳ theo điều kiện thực tế của bạn, còn các bước thực hiện thì về cơ bản không khác nhau nhiều lắm.

    CHUẨN BỊ
    Trong mô hình này tôi chọn cài đặt HĐH Windows Server 2003 và Windows XP. Trước khi bắt tay vào việc bạn cần chuẩn bị :
    • 2 máy tính có cấu hình phù hợp, một làm máy chủ và một làm máy trạm có nối mạng với nhau.
    • 02 bộ đĩa cài đặt cho 02 HĐH này. Bạn có thể liên hệ với văn phòng Microsoft Việt Nam để được cung cấp phiên bản chính thức.
    TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
    Trong mô hình này, chúng tôi chọn cài đặt HĐH Windows Server 2003 cho máy chủ và Windows XP cho máy khách. Trước khi bắt tay vào việc bạn cần chuẩn bị:
    • 2 máy tính có cấu hình phù hợp (đã nêu trong Phần 1), một làm máy chủ và một làm máy trạm có nối mạng với nhau.
    • 02 bộ đĩa cài đặt cho 02 HĐH này. Bạn liên hệ với văn phòng Microsoft Việt Nam hoặc các nhà phân phối ủy quyền để mua bản quyền.

      Trình tự thực hiện cài đặt các HĐH như sau:
    • Máy chủ
      • Cài đặt HĐH Windows Server 2003
      • Cài đặt dịch vụ DHCP
    • Máy trạm
      • Cài đặt HĐH Windows XP
      • Cài đặt các ứng dụng (tuỳ theo nhu cầu sử dụng của bạn)
    CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH & DHCP 1. Cài HĐH Windows Sever 2003
    Thiết lập trong BIOS Setup để máy tính khởi động đầu tiên từ CDROM. Đưa đĩa cài đặt Windows Servrer 2003 vào ổ CDROM, cho máy tính khởi động lại, máy tính sẽ tự động khởi động chương trình cài đặt từ đĩa cài đặt trong ổ CDROM.
    • Giai đoạn 01:
      Chương trình cài đặt kiểm tra cấu hình máy tính và bắt đầu cài đặt HĐH ở chế độ tex (tex mode):
    Chương trình cài đặt lần lượt nạp chương trình thực thi, các phần mềm hỗ trợ, các trình điều khiển thiết bị, các tập tin chương trình cài đặt.

    Cửa sổ lựa chọn cài đặt: Nhấn Enter để cài đặt Windows, R để sửa chữa phiên bản đã cài đặt, F3 để hủy bỏ việc cài đặt.




    Chọn không gian đĩa cài đặt: Tại hộp sáng, nhấn Enter để chọn toàn bộ vùng đĩa hoặc nhấn C để chia vùng đĩa này thành nhiều phân vùng nhỏ hơn.

    Một phân vùng mới đã được tạo và đòi hỏi phải được định dạng. Chọn mục thứ 3 để định dạng sử dụng hệ thống file NTFS.




    Chương trình cài đặt đang định dạng
    Sau khi định dạng xong, chương trình kiểm tra lỗi vật lý ổ cứng và chép các tập tin cần thiết vào ổ cứng

    • Giai đoạn 02: Chương trình sẽ bắt đầu tiến trình cài đặt dưới giao diện đồ họa, ở giai đoạn này ta lần lượt đi theo các bước hướng dẫn và cung cấp thêm vài thông tin cần thiết cho trình cài đặt
    Bạn cần phải mua bản quyền để được cấp một dãy số riêng và nhập vào các ô trong mục Product Key.

    Tuỳ theo bản quyền bạn mua ở chế độ nào mà bạn khai báo ở mục Per server hay Per Device or Per User tương ứng.




    Đặt tên cho máy tính và khai báomật khẩu cho tài khoản quản trị cao nhất Administrator

    Khai báo thời gian và lựa chọn múi giờ chính xác.



    [​IMG]
    [​IMG] Cài đặt các thành phần mạng
    Chọn kiểu thiết lập cấu hình bằng tay.


    [​IMG]
    Khai báo địa chỉ IP cho card mạng
    Mặc định xem máy tính này như một thành viên của workgroup có tên là WORKGROUP



    Hoàn tất quá trình cài đặt và khởi động máy.​
    2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP

    Cài đặt
    : Các máy khách sẽ nhận địa chỉ IP một cách tự động từ dịch vụ cấp phát địa chỉ động DHCP. Dịch vụ này được cài đặt trên máy chủ như sau:

    [​IMG]
    [​IMG] Trong Contral Panel, nhấn đúp biểu tượng Add or Remove Programs. Trong cửa sổ vừa mở, chọn mục Add/Remove Windows Components. Cửa sổ Windows Components Wizard xuất hiện.

