Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 26/10/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019

    Current Index, một bảng xếp hạng nhánh của Nature Index, vừa công bố top 10 các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam trong khung thời gian từ ngày 1.6.2018 đến 31.5.2019.

    Top 10 cơ sở nghiên cứu của Việt Nam

    Theo bảng Current Index, top 10 cơ sở nghiên cứu của Việt Nam gồm:

    • 2 Đại học Quốc gia: ĐHQG Hà Nội (VNU) và ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (VNU-HCMC);

    • 4 trường Đại học: ĐH Bách Khoa Hà Nội (HUST), ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội (HUS-VNU), ĐH Duy Tân (DTU), ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU);

    • 4 Viện và Trung tâm nghiên cứu: Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST), Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - Quy Nhơn (ICISE), Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử - ĐHQG TP.HCM (INOMAR), Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam (OUCRU)

    Ba vị trí đầu bảng vẫn là những cái tên quen thuộc khi so với bảng xếp hạng theo năm 2019 cũng của Nature Index (Annual Table 2019):

    1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST),

    2. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST),

    3. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.

    Tuy nhiên, có sự thay đổi mạnh ở nhóm phía sau với sự vươn lên vị trí thứ 4 của ĐH Duy Tân.

    4. Trường Đại học Duy Tân,

    5. Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - Quy Nhơn (ICISE),

    6. ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (VNU-HCMC),

    7. ĐH Tôn Đức Thắng.

    [​IMG]

    Bảng Current Index. Dữ liệu đầu vào là các công bố từ 1.6.2018 đến 31.5.2019


    Nature Index chọn lọc ra 82 tạp chí hàng đầu thế giới từ hàng chục nghìn tạp chí quốc tế uy tín để đưa vào đánh giá xếp hạng, thuộc 4 nhóm lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, và Khoa học sự sống.

    Trong bảng Current Index hiện hành, đóng góp vào chỉ số xếp hạng FC = 14.08 của Việt Nam có:

    • 63% đến từ lĩnh vực Vật lý,

    • 17% từ Khoa học Trái đất và Môi trường,

    • 15% từ Hóa học, và

    • 5% từ Khoa học sự sống.

    Theo Nature Research, Current Index là bảng xếp hạng được công bố liên tục hàng tháng, với dữ liệu đầu vào là những bài báo được công bố trong vòng một năm kể từ tháng đó trở về trước. Vì vậy, có thể hiểu bảng này cho sẽ phép đánh giá mức độ tích cực trong công bố quốc tế xuyên suốt một năm gần nhất của một đơn vị nghiên cứu hoặc một quốc gia.


    Ngoài ra, Nature Index còn có một bảng Annual Table công bố các xếp hạng theo năm tài chính, trong đó dữ liệu đầu vào là bài báo được công bố trong khung thời gian cố định từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 12 hàng năm (của năm ngay trước đó).

    Xếp hạng theo quốc gia và vùng lãnh thổ

    Xét ở góc độ quốc gia, bảng Annual Table 2019 (với dữ liệu từ 1.1.2018 đến 31.1.2018) cho thấy lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng và chất lượng công bố tốt nhất trên thế giới, với chỉ số FC là 16.11 - tăng 50.5 % so với bảng 2018. Năm nay, Mỹ vẫn giữ vững ngôi đầu với FC là 20061.64 - gấp 1.8 và 4.5 lần các quốc gia xếp thứ hai và ba là Trung Quốc và Đức, mặc dù có giảm nhẹ 2.9% so với năm trước.

    [​IMG]

    Bảng xếp hạng Annual Table 2019 theo quốc gia và vùng lãnh thổ của Nature Index


    Ở khu vực Đông Nam Á, top 50 còn có các quốc gia như Singapore (vị trí 17, FC = 597.81), Thái Lan (41, 38.65). Đáng ngạc nhiên là không có Malaysia, quốc gia có lượng công bố quốc tế tăng rất nhanh và luôn xếp trên Việt Nam trong nhiều bảng xếp hạng những năm gần đây. Càng ngạc nhiên hơn khi Malaysia cũng không có tên trong top 50 ở cả 4 bảng Annual Table từ 2016 đến 2019. Chỉ số FC trong bảng 2019 của quốc gia này cũng chỉ đạt 9.52, dù số lượng bài báo (chỉ số AC) lớn hơn của Việt Nam (136 so với 81). Tất cả những dữ liệu này đặt ra một dấu hỏi về mức độ đóng góp của các tác giả đến từ Malaysia trong các bài báo, cũng như mức độ hợp tác trong công bố quốc tế của quốc gia này.

    Hợp tác quốc tế và mức độ đóng góp trong các công bố

    [​IMG]

    Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong công bố


    Nguồn: Nature Index


    Trong thời đại ngày nay, hợp tác quốc tế trong công bố khoa học là xu hướng tất yếu, không chỉ riêng Việt Nam, mà còn với tất cả các nước. Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam hợp tác công bố chung với các nước ở cả 5 châu lục trong giai đoạn 1.6.2018 đến 31.5.2019. Xét về số lượng quốc gia, Việt Nam hợp tác với nhiều quốc gia châu Âu hơn cả. Trong khi đó, nếu tính trên số lượng các công bố, Việt Nam lại hợp tác công bố nhiều nhất với Mỹ, sau đó là với Nga, Singapore,…

    Để đo lường mức độ hợp tác quốc tế và mức độ đóng góp trong công bố, Nature Research đưa ra hai thông số: chỉ số hợp tác (Score) và tỷ lệ đóng góp (Contributor). Có thể hiểu, chỉ số hợp tác sẽ tỷ lệ với số lượng công bố và số lượng các quốc gia khác cùng đứng chung trong công bố của một quốc gia nào đó. Còn tỷ lệ đóng góp sẽ cho biết quốc gia đó đóng góp bao nhiêu phần trăm trong các công bố hợp tác.


