Cách trồng và chăm sóc các loại hoa lan phổ biến

Thảo luận trong 'Phương tiện giao thông - xe cộ' bắt đầu bởi khiemrip, 21/2/20.

  1. khiemrip

    khiemrip New Member

    1. CÂY LAN MÓNG RÙA
    Đặc điểm hình thái của cây lan móng rùa
    Mỗi một loại hoa lan đều mang trên mình một vẻ đẹp lôi cuốn riêng. Thế nhưng có rất ít loại lan thu hút người khác từ cái nhìn đầu tiên. Riêng lan móng rùa đã đem đến một vẻ đẹp độc mà lạ khiến ai nhìn 1 lần cũng phải ngắm nhìn thêm. Hiện nay, lan móng rùa được ưa chuộng rất nhiều nên có giá trên thị trường khá cao bởi ai cũng săn đón chúng. Có thể nói, lan móng rùa là loại lan rừng được chào đón nhất trong một vài năm trở lại đây.
    Tên khoa học của lan móng rùa là Oberonia longibracteata Lindl. Chúng là cây thân thảo, mọc thành dạng bụi. Chiều cao của chúng khá thấp, chỉ khoảng 50cm. Lá cây có màu xanh và có kiểu dáng giống móng rùa nên được gọi là lan móng rùa. Lan móng rùa khác với các loại lan khác là chúng không mọc thành chùm dài mà mọc đơn lẻ. Hoa của chúng thường mọc ở giữa phần 2 lá hay ở phần ngọn. Hoa có màu vàng tươi ở bên ngoài môi còn phần trong thì lại có màu đỏ khá đẹp. Chúng cho hoa nở rộ vào mùa hè và mùa thu. Thời gian nở của chúng kéo dài khá lâu.
    Cách trồng cây lan móng rùa
    Nhiệt độ và độ ẩm: Chúng chỉ yêu cầu ở mức trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. Nhiệt độ thích hợp trồng cây vào khoảng 20-32 độ C. Độ ẩm cần thiết cho cây khoảng 80%.

    Ánh sáng: Ánh sáng mà cây lan móng rùa cần vào khoảng 60%. Nêu trong quá trình trồng cây bạn thấy lá cây thường có máu xanh thẫm thì tức là cây lan đang bị thiếu ánh sáng. Còn nếu bạn trồng cây lan ở nơi đón được quá nhiều ánh nắng mặt trời thì lúc này cây lan thường có hiện tượng vàng lá và héo úa. Trong trường hợp bạn trồng lan trong nhà thì tốt nhất nên đặt chậu lan ở gần cửa sổ nơi đón được nhiều ánh sáng.

    Giá thể trồng: Chọn chậu trồng là chậu đất nung với nhiều lỗ thoáng trên chậu. Trong chậu có thể đặt than củi hay xơ dừa đều được. Phải chuẩn bị giá thể trồng kỹ càng thì sau nay cây mới sinh trưởng và phát triển tốt nhất được.

    Giống cây trồng: Hiện nay, giống cây lan móng rùa được bán ở khá nhiều nơi. Bạn có thể tìm đến cửa hàng gần nhà để mua nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tìm đến nơi có uy tín tránh tình trạng mua đúng cây lan nhưng không phải giống lan móng rùa.
    =>>Xem thêm: cách trồng và chăm sóc các loại hoa lan rừng phổ biến

    [​IMG]
    Chăm sóc cây lan móng rùa
    Việc tưới nước cho lan là điều quan trọng nhất bởi chúng nếu không chịu được khô hạn cũng không chịu được ngập úng. Khi tưới nước cần chú ý tưới vừa đủ ẩm giá thể, nếu tưới quá nhiều nước sẽ đọng lại rễ cây, rễ rất dễ bị thối. Mùa hè thì tưới khoảng 2-3 lần. Sang tới mùa đông thì khoảng 10 ngày tưới 1 lần cho cây.

    Khi tưới nên tưới vào buổi sáng sớm hay buổi trưa mát mẻ để tới tối thì lá khô rồi. Nếu tưới vào buổi tối lá cây có thể bị thối.

    Trong giai đoạn sinh trưởng của cây cần bón phân để bổ sung thêm dưỡng chất nuôi cây. Theo một số nhà làm vườn chuyên trồng lan thì cây cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn mùa đông. Dùng phân bón NPK (14-14-14) hòa tan với nước để bón cho cây. Tới giai đoạn cây ra hoa có thể bón thêm phân bón có photpho giúp hoa tươi và lâu tàn hơn.

    Lan móng rùa là cây sống lâu năm nên định kỳ hàng năm thay chậu cho cây 1 lần bởi mỗi năm chúng sẽ lớn lên mà chậu không thể lớn theo cây được. Hơn nữa, qua mỗi năm giá thể trong chậu sẽ dần bị phân hủy hết sẽ không còn đủ sức để cây lan bám vào. Thời gian thích hợp để thay chậu lan là vào mùa xuân.
    2. LAN LONG TU HÀO
    Đặc điểm hình thái của lan long tu lào
    Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nôt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng. Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.

    Cách trồng lan long tu bao gồm các bước sau:
    Bước 1: Xử lý qua giống lan long tu

    Nên tách riêng từng cây ra với nhau. Phải thật cẩn thận khi tách nếu không sẽ làm hỏng các mắt ngủ. Không nên xé các cây ra với nhau mà phải dùng dao nhẹ nhàng tách. Sau đó bạn tỉa các rễ già đi, để lại tầm 2-3cm rễ.

    [​IMG]
    Bước 2: ngâm giống
    Pha thuốc Physan 20 theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho toàn bộ chỗ lan long tu đã xử lý vào ngâm từ 5 đến 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo.

    Bước 3: Trồng, ghép giá thể

    Bạn nên chọn bảng dớn hoặc gỗ lũa để ghép. Đây là cách ghép lan long tu vào gỗ được nhiều người sử dụng nhất. Những cây cùng 1 tuổi nên ghép vào cùng 1 bảng hoặc có thể chia theo độ dài ngắn của cây để ghép. Sau đó bắn ghim để cố định cây vào bảng gỗ. Hãy dùng ít ghim sắt nhất có thể, sau đó treo bảng lên giàn để cây hấp thụ nắng. Nên có một tấm lưới để cây hấp thụ 60 – 70% nắng, treo cách lưới từ 1,2m đến 1,5m.

    Ngoài ra bạn có thể sử dụng cách trồng lan long tu vào chậu đối với những cây con đã ra đủ rễ. Tách cây con và trồng trong chậu, chọn cây đã ra đủ rễ.
    Xem thêm: hoa lan rừng
     
    :

Chia sẻ trang này