    Đưa hộp sáng đến mục Network Services và nhấn nút Details để làm xuất hiện cửa sổ Network Services. Trong cửa sổ này đánh dấu chọn vào mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và nhấn OK.






    [​IMG]

    Tiến trình cài đặt sẽ diễn ra cho đến khi bạn nhấn Finish để hoàn tất.






    Cấu hình
    :
    Để dịch vụ DHCP có thể cấp phát được địa chỉ IP chúng ta cần cấu hình và kích hoạt dịch vụ này.


    [​IMG]
    [​IMG] Đầu tiên cần tạo ra một dãy địa chỉ cần cấp phát (scope): Chọn tên máy (daotao [172.16.100.1]), sau đó mở menu Action và chọn New Scope.

    Xác định địa chỉ IP bắt đầu (Start IP adress: 172.16.100.10) và kết thúc (End IP adress: 172.16.100.50) của scope.






    [​IMG]
    [​IMG] Loại trừ ra một vùng địa chỉ IP không cấp phát.
    Xác định thời hạn sử dụng địa chỉ IP mà máy khách nhận từ dich vụ DHCP.






    [​IMG]
    [​IMG] Tại đây bạn có thể cấu hình thêm các thông số để cấp phát cho máy khách cùng với địa chỉ IP; hoặc chọn No để cấu hình sau.

    Cuối cùng, cửa sổ thông báo hoàn thành xuất hiện, nhắc nhở bạn cần phải kích hoạt scope vừa tạo. Nhấn Finish.






    [​IMG]
















    Để kích hoạt scope vừa tạo, chọn vào mục có tên scope đó (Scope [172.16.0.0] Boot Rom). Sau đó mở menu Action và chọn Active.


    CÀI ĐẶT DỊCH VỤ BXP 2.5 CHO MÁY CHỦ


    GIỚI THIỆU
    Trong 02 chuyên đề trước đã giới thiệu mô hình hoạt động mạng BOOT-ROM, cách cài đặt HĐH Windows Server 2003 và dịch vụ cấp phát địa chỉ động DHCP trên máy chủ. Chuyên đề thứ 03 này tôi sẽ trình bày phần cài đặt chương trình và các dịch vụ đi kèm của phần mềm BXP 2.5.

    THỰC HIỆN
    Để có phần mềm BXP 2.5 bạn có thể tham khảo và đăng ký bản dùng thử cho 02 người dùng hoặc bản chính thức tại địa chỉ Website www.venturcom.com.
    Bạn đăng nhập vào máy chủ với tài khoản có quyền quản trị cao nhất và chạy tập tin cài đặt của BXP.


    I. Cài phần mềm BXP 2.5 trên máy chủ
    • Chạy tập tin cài đặt
    • Hộp thoại Setup type sẽ xuất hiện. Chọn Full Server và bấm Next.
    • Bỏ chọn Tellurian DHCP Server trong hộp thoại Select Components vì ta sử dụng dịch vụ cấp phát địa chỉ động DHCP của HĐH Windows Server 2003
    • HĐH thông báo vừa phát hiện thêm phần cứng mới (ổ đĩa ảo của BXP). Ta bấm Next [​IMG]để chương trình xác nhận việc cài đặt này, bạn chỉ việc bấm Continue anyway và chờ cho đến khi hoàn tất quá trình cài đặt BXP ở máy chủ.
    [​IMG]

    [​IMG]
    II. Cấu hình các dịch vụ của BXP 2.5 trên máy chủ
    1. Cài đặt các dịch vụ của BXP Server
    Các thành phần của BXP Server trên máy chủ bao gồm có các dịch vụ sau:
    • 3Com PXE Service: sử dụng cho trường hợp các máy khách nhận địa chỉ IP tự động từ dịch vụ DHCP
    • BXP TFTP Service: được sử dụng bởi các máy khách để nạp tập tin ảnh khởi động (bootstrap file)
    • BXP Login Service: phê chuẩn các máy khách và cung cấp thông tin liên quan đến ổ cứng ảo mà nó được gán.
    • BXP IO Service: truy cập đến tập tin ổ đĩa ảo nhằm xử lý các yêu cầu truy xuất được gởi đến từ máy khách.
    a. Cấu hình cho PXE Service
    • [​IMG]Chọn Start - Setting - Control Panel - bấm đôi vào biểu tượng 3COM PXE
    • Nếu có một thông báo xuất hiện rằng dịch vụ PXE chưa khởi động, bạn bấm Yes để bỏ qua và tiếp tục. Hộp thoại sau sẽ xuất hiện
    • Từ thẻ Options, kiểm tra đường dẫn ở mục Data fileC:\Program Files\Venturcom\BXP\TFTPBOOT.
    • Nếu ta sử dụng dịch vụ DHCP của HĐH ở máy chủ thì mặc nhiên mục Proxy DHCP sẽ bị mờ không cho chọn.
    • Bấm vào thẻ Network Adapters, Kiểm tra và đánh dấu chọn ở địa chỉ IP của card mạng dùng chạy dịch vụ này là 172.16.100.1
    • Bấm OK để thoát khỏi hộp thoại này.