    [​IMG]

    So sánh mức độ hợp tác quốc tế và tỷ lệ đóng góp của các quốc gia trong các công bố


    Nguồn: Nature Index


    Trong giai đoạn 1.6.2018 đến 31.5.2019, Mỹ xếp số 1 về chỉ số hợp tác, và đóng góp tới 60,8% trong các công bố. Singapore cũng có tỷ lệ đóng góp đáng kể với 47.9 %. Tỷ lệ đóng góp bằng nội lực của Việt Nam là 28.6 %. Trong khi đó, 15.7% là tỷ lệ của Malaysia.

    Đã từng có các chuyên gia cho rằng trong hợp tác quốc tế, khitỉ lệ đóng góp từ nội lực bằng hoặc dưới 20%, nghĩa là đang “lệ thuộc” vào nước ngoài [1]. Nếu áp dụng tỷ lệ này thì có thể thấy Malaysia, mặc dù số lượng công bố rất ấn tượng những năm gần đây, nhưng dường như đang có dấu hiệu phụ thuộc vào quốc tế trong công bố quốc tế. Điều này đồng nghĩa với nội lực nghiên cứu khoa học của quốc gia này chưa cao.

    Nature Index là bảng xếp hạng các đơn vị nghiên cứu hoặc quốc gia, được xây dựng dựa trên nền tảng 82 tạp chí khoa học thuộc 4 nhóm lĩnh vực, gồm: Hóa học, Vật lý học, Khoa học Trái đất và Môi trường, và Khoa học Sự sống. Đây là những tạp chí rất danh tiếng, được chọn lọc ra từ hàng chục nghìn tạp chí khoa học uy tín trên khắp thế giới.

    Phương pháp đánh giá của Nature Index chủ yếu dựa vào 2 chỉ số là AC (Article Count) - số lượng bài báo của đơn vị/quốc gia trong khung thời gian đang xét, và FC (Fractional Count) - tỷ lệ đóng góp của các tác giả từ đơn vị/quốc gia đó, có xét đến số địa chỉ công tác của tác giả trên mỗi bài báo. Trong đó, chỉ số FC sẽ được dùng để xếp hạng.

    https://thanhnien.vn/giao-duc/cac-dai-hoc-viet-nam-tren-bang-xep-hang-nature-index-2019-1132398.html
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Hội thảo Đổi mới Phương pháp Dạy và Học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
    Sáng ngày 23/10/2019, Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Tham dự có đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Luật và khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn của Đại học Duy Tân cùng những người quan tâm.

    Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho biết: “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra đời đã tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trên rất nhiều lĩnh vực trong đời sống và các ngành nghề. Để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn của thời đại mới, đội ngũ giảng viên cũng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với những yêu cầu mới. Hi vọng những tham luận, ý kiến của các giảng viên và sinh viên khoa Luật và khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Duy Tân đưa ra trong Hội thảo hôm nay sẽ góp phần mang đến những giải pháp tối ưu nhất nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng công nghệ 4.0.”

    [​IMG]
    PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đến từ khoa Luật của Đại học Duy Tân chia sẻ một số vấn đề về
    đổi mới phương pháp dạy - học đại học dưới ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0

    Tại Hội thảo, nhiều tham luận của các giảng viên và sinh viên được quan tâm lắng nghe và thảo luận sôi nổi như: một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy - học đại học dưới ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Cách tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Luật Hành chính tại khoa Luật của Đại học Duy Tân, Văn hóa học tập - Sáng tạo và Đổi mới,...

    Theo đó, những người tham dự Hội thảo đều thống nhất ý kiến quá trình dạy và học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ “đóng khung” trong phòng học, phòng thực hành mà cần tích cực liên kết với thị trường lao động, doanh nghiệp để nắm bắt những yêu cầu mới của nhà tuyển dụng đồng thời sử dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để tìm kiếm, xử lý thông tin, phát huy tối đa tiềm năng của người học. Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm qua internet, nguồn thư viện điện tử, tài nguyên mở, giáo dục trực tuyến, thông tin có chọn lọc từ mạng xã hội,... cũng góp phần hỗ trợ người học có khả năng chủ động khai thác và lĩnh hội những nội dung liên quan đến bài học.

    [​IMG]
    Đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Luật và khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn
    của Đại học Duy Tân tham dự Hội thảo

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, dù khoa học công nghệ có đổi mới mạnh mẽ đến đâu thì người dạy vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ tương tác và đồng hành với người học trên hành trình lĩnh hội kiến thức. Như vậy, quá trình giảng dạy không nên diễn ra thụ động mà cần chú trọng phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi và tư duy sáng tạo cho người học thông qua những hình thức cụ thể như: nêu tình huống, đặt vấn đề, thảo luận, báo cáo, dạy học theo dự án,...

    Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” là cơ hội để giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân cùng nhìn nhận một cách sâu sắc về thuận lợi và thách thức để nâng cao năng lực cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nguồn nhân lực chất lượng.

    (Truyền Thông)
    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4630&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
     

Chia sẻ trang này