Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá phổ biến, với các triệu chứng viêm khớp, đau khớp chân , đau thần kinh – cơ, tê buốt , phù chân..… thậm chí có người để đến giai đoạn biến chứng nặng như loét chân mới đi khám. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc, môi trường hoạt động đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên , người bán hàng .v.. 1. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ? Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều yếu tố, chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, ít ăn rau - trái cây , thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp .v… và thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ. 2. Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có triệu chứng bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm ngủ dậy thường bị chuột rút , cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân… Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường.Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân. Ở giai đoạn cuối: toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. 3. Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?