      [​IMG] [​IMG]
    b. Cấu hình cho Venturcom TFTP Service
    • [​IMG]Từ Control Panel, bấm đôi vào biểu tượng Venturcom TFTP Service.
    • Hộp thoại TFTP Settings xuất hiện
    • Kiểm tra xem đường dẫn ở mục Transmit (GET) directory đúng là:
      \Program Files\Venturcom\BXP\TFTPBOOT (chỉ đến thư mục chứa tập tin Vldrmi13.bin).
    • Kiểm tra mục Allow Transmit đã được chọn hay chưa.
    • Bấm thẻ TFTP Network và kiểm tra và đánh dấu chọn mục địa chỉ IP của card mạng để chạy dịch vụ này: 172.16.100.1
    • Bấm OK để lưu và thoát khỏi hộp thoại.

      [​IMG] [​IMG]

      Ghi chú: PXE and TFTP Servers phải được chọn cùng một địa chỉ card mạng (172.16.100.1) và kiểm tra giá trị cổng Port number phải là 69
    c. Cấu hình BXP IO Service
    • Ta chọn 1 ổ đĩa của máy chủ (VD: ổ D hoặc E) định dạng theo hệ thống NTFS tạo một thư mục để lưu trữ các [​IMG]tập tin ảnh của các máy khách (VD là D:\VDISKS)
    • Chọn StartPrograms - Venturcom BXP chọn BXP IO Service Preferences.
    • Hộp thoại IO Service Preferences xuất hiện
    • Bấm Browse, chọn thư mục D:\VDISKS quy định ở bước trên
    • Ở phần IP Settings, chọn card mạng được dùng cho dịch vụ này bằng cách bấm chọn vào địa chỉ IP tương ứng, ở đây là 172.16.100.1
    • Kiểm tra giá trị Port phải là 6911
    • Bấm OK để lưu lại và thoát khỏi hộp thoại.
    d. Cấu hình BXP Login Service
    • [​IMG]Chọn StartPrograms - Venturcom BXP chọn BXP Login Service Preferences. Trong hộp thoại vừa xuất hiện
    • Kiểm tra đường dẫn ở mục Database chỉ đến tập tin cơ sở dữ liệu VLD.MDBC:\Program Files\Venturcom\BXP\VLD.MDB
    • Đánh dấu chọn mục Add new clients to database để sau này có thể cài đặt các máy khách một cách tự động
    • Chọn địa chỉ IP được gán cho máy tính này bằng cách đánh dấu chọn vào địa chỉ card mạng liệt kê ở khung cửa sổ bên dưới, ở đây là 172.16.100.1
    • Bấm OK để xác nhận các thiết lập
    2. Khởi động các dịch vụ của BXP Ta sẽ mở cửa sổ liệt kê các dịch vụ (Services) trên máy chủ bằng 02 cách:
    • Mở Control Panel, bấm đôi vào biểu tượng Administrative Tools, tiếp theo bấm đôi tiếp vào biểu tượng Services
    • Hoặc có thể chọn StarProgram - Administrator ToolsServices.

      Hộp thoại Services xuất hiện. Ta kích hoạt 06 dịch vụ liên quan đến BXP trong cửa sổ Services:
      • Com PXE[​IMG]
      • BXP TFTP Service
      • BXP Adaptive Boot Server
      • BXP IO Service
      • BXP Login Service
      • BXP Write Cache I/O Server
    [​IMG]Để cấu hình cho dịch vụ nào ta bấm chuột phải rồi chọn Properties, trong mục Startup type ta thay đổi từ chế độ Manual (thủ công) sang chế độ Automatic(tự động). Mục đích là để HĐH sẽ tự động chạy các dịch vụ đó khi máy chủ khởi động.
    Tiếp theo ta bấm nút Start để khởi động dịch vụ, chọn OK để lưu lại. Ta thực hiện tương tự cho 05 dịch vụ còn lại.
    Sau khi đã cấu hình xong cho 6 dịch vụ trên, bạn có thể kiểm tra lại bằng cách nhìn vào cột StatusStartup Type trên bảng Services để xem 6 dịch vụ đó đã được khởi động (started) và đã được cấu hình là Automatic hay chưa.

    Chú ý: sau khi đã khởi động dịch vụ BXP Write Cache I/O Server thì trong thư mục chứa các tập tin ảnh ảo (D:\VDISKS) sẽ tạo ra một thư mục con có tên là WriteCache.
    CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BXP ADMINISTRATOR


    Trong chuyên đề thứ 4 nầy, chúng ta sẽ sử dụng chức năng BXP Administrator để quản trị IO Servers, các máy trạm, các ổ đĩa ảo cũng như dùng nó để cấu hình cho tập tin khởi động Bootstrap. Các thông tin này, trong quá trình cấu hình sẽ được lưu vào tập tin cơ sở dữ liệu của BXP (VLD.MBD).
    I. Chức năng quản trị của BXP Administrator: Để mở BXP Administrator ta chọn StartPrograms - Venturcom BXP - BXP Administrator. Màn hình của BXP Administrator có 3 cách thể hiện trong quá trình khai báo:
    • [​IMG]Client - Disk: Liệt kê danh sách các máy trạm có trong sở dữ liệu của BXP. Khi bạn bấm chọn vào một máy trạm nào đó, nó sẽ liệt kê các ổ cứng ảo đã gán cho máy trạm đó.
    • Server - Disk: Cho phép bạn thấy danh sách các ổ cứng ảo được tạo trên máy chủ.
    • Server -> Client -> Disk: Cho phép bạn nhìn tất cả các máy trạm, đĩa ảo và máy chủ (IO server) đã được cài đặt
    Trong cửa sổ quản trị BXP Administrator ta sẽ thực hiện một số công việc sau:
    • Cấu hình tập tin khởi động Bootstrap
    • Đăng ký IOServer vào cơ sở dữ liệu của BXP
    • Tạo 1 ổ đĩa ảo (Virtual Disk)
    • Đăng ký máy khách vào cơ sở dữ liệu của BXP
    • Gán ổ đĩa ảo cho máy khách
    1. Cấu hình tập tin khởi động Bootstrap: Bootstrap file là tập tin chứa thông tin khởi động mà BootRom sẽ tìm đến để khởi động cho các máy trạm lúc mới mở máy. Trong BXP thì file đó là VLDRMIL13.BIN. Để cấu hình cho Bootstrap ta làm như sau:
    • [​IMG]Trong màn hình BXP Administrator, chọn mục Tools, chọn tiếp Configure Bootstrap.
    • Ở phần Path khai báo đường dẫn đến file VLDRMI13.BIN. Mặc nhiên đường dẫn này là:
      C:\Program Files\Venturcom\BXP\TftpBoot\ VLDRMI13.BIN.
    • Chúng ta sử dụng DHCP để cấp địa chỉ IP cho máy trạm nên đánh dấu chọn ở mục Use BOOTP/DHCP Resolved.
    • Đánh dấu chọn ở mục Use Database Values để ghi địa chỉ IP của máy đã cài đặt dịch vụ BXP Login Service vào tập tin bootstrap.
    • Chọn Verbose Mode để hiển thị thông tin chi tiết quá trình khởi động của các máy trạm. Khi bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt cho hệ thống mạng thì có thể tắt mục này để quá trình khởi động ở máy trạm nhanh hơn.
    • Bấm chọn OK để lưu và thoát khỏi hộp thoại.
    2. Đăng ký IO Server vào cơ sở dữ liệu của BXP Ở màn hình của BXP Administrator, từ menu File chọn New - Server. Hộp thoại New IO Server xuất hiện.
    • [​IMG]Ở phần Name bạn gõ vào tên của máy chủ, trong ví dụ này là Daotao. Nếu gõ đúng tên thì khi bạn bấm chọn tiếp vào nút Resolve ở mục IP Address sẽ tự hiển thị lên địa chỉ IP của máy chủ được đặt tên “Daotao” là 172.16.100.1
    • Phần Port mặc định là 6911 ta không nên thay đổi.
    • Phần Description bạn có thể gõ thông tin vắn tắt mô tả máy chủ IO Server, hoặc bạn để trống cũng được.
    Lúc này trong màn hình của BXP Administrator sẽ xuất hiện biểu tượng máy chủ đó là IO Server mới được tạo.
    3. Tạo 1 ổ đĩa ảo:
    • Từ màn hình của BXP Administrator, chọn chế độ xem máy chủ - đĩa ảo bằng cách chọn View và chọn mục Server - Disk. Lúc này trên màn hình của BXP Administrator bạn chỉ thấy một máy chủ đó là IO server có tên Daotao mới tạo ở bước trên, đồng thời biểu tượng New Disk trên thanh công cụ sẽ chuyển sang màu xanh lục.
    • Từ menu File chọn New - Disk, hộp thoại Add Virtual Disk sẽ xuất hiện

      [​IMG] [​IMG]

      Mặc nhiên ở mục Path chỉ đến đường dẫn D:\VDISKS như ta đã tạo ở trên, nếu sai bấm chọn Browse để chọn lại.
    • Bấm chọn vào mục New Disk (để tạo ổ đĩa ảo mới)
    • Ở mục Virtual disk size in MB bạn gõ vào dung lượng của ổ cứng ảo muốn tạo, lớn nhất là 8024MB (8GB - sử dụng bản chính thức). Nếu phân khu chứa thư mục VDISKS của máy chủ sử dụng hệ thống FAT32 thì tối đa của ổ cứng ảo được tạo là 4095 MB (4GB) mà thôi.
    • Ở mục Disk name bạn gõ vào tên của ổ cứng ảo muốn tạo, ví dụ là Mercury_XP (Tên của bo mạch chính Mercury và hệ điều hành chạy trên máy trạm để sau này dể phân biệt khi có nhiều đĩa ảo)
    • Ở mục Description bạn gõ vào nội dung mô tả cho ổ đĩa ảo này chiều dài nội dung tối đa là 50 ký tự
    • Bấm chọn OK để hoàn tất.
    Chú ý: một khi ổ cứng ảo đã được tạo thì không thể thay đổi lại dung lượng của nó, muốn thay đổi chỉ có cách là tạo mới ổ khác mà thôi. Vì vậy trước khi tạo đĩa ảo bạn phải biết được dung lượng mà HĐH và các ứng dụng đã cài đặt trên ổ cứng làm mẩu của máy trạm. Căn cứ vào dung lượng này mà ta chọn kích thước đĩa ảo cho phù hợp.
    4. Tạo một tài khoản đăng nhập cho máy trạm. Để tạo tài khoản cho máy trạm ta có thể thực hiện theo 2 cách: Tạo tài khoản tự động hoặc tạo tài khoản thủ công. a. Tạo một tài khỏan đăng nhập cho máy trạm tự động:
    [​IMG]Với cách này phải bảo đảm là trong phần BXP Login Service bạn đã đánh dấu chọn cho mục Add new client to database. Khởi động máy trạm cần đăng ký tài khoản (máy con phải được chọn khởi động từ mạng LAN trước). Màn hình khởi động ban đầu của máy trạm như sau:
    • Ở mục Client Name bạn gõ tên của máy trạm, ví dụ là May01, ở mục Description nhập vàothông tin để mô tả May01 này, hoặc bạn để trống rồi nhấn Enter. Lúc này BXP Administrator sẽ ghi nhận thông tin vừa nhập và lưu vào trong cơ sở dữ liệu của BXP (địa chỉ vật lý của cạc mạng và tên đặt cho máy trạm Client Name)

      Bạn có thể kiểm tra việc đăng ký tài khoản tự động cho máy trạm làm mẩu có tên May01 bằng cách vào màn hình BXP Administrator, Chọn mục View và chọn tiếp ClientDisk để chuyển sang chế độ xem Máy trạmĐĩa ảo.
    • [​IMG]Bấm chọn tiếp vào biểu tượng Clients bạn sẽ thấy xuất hiện biểu tượng May01. Muốn xem chi tiết hơn bạn bấm chuột phải vào biểu tượng May01, chọn tiếp Properties, sẽ thấy xuất hiện hộp thoại Client Properties
    • Chọn thẻ Disks – trong mục Boot Order để quy định thứ tự các thiết bị được họn để khởi động. Ta chọn Hard Disk First để chọn khởi động bằng đĩa cứng gắn trên máy trạm (Khi cài đặt xong thì mục này sẽ chọn lại là Virtual Disk First).
    • Bạn đăng ký lần lượt cho các máy còn lại với cách đặt tên cho mục Client Name là May02, May03...
    b. Tạo một tài khoản đăng nhập cho máy trạm bằng thủ công [​IMG]Với cách này, trước tiên bạn khởi động tất cả các máy trạm trong mạng, ghi lại tất các các địa chỉ vật lý của cạc mạng (MAC). Từ màn hình BXP Administrator, Chọn menu File, tiếp theo chọn New - Client, hộp thoại New Client sẽ xuất hiện :
    • Ở mục Name, bạn gõ vào “May01
    • Ở mục MAC, bạn nhập vào địa chỉ vật lý cạc mạng đã ghi lại của máy trạm tương ứng.
    • Ở mục Description bạn có thể nhập vào vài thông tin mô tả vắn tắt về máy trạm có tên “May01” hoặc là để trống cũng được.
    • Bấm chọn OK để hoàn tất cho May01. Làm tương tự như vậy cho các máy trạm May02, May03...
    Chú ý: Cả 2 cách tạo tài khoản đăng nhập cho máy trạm bằng thủ công hay tự động đều có tác dụng như nhau, tuy nhiên ta nên chọn cách tạo tự động sẽ thực hiện nhanh hơn và ít xảy ra trường hợp nhập sai địa chỉ vật lý cạc mạng.
    5. Đăng ký ổ cứng ảo đã được tạo trước cho Máy trạm
    • [​IMG]Từ màn hình BXP Administrator, Chọn mục View và chọn tiếp ServerClientDisk để chuyển sang chế độ xem Máy chủ - Máy trạm – Đĩa ảo.
    • Bấm chuột phải vào một máy trạm, chẳng hạn là May01 và chọn Properties.
    • Bấm chọn vào thẻ Disks như hình dưới
    • Ở mục Boot order, chọn Virtual DiskFirst
    • Bấm chọn vào nút Change, hộp thoại Select Virtual Disk sẽ xuất hiện

      [​IMG]
    • Từ mục All disks, Bấm chọn vào biểu tượng của IO Server có tên Daotao, nó sẽ hiện ra danh sách các ổ cứng ảo đã được tạo từ trước, chẳng hạn là Mercury_XP.
    • Bấm chọn vào biểu tượng ổ đĩa ảo là Mercury_XP và bấm chọn vào nút Add để đưa ở đĩa ảo Mercury_XP vào cửa sổ danh sách Attached disks. Trường hợp muốn bỏ đĩa ảo nào từ danh sách Attached disks này thì bấm chọn tên ổ đĩa đó và bấm nút Remove.
    • Bấm chọn OK để xác nhận các khai báo ở từng cửa sổ.

      Như vậy là bạn đã đăng ký ổ cứng ảo Mercury_XP cho máy trạm có tên là “May01”, vì chuyên đề này hướng dẫn cài đặt theo phương pháp Share Image (dùng chung 1 ổ đĩa ảo) nên các máy trạm còn lại May02, May03…bạn cũng lần lượt thực hiện việc gán cho cùng 1 ổ đĩa ảo có tên Mercury_XP.
    CÀI ĐẶT TRÊN MÁY TRẠM

    I. Cài đặt trên máy trạm Trong những chuyên đề trước, tôi đã lần lượt trình bày cách cài đặt HĐH Windows Server 2003, phần mềm tạo và quản trị ổ đĩa ảo cũng như những dịch vụ cần thiết đi kèm trên máy chủ. Trong chuyên đề này chúng ta sẽ thực hiện tiếp theo những công việc còn lại trên máy trạm dùng làm máy mẩu.
    Để tiết kiệm thời gian, tôi sẽ không trình bày chi tiết việc cài đặt HĐH Windows XP và một số ứng dụng văn phòng trên đĩa cứng riêng của máy trạm. Mặc nhiên đến đây coi như chúng ta đã thực hiện xong phần cài đặt này và tôi sẽ tiếp tục trình bày các bước còn lại bao gồm:
    • Tạo một tài khoản người dùng trên máy trạm
    • Khai báo và kiểm tra kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ
    • Cài Đặt phần BXP 2.5 Client trên máy trạm
    • Chép toàn bộ phân khu hệ thống trên ổ đĩa vật lý của máy trạm vào ổ đĩa ảo
    1. Tạo một tài khoản người dùng trên máy trạm:

    Đây là tên tài khoản dùng để đăng nhập vào hệ thống sau khi máy trạm đã hoàn tất việc khởi động. Trong trường hợp nhiều máy cùng dùng chung 1 ổ đĩa ảo thì tài khoản này cũng sẽ được nhiều máy cùng sử dụng. Tài khoản chung này nên có quyền quản trị tương đương Administrator của máy trạm để người sử dụng có toàn quyền trong khi làm việc. Những thay đổi trên máy trạm hỉ có tác dụng trong phiên làm việc đó khi khởi động lại thì nó sẽ trở về nguyên trạng ban đầu.

    [​IMG]Ta mở cửa sổ Control panel - chọn User Accounts - chọn Creat a new account - nhập vào tên tài khoản trong mục Name the new account - chọn Computer Administrator - chấm nút Creat Account

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Lưu ý: Sau khi tạo được tài khoản Hocvien với quyền quản trị tương đương Administrator, ta nên đăng nhập bằng tài khoản vừa tạo rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Trước khi thực hiện công việc tiếp theo, ta cần kiểm tra việc kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ trước.
    2. Khai báo và kiểm tra kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ:
    [​IMG]Để kiểm tra máy trạm có nhận được địa chỉ IP từ dịch vụ DHCP của máy chủ hay không ta chọn StartRuncmd mở cửa sổ dòng lệnh - nhập vào câu lệnh IPconfig và xem địa chỉ được cấp trong mục IP Address
    3. Cài Đặt phần BXP 2.5 Client trên máy trạm
    • Chạy tập tin cài đặt setup.exe của phần mềm BXP 2.5
    • Hộp thoại Setup type sẽ xuất hiện. Chọn Client và bấm Next.
    • HĐH thông báo vừa phát hiện thêm phần cứng mới (ổ đĩa ảo của BXP). Ta bấm Next để chương trình xác nhận việc cài đặt này, do phần mềm này chưa được chứng nhận kiểm tra của Microsoft nên khi cài đặt sẽ xuất hiện thông báo cho vấn đề này. Bạn chỉ việc bấm Continue anyway và tiếp tục cho đến khi hoàn tất quá trình cài đặt BXP ở máy trạm (xem hình dưới).
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]Ta khởi động lại máy trạm với việc thiết lập cho BootRom sẽ ưu tiên khởi động trước. Trước đó trong mục BXP Administrator trên máy chủ ta đã khai báo hình thức khởi động của máy trạm là từ đĩa cứng riêng (Hard Disk first) vì vậy máy trạm sau khi khởi động bằng Bootrom kết nối với máy chủ của BXP sẽ chuyển tiếp qua khởi động hệ điều hành WinXP từ ổ cứng tham khảo của nó.
    Sau khi hoàn tất việc khởi động lại thì trong My Computer sẽ xuất hiện thêm một ổ đĩa mới có tên được gán với ký tự ổ đĩa cuối cùng. VD : ổ F hoặc G
    4. Định dạng và chép dữ liệu hệ thống trên máy trạm vào ổ đĩa ảo Tiếp theo ta sẽ thực hiện việc sao chép tòan bộ HĐH Windows XP và các ứng dụng đã cài đặt trên phân khu hệ thống của máy trạm (ổ đĩa C) vào ổ cứng ảo trên máy chủ (Ổ E hoặc F). Trước khi thực hiện ta phải định dạng ổ đĩa ảo đó trước.
    a. Định dạng ổ đĩa ảo:
    • Mở cửa sổ My Computer hoặc Windows Explorer của máy trạm vừa cài đặt BXP Client sẽ xuất hiện thêm một ổ cứng và được gán một ký tự nào đó như các ổ đĩa thông thường trên máy. Tùy theo số đĩa trong máy mà ký tự gán cho ổ đĩa này sẽ khác nhau. Ví dụ: E hoặc F...
    • Để định dạng cho ổ đĩa ảo này ta bấm chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa này và chọn chức năng Format từ bảng thực đơn nhỏ vừa hiện, sau đó khai báo các tham số định dạng cần thiết rồi bấm nút Start và chờ đến khi hòan tất.
    b. Chép dữ liệu hệ thống trên máy trạm vào ổ đĩa ảo:

    [​IMG]Chọn Start - All Programs - Venturcom BXP - Image Builder

    • Trong hộp thoại BXP Client Image Builder, ta chỉ ra tên ổ đĩa ảo trong mục Destination Path để chứa HĐH Windows XP và các ứng dụng được chép từ đĩa cứng mẩu của máy trạm. Ta nhập vào tên ký tự ổ đĩa mới xuất hiện thêm trong My Computer hoặc bấm nút Browse và chỉ ra tên ổ đĩa này. VD: E:\
    • Nếu muốn xoá nội dung hiện hành trên ổ đĩa ảo trước khi sao chép, ta đánh dấu chọn ở mục Delete all files and Folder in ...
    • Bấm nút Build để tiến hành sao chép. Tuỳ tốc độ đường truyền và dung lượng của của dữ liệu hệ thống đã cài đặt trên phân khu ổ đĩa C mà thời gian thực hiện kéo dài từ 10 đến 20 phút.
    • Sau khi sao chép hoàn tất, ta tắt máy, tháo ổ đĩa cứng ở máy trạm và cho máy trạm khởi động từ Bootrom. Trước đó, trên máy chủ bạn vào BXP Administrator, từ menu View chọn Client - Disk, click chuột phải trên máy trạm có tên “May01”, chọn Properties, tiếp theo bấm vào thẻ Disks, ở mục Boot order, bạn kiểm tra và thiết lập lại giá trị là Virtual Disk First (ổ đĩa ảo trước) để quy định chế độ khởi động của máy trạm là từ ổ đĩa ảo Mercury_XP trên máy chủ.
    Đến đây bạn đã hoàn thành việc cài dặt cho máy trạm làm mẩu. Với những máy trạm còn lại bạn cũng lần lượt đăng ký tên máy là May02, May03… Những máy này cũng sử dụng chung ổ đĩa ảo có tên Mercury_XP. Bạn cũng có thể tạo ra nhiều ổ đĩa ảo với nhiều kiểu cài đặt khác nhau để gán cho các máy trạm cho phù hợp với công việc.

    Bây giờ bạn hãy bật các máy trạm lên để xem hệ thống mạng Bootrom của mình hoạt động như thế nào. Nếu lần đầu tiên mà mọi việc suôn sẻ tôi nghỉ rằng bạn là người rất may mắn còn nếu có gì đó trục trặc thì cũng không sao. Hãy rà soát lại các bước và bạn dễ dàng tìm ra một chổ nào đó khai báo chưa đúng, hiệu chỉnh lại và bây giờ bạn có thể tự thưởng cho mình một tràng pháo tay và một nụ cười thật tươi. Chúc các bạn thành công
     
  3. Akachi

    Akachi New Member

    Bài viết:
    123
    fù... cúi cùng cũng tìm ra, nên share với anh em hihi. Mà ko bít hệ thống mạng kiểu này thì các máy trạm có thể xài internet đc ko. Cấu hình server chắng khủng long lắm đây.

    ps: có fải main nào cũng support boot on LAN ko nhỉ!?
     
  4. SHAZZA

    SHAZZA New Member

    Bài viết:
    167
    Bài viết rất bổ ích :votay: .

    Yes, hầu như tất cả các loại main đều hỗ trợ boot on Lan (Lan Option Rom).
    Dùng từ máy trạm không chính xác lắm, trong trường hợp này là máy chủ - máy khách (client).
    Internet không thì xoàng quá, nếu máy chủ mạnh còn chơi game vivu luôn :D .
     
  5. Akachi

    Akachi New Member

    Bài viết:
    123
    Nếu đầu tư cho 1 hệ thống kiểu này thì chắc là ít tốn kém, dễ bảo trì, nâng cấp hơn,gọn gàng trong fần cài đặt phần mềm hơn là xài từng máy con rùi buid thành 1 hệ thống. Vẫn chưa rõ về cơ chế của thằng này, nói đại anh em thấy sai thì sửa giúp em nhé: Khi máy con boot, thì máy con sẽ kết nối tới server để load WIN,soft... etc. Khi đã vào tới WIN rùi thì sd bình thường, có thể share printer,internet,file...tất cả đều giống như 1 máy độc lập hoàn toàn với máy chủ.
    Vấn đề là kết nối với máy chủ ntn trong khi có khoảng 20 máy con, chẳng lẽ server fải có 20 card mạng là đìu ko tưởng. Còn cắm vào switch thì cắm làm sao để tất cả máy con đều có thể load WIN, sử dụng tài nguyên hệ thống và vào internet?
    Máy chủ cỡ nào thì đáp ứng đủ nhu cầu cho 20 máy con nhỉ, cấu hình em nghĩ là:
    + Opteron, RAM 1Gig, HDD chuẩn SCSI (ko bít đúng ko) cỡ 120Gig,còn lại thì xoàng xoàng cũng đc.

    ps:em noob lắm có gì sai mấy bro chỉ giúp ạh :xauho:
     
  6. a29psx

    a29psx Active Member

    Bài viết:
    4,266
    xài rồi
    server xài dothan 730, RAM 1gb (hay 2gb wên rồi), HDD 300gb SATA (ko raid gì hết), NIC intel, mới kéo 3 client thui (nfoce 2 IGP, VIA KT400, RAM 512, VID onboard...) chơi halflife ào ào, internet là cái đinh gì chứ
     
  7. darkangel2006

    darkangel2006 Gà @ AMT

    Bài viết:
    1,118
    Nơi ở:
    google
    hix hix tính kiếm chương trình BXP về vọc thử mà search hoài ko thấy. Bác nào có share em với nha. À mà nó bắt buộc phải chạy trên win sever mới dc hả các bác?
     
  8. fourty

    fourty Thế ngoại cao nhân

    Bài viết:
    811
    xp chạy cũng được :)
     
  9. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    check pM! Khi nào tu luyện xong share lại kiến thức cho anh em nhé! Kiến thức càng chia sẻ càng vô bờ bến :hoanho:
     
  10. darkangel2006

    darkangel2006 Gà @ AMT

    Bài viết:
    1,118
    Nơi ở:
    google
    cám ơn bác Ken. Để mai cài lên cái winXP rồi chạy máy ảo boot thử xem. Nếu vướng cái gì lại len hỏi tiếp.
     

Chia sẻ trang này